• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn: 19/ 1/ 2018

Ngày giảng: Thứ 2/ 22/ 1/ 2018

TOÁN

Tiết 96

: BẢNG NHÂN 3

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Lập và nhớ được bảng nhân 3.

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3). Biết đếm thêm 3.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác học tập. Áp dụng tính toán trong thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS lên bảng: Mỗi con vịt có 2 chân. Hỏi 4 con vịt có bao nhiêu chân?

-Đọc bảng nhân 2 - Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Giới thiệu bảng nhân 3: (12) - Sử dụng trên ĐDTQ

- Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Ta lấy 1 tấm bìa tức là ta lấy mấy chấm tròn?

- Ba chấm tròn được lấy mấy lần?

- GV: 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 3x1=3, ta viết:

3x1=3, (Ba nhân một bằng ba).

+ GVgắn hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi:

- 3 chấm tròn được lấy mấy lần?

- Vậy 3 được lấy mấy lần?

- Hãy lập phép nhân tương ứng với 3 được lấy 2 lần?

Để tìm được tích 3x2 ta làm như thế nào?

- Tương tự hình thành bảng nhân 3.

- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất?

- Các thừa số thứ hai có đặc điểm gì?

- Tích của chúng như thế nào?

* Học thuộc bảng nhân 3:

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 3 bằng cách xóa dần bảng.

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- 3 chấm tròn.

- Lấy 3 chấm tròn.

- lấy 1 lần.

- HS đọc nối tiếp 3x1=3,

- 3 chấm tròn được lấy 2 lần.

- 3 được lấy 2 lần - Đó là phép tính 3x2

- Ta chuyển từ tích sang tổng 3x2=3+3=6, vậy 3x2=6

- Các thừa số đều là 3.

- Tăng dần từ 1 đến 10.

- Tích của chúng hơn kém nhau 3

(2)

3. Thực hành:

Bài 1: (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

- Dựa vào đâu để làm bài tập này?

Bài 2: (6)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Có tất cả bao nhiêu nhóm học sinh ? - Mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh?

- Vậy để biết 10 nhóm có bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

-Để giải bài toán có lời văn ta cần thực hiện qua mấy bước?

Bài 3: (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

- Tiếp sau số 3 là số nào?

- 3 cộng thêm mấy thì bằng 6?

- Tiếp sau số 6 là số nào?

- 6 cộng thêm mấy thì bằng 9?

- Gv giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.

- Yêu cầu HS tự điền vào các ô còn lại - Chữa bài

- GV yêu cầu HS đọc lại dãy số xuôi ->

ngược

3.Củng cố – dặn dò: (4) -Đọc thuộc bảng nhân 3 - Nhận xét tiết học

- Về học và làm bài, chuần bị bài sau:

Luyện tập

đơn vị.

- HS đọc thuộc bảng nhân 3

- Tính nhẩm.

- HS tự làm bài - HS nêu kết quả

3 x 3 =9 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3 3 x 5 =15 3 x 4 = 12 3 x 10 = 30

3 x 9 =27 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18

3 x 7 = 21

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Mười nhóm có số học sinh là:

3 x 10 = 30 (học sinh)

Đáp sô: 30 học sinh - Nhận xét

- Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.

- Là số 3 - số 6

- 3cộng thêm 3 bằng 6 - là số 9

- 6 cộng thêm 3 thì bằng 9

- HS tự điền vào các ô trống còn lại - HS báo cáo kết quả.

- HS trả lời - Lắng nghe

________________________________________________

(3)

TẬP ĐỌC

Tiết 58 + 59:

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.

2, Kỹ năng: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

3, Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giao tiếp ứng xử văn hóa.

- Ra quyết điịnh ứng phó giải quyết vấn đề.

- Kiên định

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ SGK, bảng phụ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi:

- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

- Bác khuyên các cháu làm những việc gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Giới thiệu giọng đọc toàn bài

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) -Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS

- 2 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Quan sát tranh và trả lời

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt.

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 5 đoạn - HS nghe

(4)

đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.//

+Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//

+ Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ,/ lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà.//

+Từ đó,/ Thần Gió đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.//

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3,4,5 tương tự

- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12)

-Thần Gió đã làm gì khiến Ông Mạnh nổi giận?

-Kể việc làm của Ông Mạnh chống lại thần Gió?

-Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?

- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Gặp Ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ,chọc tức ông.

- Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây ngôi nhà vững chãi. Ông đẵn mấy cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường.

- Hình ảnh cây cối xung quanh ngôi nhà đổ rạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió giận dữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà nhưng Thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nó được dựng rất vững chãi.

- Khi Ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn, biết lỗi, ông đã an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi.

- Ông Mạnh là người nhân hậu, biết tha

(5)

thành bạn của mình?

- Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào?

-Ông Mạnh tượng trưng cho ai?

- Thần Gió tượng trưng cho cái gì?

- Để sống hoà thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì?

4. Luyện đọc lại (18)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - Chia nhóm 3. HD đọc trong nhóm - Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?

- Địa phương em có bị thiên tai hoành hành không?

-Mọi người và bản thân em đã làm gì để chống bão lũ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ nội dung và chuẩn bị bài: Mùa xuân đến

thứ. Ông Mạnh là người khôn ngoan, biết sống thân thiện víi thiên nhiên…

- Ông Mạnh tượng trưng cho người -Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên - Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp…

- Thực hành đọc giữa các nhóm(3p).

- 2 nhóm thi đọc theo vai

- HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- HS trả lời - HS nghe.

_____________________________________

Ngày soạn: 20/ 1/ 2018

Ngày giảng: Thứ 3/ 23/ 1/ 2018

TOÁN

Tiết 97

: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 3.

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3).

3, Thái độ: Ham học hỏi, tính chính xác, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS lên bảng: Mỗi đĩa có 3 quả cam. Hỏi 4 đĩa có bao nhiêu quả cam?

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(6)

-Đọc bảng nhân 3 - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Đề bài yêu cầu gì?

- GV chia lớp thành 2 dãy, để thi đua làm bài tập. Mỗi dãy số thực hiện 2 phép tính, dãy nào làm nhanh đúng, dãy đó sẽ thắng - GV nhận xét, tuyên dương dãy làm đúng nhanh

?Dựa vào đâu để làm bài tập này?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS cách làm

- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập - Nhận xét chữa bài

-Dựa vào đâu để làm bài tập này?

Bài 3 (6)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Đề bài đã cho biết gì?

- Đề bài hỏi gì?

-Muốn biết 5 can như thế đựng bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?

- Đơn vị bài toán là gì?

- GV yêu cầu 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở

- Nhận xét

-Giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước?

Bài 4: (6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết 8 túi gạo có bao nhiêu kg ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

?Bài toán thuộc dạng toán gì?

Bài 5: (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS làm bài

- Điền số

- HS lên bảng thi đua điền số 3 x 3 = 9 3 x 9 = 27 3 x 8 = 24 3 x 5 = 15 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 - Nhận xét

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm - 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 3 x 4 = 12 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3 3 x 10 = 30 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Năm can có số lít dầu là:

3 x 5 = 15 (lít dầu )

Đáp số: 15 lít dầu - Nhận xét

- HS đọc đề bài - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Tám túi gạo có tất cả là:

3 x 8 = 24 ( kg) Đáp số: 24 kg - Nhận xét

- HS đọc

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

a) 3; 6; 9; 12; 15, mỗi số hơn, kém

(7)

- GV nhận xét

-Số liền trước trong dãy số hơn số liền sau bao nhiêu đơn vị?

C. Củng cố - dặn dò (4) -Gọi HS đọc bảng nhân 3?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 4

nhau 3 đơn vị.

b) 10; 12; 14; 16; 18 mỗi số hơn, kém nhau 2 đơn vị.

c) 21; 24; 27; 30; 33 mỗi số hơn, kém nhau 3 đơn vị.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

_____________________________

KỂ CHUYỆN

Tiết 20

: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu truyện.

2, Kĩ năng: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.

3, Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Mời 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện “Chuyện bốn mùa” và trả lời câu hỏi về nội dung chuyện.

-Câu chuyện này nói về điều gì?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

(5)

- GV kể lần 1

- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ trên slide (5’)

b. Xếp lại thứ tự tranh theo nội dung câu chuyện: (10)

- GV đưa slide tranh minh họa bài kể chuyện

- Mỗi HS kể một đoạn - HS khác nhận xét

- Nghe

- HS đọc yêu cầu - HS quan sát

- 4 HS nêu thứ tự từng tranh

+Tranh 1: Thần Gió xô ngã ông Mạnh +Tranh 2: ông Mạnh vác cây, khiêng đá dựng nhà.

+Tranh: Thần Gió tàn phá làm cây cối

(8)

- GV nhắc HS chú ý: Để xếp lại thứ tự 4 tranh trong SGK theo đúng nội dung câu chuyện, các em phải quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện.

- GV cho 4 HS nêu nội dung mỗi bức tranh

- GV đưa slide các bưc tranh minh họa theo thứ tự câu chuyện đúng trình tự c. Kể lại câu chuyện (10)

- Câu chuyện này có mấy nhân vật?

-Khi kể câu chuyện cần có mấy vai?

- GV có thể chia theo nhóm cho HS kể (mỗi nhóm có thể phân 3HS đóng theo vai: dẫn chuyện, ông Mạnh,Thần Gió).

- Sau khi các nhóm kể, từng cá nhân kể, GV nên cho HS tự nhận xét về lời kể của cá nhân, nhóm.

- GV có thể cho 1HS NK lên kể thêm sửa sáng tạo của các em, để các em khác có thể học tập theo lời kể.

d. Đặt thêm tên cho câu chuyện. (5) - GV có thể tổ chức cho HS thi đua trò chơi “Đặt tên khác cho câu chuyện”

- Cho thi giữa 4 tổ để tìm ra tên hay cho câu chuyện.

- GV nhận xét ,tuyên dương nhóm nhập vai, kể hay nhất .

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Câu chuyện nói nên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể cho người thân nghe. Chuẩn bị: Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng

xung quanh đổ rạp nhưng không thể xô đổ ngôi nhà của Ong Mạnh

+Tranh 4: Thần Gió trò chuyện cùng Ông Mạnh.

- 2 nhân vật: ông Manh, Thần Gió - Có 3 nhân vật: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió.

- 1, 2 HS NK lên kể

- Thảo luận theo nhóm - Các tổ trình bày

- Các tổ lần lượt nhận xét.

- Trả lời - HS nghe

____________________________________________

CHÍNH TẢ Tiết 39

: GIÓ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ 2. Kĩ năng: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: s/x; iêt/iêc.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế, rèn luyện viết chữ và trình bày bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

(9)

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng viết: nặng nề, lo lắng, no nê, xứng, lê la.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại

-Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy?

-Theo em gió có điểm gì đáng yêu?

- Bài thơ có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ?

-Những chữ nào bắt đầu bằng r/d/gi?

-Những chữ nào có dấu hỏi/ dấu ngã?

- Yêu cầu HS viết chữ khó: khe khẽ, mèo mướp, cánh diều, bay bổng, quả, trèo na...

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ dài để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

Bài 3:

- 2HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con

- Nhận xét

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Gió thích chơi thân với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru cái ngủ, gió thèm ăn quả nên trèo bưởi, trèo na.

- Gió có “tính cách” đáng yêu như con người: thích chơi thân với mọi người, mọi vật…

- Bài thơ có 2khổ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.

- gió, rất, rủ, ru, diều

- ở khẽ, rủ, bảy, ngủ, quả, bưởi.

- Bảng lớp / bảng con - HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

-

Soát lỗi

- HS đọc

- 2HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

+ hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính, làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

(10)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Bài thơ muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT +mùa xuân, giọt sương

+chảy xiết, tai điếc - Nhận xét

- Trả lời - HS nghe

_____________________________________________

Ngày soạn: 21/ 1/ 2018

Ngày giảng: Thứ 4/ 24/ 1/ 2018

TOÁN

Tiết 98

: BẢNG NHÂN 4

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Lập và nhớ được bảng nhân 4

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 4).

Biết đếm thêm 4

3, Thái độ: Giáo dục HS ham thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS lên bảng: Mỗi đĩa có 3 quả cam. Hỏi 5 đĩa có bao nhiêu quả cam?

-Đọc bảng nhân 3 - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Giới thiệu bảng nhân 4 (10) - Sử dụng trên ĐDTQ

- Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Ta lấy 1 tấm bìa tức là ta lấy mấy chấm tròn?

- Bốn chấm tròn được lấy mấy lần?

- GV: 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 4x1=4, ta viết:

4x1=4, (Bốn nhân một bằng bốn).

+ GVgắn hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi:

- 4 chấm tròn được lấy mấy lần?

- HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- 4 chấm tròn.

- Lấy 4 chấm tròn.

- lấy 1 lần.

- HS đọc nối tiếp 4x1=4,

(11)

- Vậy 4 được lấy mấy lần?

-Hãy lập phép nhân tương ứng với 4 được lấy 2 lần?

-Để tìm được tích 4x2 ta làm như thế nào?

- Tương tự hình thành bảng nhân 4.

- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất?

- Các thừa số thứ hai có đặc điểm gì?

- Tích của chúng như thế nào?

* Học thuộc bảng nhân 4:

- Gv hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 4 bằng cách xóa dần bảng.

3. Luyện tập Bài 1(7)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Cho HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài

-Dựa vào đâu để làm được bài tập này

Bài 2 (7)

- GVyêu cầu HS đọc đề bài -Có tất cả bao nhiêu xe ô tô?

- Mỗi xe có bao nhiêu bánh xe?

- Vậy để biết 5 xe ô tô có bao nhiêu bánh xe ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm VBT - Gọi HS nhận xét bài

- GV nhận xét, chữa bài

-Để giải bài toán có lời văn ta thực hiện qua mấy bước?

Bài 3 (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

-Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

- Tiếp sau số 4 là số nào?

- 4 cộng thêm mấy thì bằng 8?

- Tiếp sau số 8 là số nào?

- 8 cộng thêm mấy thì bằng 12?

- GV giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 4.

- Yêu cầu HS tự điền vào các ô còn lại - Chữa bài

- 4 chấm tròn được lấy 2 lần.

- 4 được lấy 2 lần - Đó là phép tính 4x2

- Ta chuyển từ tích sang tổng 3x2=3+3=6, vậy 3x2=6

- Các thừa số đều là 4.

- Tăng dần từ 1 đến 10.

- Tích của chúng hơn kém nhau 4 đơn vị.

- HS đọc thuộc bảng nhân 4.

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

4 x 2 = 8 4 x 8 = 32 4 x 7 = 28 4 x 4 = 16 4 x 10 = 40 4 x 5 = 20 4 x 6 = 24 4 x 1 = 4 4 x 9 = 36 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Năm xe ô tô có số bánh xe là:

4 x 5 = 20 (bánh xe)

Đáp sô: 20 bánh xe - HS nhận xét.

- Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.

- Là số 4 - số 8

- 4 cộng thêm 4 bằng 8 - là số 12

- 8 cộng thêm 4 thì bằng 12

- HS tự điền vào các ô trống còn lại - HS báo cáo kết quả.

(12)

- GV yêu cầu HS đọc lại dãy số xuôi ->

ngược

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Đọc bảng nhân 4?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- Trả lời - Lắng nghe

______________________________________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 60

: MÙA XUÂN ĐẾN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu các từ ngữ: nồng nàn, đơm dáng, trầm ngâm…Hiểu ND:

Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân .

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch được bài văn.

3, Thái độ: HS có ý thức BVMT.

* GDBVMT: Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần. HS có ý thức BVMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Gió Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió và trả lời các câu hỏi:

-Thần Gió đã làm gì khiến Ông Mạnh nổi giận?

-Kể việc làm của Ông Mạnh chống lại thần Gió?

- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc b. Đọc từng câu (6)

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu GV nghe, lưu ý các từ ngữ HS dễ đọc sai lẫn.

- HD phát âm: rực rỡ, nảy lộc, nồng nàn, khướu, lắm điều.

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc)

- 1,2 HS đọc lại các từ khó

(13)

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10) - Bài được chia làm mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú/

còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.//

- Gọi HS đọc từng đoạn

- GV gọi HS đọc mục 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2,3 tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6)

+ GV yêu cầu Hs đọc to đoạn 1 và trả lời -Dấu hiệu nào báo múa xuân đến?

? Ngoài ra còn dấu hiệu nào?

+ GV yêu cầu Hs đọc to cả bài và trả lời - Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến?

-Tìm những từ ngữ giúp em cảm nhận:

+Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?

+Vẻ riêng của mỗi loài chim?

- Bài văn giúp em hiểu gì?

4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc lại bài

- 3 đoạn

- HS đọc tiếp nối đoạn - Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- 1 HS đọc to đoạn 1, dưới lớp chỉ tay vào SGK theo dõi.

- Hoa mận tàn báo mùa xuân đến - HS tự trả lời

- Sự thay đổi của bầu trời: ngày càng thêm xanh,nắng vàng ngày càng rực rỡ

- Sự thay đổi của mọi vật: vườn cây đâm chổi nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy.

+Hương vị của loài hoa: hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua

+Vẻ riêng của các loài chim: chích chòe nhanh nhảu, khướu lắm điều, - Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần

- Các nhóm thi đọc

(14)

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay tốt

C. Củng cố (5)

-Qua bài văn em biết gì về mùa xuân?

-Hãy nêu những việc làm để bảo vệ MT?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Chim Sơn ca và bông Cúc trắng

- Nhận xét

- HS trả lời - Lắng nghe

________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 20

: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT.

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?

DẤU CHẤM. DẤU CHẤM THAN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa. Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm. Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chỉ thời tiết các mùa, đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào?

3, Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức sử dụng đúng từ ngữ khi nói và viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(5)

- GV nêu tên tháng hoặc những đặc điểm đặc trưng của mỗi mùa, cả lớp viết tên mùa vào bảng.

+Tháng 10, 11.

+Ngày tựu trường vào mùa nào?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1: (10)

- GV giơ bảng con ghi sẵn từng từ ngữ cần chọn ( nóng bức, ấm áp, giá lạnh, …) - Yêu cầu HS nói tên mùa hợp với từ ngữ trên bảng con. (Lần lượt hết 6 từ).

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu 2 – 3 HS nói lại lời giải của toàn bài.

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Ghi đầu bài vào vở.

- Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa - Cả lớp đọc đồng thanh từ ngữ đó.

- HS nêu tên mùa hợp với từ ngữ trên bảng con.

- HS nào nói sai, HS khác sửa lại.

- HS nhắc lại lời giải đúng.

(15)

- Nhắc nhở HS nhớ các từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa.

Bài tập 2 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Hướng dẫn HS cách làm bài:

+Đọc từng câu văn.

+Lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.

+Kiểm tra xem cụm từ nào thay được, cụm từ nào không thay được.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- Yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét.

=> Kết luận:

VD: Với câu c ( Bạn làm bài tập này khi nào?)

+Những từ ngữ thay được cụm từ khi nào: bao giờ, lúc nào, tháng mấy.

+Những từ ngữ không thay được cụm từ khi nào: mấy giờ. Vì hỏi: Bạn làm bài tập này mấy giờ? Là hỏi về lượng thời gian làm bài tập ( mấy giờ đồng hồ), không phải hỏi về thời điểm làm bài. ( vào lúc mấy giờ).

=> Giúp HS biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.

Bài tập 3: (10)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng điền vào bài tập đã ghi ở bảng phụ.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.=> Giúp HS biết điền dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho

+Mùa xuân ấm áp.

+Mùa hạ nóng bức, oi nồng.

+Mùa thu se se lạnh

+Mùa đông mưa phùn gió bấc, giá lạnh.

- Hãy thay cụm từ khi nào trong các cụm từ dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,

… )

- HS lắng nghe.

- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

- Lời giải:

a. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

b. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn ngỉ hè?

c. Bạn làm bài tập này khi nào (bao giờ, lúc nào, vào tháng mấy)?

d. Bạn gặp cô giáo khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy)?

- Em chọn dấu chấn hay dấu chấn than để điền vào ô trống.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS lên bảng điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấm than cho thích hợp.

- HS nhận xét.

- Lời giải

a. Ông Mạnh quát lớn:

- Thật độc ác!

b. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra!

(16)

C. Củng cố - dặn dò (4) -Thời tiết mùa thu là:

A. Se se lạnh. B. Ấm áp C. Mưa phùn gió bấc.

- GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

- Trả lời - Lắng nghe

_______________________________________________

ĐẠO ĐỨC

Tiết 20:

TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết khi nhặt được của rơi cẩn tìm cách trả lại cho người mất.

2. Kỹ năng: Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.

3. Thái độ: Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị bản thân(thật thà)

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh sách giáo khoa phóng to.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bai cũ (5)

- GV đọc một số ý kiến, sau mỗi ý kiến HS sẽ giơ tay tán thành hoặc không tán thành +Trả lại của rơi là ngốc

+Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết . +Trả lại của rơi là người thậ thà, đáng trân trọng

+Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc vật đắt tiền

+Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho mọi người và cho chính mình.

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Hoạt động 1: (10) Sắm vai

- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng một tình huống

-Các em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm bạn không? Vì sao?

- GV chốt lại ý đúng và giải thích thêm các tình huống HS ứng xử chưa hay.

- 2HS trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.

- Đại diện các nhóm trưởng lên nhận thăm và đọc tình huống của nhóm mình cho cả lớp nghe:

+Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhắt được quyển truyện của một bạn để quên trong ngăn bàn. Em sẽ….

(17)

=> GV kết luận:

- TH1: Hỏi xem bạn nào mất hoặc nhờ cô giáo hỏi để trả lại cho bạn mất?

- TH2: Nộp lên văn phòng để trả lại cho người bị mất

- TH3: Khuyên bạn nên trả lại không nên tham của rơi của người khác

3. Hoạt động 2: (10) Trình bày tư liệu:

- GV yêu cầu HS lên trình bày các yêu cầu của GV ở tiết trước đó là: sưu tầm tranh, truyện, thơ, tình huống ứng xử hay kể cho cả lớp cùng nghe.và nhận xét qua 3 nội dung :

+Nội dung tư liệu

+Cách trình bày, thể hiện +Cảm xúc của em qua tư liệu

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm chuẩn bị kĩ, trình bày hay

- GV Nói thêm: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được, và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện

C. Củng cố - dặn dò (4)

- GV yêu cầu HS đọc câu thơ cuối bài?

- Nhận xét tiết học

- Về đọc bài và chuẩn bị bài: Biết nói lời yêu cầu đề nghị (Tiết 1)

+Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp. Em sẽ…

+Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả. Em sẽ…

- HS thảo luận trong nhóm - Các nhóm lên đóng vai - Nhận xét

- Đại diện các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình

- Trả lời - HS nghe

_________________________________________

Ngày soạn: 22/ 1/ 2018

Ngày giảng: Thứ 5/ 25/ 1/ 2018

TOÁN

Tiết 99

: LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng nhân 4.

2, Kĩ năng: Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 4).

3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng: Tính

4 x 7 + 12 =

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(18)

4 x 9 – 20 = -Đọc bảng nhân 4

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Luyện tập

Bài 1(7)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS nhẩm trong 2 phút sau đó tiếp nối nhau nêu kết quả.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài

?Khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích ntn?

Bài 2 (8)

- GV viết bảng: 4 x 8 +10=

+GV yêu cầu HS nêu các các tính khác nhau.

+ GV chốt cách làm tính đúng: Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài

-Trong dãy tính có phép nhân, phép cộng ta thực hiện ntn?

Bài 3: (8)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài -Có tất cả mấy học sinh?

-Mỗi học sinh được mượn bao nhiêu quyển?

-Vậy để biết 5 HS được mượn bao nhiêu quyển ta làm như thế nào?

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.

Tóm tắt 1 học sinh: 4quyển 5 học sinh;...quyển?

- Nhận xét

-Baì toán thuộc dạng toán gì?

Bài 4: (7)

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

4 x 4 = 16 4 x 9 = 36 4 x 6 = 24 4 x 5 = 20 4 x 2 = 8 4 x 10 = 40 4 x 8 = 32 4 x 7 = 28 4 x 1 = 4 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 4 x 3 = 12 3 x 2 = 6 4 x 2 = 8 3 x 4 = 12 - Nhận xét

- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi

- HS nêu

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 4x8+10=32+10 4x9+14=36+14 =42 = 50 4x10+60=40+60

= 100 - Nhận xét

- 2 HS đọc đề bài.

- Có tất cả 5 học sinh

- Mỗi học sinh được mượn 4 quyển - Ta tính tích 4x5

-1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

5 học sinh được mượn số quyển sách là:

4 x 5 = 20 (quyển)

Đáp số: 20 quyển - Nhận xét

(19)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả và nêu miệng

- Gọi HS nhận xét

-Dựa và đâu để làm được bài này?

C. Củng cố - dặn dò (4) -Đọc bảng nhân 4?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Bảng nhân 5

- HS nêu - HS chọn ý C

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________________

TẬP VIẾT

Tiết 20:

CHỮ HOA Q

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết viết các chữ hoa Q theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ Q, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa P, Phong - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu P treo lên bảng - Chữ hoa P cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa P gồm mấy nét?

- Có nét gì giống chữ đã học?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: Viết như chữ O

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB trên ĐK2.

- GV viết chữ Q trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái Q - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li, rộng 4 ô rưỡi - Gồm 2 nét

- Nét 1, giống chữ O hoa + Nét 1: giống chữ Ô

+ Nét 2: là nét lượn ngang, giống dấu ngã lớn.

- HS quan sát, lắng nghe.

(20)

3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Quê hương tươi đẹp - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ứng dụng có nghĩa là gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nét cuối của chữ Q nối sang chữ u.

+ Nối nét: Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Quê vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Quê bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa Q?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa R

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nhận xét

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Nêu cách đặt dấu thanh

- HS tập viết chữ Quê 2, 3 lượt.

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

_____________________________________________________________

CHÍNH TẢ

Tiết 40

: MƯA BÓNG MÂY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài.

2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; iêt/iêc.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: hoa sen, cây xoan, - 2 HS viết bảng

(21)

con sáo, giọt sương.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?

- Mưa bóng mây có điểm gì lạ?

- Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú?

- Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ?

- Tìm các chữ có vần ươi/ướt; oang/ay?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

thoáng, cười, tay, dung dăng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả (8) Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

- Mưa bóng mây

- thoáng qua rồi tạnh ngay, không làm ướt tóc ai, bàn tay bé che trong vở, mưa chưa đủ làm ướt bàn tay.

- Mưa dung dăng cùng đùa vui với bạn. Mưa gióng như bé làm nũng ...cười.

- Bài thơ có 3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ.

- cười, ướt, thoáng, tay - HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS nghe, viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc bài làm.

a) sương mù, cây xương rồng

b) đất phù sa, đường xa, thiếu sót, xót xa.

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

_____________________________________

(22)

Ngày soạn: 23/ 1/ 2018

Ngày giảng: Thứ 6/ 26/ 1/ 2018

TOÁN

Tiết 100

: BẢNG NHÂN 5

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Lập và nhớ được bảng nhân 5

2, Kĩ năng: Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5). Biết đếm thêm 5.

3, Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng tính 4 x 6 + 6 = 4 x 7 + 12 = -Đọc bảng nhân 4?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Giới thiệu bảng nhân 5 (12) - Sử dụng trên ĐDTQ

- Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Ta lấy 1 tấm bìa tức là ta lấy mấy chấm tròn?

-Năm chấm tròn được lấy mấy lần?

- GV: 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 5x1=5, ta viết:

5x1=5, (Năm nhân một bằng năm).

+ GVgắn hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi:

- 5 chấm tròn được lấy mấy lần?

- Vậy 5 được lấy mấy lần?

- Hãy lập phép nhân tương ứng với 5 được lấy 2 lần?

- Để tìm được tích 5x2 ta làm như thế nào?

- Tương tự hình thành bảng nhân 5.

- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất?

- Các thừa số thứ hai có đặc điểm gì?

- Tích của chúng như thế nào?

* Học thuộc bảng nhân 5

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe và phân tích đề toán

- 5 chấm tròn.

- Lấy 5 chấm tròn.

- lấy 1 lần.

- HS đọc nối tiếp 5 x 1= 5

- 5 chấm tròn được lấy 2 lần.

- 5 được lấy 2 lần - Đó là phép tính 5x2

- Ta chuyển từ tích sang tổng 5x2=5+5=10, vậy 5x2=10 - Các thừa số đều là 5.

- Tăng dần từ 1 đến 10.

- Tích của chúng hơn kém nhau 5 đơn vị.

(23)

- Gv hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 5 bằng cách xóa dần bảng.

3. Luyện tập Bài 1(6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- yêu cầu hS làm bài - Nhận xét

-Dựa vào đâu để làm bài tập này?

Bài 2 (6)

- Gv yêu cầu HS đọc đề bài -Bài toán cho biết gì?

-Bài toán hổi gì?

- Vậy để biết 4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét

-Để giải được bài toán có lời văn ta cần thực hiện qua mấy bước?

Bài 3 (6)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

- Tiếp sau số 5 là số nào?

- 5 cộng thêm mấy thì bằng 10?

- Tiếp sau số 10 là số nào?

-10 cộng thêm mấy thì bằng 15?

- GV giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 5.

- Yêu cầu HS tự điền vào các ô còn lại - Chữa bài

- GV yêu cầu HS đọc lại dãy số xuôi ->

ngược

-Trong dãy số của bài số liền trước và số liền sau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

C. Củng cố, dặn dò (4) - Đọc bảng nhân 5?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập

- HS đọc thuộc bảng nhân 5.

- 1 em đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT

- Lần lượt đọc kết quả - Đổi chéo vở kiểm tra

5 x 2 = 10 5 x 8 = 40 5 x 7 = 35 5 x 4 = 20 5 x 10 = 50 5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x 1 = 5 5 x 9 = 45 - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:

4 x 5 = 20 (ngày)

Đáp sô: 20 ngày - HS nhận xét.

- Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.

- Là số 5 - số 10

- 5 cộng thêm 5 bằng 10 - là số 9

- 10 cộng thêm 5 thì bằng 15

- HS tự điền vào các ô trống còn lại - HS báo cáo kết quả.

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________________________

(24)

TẬP LÀM VĂN

Tiết 20

: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Đọc và trả lời đúng câu hỏi về các nội dung bài đọc.

2, Kĩ năng: Dựa vào gợi ý,viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 - 5 câu nói về mùa hạ.

3, Thái độ: Ham thích học môn tập làm văn, yêu thích tả các mùa trong năm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

- GV cho HS thực hành đáp lời chào:

+Tình huống 1: Ông đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu nghỉ ốm.

+Tình huống 2: Bạn nhỏ ở nhà. Có chú thợ mộc đến, gõ cửa tự giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố để sửa cho nhà cái bàn.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(12)

- 1HS đọc yêu cầu? Những dấu hiệu báo mùa xuân đến?

- Để cảnh vật thiên nhiên luôn tươi đẹp em cần làm gì?

- 2 HS trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe, theo dõi.

- 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS trao đổi theo nhóm đôi. Và trả lời +Trong vườn thơm nức mùi hương của các loài hoa: hoa hồng, hoa huệ +Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo của mùa đông thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời.

+Cây cối thay áo mới: Cây hồng bì cởi bỏ hết những chiếc lá già đen thủi;

các mầm cây đều lấm tấm mầm xanh;những càng xoan khẳng khiu đang trổ lá, toả những tán hoa sang sáng, tim tím; rặng râm bụt sắp có nụ.

- Cần giữ gìn môi trường luôn trong sạch.

- Bảo vệ cảnh vật thiên nhiên nơi

(25)

-Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào?

=> GV chốt: Để tả được quang cảnh đầu xuân. Nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát.

Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát.

Bài 2 (18)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.

- GV nhắc HS viết theo 4 câu hỏi gợi ý.

(Mùa hè kéo dài từ tháng tư cho đến hết tháng sáu. Mặt trời mùa hè chiếu những tia nắng thật chói chang làm cho không khí trở nên nóng bức. Tuy nắng mùa hè chói chang nhưng lại làm cho trái ngọt, hoa thơm.Vào mùa hè chúng được nghỉ học nên có nhiều thời gian để vui chơi, giải trí, đọc truyện. Chúng em lại còn được bố mẹ dẫn đi tham quan những cảnh đẹp của đất nước.)

- GV theo dõi, sửa chữa.

- GV nhận xét.

C. củng cố - dặn dò

-Em thích nhất mùa nào trong năm? Vì sao?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

mình sinh sống .

- Ngửi: mùi hương thơm nức của các loài hoa; hương thơm của không khí đầy ánh nắng.

+Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới.

- HS đọc yâu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS viết vào vở bài tập.

- 1 HS khá đọc bài trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời - Lắng nghe

____________________________________________

TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

Tiết 20

: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng: Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa...

3. Thái độ: HS có ý thức chấp hành nghiêm túc luật khi tham gia giao thông II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kĩ năng kiên định: Từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.

- Kĩ năng ra quyết định

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

(26)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4)

-Có mấy loại đường giao thông?Hãy kể tên

- Hãy nêu những loại phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (10) Thảo luận tình huống.

- GV chia nhóm .

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống của nhóm và trả lời theo câu hỏi gợi ý:

- Điều gì có thể xảy?

- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huồng đó chưa?

- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét.

=>Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, thò đầu, thò tay ra ngoài, … khi tàu, xe đang chạy.

3. Hoạt động 2: (10) Quan sát tranh - GV đưa slide co tranh như hình trong SGK yêu cầu HS quan sát

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trên slide và trả lời câu hỏi với bạn.

-Ở hình 4, hành khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?

- Ở hình 5, hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?

-Ở hình 6, hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô?

-Ở hình 7, hành khách đang làm gì?

- Yêu cầu HS nêu một số điểm cần lưu ý

- HS trả lời - Nhận xét

- Các nhóm HS nhận tình huống và chuẩn bị thảo luận.

- Các nhóm thảo luận tình huống của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS làm việc theo cặp.

- HS quan sát hình trên slide và trả lời câu hỏi với bạn.

- HS nêu những điểm cần lưu ý khi lên

(27)

khi lên xe buýt, xe khách.

- GV nhận xét.

=> Kết luận: Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường; đợi xe dừng hẳn mới lên; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoàitrong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mời xuống.

Hoạt động 3: (10) Vẽ tranh.

- Yêu cầu HS vẽ một phương tiện giao thông

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau xem tranh nhau và nói với nhau về:

+Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.

+Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?

+Những điều cần lưu ý khi đi trên loại phương tiện giao thông đó?

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp.

- GV sưả chữa, bổ sung phần trình bày của HS.

C. Củng cố - dặn dò (4)

-Khi đi xe buyt, xe khách con cần lưu ý điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh

xe buýt, xe khách.

- HS nhận xét.

- HS tự vẽ một loại phương tiện giao thông mà mình thích.

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau về tranh mà mình vừa vẽ theo gợi ý của GV.

- HS trình bày trước lớp.

- HS các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- 1, 2 HS nêu.

- Lắng nghe

_________________________________________________

SINH HOẠT

NHẬN XÉT TUẦN 20. PHƯƠNG HƯỚNG TUÀN 21

I.MỤC ĐÍCH

- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần 20 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. Đề ra phương hướng hoạt động tuần 21

II. NỘI DUNG

1. Tổng kết hoạt động tuần 20 GV nhận xét chung:

* Ưu điểm:

+ Có thức tự giác truy bài 15 phút đầu giờ.

+ Trong lớp hăng hái dơ tay phát biểu kiến xây xây dựng bài.

+ Mặc đồng phục đúng ngày quy định.

+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ và khu vực được phân công

* Nhược điểm:

(28)

+ Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn.

+ Viết bài còn bẩn, tốc độ viết còn chậm.

+ Vệ sinh cá nhân cần sạch sẽ hơn.

2. Phương hướng tuần 21:

- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, hoạt động giữa giờ.

- Tích cực giải toán trên mạng, tham gia thi trạng nguyên tiếng việt trên internet - Giữ vệ sinh cá nhân, lớp sạch đẹp.

- Chăm sóc công trình măng non

- Đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện, xe máy, tham gia giao thông an toàn - GV nhận xét giờ sinh hoạt.

- Dặn HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch của tuần 21

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn