• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

* Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật có liên quan đến nhân vật đó.

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

- Nêu được ý nghĩa của sự việc.

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Giới thiệu nhân vật và sự việc liên quan mà bài viết muốn kể.

“Thô – mát Ê – đi – xơn (1847 – 1931) người Mỹ, được đánh giá là một trong những nhà khoa học vĩ đại, có nhiều ý tưởng nhất trong lịch sử. Trong số hơn một nghìn phát minh mang tên ông, nổi tiếng nhất phải kể đến bóng đèn dây tóc. …. ngày 31 tháng 12 năm 1879.”

- Trình bày diễn biến của sự việc.

“ Ông cho treo hàng trăm bóng đèn điện quanh … nơi ông sống.”

- Sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

“Những bóng đèn có vỏ ngoài làm bằng thuỷ tinh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt làm bằng sợi carbon, …. thời bấy giờ.”

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

“ “Màn trình diễn” này ghi dấu mốc quan trọng trong việc phát minh ra đèn điện và phân phối điện của Ê – đi – xơn. Sau sự kiện đó … đi vào hoạt động.”

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

“Từ phát minh ea chiếc bóng đèn điện đầu tiên của Ê – đi – xơn năm 1979 … như Mặt Trời thứ hai.”

* Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết

(2)

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh hoặc nhà văn hoá, … có những câu chuyện đáng nhớ mà em biết. Nhân vật được nói tới đó có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước hoặc nhân loại. Em cũng có thể chọn một người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết và từng tiếp xúc.

- Chọn một sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến chông của nhân vật mà thấy thú vị.

b. Tìm ý

Sau khi đã chọn được sự việc liên quan đến nhân vật, hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm ý:

- Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào?

- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể?

c. Lập dàn ý - Mở bài:

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

+ Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

2. Viết bài

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý.

(3)

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp (nếu viết về câu chuyện khoa học thì có thể tra cứu từ điển để hiểu những thuật ngữ chuyên môn khó).

- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể.

- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.

* Bài văn mẫu tham khảo

Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là một vị bác sĩ phẫu thuật nổi danh với phương pháp mổ gan khô đầu tiên ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu về gan, ông đã phải đấu tranh rất nhiều để có thể có được sự công nhận của tất cả mọi người. Cuộc nghiên cứu bắt đầu diễn ra vào những năm khi ông mới 23 tuổi.

Trong bốn năm từ 1935 – 1939, Tôn Thất Tùng đã mổ hơn 200 lá gan người chết để từ đó có thể thấy được hệ thống các mạch máu ở trong gan. Công trình nghiên cứu của ông được Đại học Paris trao tặng huy chương bạc danh giá. Bởi vì trước đây, con người chưa có bất cứ phát minh hay khám phá nào liên quan đến phần phía bên trong của gan. Để rồi từ đó, Tôn Thất Tùng mới sáng kiến ra ý tưởng vô cùng mới mẻ: buộc lại tất cả những mạch máu trong gan sau đó mới cắt gan hay nói cách khác là phương pháp cắt gan có kế hoạch (còn gọi là mổ gan khô). Tuy nhiên, khi ý kiến đó được viết thành báo để gửi tới Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris, GS Funck – Brentano đọc và không ủng hộ Tôn Thất Tùng. Sau khi nhận được phản hồi trái chiều của người có tiếng trong ngành phẫu thuật thế giới, Tôn Thất Tùng đã không đụng đến dao mổ gan trogn vòng hơn 20 năm. Cho tới năm 1952, khi ông biết tới sự thành công của GS Lortat – Jacob trong việc phẫu thuật gan bằng cách buộc cuống mạch máu ở ngoài gan thì đam mê năm nào ông bỏ lỡ lại trỗi dậy. Ông quay trở lại với dao mổ gan và phẫu thuật rất thành công một ca bệnh ung thư phải cắt bỏ thuỳ gan phải. Cuộc phẫu thuật diễn ra rất nhanh chóng do ông đã biết được hệ thống các mạch máu và ống mật trong gan. Sau đó, ông gửi phương pháp cắt gan mới này của mình tới tờ tạp chí nổi tiếng trogn ngành phẫu thuật thế giới – The Lancet. Chỉ sau một háng, cả dư luận hết sức chấn động. Ông nhận được nhiều lời mời hoan nghênh

(4)

nhưng cũng không ít người việt Nam hoài nghi, kịch liệt phản đối. Lần này, đứng trước những lời phản đối, rè bỉu ông không còn trốn chạy nữa mà trực tiếp đối mặt với công chúng. Năm 1962, ông đã dành được thắng lợi về mình. Những người khó tính nhất sau khi nghe rõ phương pháp của ông cuối cùng cũng quay ra ca ngợi và tôn vinh ông. Cuộc đấu tranh để có thể nhận được dự đồng thuận từ chính công chúng diễn ra thật khó khăn nhưng trái ngọt nó mang lại thực sự to lớn. Sáng kiến vĩ đại của Tôn Thất Tùng được rất nhiều nước trên thế giới biết đến và họ còn mời ông đến trình bày về phương pháp của mình.

Quá trình nghiên cứu ra phương pháp phẫu thuật gan khô đã có những khó khăn từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc nhưng Tôn Thất Tùng vẫn luôn miệt mài với nghề nghiệp và những sáng kiến của mình. Ông đã không từ bỏ hẳn khi có trở ngại mà vẫn luôn nhen nhóm để ý tưởng của mình đi tới hành động.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát bài viết và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật.

Đọc lại phần Mở bài để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.

Cung cấp được thông tin về sự việc mà bài viết nói tới.

Kiểm tra độ xác thực của thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót.

Trình bày được diễn biến của sự việc.

Có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể.

Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói tới.

Lưu ý về trình tự của sự việc được kể.

Sắp xếp sự việc theo trật tự trước sau.

Bổ sung nếu thấy thiếu yếu tố miêu tả và phần nêu ý nghĩa của sự việc.

Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được nói tới.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện suy nghĩ ấn tượng về sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

(5)

Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng từ ngữ liên kết câu và liên kết đoạn văn, …)

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong bài viết; chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Văn bản kể về hành trình đi vào trung tâm vũ trụ của ba nhân vật: người kể chuyện, Thần Đồng, Thần Thoại.. Ba nhân vật cùng đi tìm chìa khoá dẫn đến cánh cổng vào trung

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Văn bản: Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài văn viết về nhân vật nào.. Người viết

- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện hoặc không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ

+ Câu văn giới thiệu trải nghiệm em muốn kể. + Những từ ngữ giới thiệu thời gian, không gian, nhân vật trong câu chuyện. + Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của em trước sự

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 A. - Giới thiệu câu chuyện: Tôi có nhiều trải nghiệm vui... bao giờ quên. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể

- Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi

Đành rằng khi sáng tác văn học, nhà văn có toàn quyền hư cấu nhưng đối với tiểu thuyết lịch sử - tác phẩm viết về những nhân vật và sự kiện lịch sử, viết về câu chuyện truyền thống của