• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO"

Copied!
108
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---  ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO

ĐẶNG THANH HƯƠNG

Huế, tháng 5 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---  ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO

Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn Đặng Thanh Hương ThS. Bùi Thị Thanh Nga Lớp: K49C KDTM

Niên khóa: 2015 – 2019

Huế, tháng 5 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Khoảng thời gian thực tập nghề nghiệp là khoảng thời gian rất có ý nghĩa đối với những sinh viên như chúng em, để bản thân của mỗi người có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này.

Trên thực tếkhông có sựthành công nào mà không gắn liền với những sựhỗtrợ, giúp đỡdù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.

Trong suốt 4 năm học tậpở trường Đại học Kinh tế, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập.

Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thanh Nga đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ chúng em. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Công ty TNHH Anh Đào đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với các công việc trong hoạt động kinh doanh của công ty và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể công ty đã giúpđỡem trong thời gian qua.

Dù đã cố gắng nhưng những thiếu sót là điều chắc chắn không thể không xảy ra, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các anh chị trong công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh thật dồi dào sức khỏe, thành công trong việc thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thếhệ mai sau. Em xin kính chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong doanh nghiệp mạnh khỏe, may mắn và gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc. Kính chúc quý doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Sinh viên thực hiện Đặng Thanh Hương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

MỤC LỤC...i

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...vi

DANH MỤC BẢNG ...vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung...2

2.2. Mục tiêu cụ thể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...3

4.1.1. Dữ liệu thứ cấp...3

4.1.2. Dữ liệu sơ cấp...3

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...4

4.2.1. Dữ liệu thứ cấp...4

4.2.2. Dữ liệu sơ cấp...4

5. Thiết kế quy trình nghiên cứu...6

6. Bố cục của đề tài ...7

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...8

1.1. Cơ sở lý luận ...8 1.1.1. Tổng quan về Marketing và chiến lược Marketing-mix...8

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.1.1. Khái niệm về Marketing ...8

1.1.1.2. Vai trò của Marketing...9

1.1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing-mix...10

1.1.1.3.1. Chiến lược về sản phẩm...12

1.1.1.3.2. Chiến lược về giá ...15

1.1.1.3.3. Chiến lược phân phối...17

1.1.1.3.4. Chiến lược xúc tiến...19

1.1.1.3.5. Chiến lược về con người ...23

1.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược Marketing-mix ...23

1.1.2.1. Môi trường vĩ mô...23

1.1.2.2. Môi trường vi mô...26

1.1.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu...30

1.1.3.1. Phân đoạn thị trường ...30

1.1.3.1.1. Định nghĩa...30

1.1.3.1.2. Sự cần thiết của phân đoạn thị trường...30

1.1.3.1.3. Yêu cầu ...30

1.1.3.1.4. Xác định các tiêu thức phân đoạn ...31

1.1.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ...31

1.2. Cơ sở thực tiễn ...32

1.3. Bình luận các nghiên cứu liên quan...33

1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất...34

CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CHO CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO...37

2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ...37

2.1.1. Tên và địa chỉ doanh nghiệp ...37 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...37

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty...39

2.1.5. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...40

2.1.6. Các nguồn lực của công ty...41

2.1.6.1. Nguồn lực lao động...41

2.1.6.2. Tài sản và nguồn vốn ...43

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 ...44

2.2. Thực trạng triển khai chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào ...45

2.2.1. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào ...45

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô...45

2.2.1.2. Môi trường vi mô ...49

2.2.2. Chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào...51

2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm...51

2.2.2.2. Chiến lược giá cả ...53

2.2.2.3. Chiến lược phân phối...55

2.2.2.4. Chiến lược xúc tiến...56

2.2.2.5. Chiến lược con người ...58

2.3. Đánh giá thực trạng thưc hiện chiến lược Marketing-mix của công ty TNHH Anh Đào thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng...59

2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...59

2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...64

2.2.3. Phân tích hồi quy...65

2.2.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy ...65

2.2.3.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy ...66 2.2.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.2.3.4. Phương trình hồi quy tuyến tính ...68

2.2.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối với nhóm chiến lược Marketing- mix.. ...69

2.2.4.1. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối chiến lược sản phẩm ...69

2.2.4.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối chiến lược giá cả ...70

2.2.4.3. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối chiến lược xúc tiến ...71

2.2.4.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối chiến lược con người ...72

2.2.4.5. Ý kiến đánh giá của khách hàng về chiến lược Marketing-mix ...73

2.4. Đánh giá chung về thực trạng triển khai chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào ...73

2.4.1. Ưu điểm ...73

2.4.2. Hạn chế ...74

2.4.3. Nguyên nhân của sự hạn chế ...74

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX CHO CÔNG TY TNHH ANH ĐÀO...76

3.1. Định hướng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix cho Công ty TNHH Anh Đào ...76

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào ...77

3.2.1. Chính sách sản phẩm ...77

3.2.1.1. Cơ sở của giải pháp ...77

3.2.1.2. Giải pháp...77

3.2.2. Chính sách giá cả...78

3.2.2.1. Cơ sở giải pháp ...78

3.2.2.2. Giải pháp...78 3.2.3. Chính sách xúc tiến ...78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.2.3.1. Cơ sở giải pháp ...78

3.2.3.2. Giải pháp...79

3.2.4. Chính sách về con người...80

3.2.4.1. Cơ sở giải pháp ...80

3.2.4.2. Giải pháp...80

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...81

1. Kết luận ...81

2. Kiến nghị ...82

2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế ...82

2.2. Đối với công ty TNHH Anh Đào ...82

DANH MỤC THAM KHẢO...84

PHỤ LỤC ...86

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 - Mô hình Marketing-mix 4Ps ...11

Hình 1.2 - Mô hình Marketing-mix 7Ps ...11

Hình 2.1 - Các sản phẩm thiết bị vệsinh...52

Hình 2.2 - Một sốhìnhảnh trưng bày sản phẩm tại cửa hàng ...55

Hình 2.3 - Một số chương trình khuyến mãi mùa hè ...56

Hình 2.4 - Một số chương trình khuyến mãi cuối năm...57

Hình 2.5 - Một sốhìnhảnh nhân viên của công ty TNHH Anh Đào...58

Sơ đồ1.1 - Quy trình nghiên cứu ...6

Sơ đồ1.2 - Mô hình các cấp kênh phân phối ...18

Sơ đồ1.3 - Mô hình nghiên cứu đềxuất ...34

Sơ đồ2.1 - Tổchức bộmáy của công ty...40

Sơ đồ2.2 - Mô hình nghiên cứu ...66

Biểu đồ2.1 -Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra...60

Biểu đồ2.2 -Cơ cấu độtuổi của mẫu điều tra ...60

Biểu đồ2.3 -Cơ cấu nghềnghiệp của mẫu điều tra...61

Biểu đồ2.4 -Cơ cấu thu nhập của mẫu điều tra ...62

Biểu đồ2.5 -Cơ cấu nguồn kênh thông tin của mẫu điều tra ...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 - Mã hóa thangđo...35

Bảng 2.1 - Tình hình laođộng năm 2016-2018 ...41

Bảng 2.2 - Bảng báo cáo tài chính giai đoạn2016-2018 ...43

Bảng 2.3 - Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018...44

Bảng 2.4 - Bảng giá các sản phẩm ...54

Bảng 2.5 - Thống kê mẫu điều tra ...59

Bảng 2.6 - Thống kê mức độnhận biết thương hiệu đối thủcủa khách hàng...63

Bảng 2.7 - Kiểm định độtin cậy cho thang đo...64

Bảng 2.8 -Đánh giá sựphù hợp của mô hình hồi quy ...67

Bảng 2.9 - Kiểm định sựphù hợp của mô hình...67

Bảng 2.10 - Kết quảphân tích các hệsốhồi quy ...68

Bảng 2.11 - Kết quảkiểm định One- Sample T-Test đối với chiến lược sản phẩm ...69

Bảng 2.12 - Kết quảkiểm định One- Sample T-Test đối với chiến lược giá cả...70

Bảng 2.13 - Kết quảkiểm định One- Sample T-Test đối với chiến lược xúc tiến...71

Bảng 2.14 - Kết quảkiểm định One- Sample T-Test đối với chiến lược con người ....72

Bảng 2.15 - Kết quảkiểm định One- Sample T-Test đối với đánh giá chung của khách hàng vềchiến lược Marketing-mix ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Theo Euromonitor, tổng chi tiêu của các hộ gia đình Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,4% trong giai đoạn 2017-2021. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao, khoảng 40% dân số dự kiến sẽ trở thành tầng lớp trung lưu trước năm 2021. Theo các chuyên gia, với đà phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian qua, cùng thu nhập của người dân ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về những ngôi nhà tiện nghi và sang trọng hơn gia tăng, dẫn đến sự tăng trưởng của ngành kinh doanh nội thất. Thống kê từcác nhà phân phối nội thất cho biết quy mô tiêu thụnội thất trong nước năm 2018 đã lên đến con số khoảng 4 tỉ USD, thị trường này có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là sau năm 2020, với thị trường tăng trưởng 6%/năm.

Trong giai đoạn thị trường kinh doanh trở nên hấp dẫn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược hoạt động đúng đắn để có thể cạnh tranh với đối thủ, đặc biệt là chiến lược Marketing. Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng,định vị sản phẩm của mình trên thị trường, xây dựng lòng tin với khách hàng. Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Một điều hiển nhiên là càng được nhiều người biết đến thì doanh nghiệp có cơ hội bán được hàng sẽ càng cao hơn.

Theo báo Thừa Thiên Huếtừ năm 2017 trởlại đây, thị trường bất động sản Huế có sự chuyển dịch, hầu hết các phân khúc nhà ở, đất nền khá sôi động. Hàng loạt nhà đầu tư có thương hiệu như Đất Xanh Group, VinGroup, Apec Group, Vneco, Bitexco… "rót" vốn vào thị trường bất động sản Huế. Nhu cầu xây dựng tăng lên, kéo theo sự gia tăng nhu cầu vềcác vật liệu xây dựng cũng như các sản phẩm nội thất và sản phẩm thiết bị vệsinh. Theo báo cáo số264 /BC-UBND ngày 06/12/2017, mức thu nhập của người dân Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng, đạt mức 2100 USD năm 2017 tăng 80 USD so với năm 2016. Mức thu nhập tăng nên khả năng chi trả của người Huếcũng tăng lên đáng kể, thêm vào đó nhu cầu về các sản phẩm nội thất tăng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nội thất nói chung, và doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Trải qua 14 năm hình thành và phát triển, là một công ty chuyên kinh doanh và phân phối các sản phẩm thiết bịvệsinh nhà bếp và phòng tắm, công ty TNHH Anh Đào đã dần dần tạo nên thương hiệu và vị trí trong lòng khách hàng.Tuy nhiên để tồn tại, phát triển cũng như cạnh tranh với các đối thủkhác thì công ty phải nỗlực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụphục vụnhằm đáp ứng nhu cầu và thịhiếu của khách hàng.

Đồng thời phải có một chiến lược Marketing hợp lý nhằm thu hút người tiêu dùng mới, xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty, nâng cao hiệu quảkinh doanh cũng như là tạo nền tảng vững chắc cho sựphát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên tác giả quyết định thực hiện lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chiến lược Marketing-mix ti Công ty TNHH Anh Đào”làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá chiến lược Marketing-mix, đề tài nàyđề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực hiện chiến lược Marketing- mix cho Công ty TNHH Anh Đào trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệthống hóa các vấn đềlý luận và thực tiễn vềMarketing-mix, vai trò của hoạt động Marketing-mixđối với doanh nghiệp.

- Tìm hiểu và phân tích chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào đang thực hiện trong thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing-mix của Công ty TNHH Anh Đào trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược Marketing-mix tại Công ty TNHH Anh Đào.

- Đối tượng khảo sát: Khách hàng mua sản phẩm của Công ty TNHH Anh Đào.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH Anh Đào, 58 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, Tp.Huế, tỉnh TT.Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Phạm vi thời gian:

+ Sốliệu thứcấp được thu thập trong 3 năm 2016- 2018.

+ Sốliệu sơ cấp được thực hiện vào tháng 3 đến tháng 4 năm 2019.

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược Marketing-mix đang áp dụng tại Công ty TNHH Anh Đào.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Các dữliệu thứcấp được thu thập từ:

- Từ công ty TNHH Anh Đào: Các báo cáo về tình hình kinh doanh giai đoạn 2016 -2018 như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận…; tình hình nguồn nhân lực, tài sản, nguồn vốn của công tytrong giai đoạn 2016 - 2018.

- Dữliệu được cung cấp từ: Phòng kinh doanh, phòng kế toán… công ty TNHH Anh Đào.

- Các nghiên cứu có liên quan về chính sách Marketing-mix từ các sách tham khảo, báo chí, giáo trình, các bài viết có giá trị trên Internet, và khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước tại trường Đại học Kinh tếHuế.

4.1.2. Dữ liệu sơ cấp

Xác định kích thước mẫu

+ Đơn vịmẫu: Khách hàng mua sản phẩm tạicông ty TNHH Anh Đào.

+ Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thểnghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng công thức sau:

= (1 − ) Trong đó:

- n: Kích cỡmẫu điều tra

- z: Giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độtin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

- q: Là giá trị tương ứng của miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn

- p: Tỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

lệ người đồng ý trảlời phỏng vấn
(14)

- : Sai sốmẫu cho phép

Do tính chất p+q=1, vì vậy p.q sẽlớn nhất khi p=q=0,5 nên p.q=0,25. Với độtin cậy 95%, sai sốchọn mẫu cho phép 9%. Lúc đó mẫu cần chọn có kích cỡ:

= (1 − )

= 1,96 ∗ 0,5(1 − 0,5)

0,1^2 = 120

Để hạn chếcác sai sót trong qua trình điều tra, tác giảtiến hànhphương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiệnđiều tra 135 khách hàng và thu về120 bảng hỏi hợp lệ.

Phương pháp tiếp cận mẫu

Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng hỏi. Nghiên cứu áp dụng phương thức phỏng vấn trực tiếp và điều tra thông qua bảng hỏi nhằm thu thập thông tin có mức độ tin cậy cao. Tổng phiếu khảo sát cần thu thập là 120. Tác giảtiến hành khảo sát trong vòng 15 ngày từ ngày 16/3 đến 30/3/2019 với số phiếu phát ra là 150. Mỗi ngày tiến hành khảo sát 10 khách hàng theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả điều tra được 135 khách hàng và thu về120 bảng hỏi hợp lệ.

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sởtài liệu thu thập được vềdoanh thu, chi phí, lợi nhuận… của công ty tiến hành tổng hợp, phân tích,đánh giá.

- Phương pháp so sánh: So sánh sốliệu giữa các năm, các chỉ tiêu… để đánh giá tốc độphát triển của công ty.

4.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Sau khi tiến hành điều tra và khảo sát khách hàng thì tiến hành tổng hợp đểnhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, mã hóa và làm sạch dữ liệu. Phân tích dữliệu được tiến hành trên phần mềm SPSS 2.0.

Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tảsửdụng các bảng tần số, tần suất để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như sử dụng các bảng tần suất để mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Để biết với tập dữliệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụthểlà bao nhiêu, nhiều hay ít,… Các đại lượng thống kê mô tảchỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các biến đại lượng này với các biến định tính khác thì đó là sự kết hợp không có ý nghĩa (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 rất không đồng ý cho đến 5 là rất đồng ý. Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan của các biến trong bảng hỏi để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì:

- Từ 0,8- 1: Là thang đo lườngtốt.

- Từ 0,7 - 0,8: Là thang đo có thể sử dụng được.

- Từ 0,6 - 0,7: Là thang đo có thể dùng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 thì được xem là đáng tin cây và được giữ lại. Đồng thời các số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo (Theo Nunnally &

Bernsteun 1994).

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

Mức độ phù hợpcủa mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ sốR điều chỉnh.

Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Giả thuyết:

H0: Không có mốiquan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Nguyên tắc chấp nhận giả thiết:

Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0. Nếu Sig. > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0.

Hiện tượng tự tương quan được kiểm định dựa vào giá trị d của Durbin –Watson.

Hiện tượng đa cộng tuyến được kiểm tra bằng hệ số phóng đại phương sai VIF. Hệ số VIF > 10 được cho là có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy được thực hiện với phần mềm SPSS 2.0. Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng mục đích nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các biến độc lập với các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

biến phụ thuộc cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sựhài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix của công ty. Mô hình hồi quy tổng quát được viết như sau:

Y =β01*X12*X2+ …+ βi*Xi Trong đó:

Y: hiệu quảchiến lược Marketing-mix

Xi: các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quảchiến lược Marketing-mix

β0: hằng số βi: các hệ số hồi quy

Kiểm định One Sample T-Test

Kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng về các yếu tố. Với mức ý nghĩa Alpha = 5% ta có các giả thuyết sau:

H0: Giá trị trung bìnhμ = giá trị kiểm định μ0. H1: Giá trị trung bìnhμ ≠ giá trị kiểm định μ0. Nguyên tắc chấp nhậngiả thuyết:

Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Nếu Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.

5. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 1.1 - Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đềxuất) Xác định vấn đề Thiết kế nghiên

cứu

Hệ thống hóa lý thuyết

Thiết lập bảng hỏi Điều tra thử

Chỉnh sửa

Điều tra chính thức

Phân tích, xử lý số

liệu Kết luận, báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

6. Bố cục của đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần này bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc đềtài.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sởkhoa học của vấn đềnghiên cứu

Chương 2: Hoàn thiện chiến lược Marketing-mix tạiCông ty TNHH Anh Đào Chương 3: Định hướng giải pháp nhằm nâng cao sựhài lòng của khách hàng về chiến lược Marketing-mix cho Công ty TNHH Anh Đào

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về Marketing và chiến lược Marketing-mix 1.1.1.1. Khái niệm về Marketing

Tuy các hoạt động Marketing có từ rất lâu nhưngsự ra đời của Marketing chỉ hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nội dung của Marketing ngày càng được hoàn thiện và phong phú. Các tác giả, các nhà khoa họcđãđưa ra các định nghĩa khác nhauvềMarketing như:

Theo quan điểm cổ điển:

“Marketing làhoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng” (Học viện Hamilton–Hoa Kỳ).

“Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí” (John H.Crighton –Australia).

Theo quan điểm hiện đại:

“Marketing là quá trình sáng tạo, phân phối, định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thỏa mãn những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động” (William M.Pride).

“Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụnhằm mục đích tạo ra các giao dịch đểthỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổchức” (Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ).

“Mục đích của Marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụsẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ” (Peter Drucker).

“Marketinglà một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” (Theo định nghĩa về Marketing của Philip Kotler).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Tóm lại Marketing là quá trình tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng,thúc đẩy tiêu thụsản phẩm và giúp đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

1.1.1.2. Vai trò của Marketing

Marketing có rất nhiều vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có vai tròđối với khách hàng:

Đốivới doanh nghiệp

- Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Nếu càng được nhiều người biết đếnthì doanh nghiệp có cơ hội bán được hàng sẽ càng cao hơn.

- Định vị sản phẩm trên thị trường, giúp khách hàng nhận biết và sử dụng, giúp doanh nghiệp tạo vịthếcạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng lòng tin với khách hàng, khi thương hiệu của doanh nghiệp được khách hàng biết đến nhiều và rõ bao nhiêu, thì họ sẽ càng có xu hướng tin tưởng doanh nghiệp bấy nhiêu. Khách hàng sẽ có xu hướng tin cậy những sản phẩm mà họ tiếp xúc nhiều hơn, qua Marketing hoặc do họ đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ này nhiều lần trước đó, và quá trình xây dựng lòng tin này có thể kéo dài tới nhiều năm.

- Là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.

- Nhờ các hoạt động Marketing mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học hơn, đồngthời giúp các công ty có điều kiện thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhấtnhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của kháchhàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

- Khuyến khích sự phát triển vàđưa ra những sản phẩm mới: Với những thay đổi mau chóng trong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, mỗi công ty thương mại chẳng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

thể chỉkinh doanh những mặt hàng hiện có của mình. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặt hàng mới và hoàn thiện hơn.

- Bằng việc áp dụng hợp lý ngân sách, nguồn lực cho Marketing, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình cũng như nâng cao nhận biết dịch vụ, chất lượngdịch vụ. Từ đó Marketing có thể đem lại những lợi ích, cơ hội về mặt tài chính cho doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng

+ Đối với người tiêu dùng, Marketing cũng đóng vai trò quan trọng giúp người tiêu dùng có thể phản ánh mong muốn, nhu cầu của họ đến với các doanh nghiệp, tổ chức – nơi sẽ cung cấp sản phẩm để giải quyết nhu cầu đó.

+ Lợi ích về mặt kinh tế của Marketing dành cho các khách hàng là giúp họ cảm nhận được giá trị kinh tế cao hơn, khách hàng cảm nhận được nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hóa, sản phẩm. Một sản phẩm thỏa mãn người mua là sản phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

+ Những người làm Marketing còn tạo ra tính hữu ích vềthông tin tới khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin qua các thông điệp quảng cáo, thông điệp bán hàng… Người mua không thể mua được sản phẩm nếu họ không biết mua ở đâu, giá cả… Phần lớn các thông tin tới người tiêu dùng đều là nhờ các hoạt động tạo ra bởi Marketing.

1.1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing-mix

Marketing-mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉtập hợp các công cụtiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Thuật ngữ này được sửdụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden, là chủtịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.

“Marketing-mix hay Marketing hỗn hợp là một hệ thống đồng bộcác công cụcó thểkiểm soát được mà doanh nghiệp có thểsửdụng để tác động và chinh phục khách hàng”(Theo E.J.Mc. Carthy).

Theo Edmund Jerome McCarth, nhà tiếp thị người Mỹ đã đề xuất khái niệm về tiếp thị hỗn hợp 4P trong cuốn Basic Marketing vào năm 1960. Tác giả xác định nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

tiếp thị về cơ bản có bốn biến sốmà họcó thểsửdụng trong xây dựng chiến lược tiếp thị là giá cả, sản phẩm, xúc tiến, địa điểm (hoặc phân phối) và xúc tiến. Marketing 4Ps này được áp dụng trong việc bán các sản sản hàng tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ ởmức độthấp.

(Nguồn: Carmennguyen.net)

Năm 1981, dựa trên nghiên cứu của McCarthy (1960), Bernard Booms và Mary Bitner đã phát triển hỗn hợp tiếp thị truyền thống thành tiếp thịhỗn hợp mở rộng (tiếp thị dịch vụ) với sự mở rộng thêm 3 thành phần: con người, quy trình và bằng chứng vật lý. Cách nhìn nhận này được đánh giá là có sựnhìn nhận một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm, sự hài lòng của khách hàng, giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn.

Hình 1.1 - Mô hình Marketing-mix 4Ps

Hình 1.2 - Mô hình Marketing-mix 7Ps

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Tóm lại chiến lược Marketing-mix là cách mà doanh nghiệp xác định các phương thức, con đường và định hướng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng hiệu quảcác công cụtiếp thịnhằm đạt được mục tiêu Marketing.

1.1.1.3.1. Chiến lược về sản phẩm

Khái niệm sản phẩm

Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn. Được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sựchú ý mua sắm, sửdụng hay tiêu dùng.

Theo quan điểm Marketing, sản phẩm bao hàm cảnhững vật thểhữu hình và vô hình (các dịch vụ). Gồm có 3 cấp độ cấu thành sản phẩm: Sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổsung.

 Sản phẩm cốt lõi: Là những chức năngcủa sản phẩm mà khách hàng mong đợi khi họmua sản phẩm đểgiải quyết nhu cầu của mình.

 Sản phẩm hiện thực: Sản phẩm hiện thực là những yếu tố, các bộ phận cấu thành sản phẩm phối hợp lại nhằm chuyển tải những lợi ích cơ bản của sản phẩm đến khách hàng.

 Sản phẩm bổ sung: Đây là các yếu tố bổ sung lợi ích cho khách hàng như lắp đặt một cách nhanh chóng, tiện lợi, có các dịch vụ bổ sung đi kèm, điều kiện bảo hành, hình thức tín dụng, tư vấn, sửa chữa… Ngày nay, khi sản phẩm của các công ty không có sự khác biệt lớn về sản phẩm cốt lõi và sản phẩm hiện thực thì các sản phẩm bổ sung chính là điểm nhấn riêng của công ty, tạo lợi thế cạnh tranh,giúp công ty thu hút được được nhiều kháchhàng trung thành hơn.

Nội dung các chiến lược về sản phẩm Chất lượng:

Chất lượng được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm, là khả năng của sản phẩm trong việc thực hiện chức năng mà người ta giao cho nó, bao gồm:

độ bền, độtin cậy, độ chính xác, độ sắc nét, tính đa dạng về công dụng, dịch vụ hoàn hảo… Theo Philip B.Crosby định nghĩa thì “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”

hay có thể hiểu rằng chất lượng chính là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nếu xét so với đối thủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

cạnh tranh trên thị trường, chất lượng cao hay thấp so với đối
(23)

thủcòn phụthuộc vào việc công ty định vịsản phẩm của mình như thếnào, thị trường mục tiêu mà công ty đã chọn.

Chng loi sn phm:

Khái niệm về chủng loại sản phẩm: Là một nhóm sản phẩm có liên quan mật thiết với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cùng những nhóm khách hàng hoặc được xếp chung một mức giá nào đó.

Chính sách chủng loại sản phẩm:

Phổ sản phẩm/Danh mục sản phẩm: Là tập hợp những nhóm chủng loại sản phẩm hay tập hợp các thang sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.

Qui mô của phổsản phẩm được xác định bởi chiều rộng, chiều dài, chiều sâu:

+ Phát triển chiều rộng của phổ sản phẩm: Gia tăng tổng số lượng các thang sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.

+ Phát triển chiều dài của phổ sản phẩm: Gia tăng tổng số lượng các mặt hàng khác nhau tạo thành các thang của phổsản phẩm.

+ Phát triển chiều sâu của phổ sản phẩm: Gia tăng số lượng các phương án lựa chọn mặt hàng trong khuôn khổcủa từng nhóm.

Nhãn hiệu

Khái niệm: Nhãn hiệu sản phẩm là tập hợp tên gọi, kiểu dáng, hình vẽ, kiểu phông chữ, màu sắc… hoặc bất cứ đặc điểm nào cho phép phân biệt nó với các sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Chức năng của nhãn hiệu:

Thừa nhận: Quyền sở hữu, uy tín và chất lượng vềsản phẩm của doanh nghiệp.

Phân biệt: Xác định sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Chuyên biệt: Thểhiện đặc điểm riêng của sản phẩm.

Thực hành: Thuận tiện cho việc mua bán sản phẩm, quản lý của nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng và xã hội. Căn cứ vào nhãn hiệu buộc doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu:

Tên nhãn hiệu: Dễ đọc, dễ

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghe, dễnhớ(ngắn gọn và độc đáo), có thểphiên âm
(24)

Nhãn hiệu phải tuân thủ theo qui định của pháp luật: Không được sửdụng, sao chép nhãn hiệu của người khác. Ngôn ngữvà các yếu tốnhãn hiệu phải phù hợp với phong tục tập quán, phù hợp với dân tộc, phải phản ảnh đúng bản chất và nguồn gốc của sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm), phải đăng ký quyền sửdụng.

Bao bì,đóng gói

Khái niệm: Bao bì sản phẩm là vật dụng chứa đựng, bảo quản và quảng cáo cho sản phẩm.

Chức năng:

Chức năng kỹthuật: Bảo vệ, chứa đựng sản phẩm, thuận tiện cho việc mua bán sản phẩm: như định lượng sản phẩm, thuận tiện cho việc vận chuyển, dự trữ, bảo quản và tiêu dùng của sản phẩm.

Chức năng thương mại: Cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng, tăng sức hấp dẫn của hàng hoá, bao bì của sản phẩm chính là người bán hàng im lặng.

Yêu cầu khi thiết kế bao bì:

Phải bảo đảm 2 chức năng thương mại và kỹthuật.

Tuân theo các qui định của pháp luật, ký mã hiệu trên bao bì, thông tin, vật liệu chếtạo bao bì.

Ngôn ngữvà các yếu tốtrên bao bì phải phù hợp với phong tục tập quán, thói quen.

Phát triển sản phẩm mới

Khái niệm: Sản phẩm mới được hiểu là tất cả những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp.

Phân loại:

Sản phẩm mới theo nguyên tắc: Là những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệpnhưng chưa hềcó sản phẩm tương tự.

Sản phẩm mới theo nguyên mẫu: Là những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệpnhưng dựa trên mẫu thiết kếcủa các hãng khác, trên thị trường khác.

Sản phẩm mới theo kiểu cải tiến: Là những sản phẩm được hoàn thiện và cải tiến trên cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
(25)

Các chính sách phát triển sản phẩm mới:

Thâm nhập thị trường: sản phẩm hiện có - thị trường hiện có.

Phát triển thị trường: sản phẩm hiện có - thị trường mới.

Phát triển sản phẩm: sản phẩm mới - thị trường hiện có.

Đa dạng hóa thị trường: sản phẩm mới - thị trường mới.

1.1.1.3.2. Chiến lược về giá

Khái niệm: Giá cả là số tiền thoả thuận giữa người mua và người bán về sự trao đổi một sản phẩm nào đó.

Vai trò:

Giá là một trong những yếu tố cơ bản quyết định việc lựa chọn người mua.

Giá cả là yếu tố duy nhất trong Marketing mix tạo ra doanh thu do đó nó ảnh hưởng đến doanh sốvà lợi nhuận. Đồng thời nó được sửdụng khá linh hoạt và theo đuổi những mục tiêu khác nhau.

Phương pháp xác định chính sách giá Phương pháp tính giá theo chi phí.

Định giá theo tỷsuất lợi nhuận mục tiêu.

Phương pháp định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng.

Phương pháp định giá theo mức giá hiện hành.

Các chính sách giá Chính sách phân bit giá:

Là sựgiảm giá nhằm khai thác nhu cầu khác nhau và thích ứng với những khác biệt của thị trường. Doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm nhất định. Bao gồm:

Phân biệt theo đối tượng khách hàng: Là định giá theo từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Phân biệt theo nơi chốn: Là định giá khác nhau tại các vị trí, địa điểm khác nhau sửdụng sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Phân biệt giá theo thời gian: Giá cả được thay đổi theo thời gian như mùa, ngày, giờ đối với một sốsản phẩm, dịch vụnhất định.

Chính sách định giá cho sản phẩm mới:

+ Phương pháp chắt lọc/hớt váng sữa:Đềra mức giában đầu cao đểkhai thác các đoạn thị trường chấp nhận mức giá cao, sau đó giảm dần để chinh phục đoạn thị trường nhạy cảm với giá.

Điều kiện áp dụng: - Sản phẩm độc đáo và giá cao hổtrợhìnhảnh sản phẩm.

- Trên thị trường có những đoạn chấp nhận với mức giá cao.

- Sản phẩm có chu kỳsống ngắn và chi phí cố định thấp.

+ Phương pháp thâm nhập:Định mức giá ban đầu thấp chấp nhận lỗnhằm thu hút một lượng lớn khách hàng. Trên cơ sở đó tăng sản lượng tiêu thụ và có được lợi nhuận.

Điều kiện áp dụng: - Thị trường nhạy cảm với giá, giá thấp cho phép loại trừ cácđối thủcạnh tranh thực tếvà tiềm tàng.

- Sản phẩm có chu kỳsống dài và chi phí cố định cao.

Chính sách thay đổi giá

+ Giảm giá:Việc giảm giá có khả năng dẫn đến một cạnh tranh vềgiá giữa các doanh nghiệp hoặc gặp một số tiêu cực về phía khách hàng. Vì vậy để giảm giá, doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận.

Giảm giá theo phiếu ưu đãi.

Giảm giá trong dịp đặc biệt.

Giảm giá đổi hàng: Giảm giá cho người mua hàng, mang hàng cũ đến đổi, chủ yếu giữtính chung thuỷ đối với nhãn hiệu của mình.

+ Tăng giá:

Nạn lạm phát triền miên trên thếgiới.

Nhu cầu quá lớn.

Những sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến vềkỹthuật hoặc các dịch vụgia tặng kèm theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.1.3.3. Chiến lược phân phối

Khái niệm:

Theo quan điểm marketing: Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụthuộc lẫn nhau tham gia vào quá trìnhđưa hang hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Vai trò:

Là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng.

Giảm bớt đầu mối giao dịch chồng chéo, trùng nhau.

Tập trung chuyên môn hoá công việc sản xuất hay hoạt động thương mại.

Chức năng:

Phân phối làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy phân phối phải đảm nhận các chức năng sau:

+ Thương lượng, đàm phán:Vềgiá và vấn đềliên quan tiêu thụvới khách hàng.

+ Nghiên cứu thị trường.

+ Xúc tiến hỗn hợp: Cổ động, đưa tin, khuyến khích mua sản phẩm.

+ Tiếp xúc: Thiết lập mối quan hệvới khách hàng.

+ Phân phối vật phẩm.

+ Chia sẻrủi ro: Gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc thực hiện của kênh.

+ Hoàn thiện sản phẩm: Bao gói sắp xếp phân loại thực hiện một số công việc của nhà sản xuất.

Các loại kênh phân phối

Trong hoạt động Marketing, người ta chia kênh phân phối thành 4 dạng kênh đối với hàng hóa tiêu dùng:

+ Kênh trực tiếp (kênh cấp không): Người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng, không thông qua cấp trung gian nào.

+ Kênh cấp 1: Người sản xuất thông qua người bán lẻ để bán cho người tiêu dùng.

+ Kênh cấp 2: Nhà sản xuất thông qua các trung gian bán sỉ và bán lẻ đưa hàng đến tay người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

+ Kênh cấp 3: Là kênh dài nhất còn gọi là kênh ba cấp, được sử dụng khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻnhỏmột đại lý được sử dụng đểgiúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.

Sơ đồ 1.2 - Mô hình các cấp kênh phân phối

(Nguồn: Trần Minh Đạo, 2009)

Các chính sách phân phối

+ Chính sách phân phối rộng rãi:Nhà sản xuất tìm cho mình một số lượng lớn nhất các trung gian phân phối có khả năng và mong muốn bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Nhà sản xuất không lựa chọn, tuyển chọn các trung gian để phân phối, bất kể các đại lý bán buôn hay đại lý bán lẻ nào có nhu cầu phân phối sản phẩm, công ty sẵn sàng đáp ứng.

Ưu điểm: Mở rộng được thị trường một cách nhanh chóng với mục đích là bán được nhiều hàng hóa càng tốt.

Nhược điểm: Các đại lý dễ dàng chấp nhận phân phối cho nhiều hãng cùng một lúc, vì vậy mà sản phẩm có nhiều sản phẩm cạnh tranh, khách hàng có thể mua sản phẩm của các đối thủ.

+ Chính sách phân phối độc quyền:Là doanh nghiệp chỉ độc quyền phân phối sản phẩm của mình cho một sốnhà bán buôn trên một khu vực nhất định. Nhà sản xuất đòi hỏi các đại lý bán hàng của mình không được phân phối những mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một địa điểm bán. Các đại lý được nhiêu ưu đãi về phía nhà sản xuất như: phần trăm hoa hồng rất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

cao, được hỗ trợ về trang thiết bị bán hàng, trang trí cửa hàng, đào tạo bán hàng mang phong cách của công ty.

Ưu điểm:

- Có thểkiểm soát được đầy đủ hơn hoạt động của người trung gian trong chính sách giá cả, kích thích tiêu thụ, bán trả góp và cung ứng dịch vụcác loại.

- Góp phần đề cao hình ảnh của sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc, lâu dài.

Nhược điểm: Khó mở rộng được thị trường nhanh chóng và nghiệp vụ bán hàng phải được đềcao tuyệt đối.

+ Chính sách phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp lựa chọn các trung gian sao cho phù hợp với khả năng của mình. Trong trường hợp này, số người trung gian được huy động nhiều hơn một nhưng ít hơn tổng số người sẵn sàng đồng ý bán.

Ưu điểm:Khả năng giành được phần thị trường là cần thiết với sự kiểm soát chặt chẽ và chi phí ít hơn phân phối rộng rãi.

Nhược điểm:Gặp khó khăn trong việc kiểm soát với các đại lý dành sự ưu ái hơn cho sản phẩm của đối thủcạnh tranh.

1.1.1.3.4. Chiến lược xúc tiến

Khái niệm:Xúc tiến hỗn hợp là những nỗlực của doanh nghiệp nhằm thiết lập kênh thông tin nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ của họ.

Sự phối hợp các công cụ cơ bản dùng để đạt được mục tiêu truyền thông này gọi là xúc tiến hỗn hợp. Bao gồm các công cụ như: Quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp.

Vai trò:

+ Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, về các đặc tính và những lợi ích của sản phẩm mà người mua hàng sẽ thu được khi sửdụng sản phẩm đó.

+ Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

+ Nhắc nhở cho người mua hàng biết rằng sản phẩm này vẫn đang được cung cấp và có thểtiếp tục đem lại nhiều lợi ích.

+ Thúc đẩy mối quan tâm của khách hàng đến sản phẩm và ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

Các công cụ xúc tiến:Để thông tin cho người trung gian, khách hàng và các nhóm công chúng với nhau, hệthống truyền thông Marketing gồm có 5 công cụsau:

+ Quảng cáo:Là sựthuyết trình vềcác ý tưởng, sản phẩm hay các dịch vụthông qua các phương tiện thông tin truyền thông mà doanh nghiệp phải trảtiền.

Đặc điểm:

- Tính đại chúng cao.

- Khả năng lặp lại cao.

- Có thểdiễn đạt khuếch trương.

- Có tính tựdo cao.

Các phương tiện quảng cáo phổbiến: Truyền hình, radio, pa-no, áp phích, biển hiệu quảng cáo, tờ rơi, tạp chí, trưng bày tại điểm bán, catologue, quảng cáo qua mạng xã hội…

Ưu điểm:

- Có thể đến với người tiêu dùngở các khu vực địa lý khác nhau.

- Sử dụng kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, âm thanh sống động, đẹp mắt dễthu hút khán thính giả.

- Tạo raấn tượng rằng người bán hàng rất lớn, hùng mạnh và thành công.

- Giúp mọi người biết đến sản phẩm nhiều hơn từ đó kích thích tiêu thụhàng nhanh.

Nhượcđiểm:

- Tốn kém nhiều chi phí.

- Không có sức thuyết phục bằng các nhân viên bán hàng.

+ Khuyến mãi/ Xúc tiến bán:Là những hình thức thưởng trong thời gian ngắn nhằm gây tác động đến nhu cầu của khách hàng, khuyến khích khách hàng dùng thửhay mua sản phẩm dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Các công cụxúc tiến bán:

- Các cuộc thi, trò chơi có thưởng.

- Hàng khuyến mãi và quà tặng.

- Hội chợ trưng bày và triển lãm.

- Phiếu giảm giá, thẻmua hàng.

- Biểu diễn thực hành sản phẩm.

Ưu điểm: Gây chú ý và cung cấp những thông tin khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.

Nhược điểm:

- Các tác dụng của xúc tiến bán thường không kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Không đem lại kết quảtốt trong việc xây dựng nhãn hiệu được ưa chuộng lâu dài.

+ Quan hệ công chúng (PR): Là hình thức thông tin phi cá nhân nhằm đề cao hay bảo vệ một hình ảnh của một công ty hay những sản phẩm bằng cách khuếch trương những tin tức có ý nghĩa thương mại vềchúng.

Các phương tiện quan hệcông chúng:

- Bài viết trên báo chí, bài phát biểu.

- Hội thảo, các sựkiện đặc biệt.

- Quyên góp từthiện, tài trợ, bảo trợ.

- Cácấn phẩm, tạp chí doanh nghiệp.

- Quan hệcộng đồng.

Ưu điểm:

- Tạo nhận thức có lợi của công chúng về sản phẩm. Do họ cho rằng các bài phóng sự xác thực và đáng tin cậy hơn so với các hình thức quảng cáo cố định.

- Quan hệ công chúng có thể đến được với nhiều khách hàng là những người không chú ý tới quảng cáo hay nhân viên bán hàng.

Nhược điểm: Tốn kém, đôi khi lại giống quảng cáo, có thể kịch bản hóa sản phẩm hoặc kịch bản hóa doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

+ Bán hàng trực tiếp:Là việc nhân viên bán hàng của doanh nghiệp thực hiện trực tiếp việc bán hàng cho khách hàng.

Các phương tiện bán hàng cá nhân chủ yếu: Thuyết minh bán hàng, hội nghị bán hàng, hội chợ và trưng bày thương mại.

Ưu điểm:

- Nhân viên có thể quan sát được nhu cầu, đặc điểm của người đối thoại và họcó thể điều chỉnh một cách nhanh chóng cách thức bán hàng.

- Có thểxây dựng mối quan hệlâu dài và bảo đảm duy trì sự trung thành của khách hàng.

Nhược điểm: Chí phí cao, có thểgấp 3 lần quảng cáo. Việc duy trì nhân viên bán hàng cần có cam kết lâu dài.

+ Marketing trực tiếp:Là sửdụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo đểtác động đến một phản ứng đáp lại của khách hàng hay một giao dịch bất kỳ tại địa điểm nào. Marketing trực tiếp cốgắng kết hợp cả 3 yếu tố quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân để đi đến bán hàng trực tiếp không qua trung gian.

Các phương tiện Marketing trực tiếp chủyếu:

- Marketing bằng Catalogue, trên báo và tạp chí.

- Marketing bằng thư trực tiếp, qua điện thoại, qua truyền hình.

- Marketing bằng các máy bán hàng tự động.

Ưu điểm:

- Mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như lựa chọn và đặt hàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian.

- Cho phép lựa chọn khách hàng triển vọng kỹ hơn, giữ được bí mật cho hoạt động Marketing trước các đối thủcạnh tranh.

Nhược điểm: Chi phí lớn, hơn nữa để đảm bảo cho hoạt động này thành công thì doanh nghiệp phải có hệthống cơ sởhạtầng trang thiết bị về ánh sáng, nơi làm việc và đặc biệt là điện thoại, tin học phải thật tốt, hiện đại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.1.1.3.5. Chiến lược về con người

Con người là nhân tố không thể thiếu trong quát trình thực hiện chiến lược Marketing trong mỗi doanh nghiệp để đạt hiệu quảtốt nhất. Đối với đặc thù với ngành thương mại thì khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng của nhân viên kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Giúp cho khách hàng hiểu được chất lượng của sản phẩm như thếnào, giá cả, chức năng của sản phẩm, giá trị cảm nhận mà khách hàng sở hữu sản phẩm như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của họ. Mỗi khách hàng sẽchấp nhận mua sản phẩm khi đáp ứng được các lợi ích mà họ mong muốn, và lợi ích mong muốn này là khác nhau đối với từng khách hàng khác nhau, vì vậy mức độ hiểu biết tâm lý người tiêu dùng của con người trong sản phẩm dịch vụlà nhân tốvô cùng quan trọng để bán được hàng.

Bên cạnh những yếu tố như trình độ, nhận thức, nắm bắt tâm lý, thấu hiểu nhu cầu khách hàng là yếu tố quan trọng trong chiến lược về con người thì chiến lược Marketing-mix của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của hai yếu tốnữa là yếu tốvật chất và quy trình dịch vụ.

1.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược Marketing-mix 1.1.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tếcóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng. Kinh tếphát triển ổn định thì sẽlàm nhu cầu tăng lên. Doanh nghiệp cần chú ý đến thực trạng nền kinh tếvà xu hướng trong tương lai để có hướng đi phù hợp. Các nhân tốcần quan tâm như là:

+ Tình trạng của nền kinh tế: Chu kỳcủa nền kinh tế.

+ Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi; mức tăng GDP; tỷ suất GDP trên vốn đầu tư…

+ Lãi suất tác động đến mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp; Tỷgiá hối đoái có thểtạo ra những cơ hội tốt hay những nguy cơ cho doanh nghiệp; Tỷlệ lạm phát cóảnh hưởng mạnh đến doanh nghiệp nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bán với nước ngoài, là khả năng cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợcấp…

+ Cung cầu hàng hoá trên thị trường. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cảhàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thị trường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hóa giảm sẽkích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cầu hàng hóa tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngược lại sẽgâyảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá xã hội

Những lối sống tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới (sự giao thoa của các nền kinh tế) luôn là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp. Khi xây dựng chiến lược các doanh nghiệp cần phải tính đến những yếu tố:

+ Thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống, tỷlệkết hôn và sinh đẻ.

+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập.

+ Lối sống, học thức, các quan điểm vềthẩm mỹ, tâm lý sống.

+ Điều kiện sống. Sựxuất hiện của Hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích người tiêu dùng.

Môi trường chính trị và pháp luật

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phântích đểdựbáo mức độan toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư.

+ Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ hội đểkinh doanhổn định.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... các loại thuế và các lệ phí có thể tạo ra cơ hội hoặc khó khăn cho

doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

+ Các đạo luật: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật chống độc quyền, bán phá giá, luật lao động, quy chếtuyển dụng, đềbạt, chế độ hưu trí, trợcấp thất nghiệp.

+ Các chính sách: Chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sáchđiều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

Môi trường tự nhiên

Sản xuất càng phát triển thì các ảnh hưởng tới tựnhiên càng nhiều, và ngược lại những biến đổi trong môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sản phẩm các công ty sản xuất và đưa ra thịtrường. Nạn khan hiếm tài nguyên: dầu mỏ, vàng… dẫn đến việc biến động giá vàng, giá dầu mỏrõ ràng đãảnh hưởng sâu sắc tới các nền kinh tế.

Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm tiếng ồn...

đang là vấn nạn của thếgiới và các tổchức bảo vệ môi trường đang hoạt động tích cực để hạn chếtình trạng này. Bài học Vedan ở Việt nam cho ta thấy rõ một sản phẩm có thểbị người tiêu dùng lên án và tẩy chay khi nó góp phần làm ô nhiễm môi trường. Sự can thiệp của nhà nước vào việc sự dụng và tái chế tài nguyên, các nhóm dư luận xã hội luôn tạo áp lực đòi hòi nhà nước và các cơ quan quản lí kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc khai thác tà nguyên, tái chế nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Ngày nay hiếm có doanh nghiệp nào dám công khai thoái thác các trách nhiệm này.

Môi trường khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học kỹthuật và công nghệcóảnh hưởng to lớn tới sản xuất, kinh doanh và cảsựtiêu thụ. Các phát minh mới, các tiến bộ của khoa học kỹthuật sẽlàm ra các sản phẩm mới, đồng thời làm nảy sinh các nhu cầu mới và làm triệt tiêu các công nghệcũ hay nhu cầu cũ.

Khoa học kỹthuật và công nghệ cũng giúp chúng ta khám phá các khả năng vô tận như: công nghệsinh học, robot, nghiên cứu vũ trụ…. Ngày nay, đểthành công, các công ty phải không ngừng đầu tư cho R&D ( Research and Development: Nghiên cứu và Phát triển) đểphát minh hay tiếp cận và vận dụng các công nghệvà kỹthuật mới để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

1.1.2.2. Môi trường vi mô

Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn đó là sức mạnh của doanh nghiệp (Buôn tài không bằng dài vốn).

Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quảcác nguồn vốn trong kinh doanh đềuảnh hưởng đến hoạt động bán hàng.

Một doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh thì khả năng mở rộng kinh doanh cao, muốn tăng khả năng bán hàng thì phải có tiền để đầu tư vào các khâu, các công việc mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược phát triển của mình.

Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: nhà xưởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v… Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng vềcác nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủcạnh tranh trong ngành.

Những môi giới trung gian

Những môi giới trung gian: Những môi giới trung gian bao gồm những cá nhân hay doanh nghiệp hỗtrợ cho việc phân phối, tiêu thụ, quảng bá hàng hóa/dịch vụ cho thị trường.

Họbao gồm:

+ Môi giới thương mại: Là những cá nhân hay doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, tìm kiếm và/hoặc trực tiếp bán sản phẩm.

+ Môi giới lưu thông hàng hóa: Các cá nhân hay tổ chức giúp lưu thông hàng hóa, vận chuyển từ nơi dự trữtới nơi cần thiết. Các môi giới này có tác dụng trong việc bảo đảm sự an toàn, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp lựa chọn các môi giới tốt.

+ Môi giới dịch vụMarketing: Các cá nhân và tổchức cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn marketing… giúp công ty có các định hướng tốt hơn và quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm của mình.

+ Những môi giới tổ chức tín dụng - tài chính: Các tổ chức hỗ trợ đầu tư, các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm… nhằm hỗ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trợ công ty
(37)

đầu tư và/bảo hiểm chống lại các rủi ro liên quan tới việc mua bán hàng hóa.

Các môi giới nàyảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói chung, các môi giới trung gian này ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm, cụ thểlàảnh hưởng tới giá bán lẻ, hìnhảnh thương hiệu, uy tín công ty, t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước, có một phần hợp ly cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy cao độ nội lực (vốn, khả năng thiết kế chế

Những chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh đặc biệt là chiến lược marketing mix sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra

Quảng cáo thực chất là hoạt động sử dụng các phương tiện thị thông tin đại chúng mà công ty thực hiện để giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình cho thị trường, khách hàng

Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện chính sách Marketing–Mix cho sản phẩm Gas Petrolimex của Công Ty Xăng Dầu Thừa Thiên Huế &#34; giai đoạn 2014-2016 được thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế.. cứu khách hàng và người tiêu thụ, ấn định và kiểm soát giá bán, lực chọn các phương pháp và công nghệ bán thích hợp, tổ chức lực lượng

Để có thể đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường được hiệu quả, ngoài việc tác động đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm làm tăng nhu cầu

Bên Nợ: Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng

Theo Krippendoir: “Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục