• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ Ý ĐỊNH CHUYỂN NGÀNH CỦA SINH VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH COVID-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ Ý ĐỊNH CHUYỂN NGÀNH CỦA SINH VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH COVID-19"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LEARNING MOTIVATION AND INTENTION TO CHANGE MAJORS OF TOURISM STUDENTS IN THE CONTEXT OF COVID-19

Le Thai Phuong*

Da Nang Architecture University, Viet Nam

ARTICLE INFO ABSTRACT

Received: 07/01/2022 This study aims to understand learning motivation and intention to change majors of tourism students in the context of COVID-19. The survey results of 620 students from 7 universities in Da Nang show that learning motivation in the current context is quite high, but there is a slight decrease compared to the period before COVID-19; 23.2% of students have ever intended to change majors due to the impact of COVID-19 with 4 main reasons: bad awareness about the epidemic situation; anxiety about future jobs in the tourism industry; teaching activities in the context of COVID-19 and students' personal factors.

The intention to change majors has impacted on students' learning motivation, making learning motivation reduced. In order to improve learning motivation and reduce the intention to change majors of tourism students, the study proposes a number of solutions for universities in 3 aspects: (1) communication and career orientation; (2) quality online teaching; (3) the attention of universities and lecturers to the students.

Revised: 12/5/2022 Published: 12/5/2022

KEYWORDS Learning motivation Intention to change majors Student

Tourism COVID-19

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ Ý ĐỊNH CHUYỂN NGÀNH CỦA SINH VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH COVID-19

Lê Thái Phượng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Việt Nam

THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT

Ngày nhận bài: 07/01/2022 Nghiên cứu nhằm tìm hiểu động cơ học tập và ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch trong bối cảnh COVID-19. Kết quả khảo sát 620 sinh viên của 7 trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy động cơ học tập của sinh viên du lịch trong bối cảnh hiện nay khá cao nhưng có sự giảm nhẹ so với giai đoạn trước khi COVID-19 xảy ra; 23,2% sinh viên đã từng có ý định chuyển ngành do tác động của COVID-19 với 4 lý do chính là nhận thức không tốt về tình hình dịch bệnh, sự lo lắng cho công việc trong ngành du lịch ở tương lai, hoạt động dạy học trong bối cảnh COVID-19 và yếu tố cá nhân của sinh viên. Ý định chuyển ngành đã tác động đến động cơ học tập của sinh viên, làm cho động cơ học tập của sinh viên bị giảm sút. Để nâng cao động cơ học tập và giảm ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đối với các trường đại học ở 3 khía cạnh: (1) công tác truyền thông và định hướng nghề nghiệp; (2) chất lượng giảng dạy trực tuyến; (3) sự quan tâm của nhà trường và giảng viên đối với sinh viên.

Ngày hoàn thiện: 12/5/2022 Ngày đăng: 12/5/2022

TỪ KHÓA Động cơ học tập Ý định chuyển ngành Sinh viên

Du lịch COVID-19

DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5438

*Email:phuonglt@dau.edu.vn

(2)

1. Đặt vấn đề

COVID-19 là hội chứng hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, được phát hiện đầu tiên từ Vũ Hán, Trung Quốc. COVID-19 đã bước sang năm thứ ba và vẫn đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần của con người. Theo kết quả khảo sát về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực hiện bởi UNICEF và Gallup, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-24 được khảo sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như không có hứng thú làm bất cứ việc gì [1]. Các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đề cập đến nỗi sợ hãi, hoảng loạn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng do COVID-19 gây ra ở nhiều bài viết [2]-[5].

Đối với lĩnh vực giáo dục, mô hình học trực tuyến được thay thế cho mô hình học truyền thống để duy trì việc học trong bối cảnh COVID-19. Sinh viên, giảng viên và nhà trường đều gặp nhiều khó khăn bởi những thay đổi về hệ thống học tập, phương pháp học tập, môi trường học tập… Kết quả khảo sát 15.125 sinh viên tại Hà Lan cho thấy so với học truyền thống thì học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn và động cơ học tập (ĐCHT) của sinh viên bị giảm xuống [6]. Điều này được phản ánh qua việc đầu tư thời gian thấp hơn; sự tham gia của sinh viên vào bài giảng và các cuộc thảo luận nhóm ít hơn; số giờ học trung bình của sinh viên giảm. Nội dung liên quan đến ĐCHT của sinh viên cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [7]-[11].

Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá ĐCHT và tìm ra các nhân tố tác động đến ĐCHT của sinh viên nói chung, chưa có sự phân tích ĐCHT theo từng nhóm ngành. Chính vì vậy, nghiên cứu này đi sâu vào phân tích ĐCHT của sinh viên ngành du lịch. Có thể nói so với nhiều ngành khác thì sinh viên ngành du lịch bị tác động kép từ đại dịch COVID-19. Ngoài những khó khăn do mô hình học tập thay đổi, tâm lý của sinh viên du lịch còn bị tác động nặng nề bởi sự giảm sút của các doanh nghiệp du lịch và thị trường lao động ngành du lịch. Báo cáo “COVID-19 và việc làm trong ngành du lịch tại khu vực Châu Á–Thái Bình Dương” của TLO cho thấy có 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch bị tổn thất do COVID-19 (số liệu thống kê của 5 quốc gia là Brunei Darussalam, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) [12]. Tại Đà Nẵng, Cục Thống kê thành phố cho biết trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và lao động ngành du lịch, cụ thể: 295/310 doanh nghiệp lữ hành, 16 khu điểm du lịch, 931/1.231 cơ sở lưu trú, khách sạn, 330/350 đơn vị xe vận chuyển, 19 đơn vị vận chuyển du lịch đường thủy tạm ngừng hoạt động;

số lao động tạm hoãn hợp đồng lao động là 12.029 người, chấm dứt hợp đồng lao động là 26.614 người [13].

Theo kết quả khảo sát 966 sinh viên tại 8 trường Đại học ở Việt Nam vào năm 2019 thì ĐCHT của sinh viên Việt Nam hiện nay khá thấp, sinh viên còn mơ hồ, chưa dành nhiều thời gian cho việc học tập; mặc dù, sinh viên có mong muốn và sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được kết quả cao nhất, song nhìn vào kết quả khảo sát với tỷ lệ tự học, tự nghiên cứu mà trung bình mỗi sinh viên đầu tư cho sự nghiệp học tập và nghiên cứu tại các trường đại học còn quá thấp [14].

Trong khi đó, ĐCHT là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó [15]; là yếu tố định hướng, kích thích hoạt động học tập của sinh viên [16]. Trong bối cảnh COVID-19, ĐCHT càng thể hiện vai trò quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời 3 câu hỏi đối với sinh viên ngành du lịch tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh COVID-19:

(1) “ĐCHT của sinh viên có bị giảm sút không?”;

(2) “Sinh viên có ý định chuyển từ ngành du lịch sang ngành khác không?”;

(3) “Ý định chuyển ngành có ảnh hưởng đến ĐCHT của sinh viên không?”.

Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua khảo sát 620 sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy thực trạng về ĐCHT và ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch, qua đó góp phần định hướng cho hoạt động đào tạo trực tuyến và hoạt động hướng nghiệp tại các trường Đại học trong bối cảnh COVID-19.

(3)

2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu

ĐCHT được đo lường bằng thang đo đa hướng, gồm 5 biến quan sát kế thừa từ nghiên cứu của Lê Hồng Ngọc [14]. Sinh viên đánh giá ĐCHT ở 2 giai đoạn là giai đoạn trước COVID-19 và trong bối cảnh COVID-19 theo 5 mức độ (Bảng 1).

Ý định chuyển ngành của sinh viên được đo bằng thang đo đơn hướng. Sinh viên lựa chọn 2 đáp án, tương ứng là đã từng có ý định chuyển ngành và chưa từng có ý định chuyển ngành (Bảng 1).

Bảng 1. Thang đo nghiên cứu

Thang đo Mục hỏi Mã hóa Đáp án

ĐCHT

Thời gian dành cho việc học DCHT1

1 - Rất thấp 2 - Thấp 3 - Trung bình 4 - Cao 5 - Rất cao

Ý thức tự học/tự nghiên cứu DCHT2

Ý thức việc học là ưu tiên số 1 DCHT3

Mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được kết

quả học tập cao nhất DCHT4

Nỗ lực dành cho việc học DCHT5

Ý định chuyển ngành Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, bạn đã từng có ý định

chuyển từ ngành du lịch sang ngành khác không YDCN 1 - Đã từng 0 - Chưa từng Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên tiêu chí là tính dễ tiếp cận.

Bảng khảo sát được thiết kế trên Google Form và khảo sát trực tuyến đối với sinh viên ngành du lịch tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thời gian khảo sát từ ngày 08 tháng 12 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Tổng số mẫu thu được là 781 trong đó có 620 đạt yêu cầu để phân tích (tỷ lệ đạt là 79,4%). Đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng Tỷ trọng

1. Giới tính

Nam 215 34,7

Nữ 405 65,3

2. Trường đại học

Đại học Kinh tế 92 14,8

Đại học Sư phạm 80 12,9

Đại học Ngoại ngữ 56 9,0

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 139 22,4

Viện đào tạo và nghiên cứu du lịch Duy Tân 166 26,8

Đại học FPT 36 5,8

Đại học Đông Á 51 8,2

3. Ngành học

Quản trị du lịch và lữ hành/Quản trị lữ hành 231 37,3

Quản trị du lịch và khách sạn/Quản trị khách sạn 172 27,7

Văn hóa du lịch 88 14,2

Tiếng Anh du lịch 123 19,8

Ngành khác 6 1,0

4. Năm học

Năm 1 127 20,5

Năm 2 140 22,6

Năm 3 249 40,2

Năm 4 104 16,8

(Nguồn: Kết quả khảo sát) 2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng SPSS 20 để xử lý dữ liệu với 3 phương pháp phân tích chính gồm:

- Thống kê mô tả: Thống kê đặc điểm mẫu, đánh giá ĐCHT và ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch.

(4)

- Kiểm định Paired - Samples T Test: Kiểm định sự khác biệt về ĐCHT của sinh viên trước và trong bối cảnh COVID-19.

- Phân tích hồi quy với biến giả: Xác định tác động của ý định chuyển ngành lên ĐCHT của sinh viên du lịch.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. ĐCHT của sinh viên du lịch

Kết quả khảo sát cho thấy ĐCHT được sinh viên tự đánh giá khá cao. Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, điểm đánh giá trung bình là 4,08/5; trong bối cảnh hiện tại, điểm đánh giá trung bình là 3,95/5. Mặc dù sinh viên ý thức được việc học là ưu tiên số 1, sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được kết quả học tập cao nhất và nỗ lực dành cho việc học là rất lớn (điểm tự đánh giá đều trên 4,0) nhưng thời gian dành cho việc học, đặc biệt là thời gian tự học/tự nghiên cứu lại không cao một cách tương ứng (Hình 1).

Hình 1. Kết quả khảo sát ĐCHT của sinh viên ngành du lịch (Nguồn: Kết quả khảo sát)

Bảng 3. Kết quả kiểm định Paired - Samples T Test về ĐCHT của sinh viên Thang đo Trước khi COVID-19

xảy ra Trong bối cảnh

hiện nay Chênh lệch sig.

(2-tailed)

Thời gian dành cho việc học 3,90 3,70 -0,20 0,000

Ý thức tự học/tự nghiên cứu 3,65 3,63 -0,01 0,699

Ý thức việc học là ưu tiên số 1 4,39 4,24 -0,12 0,000

Mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để

đạt được kết quả học tập cao nhất 4,20 4,06

-0,16 0,000

Nỗ lực dành cho việc học 4,20 4,06 -0,13 0,000

ĐCHT 4,07 3,94 -0,13 0,000

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

ĐCHT của sinh viên nhìn chung có sự khác biệt ở hai giai đoạn là trước khi COVID-19 xảy ra và trong bối cảnh hiện nay. ĐCHT của sinh viên hiện nay giảm so với giai đoạn trước khi COVID-19 xảy ra (điểm đánh giá thấp hơn 0,13 điểm) (Bảng 3). Giá trị sig. (2-tailed) trong kiểm định Paired – Sample T Test cho thấy sự giảm sút về ĐCHT biểu hiện ở thời gian dành cho việc học, ý thức việc học là ưu tiên số 1, mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được kết quả học tập cao nhất, nỗ lực dành cho việc học. Riêng ý thức tự học/tự nghiên cứu của sinh viên có sự giảm nhẹ nhưng giá trị sig. (2-tailed) = 0,699 > 0,05 nên với độ tin cậy 95%, nghiên cứu này chưa thể kết luận có sự khác biệt về ý thức tự học/tự nghiên cứu qua hai giai đoạn. Tự học/tự nghiên cứu là học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao, là quá trình người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học làm chủ hoạt động học tập của mình [17]. Để sinh viên tự học/tự nghiên cứu thì cần phải có nhiều yếu tố tác động và sinh viên cần phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, nỗ lực. Do đó, kết quả sinh viên tự đánh giá về khả năng tự học/tự nghiên cứu là thấp (tương

3,70 3,63

4,14 4,24 4,06

3,90 3,65

4,26 4,39 4,20

Thời gian dành cho việc học Ý thức tự học/tự nghiên cứu Ý thức việc học là ưu tiên số 1 Mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được

kết quả học tập cao nhất

Nỗ lực dành cho việc học

Trước khi COVID-19 xảy ra Trong bối cảnh hiện nay

(5)

đồng với nhiều nghiên cứu trước [14], [18], [19]); tự học/tự nghiên cứu cũng không có sự thay đổi trong bối cảnh COVID-19.

3.2. Ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch

Kết quả khảo sát cho thấy có 144 sinh viên, tương ứng là 23,2% sinh viên tham gia khảo sát đã từng có ý định chuyển từ ngành du lịch sang ngành khác kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra (Hình 2). Đây là một con số khá lớn nên các đơn vị đào tạo du lịch cũng như các cơ quan chức năng cần phải quan tâm để định hướng công tác đào tạo và quy hoạch nhân lực du lịch trong tương lai.

Hình 2. Kết quả khảo sát ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch (Nguồn: Kết quả khảo sát)

Hình 3. Kết quả khảo sát lý do sinh viên có ý định chuyển ngành (Nguồn: Kết quả khảo sát)

Về lý do khiến sinh viên có ý định chuyển từ ngành du lịch sang ngành khác, sinh viên đề cập đến 8 lý do chính thuộc 4 nhóm (Hình 3):

- Thứ nhất là nhận định của sinh viên đối với tình hình dịch bệnh COVID-19:

+ 33/144 sinh viên (22,9%) cho rằng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

+ 42/144 sinh viên (29,2%) cho rằng dịch bệnh sẽ kéo dài.

- Thứ hai là lo lắng của sinh viên về công việc sau khi ra trường:

+ 128/144 sinh viên (88,9%) đề cập đến nguy cơ thất nghiệp.

+ 34/144 sinh viên (23,6%) lo lắng công việc sau khi ra trường sẽ không ổn định.

- Thứ ba là hoạt động dạy và học

+ 12/144 sinh viên (8,3%) cho rằng chương trình học của ngành du lịch có một số môn học khó nên bản thân không đáp ứng được.

+ 18/144 sinh viên (12,5%) cảm thấy bất tiện khi tham gia học trực tuyến.

- Thứ tư là yếu tố cá nhân của sinh viên:

+ 54/144 sinh viên (37,5%) nhận thấy bản thân không phù hợp với ngành du lịch.

+ 21/144 sinh viên (14,6%) gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh.

76,8 23,2

Chưa từng có ý định chuyển ngành Đã từng có ý định chuyển ngành

33 42

128 34

12 18

54 21

0 20 40 60 80 100 120 140

Dịch bệnh phức tạp Dịch bệnh kéo dài Nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường Công việc trong ngành du lịch không ổn định Chương trình học có một số môn khó Sự bất tiện khi học online Nhận thấy bản thân không phù hợp với ngành …

Kinh tế gia đình khó khăn do dịch bệnh

(6)

Như vậy, lý do chuyển ngành của sinh viên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự lo lắng của sinh viên về công việc sau khi ra trường được sinh viên nhắc đến nhiều nhất. Ngoài ra, một lý do lớn mà các cơ sở đào tạo cần đặc biệt quan tâm là sinh viên cảm thấy bản thân không phù hợp với ngành du lịch. Điều này có thể do tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 khiến sinh viên mơ hồ về đam mê và năng lực đáp ứng công việc của bản thân. Nó cũng có thể do hoạt động đào tạo và hướng nghiệp của nhà trường.

3.3. Tác động của ý định chuyển ngành đến ĐCHT của sinh viên du lịch

Ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch là biến định tính nên phương pháp hồi quy với biến giả được thực hiện. Biến giả là ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch sẽ nhận hai giá trị tương ứng là 1 - Đã từng có ý định chuyển ngành và 0 - Chưa từng có ý định chuyển ngành.

Mô hình hồi quy như sau:

DCHT = b0 + b1 x YDCN + ɛ (1) - DCHT: ĐCHT của sinh viên du lịch trong bối cảnh hiện nay

- YDCN: Ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch

- b0: ĐCHT trung bình của sinh viên chưa từng có ý định chuyển ngành

- b1: Chênh lệch ĐCHT trung bình của sinh viên đã từng có ý định chuyển ngành so với sinh viên chưa từng có ý định chuyển ngành.

Kết quả hồi quy (Bảng 4) cho thấy:

- Giá trị sig. (kiểm định ANOVA) < 0,05 nên mô hình hồi quy phù hợp.

- Giá trị Sig (kiểm định F) < 0,05 và R2 = 29,1% nên mô hình nghiên cứu được chấp nhận [20], có thể kết luận ý định chuyển ngành của sinh viên du lịch ảnh hưởng đến 29,1% ĐCHT của sinh viên trong bối cảnh hiện nay.

- Nếu sinh viên chưa từng có ý định chuyển ngành thì ĐCHT được đánh giá là 4,132 điểm.

Ngược lại, nếu sinh viên đã từng có ý định chuyển ngành thì ĐCHT bị giảm xuống 0,768 điểm, chỉ còn 3,364 điểm. Mô hình hồi quy được biểu thị như sau:

DCHT = 4,132 – 0,768 x YDCN + ɛ (2) Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy

Tiêu chí Kết quả

Hệ số chặn (b0) 4,132

Hệ số beta (b1) -0,768

Sig. (kiểm định ANOVA) 0,000

Sig. (kiểm định F) 0,000

R2 29,1%

R2 điều chỉnh 29,0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Bảng 5. ĐCHT của sinh viên chưa từng có ý định chuyển ngành và đã từng có ý định chuyển ngành ĐCHT Chưa từng có ý định

chuyển ngành (0) Đã từng có ý định

chuyển ngành (1) Chênh lệch (1) – (0)

Thời gian dành cho việc học 3,866 3,132 -0,734

Ý thức tự học/tự nghiên cứu 3,815 3,021 -0,794

Ý thức việc học là ưu tiên số 1 4,345 3,465 -0,879

Mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để

đạt được kết quả học tập cao nhất 4,384 3,743 -0,641

Nỗ lực dành cho việc học 4,248 3,458 -0,790

Trung bình chung 4,132 3,364 -0,768

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Như vậy, ĐCHT của sinh viên ngành du lịch qua khảo sát 620 sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chịu tác động bởi ý định chuyển ngành. Sinh viên đã từng có ý định chuyển từ ngành du lịch sang những ngành khác thì ĐCHT thấp hơn sinh viên chưa từng có ý định chuyển ngành, điểm tự đánh giá của sinh viên về ĐCHT thấp hơn từ 0,641 đến 0,879 (Bảng 5).

(7)

4. Kết luận và hàm ý

Nghiên cứu cho thấy ĐCHT của sinh viên ngành du lịch tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khá cao, thể hiện ở 5 khía cạnh: (1) mức độ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được kết quả học tập cao nhất; (2) ý thức việc học là ưu tiên số 1; (3) nỗ lực dành cho việc học; (4) thời gian dành cho việc học; (5) thời gian tự học/tự nghiên cứu. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, với mức độ tin cậy 95% thì ĐCHT trong bối cảnh hiện nay bị giảm nhẹ so với giai đoạn trước khi COVID-19 xảy ra. Ngoại trừ thời gian tự học/tự nghiên cứu thì 4 khía cạnh đều có điểm đánh giá giảm, đặc biệt là thời gian tự học.

Sinh viên có ý định chuyển từ ngành du lịch sang các ngành khác kể từ khi đại dịch COVID- 19 xảy ra chiếm tỷ lệ khá cao (23,2%). Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch bệnh nói chung (dịch bệnh phức tạp và kéo dài), sự lo lắng cho công việc trong ngành du lịch ở tương lai (khả năng thất nghiệp và sự không ổn định của công việc), hoạt động dạy học trong bối cảnh COVID- 19 (chương trình học và sự bất tiện khi học trực tuyến) và yếu tố cá nhân của sinh viên (sự phù hợp với ngành du lịch và khả năng tài chính). Trong đó, nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường và sự lo lắng bản thân không phù hợp với ngành du lịch là điều mà rất nhiều sinh viên đề cập.

Ý định chuyển ngành đã tác động đến ĐCHT của sinh viên ngành du lịch tại các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Khi sinh viên có ý định chuyển từ ngành du lịch sang ngành khác thì ĐCHT sẽ bị giảm xuống.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý đối với các trường đại học nhằm giúp sinh viên giảm ý định chuyển ngành và nâng cao ĐCHT cho sinh viên:

Thứ nhất là công tác truyền thông và định hướng nghề nghiệp.

Trong bối cảnh hiện tại, sinh viên nhận được rất nhiều thông tin về tác động tiêu cực của COVID-19 đến ngành du lịch và thị trường lao động ngành du lịch nên không tránh khỏi tâm lý hoang mang. Nhà trường và đặc biệt là Khoa trực tiếp quản lý ngành du lịch cần chú trọng công tác truyền thông để sinh viên nhận thức được khả năng phục hồi của ngành du lịch và nhu cầu nhân lực ngành du lịch trong tương lai. Một số hoạt động có thể thực hiện như tổ chức chương trình tọa đàm cho sinh viên với lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch, thường xuyên đăng tải các thông tin tích cực về ngành du lịch lên website hay fanpage của Khoa/Trường. Ngoài ra, Nhà trường nên tổ chức các buổi trao đổi với sinh viên du lịch để lắng nghe tâm tư của sinh viên, từ đó củng cố và phát triển niềm đam mê của sinh viên đối với ngành du lịch.

Thứ hai là chất lượng giảng dạy trực tuyến.

Giảng dạy trực tuyến là phương pháp khá mới đối với sinh viên, được thực hiện nhằm duy trì việc dạy và học trong bối cảnh COVID-19 nên sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ. Nhà trường cần hoàn thiện hệ thống giảng dạy trực tuyến và đưa ra những hướng dẫn chi tiết để sinh viên thực hiện. Việc học trực tuyến thường xuyên xảy ra những sự cố kỹ thuật nên nhà trường cần có bộ phận hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên và giảng viên. Giảng viên tham gia giảng dạy cần nỗ lực nhiều hơn để đa dạng phương pháp giảng dạy, điều chỉnh và cập nhật nội dung giảng dạy phù hợp với hình thức học trực tuyến.

Thứ ba là sự quan tâm của nhà trường và giảng viên đối với sinh viên.

Trong bối cảnh hiện nay, sinh viên có thể bị áp lực từ nhiều phía do sự khó khăn khi học trực tuyến, sức khỏe và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sự lo lắng về công việc trong tương lai… Chính vì vậy, sinh viên cần nhận được sự cảm thông, chia sẻ của nhà trường và thầy cô. Giảng viên là người trao cho sinh viên tri thức, đồng thời cũng là người bạn, người đồng hành cùng các em vượt qua những thách thức để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Nhà trường nên xem xét các chính sách về học phí (giảm học phí, gia hạn học phí…) và học bổng để hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES

[1] UNICEF, “Impact of COVID-19 on poor mental health in children and young people „tip of the iceberg‟,” 2021. [Online]. Available: https://www.unicef.org/vietnam/press-releases/impact-covid-19- poor-mental-health-children-and-young-people-tip-iceberg-unicef. [Accessed Dec. 28, 2021].

(8)

[2] J. J. Van Bavel, K. Baicker, P. S. Boggio et al., “Using social and behavioural science to support COVID-19 pandemic response,” Nature Human Behaviour, vol. 4, pp. 460-471, 2020.

[3] F. Ornell, J. B. Schuch, A. O. Sordi, and F. H. P. Kessler, „„Pandemic fear‟‟ and COVID-19: mental health burden and strategies,” Brazilian Journal of Psychiatry, vol. 42, no. 3, pp. 232-235, 2020.

[4] J. Xiong, O. Lipsitz, F. Nasri et al., “Impact of COVID-19 Pandemic on Mental Health in the General Population: A Systematic Review,” Journal of Affective Disorders, vol. 277, pp. 55-64, 2020.

[5] T. B. T. Nguyen and T. T. Nguyen, “Fear of COVID-19 and its relationship with academic stress among students at Dong Nai,” Proceedings of Conference Identification, Evaluation and Psychological Intervention for Children with Learning Disorders in school context, 2020, pp. 338-352.

[6] M. Meeter, T. Bele, C. F. D. Hartogh et al., “College students‟ motivation and study results after COVID-19 stay-at-home orders,” 2020. [Online]. Available: https://psyarxiv.com/kn6v9/. [Accessed Dec. 28, 2021].

[7] S. Gustiani, “Student‟s motivation in online learning during COVID-19 pandemic era: a case study,”

Holistics Journal, vol. 12, no. 2, pp. 23-40, 2020.

[8] P. R. Safitri, R. O. Tumanggor, and W. Tasdin, “Social Support and Learning Motivation for New Students During the Covid-19 Pandemic,” Proceedings of the International Conference on Economics, Business, Social, and Humanities, 2021, pp. 229-234.

[9] C. Tan, “The impact of COVID-19 on student motivation, community of inquiry and learning performance,” Asian Education and Development Studies, vol. 10, no. 2, pp. 308-321, 2020.

[10] D. Arwen, “Student Learning Motivation Influences The Development Of The Corona Virus Pandemic (COVID 19),” International Journal of Advanced Science and Technology, vol. 29, no. 9s, pp. 4911-4925, 2020.

[11] T. K. F. Chiu, T. J. Lin, and K. Lonka, “Motivating Online Learning: The Challenges of COVID-19 and Beyond,” Asia-Pacific Education Research, vol. 30, pp. 187-190, 2021.

[12] TLO, “ILO research highlights massive COVID-19 impact on tourism employment in Asia and the Pacific,” 2021. [Online]. Available: https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/

Pressreleases/WCMS_827494/lang--en/index.htm. [Accessed Dec. 28, 2021].

[13] T. Thuy, “Nearly 40,000 tourism workers in Da Nang are unemployed due to the epidemic,” (in VietNamese), 2021. [Online]. Available: https://laodong.vn/cong-doan/gan-40000-lao-dong-nganh-du- lich-o-da-nang-that-nghiep-do-dich-960037.ldo. [Accessed Dec. 28, 2021].

[14] H. N. Le, “Research on the learning motivation of students at Vietnamese universities,” (in Vietnamese), 2019. [Online]. Available: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nghien-cuu-ve-dong -co-hoc-tap-cua-sinh-vien-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302680.html. [Accessed Oct. 20, 2021].

[15] T. K. O. Duong, “Some approaches in researching learning motivations,” (in Vietnamese), Ho Chi Minh City University Education – Journal of Science, vol. 48, pp. 138-148, 2013.

[16] T. B. G. Nguyen and T. N. Du, “Learning motivations of students at Binh Duong University,” (in Vietnamese), Can Tho University Journal of Science, vol. 34, pp. 46-55, 2014.

[17] T. T. Nguyen, “Formation of the student‟s self-study skills – An essential need in the pedagogical training,” (in Vietnamese), Dong Nai University – Journal of Science, vol. 3, pp. 10-16, 2016.

[18] B. N. Phan, “On how to develop university students‟ abilily in self learning with a view to enhancing training quality,” (in Vietnamese), VNU Journal of Science, vol. 25, pp. 160-164, 2009.

[19] D. T. Hang, T. K. H. Nguyen, and T. S. Nguyen, “Self-learning skills in Kien Giang university‟s students in The fourth industrial revolution,” (in Vietnamese), Can Tho University Journal of Science, vol. 55, pp. 29-33, 2019.

[20] J. Cohen, “A power primer,” Psychological Bulletin, vol. 112, no. 1, pp. 155-159, 1992.

lao động le: https://www.unicef.org/vietnam/press-releases/impact-covid-19-poor-mental-health-children-and-young-people-tip-iceberg-unicef. e: https://psyarxiv.com/kn6v9/. https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/ le: https://laodong.vn/cong-doan/gan-40000-lao-dong-nganh-du-lich-o-da-nang-that-nghiep-do-dich-960037.ldo. : https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nghien-cuu-ve-dong

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố động cơ, sự kỳ vọng và mức độ sẵn sàng chuẩn bị học đại học đến kết quả học tập của sinh viên ngành Kế toán tại trường Đại

Thông qua việc phân tích hành vi từng giai đoạn trong hành trình của sinh viên khóa K53 Marketing đối với việc lựa chọn ngành theo học, nghiên cứu hướng đến đề xuất

Bài viết nêu một số vấn đề liên quan tới những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi du học được phát hiện trong nghiên cứu về giá trị tiên đoán của bộ đề thi tiếng Anh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên sư phạm chưa có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, chưa tâm huyết, tích cực và yên tâm trong học tập và rèn luyện:

- How do learners at Cam Pha high school perceive the usefulness of Mobile-Assisted Language Learning, particularly mobile vocabulary activities, in assisting their

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, những sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại những KKTL trong hoạt

Nghiên cứu này nhằm thiết kế và tổ chức hoạt động seminar trong dạy học các chủ đề phần Sinh học di truyền ở Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định theo hướng tiếp

Mô tả thực trạng kết quả học tập của sinh viên diện cử tuyển đang theo học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.. Cỡ mẫu: chọn toàn bộ SV diện cử