• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần 2: Tiếp theo → môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phần 2: Tiếp theo → môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ

VĂN BẢN THÔNG TIN (THUYẾT MINH)

VĂN BẢN: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Theo tài liệu của Sở khoa học – công nghệ 2. Tác phẩm

a) Xuất xứ: Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi . Ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất.

b) Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → bao bì ni lông: Giới thiệu “Ngày Trái Đất” và chủ đề ngày trái đất năm 2000.

- Phần 2: Tiếp theo → môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng.

- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi c) Kiểu văn bản: Văn bản thông tin d) PTBĐ: Nghị luận, thuyết minh e) Tóm tắt văn bản:

Ngày Trái Đất do tổ chức của Mĩ khởi xướng với mục đích bảo vệ môi trường. Năm 2000 lần đầu tiên Ngày Trái Đất được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”. Bao bì ni lông độc hại mỗi ngày ở Việt Nam thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Tác hại khôn lường bởi đặc tính không phân hủy của plastic có trong bao bì nilon là nguyên nhân dẫn tới việc thực vật không phát triển, tắc đường ống dẫn nước, ô nhiễm thực phẩm… vì vậy cần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Lí do ra đời bản thông điệp:

- Ngày 22 - 4 hàng năm là ngày Trái Đất.

- Có 141 nước tham gia.

- Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

(2)

2. Tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng.

a. Tác hại

- Với môi trường:

+ Lẫn vào đất → cản trở thực vật phát triển ® gây xói mòn.

+ Vứt xuống cống → tắc cống → ngập lụt.

+ Trôi ra biển → chết sinh vật.

=> Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực vật, động vật, ô nhiễm môi trường sống.

- Với con người:

+ cống tắc → muỗi → dịch bệnh.

+ ni lông màu → ô nhiễm thực phẩm → hại cho não, ung thư phổi.

+ đốt ni lông → ngộ độc, khó thở, giảm miễn dịch, dị tật,...

=> Gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.

=> Túi ni lông ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.

b. Các biện pháp giải quyết:

- Giảm tải tối đa việc dùng bao bì ni lông.

- Tuyên truyền, vận động mọi người...

=> Thuyết phục, khả thi, hữu hiệu cho việc bảo vệ môi trường.

3. Lời kêu gọi mọi người:

Hãy:

+ Quan tâm đến Trái Đất + Bảo vệ Trái Đất

+ Hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”

→ Ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục mọi người

=> Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất, trong đó có Việt Nam.

III. TỔNG KẾT

1. Giá trị nội dung: Lời kêu gọi giản dị, tạo ấn tượng cho người đọc, có ý nghĩa như một khẩu hiệu, một thông điệp gửi tới tất cả mọi người để cùng nhau hành động: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.

(3)

2. Giá trị nghệ thuật:

- Hình thức trang trọng.

- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.

- Bố cục chặt chẽ.

- Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chân thành... trên cơ sở khoa học khách quan, đáng tin cậy…

VĂN BẢN: ÔN DỊCH THUỐC LÁ Nguyễn Khắc Viện

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

- Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) - Là giáo sư, bác sĩ.

2. Tác phẩm a) Xuất xứ:

- Văn bản được trích trong bài viết “Từ thuốc lá đến ma túy - bệnh nghiện”.

b) Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Từ đầu → nặng hơn cả AIDS: Thuốc lá đã trở thành ôn dịch - Phần 2: Tiếp theo → phạm pháp: Tác hại của thuốc lá

- Phần 3: Còn lại: Kêu gọi chống lại ôn dịch thuốc lá c) Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng

d) PTBĐ: nghị luận + thuyết minh

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Giới thiệu về nạn dịch thuốc lá

- Dịch hạch, thổ tả khiến hàng triệu người chết.

- Cuối thế kỉ XX, xuất hiện những ôn dịch khác.

- Nạn AIDS.

- Ôn dịch thuốc lá ... nặng hơn cả AIDS

=> Cảnh báo hiểm họa to lớn của thuốc lá với đời sống con người.

(4)

2. Tác hại của thuốc lá a) Đối với người hút

- Khói thuốc gây ho hen, viêm phế quản - Chất ô-xit các-bon → Sức khỏe giảm sú

- Chất hắc ín → 80% ung thư vòm họng, ung thư phổi.

- Chất ni-cô-tin → huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

b) Đối với người xung quanh - Gây ô nhiễm môi trường sống.

- Nhiễm độc những người xung quanh.

c) Đối với kinh tế - xã hội:

- Làm gương xấu cho trẻ em.

- Ảnh hưởng đến nhân cách.

- Là con đường dẫn đến phạm pháp.

- Gây tốn kém tiền bạc.

- Giảm giờ công lao động.

=> Thuốc lá có hại cho sức khỏe cộng đồng, suy giảm đạo đức, gia tăng tệ nạn xã hội.

3. Lời kêu gọi chống thuốc lá - Cấm hút nơi công cộng;

- Phát tiền;

- Cấm quảng cáo thuốc lá;

- Tuyên truyền các khẩu hiệu, tài liệu.

=> Số người hút giảm hẳn

=> Kêu gọi: Mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.

III. TỔNG KẾT: SGK

(5)

VĂN BẢN: BÀI TOÁN DÂN SỐ I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995 2. Tác phẩm:

a) Xuất xứ:

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995

b) Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → sáng mắt ra: Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

- Phần 2: Tiếp theo → ô thứ 34 của bàn cờ: Tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới - Phần 3: Còn lại: Tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số

c) Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng d) PTBĐ: nghị luận + thuyết minh

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây - Trình bày quan điểm người viết:

+ Lúc đầu: không tin + Sau đó: “sáng mắt ra”

→ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

2. Tốc độ gia tăng và nguy cơ dân số

- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể

→ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

→ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng - Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh → dân số tăng rất nhanh

(6)

- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

+ Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn + Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

3. Lời kêu gọi việc hạn chế tốc độ gia tăng dân số

- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc - Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

III. TỔNG KẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

Trong một ngày mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm vì Trái Đất tự quay quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời... Tự nhiên và

Vai trò này được thể hiện tập trung trên một số phương diện như tổ chức đào tào, thực hiện các chương trình trong nước, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng của

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và

Nghiên cứu này đã chỉ ra sự có mặt của flavonoid trong dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất thông qua kết quả định

- Trình bày tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người ý thức bảo vệ trái đất- Kêu gọi mọi người: “Một

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.. * Thời bấy giờ để đi từ phương Tây sang phương Đông người

Khi dùng dịch vụ định vị điểm chính xác cao của Bộ Tài nguyên Canada cũng cho kết quả tương tự, do đó có thể kết luận rằng không phát hiện được sự thay đổi tọa độ của