• Không có kết quả nào được tìm thấy

NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7

Bài 43: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU I. Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng

1.Tiêu hóa:

Hệ tiêu hóa có ống tiêu hóa phân hóa, tốc độ tiêu hóa cao.

2 .Tuần hoàn:

- Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

- Máu nuôi cơ thể giàu ôxi (máu đỏ tươi).

3. Hô hấp :

Hệ hô hấp: phổi có mạng ống khí thông với hệ thống túi khí, tăng bề mặt trao đổi khí.

4. Bài tiết và hệ sinh dục : - Hệ bài tiết :

+ Có thận sau, không có bóng đái, nước tiểu đặc thải ra ngoài cùng với phân.

- Hệ sinh dục : + Thụ tinh trong.

+ Con cái : buồng trứng bên trái phát triển.

II. Tìm hiểu thần kinh và giác quan

- Bộ não phát triển : Não trước lớn, tiểu não có nhiều nếp nhăn, não giữa có 2 thùy thị giác.

- Giác quan : mắt tinh, có mi thứ 3 mỏng, tai có ống tai ngoài.

Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM I.Tìm hiểu sự đa dạng lớp chim

1. Nhóm chim chạy:

Sống ở sa mạc, thảo nguyên.

Cánh ngắn, yếu, chân cao to khoẻ, có 2-3 ngón chân.

2. Nhóm chim bơi:

- Thường sống ở ven biển Nam bán cầu.

- Cánh dài khỏe,cơ ngực phát triển, chân ngắn, có 4 ngón, giữa các ngón có màng bơi.

3. Nhóm chim bay:

Nhóm chim bay rất đa dạng chia làm 4 bộ: Bộ ngỗng, bộ gà, bộ chim ưng, bộ cú.

* Kết luận :

- Lớp chim rất đa dạng : số lượng loài nhiều, chia làm 3 nhóm : chim chạy, chim bơi, chim bay.

- Lối sống và môi trường sống phong phú.

II.Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp chim - Mình có lông vũ bao phủ.

- Chi trước biến đổi thành cánh.

- Mỏ có chất sừng cứng.

- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.

- Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ nhiệt độ của chim bố, mẹ.

(2)

- Là động vật hằng nhiệt.

III.Tìm hiểu vai trò của lớp chim - Lợi ích :

+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.

+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.

+ Giúp phát tán cây rừng.

- Có hại :

+ Ăn quả, ăn hạt, ăn cá,...

+ Là động vật trung gian truyền bệnh.

Bài 46: THỎ I. Đời sống:

- Đời sống:

+ Thỏ sống ở ven rừng, bụi rậm, có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻ thù.

+ Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm thức ăn về chiều hoặc đêm.

+ Là động vật hằng nhiệt.

- Sinh sản:

+ Con đực có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ con.

+ Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.

+ Đẻ con có nhau thai (thai sinh).

+ Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển:

1) Cấu tạo ngoài:

- Cơ thể phủ bộ lông mao dầy xốp.

- Chi trước ngắn, chi sau dài, khỏe, có vuốt.

- Có mũi tinh và lông xúc giác.

- Tai rất thính, có vành tai lớn cử động.

- Mắt có mi, cử động được.

2) Di chuyển:

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân.

Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ I. Bộ xương và hệ cơ:

1) Bộ xương:

- Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và định hình vận động của cơ thể.

2) Hệ cơ:

- Hệ cơ xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành 2 khoang (khoang ngực, khoang bụng) tham gia vào hô hấp.

II. Các cơ quan dinh dưỡng:

1) Hệ tiêu hóa:

- Thỏ ăn thực vật.

- Có răng cửa sắc, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh.

(3)

- Ống tiêu hóa có thêm manh tràng (ruột tịt) tiêu hóa xenlulôzơ.

2) Tuần hoàn và hô hấp:

- Hệ tuần hoàn thỏ có tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể đảm bảo được sự trao đổi chất mạnh ở thỏ.

- Phổi lớn có túi phế nang và nang mao mạch dày đặc bao quanh.

- Sự thông khí phổi được thực hiện nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

3) Bài tiết:

- Gồm đôi thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất.

II. Thần kinh và giác quan:

- Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác.

+ BCN phát triển rất lớn trung ương các phản xạ.

+ Tiểu não lớn, có nhiều nếp gấp liên quan đến các cử động phức tạp.

- Giác quan: thỏ có khứu giác, thính giác và xúc giác rất phát triển.

Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ –BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI - Trên thế giới, lớp Thú có khoảng 4.600 loài, chia làm 26 bộ.

- Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.

- Lớp Thú:

+ Thú đẻ trứng: bộ Thú huyệt.

+ Thú đẻ con: bộ Thú túi, các bộ thú còn lại I. Bộ thú huyệt:

- Đại diện: thú mỏ vịt.

+ Có lông mao dày, chân có màng bơi.

+ Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa.

II. Bộ thú túi:

- Đại diện: Kanguru.

+ Chi sau dài, khỏe, đuôi dài.

+ Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú.

Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TIẾP THEO)-BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI I. Tìm hiểu Bộ Dơi.

- Đại diện: Dơi.

- Thích nghi với đời sống bay:

+ Chi trước biến thành cánh da. Cánh da là 1 màng da rộng phủ lông mao.

+ Chi sau (chân): yếu, đuôi ngắn, thân ngắn, bộ răng nhọn.

+ Ăn sâu bọ, kiếm ăn vào sẩm tối hoặc ban đêm.

II. Tìm hiểu Bộ Cá voi.

- Đại diện: cá voi xanh, cá heo.

- Sống ở nước:

+ Chi trước biến thành vây bơi.

+ Thân hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày.

+ Chi sau tiêu giảm.

+ Vây đuôi nằm ngang.

+ Không có răng, hàm có nhiều tấm sừng.

+ Ăn: tôm, cá, ĐV nhỏ.

(4)

Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TIẾP THEO) -BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT

I. Tìm hiểu Bộ Ăn sâu bọ.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi.

- Mõm dài.

- Răng nhọn.

- Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe để đào hang.

- Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, lông xúc giác dài.

II. Tìm hiểu Bộ Ăn thịt.

- Đại diện: hổ, báo, gấu.

- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn, sắc  róc xương.

- Răng nanh dài, nhọn, lớn  xé mồi.

- Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc  cắt nghiền mồi.

- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm.

Câu hỏi:

1. Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa, tuần hoàn , hô hấp, bài tiết và sinh dục của chim bồ câu?

2. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp chim?

3. Đặc điểm đời sống và cấu tạo ngoài của thỏ?

4. Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa, tuần hoàn , hô hấp, bài tiết của thỏ?

5. Đại diện và đặc điểm cấu tạo của bộ thú huyệt và bộ thú túi?

6. Đại diện và đặc điểm cấu tạo của bộ dơi và bộ cá voi?

7. Đại diện và đặc điểm cấu tạo của bộ ăn sâu bọ?

8. Cấu tạo bộ răng của bộ thú ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt?

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp chim đa dạng được thể hiện qua những đặc điểm: Số lượng loài, môi trường sống, kích thước cơ thể... Dựa vào kiểu di chuyển có thể chia

Tiết 14–Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN.. Giun kim sống

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển

Bên cạnh những đặc điểm chung, từng loài lưỡng cư cũng có những đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính khác nhau tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và tập

Lược đồ sông ngòi để nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông ở nước ta như sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Cả, sông

Đặc biệt ống nhựa mủ có mặt ở cả trong thân, rễ và lá, số lượng ống nhiều, thường tạo thành vòng xung quanh thân và rễ, kích thước ống nhựa mủ lớn.. Đất trồng là đất

Trình bày phân loại bệnh nguyên bào nuôi trong chửa đẻ và mô tả đặc điểm hình thái học của ung thư biểu mô màng

Tầm quan trọng thực tiễn Tên các loài 1.. Có giá trị xuất