• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017- 2018 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017- 2018 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017- 2018 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Phần I: (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với bao thế hệ Việt Nam, thì Hồ Chủ Tịch gần gũi thân thương, đáng kính

“Người là Cha, là Bác, là Anh” và vô cùng khiêm tốn giản dị. Bác của chúng ta là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc cũng là nơi ở của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh”.

(Theo Minh Thu) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Đoạn văn gợi nhắc em

đến văn bản nào đã học? Tác giả là ai? (1 điểm) 2. Tìm câu văn nêu luận điểm? (0.5 điểm)

3. Tìm một phép liệt kê có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của phép tu từ đó? (1,5 điểm)

4. Từ đoạn văn trên em học tập được điều gì về đức tính giản dị của Bác. Hãy trình bày điều đó bằng một vài câu văn. (2 điểm)

Phần II: (5 điểm)

Trong học tập, người học sinh cần phải trang bị những phương pháp học tập tích cực. Trong đó, tinh thần tự học là một trong những phương pháp cần thiết đem lại hiệu quả cho học tập.

Em hãy viết bài văn giải thích về vấn đề trên.

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Phần I: (5 điểm)

(2)

1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Đoạn văn gợi nhắc em đến văn bản nào đã học? Tác giả là ai? (1 điểm)

- Học sinh nêu đúng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. (0.5 điểm) - Học sinh nêu được tên văn bản đã học (0.25), tên tác giả (0.25 điểm).

2.

Tìm câu văn nêu luận điểm? (0.5 điểm)

- Học sinh xác định được câu văn nêu luận điểm. (0.5 điểm)

3.

Tìm một phép liệt kê có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của phép tu từ đó? (1,5 điểm)

- H c sinh xác đ nh đúng m t phép li t kê (1 đi m), nêu đ c tác d ng (0.ọ ị ộ ệ ể ượ ụ 5 đi m)ể

4.

Từ đoạn văn trên em học tập được điều gì về đức tính giản dị của Bác.

Hãy trình bày điều đó bằng một vài câu văn. (2 điểm)

- Học sinh nêu được bài học rút ra từ việc học tập đoạn văn trên (1,5 điểm).

Diễn đạt mạch lạc, lưu loát (0,5 điểm) Phần II: (5 điểm)

+ Về nội dung: (3.5 điểm)

- Dẫn dắt đề, giới thiệu vấn đề cần giải thích.

- Viết đoạn văn giải thích các vấn đề:

1.

Tinh thần tự học là gì?

2.

Vì sao người học sinh cần phải tự học?

3.

Làm thế nào để việc tự học đạt kết quả cao?

4.

Các biện pháp để thực hiện việc tự học?

5.

Đánh giá, phê phán, thái độ ỷ lại, lười biếng chưa tự giác trong học tập ở một bộ phận học sinh hiện nay.

- Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề cần giải thích và rút ra bài học cho bản thân.

+ Về hình thức: (1.5 điểm)

- Đủ 3 phần MB, TB, KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (0.5 điểm)

- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý theo trình tự ( 0.5 điểm) - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu

cảm. (0.25 điểm)

- Trình bày sạch, đẹp, chữ viết rõ ràng. (0.25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá.

- Không thực hiện những tiêu chí trên ( 0 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Hình học - Lớp 9.. Ngày kiểm

- Kể về tình cảm của ông bà hoặc bố mẹ với các thành viên khác trong gia đình, với mọi người xung quanh,…. c) Kết bài: Khẳng định tình cảm của em

Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì

2 Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhấtA. Cả chủ ngữ và vị

Bằng nghệ thuật đối, đảo, nhân hóa, chơi chữ nhà thơ đó gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà tha thiết, khắc khoải của người lữ khách đang xa nhà, xa quê, đó chính là tâm

- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, - Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2017-2018.. MÔN: