• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Nguyễn Phương Thảo*

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tình hình tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại, cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế, phân tích tình hình tài chính được nhiều đối tượng khác nhau quan tâm như các nhà quản trị, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức tín dụng, người lao động. Muốn phân tích tài chính tốt, cung cấp các thông tin đáng tin cậy thì các Doanh nghiệp phải chú trọng đến nội dung phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình. Bài viết dưới đây đề cập các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Từ khóa: Tài chính, nội dung phân tích hình tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn. [2]

Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp [2] hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà

*Tel: 0977 008770, Email: phuongthao.tcnh85@gmail.com

quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau.

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ doanh nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính. Xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính bao gồm những nội dung chủ

(2)

yếu sau [2] [4].:

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN + Phân tích cấu trúc tài chính;

+ Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán;

+ Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động KD;

+ Phân tích rủi ro tài chính;

Tổng quan về công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO)

Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên hoạt động theo mô hình cổ phần từ ngày 01/7/2009, tiền thân là Công ty Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, được khởi công xây dựng từ năm 1959, là khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của TISCO ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, TISCO không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn/năm, hệ thống phân phối sản phẩm rộng với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, và mạng lưới các nhà phân phối tại các tỉnh và thành phố trong cả nước.

THỰC TRẠNG VỀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Qua quá trình khảo sát thực tế tại doanh nghiệp tôi thấy công ty tiến hành phân tích các nội dung chủ yếu sau:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính [1] của TISCO được bộ phận phân tích thực hiện chủ yếu dựa trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung phân tích chủ yếu là so sánh sự biến động của một số khoản mục cơ bản phần tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận. Từ đó, đánh giá quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, xác định nguyên nhân sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Giúp cho người sử dụng bản báo cáo biết được tình hình tài chính của Công ty là khả quan hay không khả quan với các số liệu ở bảng 1 và bảng 2.

Bộ phận phân tích của công ty nhận định kết quả kinh doanh này chủ yếu do sự gia tăng doanh thu thuần của công ty đặc biệt là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có xu hướng gia tăng trong những năm qua.

Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.

Để đánh giá được khả năng thanh toán, công ty đã sử dụng các chỉ tiêu như khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời cụ thể năm 2015 khả năng thanh toán hiện thời là 0,7 lần, năm 2016 là 0,93 lần, năm 2017 là 0,93 lần. Khả năng thanh toán nhanh năm 2015 là 0,28 lần, năm 2016 tăng lên 0,38 lần, năm 2017 là 0,45 lần. Hai hệ số này của công ty đều nhỏ hơn 1, điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty không cao [1].

Phân tích khả năng hoạt động

Để phân tích năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty, nhóm phân tích cũng tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản bằng cách so sánh các chỉ tiêu này về cả số tuyệt đối và số tương đối. Qua nghiên cứu thấy với chỉ tiêu Vòng quay hàng tồn kho của đơn vị giảm dần qua các năm, năm 2015 là 4,66 lần, năm 2016 là 3,76 lần, năm 2017 là 3,51 lần, điều này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm, hoạt động tiêu thụ ngày càng khó khăn.

Bên cạnh đó vòng quay tổng tài sản của Công ty đạt ở mức thấp (<1) và duy trì và duy trì cố định trong 3 năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty còn kém, cụ thể năm 2015 là 0,76 lần, năm 2016 là 0,77 lần năm 2017 là 0,77 lần.

Phân tích khả năng sinh lời

Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, bộ phận phân tích của Công ty sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Cán bộ phân tích cho biết hiệu quả hoạt động của Công ty còn khá thấp, mặc dù có sinh lời nhưng khả năng sinh lợi của vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn nhỏ. Cụ thể chỉ tiêu ROS năm 2016 là 0,76% năm 2017 tăng lên 2,4%, chỉ tiêu ROA năm 2016 0,59% năm 2017 tăng lên 1,86%, chỉ tiêu ROE năm 2016 là 2,82% năm 2017 tăng lên 7, 64%.

(3)

Bảng 1. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- %

TSNH 2.692.477 28,32 3.953.859 35,95 4.155.218 37,27 1.261.382 46,85 201.359 5,09

TSDH 6.815.057 71,68 7.044.852 64,05 6.992.259 62,73 229.795 3,37 -52.593 -0,75

Tổng tài sản 9.507.535 100 10.998.711 100 11.147.477 100 1.491.176 15,68 148.766 1,35

Nợ phải trả 7.769.961 81,72 8.398.885 76,36 8.362.420 75,016 628.924 8,09 -36.465 -0,43

Vốn CSH 1.663.641 17,50 2.599.825 23,64 2.785.057 24,984 936.184 56,27 185.232 7,12

Tổng NV 9.507.535 100,00 10.998.711 100,00 11.147.477 100,000 1.491.176 15,68 148.766 1,35

(Nguồn: Phòng Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê) Bảng 2. Trích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Doanh Thu Thuần 6.848.195 7.899.337 8.578.150 1.051.142 15,35 678.813 8,59

Lợi Nhuận Gộp 529.301 548.010 705.808 18.709 3,53 157.798 28,79

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -81.976 63.326 204.669 145.302 (177,25) 141.343 223,20

Lợi nhuận khác 2.931 -3.199 5.509 (6.130) (209,14) 8.708 (272,21)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -78.901 60.128 210.177 139.029 176,21 150.049 249,55

Tổng lợi nhuận sau thuế 60.128 205.818 145.690 242,30

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê)

(4)

Bảng 3. Khái quát tình hình tài sản của công ty (Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- %

A - TS NGẮN HẠN 2.692.477 28,32 3.953.859 35,95 4.155.218 37,27 1.261.382 46,85 201.359 5,09

I. Tiền và các khoản TĐTiền 99.200 3,68 88.953 2,25 53.911 1,30 -10.247 -10,33 -35.042 -39,39

II. Các khoản đầu tư TCNH 0 - 1.000.000 25,29 1.000.000 24,07 1.000.000 0 0,00

III. Các khoản phải thu NH 926.137 34,40 504.184 12,75 897.485 21,60 -421.953 -45,56 393.301 78,01

IV. Hàng tồn kho 1.596.321 59,29 2.318.180 58,63 2.170.114 52,23 721.859 45,22 -148.066 -6,39

V. Tài sản ngắn hạn khác 70.817 2,63 42.541 1,08 33.707 0,81 -28.276 -39,93 -8.834 -20,77

B - TS DÀI HẠN 6.815.057 71,68 7.044.852 64,05 6.992.259 62,73 229.795 3,37 -52.593 -0,75

I- Các khoản phải thu dài hạn 0 - 123.728 1,76 104.602 1,50 123.728 -19.126 -15,46

II. TSCĐ 6.587.064 96,65 2.174.674 30,87 2.049.531 29,31 - 4.412.390 -66,99 -125.143 -5,75

III. TS dở dang dài hạn 0 - 4.532.496 - 4.665.496 - 4.532.496 133.000 2,93

IV. Đầu tư tài chính dài hạn 22.904 - 17.980 64,34 18.533 66,72 -4.924 -21,50 553 3,08

V. TS dài hạn khác 205.088 0,34 195.972 0,26 154.094 0,27 -9.116 -4,44 -41.878 -21,37

TỔNG TÀI SẢN 9.507.535 100,00 10.998.711 100,00 11.147.477 100,00 1.491.176 15,68 148.766 1,35 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê) Bảng 4. Khái quát tình hình nguồn vốn của Công ty (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- %

A - NỢ PHẢI TRẢ 7.769.961 81,72 8.398.885 76,36 8.362.420 75,02 628.924 8,09 -36.465 -0,43

I. Nợ ngắn hạn 3.861.735 49,70 4.258.077 50,70 4.446.244 53,17 396.342 10,26 188.167 4,42

1. Vay và nợ ngắn hạn 1.868.128 48,38 3.008.213 70,65 2.823.055 63,49 1.140.085 61,03 -185.158 -6,16

2. Phải trả người bán 1.095.503 28,37 580.378 13,63 773.176 17,39 -515.125 -47,02 192.798 33,22

3. Người mua trả tiền trước 20.602 0,53 27.827 0,65 251.319 5,65 7.225 35,07 223.492 803,15

4. Thuế và các khoản phải nộp NN 99.974 2,59 28.500 0,67 44.151 0,99 -71.474 -71,49 15.651 54,92

5. Phải trả người lao động 88.905 2,30 94.872 2,23 181.589 4,08 5.967 6,71 86.717 91,40

6. Chi phí phải trả 146.314 3,79 14.294 0,34 12.291 0,28 -132.020 -90,23 -2.003 -14,01

7. Các khoản PT,PN NH khác 542.309 14,04 449761 10,56 304.174 6,84 -92.548 -17,07 -145.587 -32,37

8. Dự phòng phải trả ngắn hạn - 174 0,00 4.360 0,10 174 4.186 2405,75

9. Khen thưởng phúc lợi 57.640 1,49 53.969 1,27 52.125 1,17 -3.671 -6,37 -1.844 -3,42

II. Nợ dài hạn 3.908.226 50,30 4.140.808 49,30 3.916.175 46,83 232.582 5,95 -224.633 -5,42

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.663.641 17,50 2.599.825 23,64 2.785.057 24,98 936.184 56,27 185.232 7,12

I. Vốn chủ sở hữu 1.663.641 100,00 2.599.825 100,00 2.785.057 100,00 936.184 56,27 185.232 7,12

TỔNG NGUỒN VỐN 9.507.535 100,00 10.998.711 100,00 11.147.477 100,00 1.491.176 15,68 148.766 1,35 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê)

(5)

Phân tích tình hình đầu tư, cơ cấu tài chính và mức độ rủi ro của công ty[1].

Qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy Công ty chưa thực hiện phân tích những nội dung này.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN Nội dung phân tích là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính. Nội dung phân tích tài chính của Công ty cũng đã đề cập đến một số khía cạnh cơ bản về tình hình tài chính nhưng vẫn chưa đầy đủ. Nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính, tác giả xin đề xuất một số nội dung phân tích sau:

Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn

Bước đầu tiên của quá trình phân tích tài chính tại doanh nghiệp là đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu đặc trưng. Như đã trình bày ở phần thực trạng, Công ty đã tiến hành phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của đơn vị mình chủ yếu dựa trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung phân tích chủ yếu là so sánh sự biến động của một số khoản mục cơ bản phần tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận nhưng vẫn chưa đầy đủ, tác giả xin đưa ra nội dung phân tích cụ thể như sau:

* Phân tích khái quát tình hình tài sản

Qua nghiên cứu bảng 6 tổng hợp sự biến động tài sản của Công ty ta có thể thấy được khái quát phần nào cơ cấu tài sản và sự biến động của các chỉ tiêu này qua các năm.

Qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy Công ty chưa thực hiện phân tích những nội dung này.

* Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn Trong chỉ tiêu vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chính (chiếm 100%). Nguyên nhân do Công ty gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức khác nhau.

Nhìn chung về cơ cấu vốn của Công ty đã bắt đầu có biểu hiện hợp lý khi giảm dần việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là cơ cấu cân bằng giữa vay ngắn hạn và vay dài hạn. Điều này sẽ làm giảm mức độ rủi ro nếu như nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả.

Hoàn thiện phân tích khái quát kết quả KD Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của công ty tác giả tiến hành lập và phân tích Bảng đánh giá khái quát Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty với các chỉ tiêu: Doanh thu thuần, giá vốn hàng Bán, lợi nhuận gộp, chi phí hoạt động, chi phí tài chính, chi phí bán hàng…

Bảng 5. Đánh giá khái quát Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Doanh Thu Thuần 6.848.195 7.899.337 8.578.150 1.051.142 5,35 678.813 8,59 Giá Vốn Hàng Bán 6.318.894 7.351.327 7.872.342 1.032.433 6,34 521.015 7,09 Lợi Nhuận Gộp 529.301 548.010 705.808 18.709 3,53 157.798 28,79 Chi phí tài chính 304.013 307.525 251.318 3.512 1,16 -56.207 -18,28 Chi phí bán hàng 84.640 54.926 46.823 -29.714 -35,11 -8.103 -14,75 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 229.656 170.212 268.763 -59.444 -25,88

98.551 57,90 Tổng Chi phí hoạt động 618.309 532.663 566.904 -85.646 -13,85 34.241 6,43 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh -81.976 63.326 204.669 145.302 -

177,25 141.343

223,20 Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế -78.901 60.128 210.177 139.029

176,21 150.049

249,55 Tổng lợi nhuận sau thuế 60.128 205.818 145.690 242,30 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê cung cấp. tính toán của tác giả)

(6)

Năm 2016 và năm 2017 các khoản chi phí của Công ty có xu hướng giảm, lợi nhuận có xu hướng tăng, như vậy Công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí trong quản lý.

Hoàn thiện phân tích khả năng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn luôn phát sinh việc thu, chi và thanh toán. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực trạng tài chính của đơn vị.

Để phân tích khả năng thanh toán ngoài các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời, Công ty nên bổ sung phân tích thêm một số nội dung như phân tích các khoản phải thu, phân tích các khoản phải trả, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời. Cụ thể chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát năm 2015 là 1,22 tức là 1 đồng vốn vay được đảm bảo bởi 1,22 đồng tài sản. Năm 2017 thì chỉ tiêu này tăng lên 1,333. Mặc dù xét về mặt tổng quát tổng tài sản của Công ty vẫn đủ trả nợ nhưng chỉ tiêu này quá thấp nên khả năng thanh toán của Công ty có những biểu hiện không tốt.

Hoàn thiện phân tích khả năng hoạt động Khi đánh giá năng lực hoạt động của công ty, nhóm phân tích chỉ chú trọng đến hai chỉ tiêu đó là vòng quay tổng tài sản và vòng quay hàng tồn kho. Để thấy rõ hơn về khả năng sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, tác giả

xin đề xuất với công ty phân tích thêm các chỉ tiêu ở bảng 6.

Nhìn chung Công ty hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên các chỉ tiêu quá thấp hoặc quá cao so với mức trung bình nên Công ty cần xem xét để điều chỉnh kịp thời nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

Hoàn thiện phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính

Qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy Công ty chưa thực hiện phân tích hình đầu tư và cơ cấu tài chính. Do đó để đánh giá về tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính của Công ty một cách chính xác tác giả đề xuất nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu sau: Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản, Tài sản dài hạn/Tổng tài sản, Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn. Ví dụ tác giả đã nghiên cứu và phân tích về tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong Công ty:

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty (năm 2017 vốn chủ sở hữu chiếm 25% tổng nguồn vốn), do vậy tỷ suất tự tài trợ thấp dẫn tới khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty là không được tốt, Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ suất tài trợ. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, một mặt Công ty phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh hiện có của Công ty.

Bảng 6. Tổng hợp chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017

1 Vòng quay các khoản phải trả Lần 0,94 0,98 1,02 2 Kỳ phải trả bình quân Ngày 384,98 368,44 351,71 3 Vòng quay các khoản phải thu Lần 10,86 10,17 10,53 4 Vòng quay hàng tồn kho Lần 4,66 3,76 3,51 5 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 77,25 95,85 102,62 6 Vòng quay vốn lưu động Lần 3,07 2,38 2,12 7 Kỳ luân chuyển vốn lưu động Ngày 117,35 151,45 170,16 8 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 1,00 1,14 1,22 9 Vòng quay tổng tài sản Lần 0,76 0,77 0,77 10 Vòng quay vốn chủ sở hữu Lần 4,25 3,71 3,19 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê cung cấp. tính toán của tác giả)

(7)

Bảng 7. Tổng hợp chỉ tiêu khả năng sinh lời

Năm Chỉ tiêu khả năng sinh lời (ĐVT: %)

Tỷ lệ lãi từ HĐKD Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ EBIT ROAE ROS ROA ROE

2015 1,20 7,73 2,76 2,09

2016 0,80 6,94 4,08 3,15 0,76 0,59 2,82

2017 2,39 8,23 5,37 4,16 2,40 1,86 7,64

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê cung cấp, tính toán của tác giả Hoàn thiện phân tích khả năng sinh lời [4]

Để đánh giá khả năng này, Công ty chỉ sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên việc phân tích chỉ mang tính tổng thể, chưa chi tiết, nên phân tích một số khả năng sinh lời như bảng 4. Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của Công ty cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty còn khá thấp, mặc dù có sinh lời nhưng khả năng sinh lợi của vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn nhỏ.

Hoàn thiện phân tích mức độ rủi ro của công ty [4]

Qua tìm hiểu thực tế, Công ty chưa tính toán các chỉ tiêu liên quan đến mức độ rủi ro về tài chính. Để đánh giá mức độ rủi ro mà công ty đang gánh chịu, ta đi phân tích chỉ tiêu DFL.

Cụ thể trong đòn bẩy tài chính trong năm 2015, là – 2,4, tức là khi EBIT thay đổi 1%

thì ROE sẽ giảm xuống 2,4%, khuyếch đại âm, điều đó chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của công ty là không hợp lý, công ty phải gánh chịu rủi ro tài chính do sử dụng nợ vay. Năm 2016 ta thấy độ lớn của đòn bẩy tài chính của

Công ty đạt 5,37 lần, năm 2017 là 2,19 lần, tỷ lệ này giảm so với năm 2016 là 59,15%.

Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty tăng và mức độ rủi ro tài chính giảm.

KẾT LUẬN

Với ý nghĩa quan trọng của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và trên cơ sở nghiên cứu hoạt động phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính để Công ty có cái nhìn rõ nét, sâu sắc hơn về tình hình tài chính của mình và đưa ra các quyết định đem lại hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2015), (2016), (2017), Báo cáo tài chính

2. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê

3. PGS. TS. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo Tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo Tài chính, Nxb Tài chính.

4. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính.

(8)

SUMMARY

SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE ANALYSIS OF FINANCIAL SITUATION IN THAI NGUYEN STEEL JOINT STOCK COMPANY

Nguyen Phuong Thao* College of Economics Engineering - TNU

The financial position of a good or a bad company, good or bad, clearly reflects the quality of all the activities that the business has conducted. Based on the analysis of the financial situation, information users can know the specific financial status as well as the development trend of the business in terms of financial security, level of independence. Key policies, capital mobilization and use, situation and solvency. At the same time, through the review of the current financial situation, it is possible to forecast key financial indicators in the future, forecasting the advantages or disadvantages that enterprises may encounter. Therefore, the analysis of the financial situation is concerned with many different subjects such as managers, investors, state management agencies, credit institutions, laborers. For good financial analysis, providing reliable information, enterprises must pay attention to analyzing the financial situation of their enterprises. The article below deals with solutions to improve the financial analysis in Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company.

Keywords: finance, financial analysis, solvency, profitability, Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company

Ngày nhận bài: 20/8/2018; Ngày phản biện: 04/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua các bước phân tích ở trên, các yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, giá cả, chuẩn mức chủ quan thực sự ảnh hưởng đến quyết định liệu rằng một người tiêu dùng có

Trong vai trò là một doanh nghiệp sản xuất, chất lượng là yếu tố hàng đầu đối với doanh nghiệp, Công ty luôn nỗ lực không ngừng học hỏi, áp dụng những

Các nhà lãnh đạo phải là người đưa ra phương hướng hành động hoặc sự hỗ trợ hoặc cả hai để đảm bảo rằng mục tiêu của cá nhân phù hợp với các mục tiêu tổng

Mô hình đề xuất ban đầu với 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc với 27 biến quan sát để đo lường ảnh hưởng của những yếu tố này đến sự hài lòng trong

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

- Tuyển dụng được những người thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị mà tổ chức theo đuổi, phù hợp với khả năng