• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH"

Copied!
114
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Ái Vy

Lớp: K47A QTKD Thương mại

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Phạm Phương Trung

Niên khóa: 2013-2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy, Cô Khoa Quản trị kinh doanh cũng như các Thầy, Cô trong Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó giúp tôicó nền tảng kiến thức nhất định để có thể hoàn thành đề tài này.

Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Thầy giáo Thạc sĩ Phạm Phương Trung - người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn Thầy đã luôn ch dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Cùng với đó, tôi xin cảm ơn các Anh/Chị ở Công ty TNHH du lịch Tự hào Việt Nam đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị. Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Ban quản lý làng cổ Phước Tích đã cung cấp thông tin cho tôi hoàn thành bài khóa luận của mình.

Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này.

Tuy có nhiều sự cố gắng nhưng trong đề tài này không thể nào tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, bổ sung thêm của quý Thầy, Cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2017 Sinh viên

Trần Thị Ái Vy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦNI. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Câu hỏi nghiên cứu...2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

4.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

4.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

5. Phương pháp nghiên cứu ...3

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...6

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH...6

1.1. Lý luận chung vềdi sản văn hóa...6

1.1.1. Khái niệm vềdi sản văn hóa...6

1.1.2. Phân loại di sản văn hóa...7

1.2. Quan điểm vềbảo tồn và phát huy di sản văn hóa...8

1.3. Kinh nghiệm vềbảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc của một số nước Châu Á ...10

1.4. Những vấnđề cơ bản vềdu lịch văn hóa...12

1.4.1. Khái niệm du lịch văn hóa...12

1.4.2. Khái niệm du lịch di sản văn hóa...13

1.4.3. Mối quan hệgiữa du lịch và di sản văn hóa...15

1.5. Giá trị di sản văn hóa...16

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.6. Mô hình nghiên cứu...17

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG PHƯỚC TÍCH...20

2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế2014-2016 ...20

2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ởHuế...20

2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch ...21

2.1.2.1. Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế...21

2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịchởThừa Thiên Huế...22

2.1.3. Thực trạng du lịchởThừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016...22

2.1.3.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế năm 2014-2016 ...23

2.1.3.2. Doanh thu từhoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2016 ...24

2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch làng Phước Tích ...24

2.2.1. Điều kiện tựnhiên ...24

2.2.1.1. Vị trí hành chính địa lý ...24

2.2.1.2. Địa hình, hệthống ngòi, ao hồ...25

2.2.1.3. Khí hậu ...26

2.2.1.4. Hệthống giao thông ...26

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống của làng Phước Tích ...27

2.2.2.1. Không gian kiến trúc ...27

2.2.2.2. Làng nghềtruyền thống...28

2.2.2.3.Văn hóa ẩm thực...28

2.2.2.4. Lễhội ...29

2.2.2.5. Tròchơi dân gian...30

2.2.3. Đánh giá chung tiềm năng du lịch văn hóa tại làng Phước Tích...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng Phước Tích ...32

2.3.1. Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...32

2.3.2. Những hạn chếcủa việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ...33

2.4. Thực trạng khách du lịch tham gia du lịch tại làng Phước Tích ...35

2.4.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại làng cổ Phước Tích năm 2014-2016 ...35

2.4.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích trong giai đoạn 2014- 2015 ...36

2.5. Đánh giá giá trị cảm nhận di sản văn hóa của du khách và người dân địa phương về giá trị di sản văn hóa ở làng Phước Tích...37

2.5.1. Thông tin chung về mẫu điều tra...37

2.5.2. Phân tích giá trị của các di sản văn hóa tại làng Phước Tích...43

2.5.3. Phân tích giá trịcảm nhận di sản văn hóa...49

2.5.4. Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tốvà giá trị cảm nhận di sản văn hóa.55 2.5.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng giá trịcảm nhận của di sản văn hóa...56

2.5.6. Đánh giá giá trịcảm nhận di sản văn hóa theo các nhóm nhân tố...59

2.5.7. So sánh sự khác biệt đánh giá về giá trị cảm nhận di sản văn hóa tại làng cổ Phước Tích...63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG PHƯỚC TÍCH PHƯỚC TÍCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...67

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ...67

3.2. GIẢI PHÁP ...67

3.2.1. Giải pháp giữgìn và phát huy giá trịdi sản văn hóa làng cổ Phước Tích ...67

3.2.2. Nâng cao nhận thức cho người dân vềviệc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc ...68

3.2.3.1. Đối với văn hóa truyền thống ...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

3.2.3.2. Đối với lễhội, trò chơi dân gian...69

3.2.3.3. Đối với nghềgốm truyền thống...70

3.2.3.4.Thực hiện quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sửdụng di tích Làng cổ Phước Tích ...71

3.2.3. Giải pháp phát triển du lịch làng cổ Phước Phước Tích ...71

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...73

1. Kết kuận ...73

2. Kiến nghị ...73

2.1. Đối với Sở Văn hóa –ThểThao và Du lịch Thừa Thiên Huế...73

2.2. Đối với Ban quản lý làng cổ phước Tích ...74

2.3. Đối với doanh nghiệp, công ty lữhành ...74

2.4. Đối với người dân địa phương tại làng cổ Phước Tích ...74

2.5. Đối với khách du lịch ...75

DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ...76

PHỤ LỤC I...78

PHỤ LỤC II ...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mẫu điều tra theo đối tượng ...37

Biểu đồ 2.2. Kênh thông tin khách biết đến du lịch làng cổ Phước Tích ...38

Biểu đồ2.3. Sốlần du khách đến với làng Phước Tích ...39

Biểu đồ 2.4. Hình thức tổ chức chuyến đi ...39

Biểu đồ 2.5. Thời gian lưu lại ở làng Phước Tích ...40

Biểu đồ 2.6. Mức chi tiêu du khách bỏ ra khi đi tham quan du lịch Phước Tích... 40

Biểu đồ 2.7. Giới tính của đối tượng điều tra ...41

Biểu đồ 2.8. Nhóm tuổi của đối tượng điều tra ...41

Biểu đồ 2.9. Trìnhđộ học vấn của đối tượng nghiên cứu ...42

Biểu đồ2.10. Mức thu nhập hàng tháng của đối tượng điều tra ... 42

Biểu đồ 2.11. Nghề nghiệp hiện tạicủa đối tượng điều tra... 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế2014-2016 ...23

Bảng 2.2: Doanh thu từhoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế2014-2016 ...24

Bảng 2.3: Tình hình khách đến tham quan tại tới làng cổ Phước Tích trong giai đoạn năm 2014-2016 ...35

Bảng 2.4:Doanh thu từ hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích trong giai đoạn 2014- 2016 ...36

Bảng 2.5: Kết quảkiểm định độtin cậy của các thang đo (lần 1)...44

Bảng 2.6: Kết quảkiểm định độtin cậy của các thang đo (lần 2)...47

Bảng 2.7: Kết quảkiểm định Bartlett và hệsốKMO của các biến độc lập...50

Bảng 2.8: Tổngphương sai trích các nhân tốbiến độc lập ...51

Bảng 2.9: Ma trận đã xoay các nhân tốbiến độc lập...52

Bảng 2.10: Kết quảkiểm định Bartlett và hệsốKMO của các biến phụthuộc...54

Bảng 2.11: Tổng phương sai trích các nhân tốbiến phụthuộc ...54

Bảng 2.12:Ma trận đã xoay các nhân tốbiến phụthuộc ...55

Bảng 2.13: Kết quảkiểm định tương quan giữa biến phụthuộc và các biến độc lập ...55

Bảng 2.14: Mô hình hồi quy...56

Bảng 2.15: Thống kê đánh giá vềgiá trị cảm nhận hìnhảnh ...59

Bảng 2.16: Thống kê đánh giá vềgiá trị cảm nhận kỹ năng kiến thức ...59

Bảng 2.17: Thống kê đánh giá vềgiá trị cảm nhận sức khỏe tinh thần ...60

Bảng 2.18: Thống kê đánh giá vềgiá trị cảm nhận bản sắc ...61

Bảng 2.19: Thống kê đánh giávềgiá trị cảm nhận xã hội ...62

Bảng 2.20: Thống kê đánh giá vềgiá trị cảm nhận phát triển kinh tế...62 Bảng 2.21: So sánh sự khác nhau về ý kiến đánh giá giá trị cảm nhận theo từng đối

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc JICA: Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

DSVH: Di sản văn hóa

DLVH: Du lịch văn hóa

ICOMOS: Tổchức toàn cầu phi chính phủ

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội. Du lịch tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ khám phá, biết thêm nhiều vùng đất mới, nền giá trị văn hóa đặc trưng của các vùng miền, nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trởthành một ngành kinh tếmũi nhọn, chiếm một tỷtrọng lớn trong thu nhập kinh tếquốc dân.

Đối với Thừa Thiên Huế, đây là một vùng đất cố đô, một vùng đất truyền thống lịch sử với nền văn hóa rất sâu sắc, phong phú, đa dạng các loại hình di sản văn hóa vật thểvà phi vật thể. Trong đó, quần thểdi tích cố đô được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, Huếcó nhiều làng nghề thủ công, tạo ra nguồn tài nguyênvăn hóa du lịch hấp dẫn đối với du khách. Chính vì thế, Huếcó một lợi thế rất lớn trong việc phát triển ngành du lịch, tăng GDP cho tỉnh nhà.

Phước Tích là một làng cổ ởHuế, tồn tại hơn 500 năm, trải qua các cuộc chiến tranh binh lửa và sự tàn phá của thiên nhiên. Có thể nói,Phước Tích còn giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của đời sống sinh hoạt làng quê Việt với phong cảnh hữu tình, yên ả, với cây đa, bến nước, sân đình… Phước Tíchđẹp như một bức tranh cổvềlàng quê Việt Nam.Phước Tích là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa nhân văn đặc sắc của một làng nghềgốm truyền thống. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội làng xã, tập tục tín ngưỡng dân gian gắn với phương thức sản xuất gốm bằng nghề thủcông truyền thống. Tất cảnhững yếu tố đó đã tạo nên giá trị chung cho ngôi làng cổ. Đây đúng là một địa điểm du lịch cho những ai thích hòa mình vào thiên nhiên, thích khám phá các di sản văn hóa và muốn học hỏi làm nghềthủcông truyền thống.

Tuy nhiên, nhiều người khi đến thămlàng cổ Phước Tích không khỏi ngạc nhiên khi vào những ngôi nhà rường chỉ gặp những người già trông coi, gìn giữ nhà cổ. Dạo quanh làng cũng chỉ thấy hầu hết là người già và trẻ nhỏ, còn những người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

coi hay chỉ có người già ở đó nên nhiều ngôi nhà rường đã bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng. Một vài năm nữa nếu không được tu sửa, quan tâm kịp thời, sốphận những ngôi nhà này sẽra sao? Và liệu sẽ có bao nhiêu ngôi nhà rường phải đóng cửa vì không có người trông coi, gìn giữ? Đều này xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch nơi đây. Chính vì thếnên tôi quyết định chọn đề tài “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa làng cổ Phước Tích nhằm phát triển du lịch”làm đềtài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Đề tài nhằm nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa làng cổ Phước Tích nhằm phát triển du lịch

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nhằm phát triển du lịch.

- Đánh giáthực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huếtừ năm 2014-2016.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích từ năm 2014- 2016.

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy các di văn hóa ở làng cổ Phước Tích.

- Đánh giá giá trịcảm nhận của khách hàng và người dân địa phương về văn hóa làng cổ Phước Tích.

-Đềxuất phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy nhằm phát triển kinh tế du lịch.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển du lịchtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?

- Thực trạng phát triển du lịch tại làng Phước Tích?

- Thực trạng bảo tồn di sản văn hóacủa làng cổ Phước Tích hiện nay?

- Những tiềm năng về di sản văn ở làng cổ Phước Tích trong việc phát triển du lịch ?

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Những định hướng phát triển và giải pháp đề ra để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở làng Phước Tíchđể đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của các chủsởhữu?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Đềtài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng Phước Tích đểphát triển du lịch.

- Đối tượng điều tra:Người dân địa phương, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, khách du lịch tham gia tour du lịch tại làng cổ Phước Tích.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu:

Đềtài này chỉnghiên cứu vềkinh tếhọc văn hóa, dựa trên các di sản văn hóa của làng cổ Phước Tích đểbảo tồn và phát huy nhằm phát triển du lịch.

Về không gian:

Đề tài nghiên cứu tại làng cổ Phước Tích ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về thời gian:

-Thời gian nghiên cứu: chỉ nghiên cứu bảo tồn và phát triển các di tích kiến trúc từ năm 2014 đến năm 2016.

-Thời gian thực hiện đềtài: 2/2017–4/2017 5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến du khách.

Dữ liệu thứ cấp được tham khảo thông qua Internet, những bài báo cáo, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.

Phương pháp khảo sát thực địa:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

hơn vềthực trạng hoạt động bảo tồn và phát triển nhà cổ và nhà vườn,đồng thời giúp đềxuất một sốgiải pháp sát với thực tếphát triển của địa phương hơn.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với người dân địa phương và du khách:

Tiến hành điều tra bảng hỏi đối với du kháchvà người dân địa phương về giá trị cảm nhận đối với di sản văn hóa làng Phước Tích.

Về phươngpháp chọn mẫu điều tra: phương pháp chọn mẫu mà đề tài nghiên cứu sửdụnglà phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Quy mô mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽthích hợp, đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận nếu sốquan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải gấp 4-5 lần sốbiến quan sát. Ta chọn độtin cậy 95%, mức sai sốcho phép là 5%.

- Với n là cỡ mẫu cần lấy, ta có công thức: n= (tổng sốbiến định lượng) x 5 - Với 27 biến định lượng được đưa vào bảng hỏi để điều tra thì kích thước mẫu tối thiểu là: 27 x 5 = 135. Tuy nhiên để tăng độ chính xác hơn cho việc điều tra nên tôi tiến hành phát 200 bảng hỏi.

Sử dụng các công cụ tính toán kinh tế

Dùng phần mền excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng và phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói chung và làng cổ Phước Tích nói riêng.

Sửdụng phần mềm SPSS 20 và Excel đểtập hợp dữliệu điều tra. Thông qua các con số được tổng hợp tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích định lượng và kiểm định các giảthiết đánh giágiá trị cảm nhận của du khách cũng như người dân địa phương đến di sản văn hóa tại làng cổ Phước Tích.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy trình nghiên cứu
(14)

Quy trình nghiên cứu tài liệu về cơ sởlý luận

Điều tra thử

Xác định thông tin cần thu thập

Phỏng vấn và nghiên cứu chính thức Hoàn chỉnh bảng hỏi chính thức

Thiết kếbảng hỏi Điều chỉnh

Kết luận

Xửlý và phân tích sốliệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Lý luận chung về di sản văn hóa 1.1.1. Khái niệm về di sản văn hóa

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội. Trong quá trình sáng tạoấy, loài người đãđể lại một kho tàng văn hoá vật thểvà phi vật thể. Loài người đãđểlại một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể: Đó là những công trình kiến trúc, những hiện vật trên và trong lòng đất (hữu thể), những kinh nghiệm, phong tục tập quán …(vô thể). Tất cả những giá trị văn hoá ấy được sàng lọc qua thời gian, đọng lại thành di sản văn hoá.

Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thểvà di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từthếhệ này qua thếhệkhácở nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam”

Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước vềbảo vệdi sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủtham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đàbản sắc dân tộcvà đóng góp vàoviệc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. DSVH

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tếxã hội của đất nước.

1.1.2. Phân loại di sản văn hóa

Theo UNESCO, di sản văn hóa bao gồm 2 loại:

- Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thểcó hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từbàn tay khéo léo của con người, để lại dấuấn lịch sửrõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thểluôn chịu sựthách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấnđềbảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệkỹthuật cao mới có thểphục nguyên lại như cũ.

- Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải chủyếu dưới dạng vật thểcó hình khối trong không gian và thời gian, mà nó tiềmẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành viứng xửcủa con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thểnhận biết được sựtồn tại của “văn hóa phi vật thể”. Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể”là nó luôn tiềmẩn trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉbộc lộra qua hành vi và hoạt động của con người. “Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa. “Di sản

“văn hóa phi vật thể” còn được hiểu là các tập quán, các hình thức thểhiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồtạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từthếhệnày sang thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

lịch sửcủa họ,đồng thời hình thành trong họ một ý thức vềbản sắc và sựkếtục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người”.

Cũng giống như DSVHvật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thểcũng có thểbị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thửthách của thời gian, bởi sựvô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụthuộc vào cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa, văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do sựcan thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại.

1.2. Quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Theo từ điển Tiếng Việt: “bảo tồn là giữlại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”

Bảo tồn là bảo vệvà giữgìn sựtồn tại của sựvật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữnày, có khái niệm “cải biến”, “nâng cao”

hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thểtrạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.

Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thểvà phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện:

- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồnghi hay bàn cãi.

- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những biếnđổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay với chính sách mở cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đangdiễn ra cực kỳ sôi động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”)

- Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh”là vận dụng thành quảkhoa học kỹthuật công nghệcao, hiện đại đảm bảo giữnguyên trạng hiện vật như sựvốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật thểcần sửdụng hiệu quả các phương tiện kỹthuật như: đồhọa kỹthuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu sốliệu với nguyên mẫu đãđược lưu giữchi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể.

- Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh... Tất cảcác hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.

Bảo tồn trên cơ sởkếthừa (bảo tồn trong dạng “động”)

- Bảo tồn“động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơsởkếthừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữgìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng.

Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thểmà còn là nơi tốt nhất để giữgìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.

Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những Báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cảnhững giá trị văn hóa phi vật thểphải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể.

Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thểbảo tồn nguyên dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khảthi nhất.

Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệchặt chẽvới nguyên dạng. Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồnđể sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽtiếp tục phục nguyênởdạng gốc DSVH.

1.3. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc của một số nước Châu Á

* Xác định DSVH như là tài sản văn hoá

DSVH là bộphận cơ bản và trọng yếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở đểsáng tạo những giá trị mới và giaolưu văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tếsâu rộng như hiện nay, nhiều quốc gia châu Á đều phải xửlý mối quan hệgiữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trước sự tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Tây. Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước có nhiều thành công trong việc giải quyết mối quan hệnày.

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có hung một hằng số cho lịch sử phát triển văn hoá dân tộc. Đó là nềnvăn minh lúa nước.Trước thếkỷXIX, cả hai nướcđều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, cùng với Triều Tiên là những nước

“đồng văn”. Trong lịch sử, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, mỗi nước lại chọn những giải pháp khác nhau, đưa đến cách ứng xử khác nhau đối với DSVH dân tộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Trong giaiđoạn hiện nay, bối cảnh thếgiới đã có nhiều thay đổi, vănhoá các dân tộc có sựgần gũi hơn trong mộtđịnh hướng chung cho sựphát triển. Do vậy, mô hình bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc của Nhật Bản qua hơn một thếkỷmởcửa với phương Tây có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thểtham khảo.

Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷso với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vây, người Nhật đã huyđộng mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc đểphát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trởthành lực cốkết sức mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. DSVH đãđược người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản văn hoá. Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây đã hấp dẫn người Nhật, khuynh hướng Tây hoáồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền thống bị mai một. Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệthuật truyền thống. Hiện tượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn di sản văn hoá ra đời năm 1897. Kể từ đấy, các yếu tố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trịmới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc. Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉdừng lại ở nhận thức mà còn được cụthểhoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộluật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thếkỷ trước.

Bộluật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn di sản văn hoá trên cơ sởxác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước. Trong đó, Bộluật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc quyền sởhữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổchức chính phủvà phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủsở hữu đối với tài sảnvăn hoá bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy, từ một khái niệm triết học (di sản văn hoá), các vật thểmang các giá trị văn hoá được gọi là tài sản văn hoá (thuật ngữluật học) có thể sở hữu. Khi di sản văn hoá được công nhận là tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

chỉ có thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó. Nếu chưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trước nguy cơ bị thất thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra phổbiếnởnhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những được coi là tài sản văn hoá, DSVH cònđược xác định là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc vềnhững chủsởhữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia. Khoản 2 điều 4 của Bộ luật quy định: “Các chủsở hữu tài sản văn hoá cùng những người hữu quan sẽchịu trách nhiệm bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủrằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”.

1.4. Những vấn đề cơ bản về du lịch văn hóa 1.4.1. Khái niệm du lịch văn hóa

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa du lịch văn hóa là loại hình du lịch với động cơ chủ yếu là văn hóa, khách du lịch tham gia vào các tour nghiên cứu, nghệthuật biểu diễn, các tour văn hóa, du lịch tới các lễhội và các sựkiện văn hóa khác, thăm các di tích và di chỉ, du lịch nghiên cứu nghệ thuật dân gian và hành hương. Theo nghĩa rộng hơn, DLVH được định nghĩa là toàn bộ những hoạt động của con người vì chúng thỏa mãn nhu cầu cần sự đa dạng, có xu hướng nâng tầm văn hóa của cá nhân và làm đầy lên kiến thức, kinh nghiệm và dẫn đến những cuộc gặp gỡ mới (Pederson, 2002).

Theo Luật Du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sựtham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy cá giá trị văn hoá truyền thống. Khi nói đến hoạt động du lịch văn hóa, người ta thường nghĩ đến các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể được lôi cuốn vào việc sửdụng cho mục đích du lịch và thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch. Du lịch văn hóa chú trọng nhiều đến yếu tố con người, tài nguyên nhân văn và những nét độc đáo về văn hóa. Theo công ước quốc tếvềdu lịch văn hóa cho rằng du lịch văn hóa tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm những gì quá khứcònđể lại, là động lực tích cực cho việc bảo vệdi sảnvăn hóa(ICOMOS :1999).

Du lịch văn hóa là một hình thức đặc biệt của du lịch, có liên quan đến văn hóa của một quốc gia hay khu vực nhằm giới thiệu cho du khách vềtruyền thống văn hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

của cộng đồng bản địa, lối sống của người dân, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo tại nơi đó, du lịch văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ở khu vực, quốc gia đó (OECD,2009). Du lịch văn hóa tăng cường nhận thức của các cá nhân về sự đa dạng văn hóa, thêm hiểu biết mới về các quốc gia và nền văn hóa, có thêm kiến thức mới vềbằng chứng văn hóa có giá trị nghệthuật cao (Muntean và cộng sự, 2012).

Thông qua hoạt động tìm hiểu và khám phá, du khách hiểu thêm vềnhững giá trị luôn được bảo vệvà gìn giữcho các thếhệ tương lai.

Du lịch văn hóa giúp khách du lịch thỏa mãn nhu cầu du lịch văn hóa. Khách du lịch khi tiếp cận với các di sản văn hóa sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, văn hóa và lối sống của cộng đồng. Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa có tác động đến môi trường và kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ du lịch của người dân địa phương thông qua việc tiêu dùng của du khách.

Điều kiện quan trọng để phát triển DLVH là các tài nguyên du lịch nhân văn, du khách khi tham gia loại hình du lịch văn hóa sẽthu thập kiến thức vềcác giá trị văn hóa, tích lũy kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình (Leask 2012). Đặc biệt các di sản văn hóa thường có được sựquan tâm của khách du lịch khi tham gia các hành trình du lịch văn hóa. DSVH tượng trưng cho các công trình tổng hợp do con người tạo ra gắn liền với sựhình thành phát triển của nhân loại dưới những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội. (Myra L. Shackley, 2000). "DSVH vật thể và DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [Luật Di sản, 2009]. Du lịch di sản văn hóa là một hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, góp phần vào việc phát hiện ra sự đa dạng văn hóa trên thếgiới.

1.4.2. Khái niệm du lịch di sản văn hóa

Di sản văn hóa khi kết hợp với du lịch trở thành thành phần thúc đẩy du lịch phát triển. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá cho bất kỳ quốc gia nào, đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thu hút khách du lịch. Sức hấp dẫn của các di sản văn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Những sản phẩm du lịch độc đáo được tạo ra nhằm khuyến khích du khách đến với các di sản (Wei Hu, 2011). Do đó, nếu không có các di sản văn hóa thì du lịch sẽ không tồn tại. Các di sản văn hóa với các giá trị đặc sắc được UNESCO công nhận trở thành yếu tốquan trọng trong phát triển du lịch của điểm đến. Các di sản văn hóa thếgiới là những điểm tham quan được du khách lựa chọn trong chuyến đi của mình. Để khách du lịch tham gia vào các chuyến đi tham quan các di sản văn hóa, cần có sựtham gia của các bên như chính quyền địa phương nơi có di sản, các tổchức phi chính phủ, các công ty du lịch chuyên tổchức tour và cộng đồng cư dân địa phương. Theo ICOMOS, trong quá trình khai thác các di sản, sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủsở hữu tài sản, các nhà hoạchđịnh chính sách, các nhà làm kếhoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện 3 được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai. Vì thế, cần đảm bảo bảo tồn và tôn tạo các di sản, duy trìđược sựtoàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Du lịch di sản văn hóa trải nghiệm những địa điểm và những hoạt động đích thực đại diện cho những câu chuyện và con người của quá khứvà hiện tại bao gồm tài nguyên lịch sử, văn hóa và tự nhiên. Phát triển du lịch di sản văn hóa giúp bảo vệkho báu thiên nhiên và văn hóa của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cũng như du khách. Liên kết du lịch với di sản và văn hóa có thể đem đến lợi ích cao hơn cho nền kinh tế địa phương hơn là thúc đẩy chúng một cách riêng biệt (Shilling, 2000). Du lịch cùng với văn hóa và di sản sẽ đem lại sựbền vững vềkinh tế khi nhận được lợi ích từ di sản (Theo Quỹ bảo tồn di sản quốc gia Mỹ). Lợi ích lớn nhất từdu lịch di sản là tạo cơ hội gia tăng sựphát triển kinh tếcủa địa phương, tạo sự phát triển thịnh vượng nhưng vẫn giữnguyên những đặc điểm của cộng đồng. Vì thế cộng đồng cần chú trọng đến việc giữgìn và bảo tồn di sản.

Nhìn chung các khái niệm vềdi sản văn hóa văn hóa đều có sựthống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, bảo vệdi sản và phát triển bền vững, tuy nhiên cònđềcập chung chung và chưa toàn diện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Đểdu lịch di sản văn hóa trở thành thế mạnh, là tiềm năng cho hoạt động phát triển du lịch của điểm đến cần chú trọng đến quá trình khai thác các di sản văn hóa đặc sắc.

1.4.3. Mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hóa

Phát huy và bảo tồn các DSVH là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng. Việc phát huy di sản sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các di sản. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa đểtự hào, đểgiới thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thếgiới.

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thếgiới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các di sản văn hóa nơi mìnhđến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉcó thểcảm nhận được trong những khung cảnh thực của tựnhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phimảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.

Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, bên cạnh những yêu cầu vềkinh nghiệm, về đội ngũ, về trìnhđộ khoa học công nghệtrong lĩnh vực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

công tác bảo tồn văn hoá. Trong bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá.

Như vậy có thểthấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn với phát huy di sản văn hóa và giữa bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển du lịch.Đây là những mối quan hệbiện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp đểdu lịch có thểcó những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trịdi sản văn hóa.

1.5. Giá trị di sản văn hóa

Giá trị di sản văn hóa được hiểu là khoảng tiền lớn nhất mà một người sẵn sàng chi trả để có cơ hội thỏa mãn du lịch về những di sản văn hóa đó. Giá trị di sản văn hóa đem lại lợi ích cho công đồng địa phương, giúp cho người dân địa phương cơ hội phát triển du lịch. Đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Giá trị di sản văn hóa bao gồm hai giá trị : Giá trị “sử dụng” và . Giá trị “không sửdụng”.Giá trị “sửdụng” của di sản văn hóa mà một người nhận lấy được tính bằng khoảng tiền lớn nhất mà người này sẵn sàng chi trả để có cơ thỏa mãn du lịch vềdi sản văn hóa này. Giá trị “không sử dụng” của di sản văn hóa mà một người (chưa từng được thưởng thức di sản văn hóa) nhận lấy được tính bằng khoảng tiền lớn nhất mà người này sẵn sàng chi ra với mục đích đảm bảo rằng di sản văn hóa này được bảo tồn và phát huy. Giá trịnày bao gồm giá trị vị tha (sẵn sàng đóng góp bảo tồn vì mục đích chung), giá trịlựa chọn (có thể thưởng thức trong tương lai), giá trịthừa kế(bảo tồn vì thếhệ tương lai), giá trịtồn tại (bảo tồn chỉvì di sản đó tồn tại).

Giá trị di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với việc du khách đưa ra quyết định du lịch nơi đây. Thông thường để đưa ra quyết định đầu tư bảo tồn di sản văn hóa hay không, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các nhà đầu tư hay các du khách sẽ dựa vào sựphân tích chi phí - lợi ích bằng cách sửdụng định giá phi thị trường, đây là phương pháp có thể chỉ ra rằng một khoảng đầu tư cụ thể vào một di sản văn hóa sẽ đem lại mặt tích cực hoặc tiêu cực về lợi ích (khi lợi ích lớn hoặc nhỏ hơn chi phí).

Thật sự đó là một chuỗi thông tin rất hữu dụng đối với người ra quyết định, là một căn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

cứ mạnh mẽ cho sự thuyết phục mọi người tài trợ cho dự án bảo tồn di sản văn hóa.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào đó thì vẫn không đủ để đưa ra quyết định. Có thể có những lý do tốt để đầu tư vào di sản mang lợi ích công cộng mặc dù nó không tạo ra lợi ích kinh tế. Nhiều tổ chức đã chấp nhận đầu tư bảo tồn nhiều di sản văn hóa đểtất cảmọi người trong xã hội đều có thể thưởng thức nó, mặc dù các thành viên đó có khả năng sẵn sàng chi trảthấp vì nguồn lực hạn chếcủa họ. Cũng có một sốloại di sản văn hoá nhất định được bảo tồn ngay cảkhi thị hiếu của thếhệhiện tại không ủng hộ. Cuối cùng, Có nhiều di sản văn hóa khiến xã hội cảm thấy bị bắt buộc phải bảo tồn vì nghĩa vụ và mục đích đạo đức, bất kể sở thích của dân chúng nói chung. Mặc dù vậy, thông tin vềsởthích của dân cư đó chỉcó thểcải thiện việc ra quyết định.

Sựsẵn có của các kĩ thuật đo lường giá trị của di sản văn hóa không phải là một sự thay thế cho các ý kiến, phân tích của chuyên gia. Chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quyết định, xác định những lựa chọn (di sản văn hóa) về thời gian và không gian. Cộng đồng nói chung đánh giá giá trịcủa di sản văn hóa trong bối cảnh mà họ biết. Tầm quan trọng tương đối của các di sản khác nhau được nhận biết từgiá trị cộng đồng và sở thích cộng đồng. Người ra quyết định (người đầu tư/du khách) sẽ xem xét cả đánh giá của chuyên gia lẫn sở thích của cộng đồng như là một thông tin hợp lệ khi đưa ra những quyết định vềdi sản văn hóa.

1.6. Mô hình nghiên cứu

Xét về mặt lý luận và ý nghĩa cũng như sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu nên tôi quyết định vận dụng mô hình nghiên cứu của John Armbrecht vềgiá trị cảm nhận di sản văn hóa làm mô hình nghiên cứu cho bài nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu này đã chỉ ra 5 nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận di sản văn hóa, bao gồm: giá trị cảm nhận hình ảnh, giá trị cảm nhận kỹ năng kiến thức, giá trị cảm nhận sức khỏe tinh thần, giá trị cảm nhận bản sắc, giá trị cảm nhận xã hội, giá trịcảm nhận phát triển kinh tế

- Giá trị cảm nhận hình ảnh: Nó được giả định rằng các tổ chức văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh nhận thức của một điểm đến. Một hình ảnh đẹp, lần lượt,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

thấy được sự đóng góp của một tổ chức văn hóa trong việc thu hút và hình ảnh nhận thức của một địa điểm.

- Giá trị cảm nhận kỹ năng kiến thức: các tổchức văn hóa cung cấp một nền giáo dục nghệ thuật, chúng còn truyền tải các kỹ năng và kiến thức. Hơn nữa, những tổ chức văn hóa này truyền đạt các kỹ năng mà khó có thể nơi nào có được.

- Giá trị cảm nhận sức khỏe tinh thần: Nghiên cứu đã chỉra rằng sức khỏe tinh thần và thểchất có liên quan đến nhau. Bởi vì các cá nhân có thểnhận thức rằng nó khó để đánh giá sức khỏe thểchất liên quan đến các tổchức văn hóa, các măt hàng được tập trung chủyếu vào sức khỏe tinh thần của các cá nhân.

- Giá trị cảm nhận bản sắc: Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong lịch sửlâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thếhệ, gắn bó máu thịt vớicon người.

- Giá trị cảm nhận xã hội: Các tổ chức văn hóa cung cấp một không gian công cộng nhằm tạo điều kiện gặp mặt giữa các cá nhân. Sự tương tác xã hội và các cuộc gặp mặt đó ảnh hưởng đến mối liên kết xã hội giữa các cá nhân và các tổchức.

- Giá trị cảm nhận phát triển kinh tế: các tổ chức di sản văn hóa có ảnh hưởng một cách tích cực đến kinh tế địa phương thông qua du lịch. Giúp nền kinh tếdu lịch địa phương phát triển hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Mô hình 2.1. Mô hình phân tích giá trịcảm nhận di sảnvăn hóacủa John Armbrecht (2012)

Giá trị cảm nhận di sản văn hóa Giá trịcảm nhận kỹ

năng kiến thức Giá trịcảm nhận sức khỏe tinh thần

Giá trịcảm nhận xã hội

Giá trịcảm nhận hìnhảnh

Giá trịcảm nhận bản sắc

Giá trịcảm nhận phát triển kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG PHƯỚC TÍCH

2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2014-2016 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Huế

Thừa Thiên Huếnằm trong vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung Việt Nam, có vị trí thuận lợi vềgiao thông, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây. Với địa hình tự nhiên phong phú và đa dạng, Thừa Thiên Huế sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng vịnh Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, nhà Vườn Huế, làng cổ Phước Tích, sông Hương,chùa Thiên Mụ, Đại Nội.. Bên cạnh đó, Huếcó những di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận đó là quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Huếlôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác nhau như thú vui ngồi thuyền rồng trên sông Hương để thưởng thức những giai điệu, giọng hò sâu lắng, trữtình của những cô gái Huế dịu dàng, đằm thắm trong những tà áo dài truyền thống của Việt Nam. Vùng đất cố đô còn nổi tiếng với nghệthuật ẩm thực với nhiều món ăn ngon và nổi tiếng, các sản phẩm làng nghề thủ công như hoa giấy thanh tiên, nón bài thơ xứHuế... du khách có thểtham gia vào các làng nghềthủ công, tự làm và đem sản phẩm của mình là lưu niệm Bên cạnh đó còn có nhiều văn hóa khác gắn liền với hơn 500 lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Điện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụnhững nét văn hóa đậm chất Huếnói riêng cũng như Việt Nam và các nước trên thếgiới nói chung, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế.

Phát huy lợi thế thành phốcủa những di sản và lễhội cùng với nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đường di sản miền Trung”. Dịch vụdu lịch ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu kinh tếcủa tỉnh, trởthành một trong ba ngành kinh tếmũi nhọn của Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch 2.1.2.1. Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

- Thừa Thiên Huế có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tếvà chính trị để phát triển du lịch. Thừa Thiên Huế là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông – Tây nối từMiến Điện - Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền trung Việt Nam. Đây là tiền đềrất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế.

- Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có chế độ chính trị ổn định.

Người dân xứHuếthật thà, chất phát và mến khách du lịch.

- Huế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng. Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềm năng du lịch lớn với hệsinh thái phong phú và cảnh quan đẹp.

- Huếcó di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận đó là quần thểdi tích Cố đô Huếvà Nhã nhạccung đình Huế. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng đất cố đô.

-Chính sách đổi mới, hội nhập kinh tếquốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có phát triển du lịch, thu hút được nhiềunhà đầu tư.

- Kết cấu về cơ sởhạ tầng kinh tế, xã hội đãvà đang được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia…

- Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về dịch vụ du lịch, lữ hành ngày càng tăng qua các năm.

- Số lượng khách sạn, nhà nghỉ nhiều với tiêu chuẩn từtiêu chuẩn 1 - 5 sao, phục vụtối đa nhu cầu lưu trú cho du khách khi đến Huế.

-Ẩm thực Huếrất đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn ngon và nổi tiếng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịch ởThừa Thiên Huế

- Du lịch Thừa Thiên Huếcòn thiếu sựliên kết hợp tác, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp, hiệu quảcòn thấp.

- Các di tích lịch sử văn hóa ởHuếchỉ mới khai thác được một phần ở điểm cũ, chưa có thêm các điểm mới; các di tích khác chưa được đầu tư tu bổ để trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.

- Thiếu kinh phí đầu tư, nhiều nhà rường và làng cổ không được trùng tu nên ngày càng xuống cấp trầm trọng.

- Du lịch biển, đầm phá là thếmạnh nhưng mức độ đầutư thấp, hệthống hạtầng giao thông kết nối với các điểm tắm biển thiếu đồng bộ, thiếu dịch vụ.

- Doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô nhỏ, thiếu năng lực và kinh phí đầu tư vào các dịch vụcao cấp.

- Đa phần địa điểm hoạt động du lịch Huế còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chủyếu, chưa được khai thác xây dựng theo quy mô lớn.

- Vẫn còn nhiều trường hợp người bán chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch. Tình trạng ăn xin vẫn còn nhiều, làm cho khách thấy không thoải mái và không hài lòng khi đến du lịch Huế.

- Hoạt động du lịch về đêm chưa phát triển, thiếu các khu vui chơi, giải trí cho khách du lịch.

- Huếphải cạnh tranh nhiều địa điểm du lịch tham quan trên cả nước, đặc biệt là Đà Nẵng. Trong khi các tỉnh khác có quy mô địa điểm lớn, phục vụ giải trí cho du khách thì Huếvẫn còn hạn chế.

2.1.3. Thực trạng du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016

Với vai trò là thành phốhạt nhân, thành phố động lực cùng với những tiềm năng, thế mạnh của một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một thành phố có cảnh quan đẹp, con người hiếu khách. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng đã có những nỗlực để phát triển du lịch trên địa bàn. Những năm qua ngành du lịch đã gặt hái được nhiều thành công, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

thành phố Huế. Tạo thêm được nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Ngoài các di tích ở kinh thành Huế thì các loại hình mới mẻ như khám phá nhà rường, đầm phá, du lịch biển, du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm,…

đang dần được đầu tư và mởrộng.

2.1.3.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế năm2014-2016 Bảng 2.1: Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huế 2014-2016

(Đơn vị: lượt khách)

Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

Khách tham

quan 2.906.755 3.126.495 3.258.127 219.740 7,56 131.632 4,2 Khách quốc tế 1.007.290 1.023.015 1.052.952 15.725 1,56 29.937 2,9 Khách nội địa 1.899.465 2.103.480 2.205175 204.015 10,74 101.695 4,8 (Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế) Nhìn chung thì lượng khách tham quan du lịch ở Huế tăng đều qua các năm từ năm 2014-2016, nhưng lượng khách nội địa chiếm tỷlệ cao hơn so với khách quốc tế.

Năm 2014, lượng khách tham quan tại Thừa Thiên Huế là 2.906.755, trong đó có 1.007.290 lượng khách quốc tế và 1.899.465 lượng khách nội địa. Năm 2015, lượng khách tham quan tại Thừa Thiên Huế là 3.126.495, trong đó có 1.023.015 lượng khách quốc tế và 2.103.480 lượng khách nội địa. Năm 2016, lượng khách tham quan tại Thừa Thiên Huếlà3.258.127, trong đó có 1.052.952 lượng khách quốc tế và 2.205175 lượng khách nội địa.

So với năm 2014 thì năm 2015 tăng 219.740 lượng khách tham quan du lịch, tức là tăng 7,56%. Lượng khách quốc tế tăng thêm 15.725, tức là năm 2015 tăng lên 1.56% so với năm 2014. Lượng khách nội địa tăng thêm 204.015, tức là năm 2015 tăng lên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

So với năm 2015 thì năm 2016tăng 131.632 lượng khách tham quan du lịch, tức là tăng 4,2%. Lượng khách quốc tế tăng thêm29.937, tức là năm 2016 tăng lên 2,9% so với năm 2015. Lượng khách nội địa tăng thêm101.695, tức là năm 2016 tăng lên 4,8% so với năm 2015.

2.1.3.2. Doanh thu từhoạt động du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2016 Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2014-2016

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

Doanh thu 2.707.847 2.985.295 3.203.823 277448 10,2 218.528 7,3 (Nguồn: sở du lịch Thừa Thiên Huế)

Từ năm 2014 đến 2016, doanh thu từhoạt động du lịch tăng dần qua các năm cho thấy bước tiến bộ và hướng phát triển đúng đắn vềngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Doanh thu từhoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 là2.707.847 tỷ đồng, năm2015 là 2.985.295 tỷ đồng, năm 2016 là 3.203.823 tỷ đồng.

Năm 2015 tăng thêm 277448 triệu đồng so với 2014, tức là tăng 10,2%. Năm 2016 tăng thêm 218.528 triệu đồng, tức là tăng 7,3%.

2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch làng Phước Tích 2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí hành chính địa lý

Làng Phước Tích xưa thuộc Tổng Phò Trạch, Phủ Thừa Thiên, đến năm 1945 thuộc xã Phong Lâu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Sau này khi sáp nhập huyện và tỉnh thìđổi là xã Phong Hòa, huyện Hương Điền (Phong Điền + Hương Điền), tỉnh Bình - Trị - Thiên (Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên), nay lại phân chia lại theo địa lý như cũ: thôn Phước Ph

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

Gắn liền với các khu rừng nguyên sinh là lưu vực các con sông lớn lắm thác, nhiều ghềng đá rất hoang sơ và hùng vĩ, Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu

Về mặt nội dung, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích, đánh giá tình hình phát triển cây cam trong thời kỳ 2005 – 2012 ở huyện Nam đông trong bối cảnh

Công ty cần tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon, thực hiện nghiên cứu thị trường để nắm được sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng, tích

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp, trước hết phải kể đến là do cơ sở vật chất phục vụ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổ chức ra các chương trình đào tạo những kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể chủ động vận dụng linh hoạt để giải

Đặc biệt, để ngành du lịch Quảng Ninh phát triển đạt mục tiêu bền vững trước tác động lớn của biến đổi khí hậu, bài viết đề xuất một số giải pháp cụ thể

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập