• Không có kết quả nào được tìm thấy

23. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Lê Quý Đôn (Học kỳ 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "23. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Lê Quý Đôn (Học kỳ 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT ĐÀ NẴNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

(Đề thi có 02 trang) (30 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 024 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Chất nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Lòng trắng trứng. B. Dung dịch protein. C. Gly-Ala. D. Ala-Gly-Ala.

Câu 2: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly-Ala là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 3: Triolein không tác dụng với

A. H2 (Ni, t°). B. dung dịch Br2. C. dung dịch NaOH. D. Cu(OH)2.

Câu 4: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là các A. β-amino axit. B. este. C. α-amino axit. D. axit cacboxylic.

Câu 5: Để thu được tristearin người ta hiđro hóa chất nào sau đây?

A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 6: Các este thường có mùi thơm đặc trưng, etyl propionat có mùi dứa. Công thức cấu tạo thu gọn của etyl propionat là

A. CH3COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 7: Kim loại nào sau đây có khả năng dẫn điện tốt nhất?

A. Au. B. Al. C. Ag. D. Fe.

Câu 8: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Câu 9: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6. D. Tơ tằm.

Câu 10: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.

Câu 11: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (III)?

A. HNO3 đặc, nguội. B. MgSO4.

C. H2SO4 đặc, nóng, dư. D. CuSO4. Câu 12: Kim loai nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Na. B. Mg. C. Cu. D. Al.

Câu 13: Phân tử khối trung bình của polietylen (PE) là 420000. Hệ số trùng hợp của polime này là

A. 15000. B. 18000. C. 17500. D. 14000.

Câu 14: Xà phòng hóa HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. HCOONa. D. CH3COONa.

Câu 15: Nhúng một thanh kim loại màu trắng bạc vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thì thấy thanh kim loại có một lớp kim loại màu đỏ bám vào, thanh kim loại đã dùng là kim loại nào dưới đây?

A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Al.

(2)

Câu 16: Cho 17,8 gam alanin tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là A. 21,5 gam. B. 25,1 gam. C. 21,45 gam. D. 32,4 gam.

Câu 17: Poli(vinyl clorua) là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,.Công thức của poli(vinyl clorua) là ?

A. (-CH3-CH2Cl-)n. B. (-CH2-CHCl-)n. C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH-CH2Cl-)n. Câu 18: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai mảnh kim loại Cu và Mg, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch loãng

A. HNO3. B. HCl. C. AlCl3. D. CuSO4.

Câu 19: Xét các chất sau: xenlulozơ, etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ và axit axetic. Số chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 20: Tiến hành phản ứng tráng gương với m gam glucozơ thì tạo ra 1,512 gam Ag với hiệu suất 90%.

Khối lượng m là

A. 1,40 gam. B. 1,26 gam. C. 1,16 gam. D. 2,52 gam.

Câu 21: Cho các cặp oxi hóa khử sau: (1) Cu2+/Cu, (2) Ag+/Ag, (3) Fe2+/Fe, (4) Mg2+/Mg. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của cation kim loại và giảm dần tính khử của kim loại của các cặp oxi hóa khử trên là

A. (4), (3), (1), (2). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (4), (2), (1). D. (3), (4), (2), (1).

Câu 22: Các polime được phân loại dựa theo nguồn gốc: Polime tổng hợp, polime thiên nhiên và polime bán tổng hợp. Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?

A. Tinh bột. B. Tơ nilon-6. C. Xenlulozơ. D. Tơ visco.

Câu 23: Este X có công thức phân tử C4H8O2, X tác dụng với NaOH tạo muối C3H5O2Na. Tên gọi của X là

A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. propyl axetat.

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este X (C4H8O2) bằng dung dịch NaOH dư, thì thu được 8,2 gam một muối Y và một ancol Z. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.

Câu 25: Xét các amin: (1) CH3CH(CH3)NH2; (2) H2NCH2CH2NH2; (3) CH3-NH-CH3; (4) CH3CH2CH2- NH-CH3. Amin bậc 2 là

A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1), (3) và (4).

Câu 26: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Saccarozơ + Cu(OH)2. B. Glucozơ + H2 (xt Ni, t°).

C. Fructozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Saccarozơ + dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 27: Trong các polime sau: (1) polibuta-1,3-đien, (2) polistyren, (3) poliacrilonitrin, (4) polietylen.

Polime được dùng làm tơ sợi là

A. (3). B. (2). C. (1). D. (4).

Câu 28: Chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y, khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn và CaO, thu được khí metan. Khí Z có tên gọi là

A. Etylamin. B. Amoniac. C. Metylamin. D. Propylamin.

Câu 29: Cho 1,37 gam hợp kim Zn và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 896 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là

A. 2,75 gam. B. 4,21 gam. C. 2,79 gam. D. 3,61 gam.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 59,56 gam X, thu được 96,8 gam CO2. Đun nóng 59,56 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 70%). Giá trị của m gần nhất với

A. 28,3. B. 39,4. C. 29,2. D. 57,8.

(3)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1C 2B 3D 4C 5B 6B 7C 8C 9B 10D

11C 12C 13A 14C 15D 16B 17B 18A 19B 20A

21A 22B 23A 24B 25C 26D 27A 28C 29B 30A

Câu 3:

Triolein là este không no, đa ch c nên có ph n ng v i H2, Br2, NaOH và không ph n ng v i Cu(OH)2.ứ ả ứ ớ ả ứ ớ

Câu 5:

Để thu được tristearin người ta hiđro hóa (C17H33COO)3C3H5:

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5

Câu 11:

Kim loại sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư tạo muối sắt (III):

Fe + H2SO4 đặc nóng dư —> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Còn lại: Fe thụ động trong HNO3 đặc, nguội; không phản ứng với MgSO4 và tạo Fe(II) với CuSO4.

Câu 13:

PE là (-CH2-CH2-)n

—> M = 28n = 420000 —> n = 15000

Câu 15:

Chỉ Al, Fe trong dãy khử được Cu2+, trong đó Fe có màu trắng hơi xám, Al có màu trắng bạc

—> Chọn Al.

Câu 16:

nHCl = nAla = 0,2

—> m muối = mAla + mHCl = 25,1 gam

Câu 18:

Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai mảnh kim loại Cu và Mg, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch loãng HNO3:

3Mg + 8HNO3 —> 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O 3Cu + 8HNO3 —> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Câu 19:

Các chấ$t có kh năng tham gia ph n ng th y phấn là:ả ả ứ ủ xenluloz , etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ ơ Câu 20:

nAg = 0,014 —> nC6H12O6 phản ứng = 0,007

(4)

—> mC6H12O6 cần dùng = 0,007.180/90% = 1,4 gam

Câu 21:

Tính oxi hóa: Mg2+ < Fe2+ < Cu2+ < Ag+

Tính khử: Mg > Fe > Cu > Ag

—> Thứ tự (4), (3), (1), (2)

Câu 22:

Polime t ng h p là t nilon-6, đổ ợ ơ ược t ng h p t ph n ng trùng ng ng H2N-(CH2)5-COOH ho c trùng h pổ ợ ừ ả ứ ư ặ ợ caprolactam.

Câu 23:

X (C4H8O2) + NaOH —> C2H5COONa

—> X là C2H5COOCH3 (metyl propionat)

Câu 24:

nY = nX = 0,1 —> MY = 82: Y là CH3COONa

—> X là CH3COOC2H5

Câu 25:

Amin bậc 2 có nhóm -NH-

—> (3)(4) là amin bậc 2.

Câu 26:

Saccaroz không tráng gơ ương —> D không x y raả

Câu 27:

Polime được dùng làm t s i làơ ợ (3) poliacrilonitrin (t olon)ơ

Câu 28:

X + NaOH —> Khí làm xanh quỳ ẩm nên X là muối amoni.

Y + NaOH/CaO —> CH4 nên Y là CH3COONa

—> X là CH3COONH3CH3.

Câu 29:

nH2 = 0,04 —> nCl-(muối) = 0,08

m muối = m kim loại + mCl-(muối) = 4,21 gam

Câu 30:

X gồm CnH2n+2O (a mol) và CnH2nO2 (b mol) mX = a(14n + 18) + b(14n + 32) = 59,56 (1) nCO2 = na + nb = 2,2 (2)

(1) – (2).14 —> 18a + 32b = 28,76

(5)

—> 18a + 18b < 28,76 < 32a + 32b

—> 0,90 < a + b < 1,58 (2) —> 1,4 < n < 2,4

—> n = 2 là nghiệm duy nhất.

(1)(2) —> a = 0,46 và b = 0,64

X gồm C2H5OH (0,46) và CH3COOH (0,64)

—> nCH3COOC2H5 = 0,46.70% = 0,322

—> mCH3COOC2H5 = 28,336

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,24 mol E cần vừa đủ 630 ml dung dịch KOH 1M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong

Câu 21: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí A.. Câu 23: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển

Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối.. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Câu 26: Glucozơ

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag.. Đun cách thủy 5-6

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Câu 77: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:.. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1