• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Duy Khán

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Duy Khán"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ẨN DỤ

I. ẨN DỤ LÀ GÌ?

Đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ)

Câu 1: Cụm từ “Người cha” chỉ ai?

Câu 2: Vì sao có thể ví như vậy?

Câu 3: Qua đó, em hiểu thế nào là ẩn dụ?

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

(Nguyễn Du)

Xác định hình ảnh ẩn dụ trong ngữ liệu trên? Phép ẩn dụ góp phần truyền tải nội dung, ý nghĩa gì trong câu thơ?

(2)

HOÁN DỤ I. Hoán dụ là gì?

Đọc ví dụ sau và thực hiện các yêu cầu:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên (Tố Hữu)

1/ Những từ ngữ in đậm chỉ ai?

2/ Giữa “áo nâu”, “áo xanh”, nông thôn”, “thành thị” với đối tượng được chỉ (đã làm ở câu 1) có mối quan hệ như thế nào? (Vì sao lại dùng những hình ảnh “áo nâu”, “áo xanh”, nông thôn”, “thành thị” để gọi/ thay cho đối tượng được chỉ?)

3/ Qua đó, em hiểu thế nào là hoán dụ?

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG 1/ Em vươn vai đứng dậy Mong Trái Đất hoà bình Đừng bao giờ chiến tranh Mà đau hòn máu đỏ.

(Nguyễn Lãm Thắng)

2/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Chính Hữu)

Xác định hình ảnh hoán dụ trong 2 ngữ liệu trên? Phép hoán dụ góp phần truyền tải nội dung, ý nghĩa gì trong câu thơ?

(3)

LAO XAO NGÀY HÈ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Duy Khán?

(?) Bức tranh cuộc sống ở làng quê được miêu tả qua cảm nhận của ai? Thuộc ngôi thứ mấy?

(?) Hãy tìm những câu văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở làng quê?

(?) Hãy tìm những câu văn miêu tả các loài chim trong bài?

(?) Tác giả đã dùng những giác quan nào trong việc miêu tả quang cảnh, đặc điểm loài chim ở làng quê?

(?) Hãy chỉ ra những đặc điểm mang đậm chất liệu dân gian trong tác phẩm?

(?) Đoạn cuối tác phẩm “Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm suối… như mùa hè này”, tác giả đã có những trải nghiệm nào? Qua đó, em cảm nhận điều gì trong cảm xúc của tác giả?

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THẺ LOẠI, TÁC PHẨM 1/ Khái niện kí, Hồi kí, Du kí

- Kí là thể loại văn học coi trọng sự thật và những trải nghiệm chứng kiến của người viết.

- Hồi kí là kể (tả) lại các sự việc theo trình tự thời gian mà người viết từng tham gia, chứng kiến trong quá khứ.

- Du kí là kể lại các sự việc gắn với từng chặng đường hành trình của người viết.

2/ Hình thức ghi chép và cách kể trong hồi kí

- “Ghi chép” trong hồi kí là hình thức viết, kể, sáng tác dựa trên sự thật cuộc sống, đồng thời có sự sáng tạo, ghi sao cho thành truyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.

3/ Tác giả: Duy Khán (1934 – 1993), quê tỉnh Bắc Ninh.

4/ Tác phẩm: Trích chương 6 trong tập truyện Tuổi thơ lặng im (1986).

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI HỒI KÍ

1/ Bức tranh cuộc sống ở làng quê được miêu tả qua cảm nhận của một đứa trẻ (tác giả) và cùng đám trẻ ở làng. Ngôi thứ nhất.

2/ Những hồi tưởng của tác giả về bức tranh cuộc sống ở làng quê.

a/ Khung cảnh thiên nhiên

- Cây cối um tùm, hoa lá nở thơm ngát.

(4)

- Ong, bướm tranh giành hút mật xôn xao.

- Nước suối trắng xóa, chảy ào ào.

-> Thị giác, khứu giác, thính giác so sánh, tính từ gợi tả gợi khung cảnh tươi tốt, rộn ràng sức sống b/ Thế giới loài chim

Loài chim Miêu tả Nhận xét

Chim lành - Bồ các góp vui cho đời.

- Sáo sậu, sáo đen hót mừng được mùa.

- Sáo đen học nói gắn bó với người.

- Tu hú báo mùa vải.

- Chim ngói, nhạn bay tít trời cao.

- Miêu tả qua thị giác, thính giác:

tiếng kêu, màu sắc, hành động, tập tính tính loài.

- Mang đậm chất dân gian (đồng dao, thành ngữ, truyện cổ tích, quan niệm dân gian về cách nhìn định kiến về loài chim ác)

Chim ác - Chim bìm bịp: kêu “bịp bịp”, màu nâu, ở bụi cây, kêu thì các chim ác đến, ít ra mặt vào buổi sớm.

- Diều hậu: mũi khoằm, đánh hơi tinh, ăn xác chết, gà con.

- Chèo bẻo: hung hăng, tinh ranh, đánh diều hâu, chim cắt, quạ;

kêu báo người vào ngày mùa.

- Quạ: đặc tính “lia lia láu láu”.

- Chim cắt: cánh nhọn, xỉa cánh khi đánh nhau, bay nhanh, địch thủ với chèo bẻo nhưng đánh thua.

c/ Hành động, cảm xúc của tác giả

Hành động Tình cảm, cảm xúc

Anh em đi tắm suối, cùng nhau ăn cơm. Nhớ thương, trân trọng sự đầm ấm trong giây phút quây quần.

Chúng tôi no nê, rủ nhau ngủ ở hiên cho mát Sự mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ.

Tôi thầm ước: mùa hè nào cũng như mùa hè này. Sự xao xuyến, lưu luyến, khao khát mãnh liệt chân thành trong lòng.

(5)

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 2 LỚP 6

Câu 1: Biến các từ sau thành cụm từ, sau đó đặt câu với cụm từ vừa tạo (Gạch dưới cụm từ đã tạo) 3 điểm

a/ con thuyền b/ biểu diễn c/ dịu dàng

Câu 2: Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (có thể mở rộng chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ, vị ngữ) 3 điểm

a/ Sư tử gầm.

b/ Hoa nở.

Câu 3: So sánh cách diễn đạt trong 2 câu sau, từ đó nêu tác dụng của cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ, cụm động từ làm thành phần vị ngữ trong câu. (4 điểm)

a/ Nước dâng.

b/ Dòng nước lũ đục ngầu đang dâng cao cuồn cuộn nhấn chìm tất cả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng

-Câu hỏi :Viết những hành vi biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.. II/ Trả lời câu hỏi

Em hãy đọc trong sổ tay ( hoặc vở) ghi chép về những ý chính trong trong các câu trả lời của Đô – rê – mon.. Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao..

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu... Cả A và B

“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những

Các tác giả hồi kí văn học Việt Nam sau 1985 sử dụng chất liệu kí ức mà cụ thể là kí ức tuổi thơ như sự nhắc nhớ về một đoạn đời quan trọng, có ảnh hưởng tới vai trò thẩm

Bức tranh ngày hè làng quê với những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…. - Kí ức tuổi thơ êm đềm của nhân vật

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn