• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam"

Copied!
83
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--- ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU AANZ TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẰNG

NIÊN KHÓA: 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--- ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU AANZ TẠI CÔNG TY

TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Nguyễn Thị Hằng

MSV:17K4041021 Lớp K51A-KDTM

NIÊN KHÓA: 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho phép em được xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo giảng dạy tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã dạy dỗ và truyền đạt kinh nghiệm cũng như kiến thức cho em trong 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Quản Trị Kinh doanh đã mang đến cho em nhiều kiến thức giúp em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình học tập và những kiến thức đó cũng giúp em vận dụng vào công việc và cuộc sống sau này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn thực tập PGS.TS Nguyễn Đăng Hào đã luôn nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ, giải đáp thắc mắc và chỉ dẫn giúp em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.

Em xin cảm ơn bố mẹ, cảm ơn bạn bè những người luôn bên cạnh,luôn động viên, giúp đỡ em trong những lúc em khó khăn nhất.

Và hơn hết em xin trân trọng cảm ơn đơn vị thực tập Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập và làm việc tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn chị Jasmine – Giám đốc bộ phận tài tụ, chị Nguyễn Trương My My – Trưởng phòng xuất nhập khẩu, chị Nguyễn Thị Huyền Trang – nhân viên phụ trách chứng từ về C/O và các anh chị trong bộ phận xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực tập, tranning cho em nhiều kiến thức và cho em được trải nghiệm các công việc tại công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam. Cảm ơn các anh chị đã hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập, chỉ bảo hướng dẫn cho em rất nhiều trong thời gian qua để em hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như giúp em học hỏi được nhiều kiến thức thực tế và hoàn tốt bài khóa luận tốt nghiệp. Nhờ có các anh chị, em mới hiểu biết được nhiều kiến thức thực tế, được va chạm với các công việc thực tế, trau dồi được tính tỉ mỉ cận thận trong công việc và được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập để hoàn thiện bài khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô để khóa luận em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... v

DANH MỤC SƠ ĐỒ ... vi

DANH MỤC HÌNH ... vi

DANH MỤC BẢNG ... vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

2.1 Mục tiêu tổng quát ... 2

2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ... 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ... 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ... 3

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ... 3

5. Kết cấu của đề tài ... 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ ... 5

1.1 Cơ sở lý luận ... 5

1.1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa ... 5

1.1.1.1. Khái niệm về xuất xứ hàng hóa... 5

1.1.1.2. Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa ... 5

1.1.1.3. Vai trò của xuất xứ hàng hóa ... 10

1.1.2 Một số văn bản pháp quy quy định xuất xứ hàng hóa của Việt Nam. ... 11

1.1.3 Khái quát về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ... 12 1.1.3.1. Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ... 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.3.2 Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ... 12

1.1.3.3 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ... 13

1.1.3.4 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam ... 14

1.2 Một số quy định chính về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay ... 14

1.3 Khái quát quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo form AANZ .... 19

1.3.1. Khái quát chung về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ ... 19

1.3.2 Một số văn bản pháp quy quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ 19 1.3.3 Khái quát chung về quy trình cấp giấy chứng nhận hàng hóa theo form AANZ20 1.3.3.1. Đăng ký hồ sơ thương nhân (đối với doanh nghiệp lần đầu tiên xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa). ... 20

1.3.3.2 Chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O ... 21

1.3.3.3 Khai báo hồ sơ C/O lên hệ thống EcoSys ... 22

1.3.3.4 Cấp số C/O ... 22

1.3.3.5 Kiểm tra hồ sơ ... 22

1.3.3.6 Trả kết quả ... 22

1.3.3.7 Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm đối với C/O form AANZ ... 24

1.4 Tổng quan chung về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam ... 25

1.5.Khái quát các nghiên cứu có liên quan ... 26

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM ... 29

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam ... 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ... 29

2.1.2 Thông tin chung ... 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức ... 33

2.1.4 Trách nhiệm của doanh nghiệp ... 34

2.1.5 Tình hình nguồn nhân lực của công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam35 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ... 36

2.2 Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) tại công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam. ... 37 2.2.1. Nhận chứng từ của lô hàng từ phía khách hàng ... 38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.2 Lập hồ sơ xin cấp C/O form AANZ ... 39

2.2.3 Nộp hồ sơ giấy xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) ... 57

2.2.4 Trả kết quả ... 57

2.3 Mục tiêu cần đạt được khi làm C/O AANZ ... 59

2.3.1 Thời gian ... 59

2.3.2 Trách nhiệm ... 59

2.3.3 Chi phí ... 60

2.4 Đánh giá quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) tại công ty ... 60

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU AANZ TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM ... 65

3.1 Định hướng phát triển của công ty ... 65

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ tại công ty ... 65

3.2.1 Nâng cao và phát triển nghiệp vụ chuyên môn , công tác đào tạo của đội ngũ nhân viên ... 65

3.2.2 Giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình xin cấp C/O một cách tốt nhất ... 66

3.2.3 Hạn chế rủi ro do sai sót của nhân viên ... 67

3.2.4 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ... 67

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ... 69

1.Kết luận ... 69

2. Kiến nghị ... 70

2.1 Kiến nghị đối với cơ quan cấp C/O ... 70

2.2 Kiến nghị với cơ quan nhà nước ... 70

2.3 Kiến nghị đối với công ty ... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ICC International Chamber of

Commerce Phòng thương mại quốc tế

XK Xuất Khẩu

B/L Bill of lading Vận đơn đường biển

Commercial

Invoice Hóa đơn thương mại

Packing list Phiếu đóng gói hàng hóa

L/C

BOM Bill of Material Định mức nguyên vật liệu

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

ECOSYS Hệ thống quản lý và cấp giấy chứng nhận xuất

xứ điện tử

AEC ASEAN Economic

Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

TPP Trans-Pacific Partnership

Agreement Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

GSP Generalized System of

Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập AANZFTA ASEAN-Australia-New

Zealand Free Trade Area

Hiệp định thương mại được kí kết giữa các quốc gia ASEAN, Úc và New Zealand

FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

FOB Trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan

can tàu ICO International Coffee

Organization Tổ chức cà phê quốc tế GDP

Trường Đại học Kinh tế Huế

Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ ... 6

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty ... 33

Sơ đồ 3: Quy trình xin cấp C/O form AANZ tại công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam ... 38

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty ... 32

Hình 2.2: Màn hình giao diện hệ thống EcoSys ... 51

Hình 2.3: Màn hình đăng nhập vào hệ thống khai báo C/O của doanh nghiệp ... 52

Hình 2.4: Giao diện hệ thống khai báo C/O của doanh nghiệp ... 52

Hình 2.6: Giao diện của phần tiếp theo trong mục C/O ... 54

Hình 2.7: Giao diện khai báo cụ thể từng mặt hàng của lô hàng ... 55

Hình 2.8: Các lô hàng đã được cán bộ cấp C/O cấp phép và cấp số... 56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam giai đoạn 2019-2020. ... 35 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam giai đoạn 2019-2020 ... 37

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thâm nhập thị trường quốc tế luôn là mục tiêu hàng đầu c ủa các nhà sản xuất hướng về xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì lý do đó, ngoài việc đáp ứng về chất lượng và chủng loại hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng một cách nhanh nhất các yêu cầu về chứng từ mà thị trường đó đòi hỏi. Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu là một trong những chứng từ cần thiết và quan trong trong bộ chứng từ đó. Đối với các nhà xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ là bằng chứng quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định song phương hoặc đa phương mà chính phủ các nước đã ký kết, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng ngoại thương.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, từ đó yêu cầu về đổi mới các thủ tục hành chính để tạo sự thuận lợi cho các nhà xuất khẩu ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản và phù hợp với các cam kết mà các cơ quan của chính phủ đã đề ra để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên trường quốc tế. Hiện nay đối với hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form AANZ đang ngày càng được tăng cường. Ngày 27/2/2009, ASEAN và Australia, NewZeland đã ký Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Khi có hiệp định này thì tất cả các nước thành viên của ASEAN khi xuất khẩu hàng hóa qua các khu vực đó nếu có C/O form AANZ thì đều được hưởng thuế quan ưu đãi.

Do đó việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện qui trình cấp Giấy chứng nhận xứ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam là là hết sức cần thiết. Vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

“Nâng cao năng lực nhân
(11)

viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo form AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian qua, đề tài đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giấy chứng nhận xuất xứ và quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Đánh giá thực trạng quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ.

- Phạm vi thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 2019 đến năm 2020.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Công ty TNHH Chế xuất Billion Max

Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập các tài liệu liên quan đến quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ.

- Giáo trình thương mại quốc tế, pháp luật trong thương mại quốc tế.

- Các thông tư nghị định liên quan đến các quy định cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ công thương.

- Thông tin của Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam

- Các báo cáo về kết quả kinh doanh, tổ chức bộ máy, nguồn vốn, tài sản.

- Các dữ liệu liên quan đến quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo form AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam; Thu thập số liệu của Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020.

- Tham khảo các nguồn tài liệu, sách, báo, internet, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng điện thoại để chụp hình và ghi âm.

- Các khóa luận tốt nghiệp, các tài liệu trên Internet liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh. Cụ thể:

- Phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp dựa trên số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các sự kiện. Từ đó tìm ra cách lý giải, xác định được tính hợp lý của các thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp.

- Phương pháp so sánh: đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau qua các kỳ phấn tích để biết được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó có cơ sở để phân tích sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình những vấn để liên quan đến đề tài nghiên cứu kết hợp với phương pháp phân tích thống kê so sánh để đưa ra kết quả chính xác, cung cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận – Kiến nghị, kết cấu của đề tài bao gồm:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ

Chương 2: Phân tích quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên thực hiện quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu AANZ Công ty TNHH Chế xuất Billion Max Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa 1.1.1.1. Khái niệm về xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. (theo VCCI)

1.1.1.2. Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa a) Quy tắc xuất xứ ưu đãi

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan và các quyết định ban hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương.

Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ.Vì vậy các quy tắc này phải rõ ràng minh bạch để đảm bảo được các quyền lợi của các nước thành viên trong WTO.

Để được hưởng các thỏa thuận ưu đãi, hàng hóa phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hoặc các thành viên và đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại ưu đãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Sơ đồ 1: Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:

+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hoặc hộ gia đình nuôi cá thể.

+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.

+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.

+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ.

+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ.

+ Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa.

+ Các hàng hóa được sản xuất từ chỉ những hàng hóa xuất xứ thuần túy hoặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

các mảnh rời hoặc các phế liệu của quá trình sản xuất hoặc có thể có được sau quá trình tiêu dùng.

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Hàng hóa xuất xứ không thuần túy là hàng hóa mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước.

Trong thương mại quốc tế, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng. Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:

+ Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

+ Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sàng lọc, chia cắt ra từng phần.

+ Dán nhãn mác hoặc các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm.

+ Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói.

+ Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…

+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phẩm của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

+ Kết hợp các công việc trên + Giết mổ động vật

Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tùy thuộc vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ đối tác thương mại giữa các nước.

Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá, cụ thể:

- Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

Tùy từng hiệp định FTA và từng loại mặt hàng sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

khu vực khác nhau. Tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:

Trong đó:

+ Chi phí nguyên liệu có xuất xứ : trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất.

+ Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác

+ Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất + Chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển để xuất khẩu

+ FOB: là trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến

+ Chi phí nguyên liệu không có xuất xứ: Là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa.

- Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa ( CTC)

Là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

- Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức

a) Công thức trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

LVC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước,

hoặc vùng lãnh thổ sản xuất x 100%

Trị giá FOB

Hoặc

b) Công thức gián tiếp

LVC =

Trị giá FOB –

Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước,

hoặc vùng lãnh thổ sản xuất x 100%

Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng

- Tiêu chí mặt hàng cụ thể:

Tùy vào từng hiệp định FTA sẽ quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Các quy tắc này quy định một quy trình hàng hóa cần phải trải qua để được coi là có xuất xứ.

Ngoài ra, còn có những quy tắc khác để xác định xuất xứ hàng hóa như: quy tắc cộng gộp, nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế nhau; bao bì và vật liệu đóng gói; vận chuyển trực tiếp; các yếu tố trung gian. Trong đó, trường hợp hàng hoá có tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) được quy định khá chi tiết và cụ thể. Quy tắc xác định De Minimis được quy định trong từng hiệp định FTA.

b) Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. (Theo VCCI)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.1.3. Vai trò của xuất xứ hàng hóa a) Thuế quan ưu đãi

Hàng hóa nhập khẩu chỉ được hưởng ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt khi được xác định đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục về xuất xứ từ các quốc gia có những thỏa thuận song phương và đa phương với nhau về ưu đãi thương mại theo các cấp độ khác nhau. Xác định chính xác xuất xứ nhằm đảm bảo sự thực hiện các điều khoản của thỏa thuận một cách thuận lợi và công bằng đối với việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập đối với hàng hóa của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu.

b) Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

Để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia sử dụng quy định về xuất xứ hàng hóa như phương tiện nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm cấp hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phát giá, biện pháp tự vệ để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trên cơ sở xác định nguồn gốc và tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa.

Đây có thể xem như là cách thức kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục tiêu kinh tế thương mại nhất định.

c) Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch

Việc xác định xuất xứ làm cho việc thống kê lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từng nước khác nhau hoặc đối với các khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số liệu thương mại các cơ quan thương mại mới có thể duy trì được hệ thống hạn ngạch. Có thể nói xuất xứ hàng hóa là một công cụ trong chính sách kiểm soát ngoại thương của nhà nước.

d) Xúc tiến thương mại

Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về các mặt hàng cụ thể. Vì vậy các quốc gia luôn tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên thương hiệu.

Ngoài ra, xuất xứ hàng hóa cũng phục vụ vào việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa để kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa, phục vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

vào hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán

1.1.2 Một số văn bản pháp quy quy định xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa

Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

(Thông tư số 38/2018/TT-BTC và 62/2019/TT-BTC được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)

Ngoài ra tùy từng loại form C/O của từng loại mặt hàng thì sẽ có các quy định riêng cho từng form và từng loại mặt hàng cụ thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.3 Khái quát về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1.1.3.1. Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.(Theo ICC)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.( Theo điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng: là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ: là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo phát hành và cam kết về xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.1.3.2 Tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) a) Đối với người xuất khẩu

- C/O nói lên phẩm chất hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng tới khi xuất khẩu - C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng được gia là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.

- C/O là một chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán tiền hàng nếu sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng ngoại thương quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ được nhận tiền thanh toán khi C/O được xuất trình đầy đủ cùng với các chứng từ khác của lô hàng. Nếu thiếu C/O thỉ bộ chứng từ coi như chưa đủ và vì vậy ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.

b) Đối với người nhập khẩu

- C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh mình không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa vào C/O để theo dõi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa.

C/O là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng thuế suất theo các hiệp định thương mại giữa các quốc gia với nhau.

1.1.3.3 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- C/O form A: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập s

- C/O form B: (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam) - C/O form D: là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định ATIGA.

- C/O form E: hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Công hoà Nhân dân Trung Hoa (ACFTA).

- C/O form AANZ: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AANZFTA).

- C/O form AHK: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc.

- CO form AJ: Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Nhật Bản (AJFTA).

- C/O form AANZ: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – ÚC – New Zealand

(AANZFTA).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- C/O form CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

- C/O form EUR.1, C/O form EUR.1 UK : Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

- C/O form EAV: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

- C/O form VN-CU: Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba

- C/O form AI: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn độ (AIFTA).

- C/O form EAV: Hiệp định thương mại tự do VN-Liêm minh kinh tế Á Âu.

- C/O form VC: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.

- C/O form VK: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

- C/O form VJ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản

- C/O form S: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia

1.1.3.4 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam

Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

1.2 Một số quy định chính về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay

Hàng hóa xuất khẩu cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của chính phủ quy định chi tết luật thương mại về xuất xứ hàng hóa.Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT- BCT ngày 03/04/2018 về xuất xứ hàng hóa.

 C/O sẽ được cấp dưới hai hình thức:

+ Cấp C/O bằng giấy: là hình thức cấp C/O giấy trực tiếp cho doanh nghiệp tại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Tổ chức cấp C/O;

+ Cấp C/O điện tử: là hình cấp C/O thông qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Thương mại (sau đây gọi tắt là eCOSys), được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt triển khai tại Quyết định số 0519/QĐ-BTM ngày 21/3/2006 và các hình thức cấp C/O điện tử khác được Bộ Thương mại đồng ý cho triển khai thực hiện sau này;

+ Điều kiện để tham gia eCOSys sẽ do Bộ Thương mại công bố cụ thể khi hệ thống đã được triển khai thực tế.

 Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:

+ Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu;

+ Lập và nộp Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ cho Tổ chức cấp C/O;

+ Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O và Tổ chức giám định trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong Hồ sơ thương nhân và Bộ hồ sơ xin cấp C/O cũng như xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, kể cả trong trường hợp được Người xuất khẩu uỷ quyền;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ điện tử trong trường hợp doanh nghiệp xin cấp C/O điện tử;

+ Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có).

 Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn Người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;

+ Tiếp nhận, kiểm tra Bộ hồ sơ thương nhân và bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O;

+ Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết;

+ Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ và Bộ hồ sơ đáp ứng các quy định của Thông tư này;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

+ Lưu trữ hồ sơ C/O;

+ Gửi mẫu chữ ký của những Người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Vụ Xuất Nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (trong trường hợp các đơn vị trực thuộc Phòng) để đăng ký với cơ quan hải quan của nước nhập khẩu;

+ Giải quyết các khiếu nại về C/O theo quy định tại khoản 1, mục IV của Thông tư này;

+ Giữ bí mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác nhận xuất xứ.

Tùy từng loại giấy chứng nhận xuất xứ của các form khác nhau thì hồ sơ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu như quy định về hồ sơ và các bước làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều giống nhau.

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Tùy từng loại giấy chứng nhận xuất xứ của các form khác nhau thì hồ sơ sẽ khác nhau. Tuy nhiên hầu như hồ sơ xin cấp C/O bao gồm :

- Đơn đề nghị cấp C/O

- Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh (1 bản chính, 1 bản copy doanh nghiệp gửi khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại nơi cấp C/O)

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Tờ khai hải quan hàng xuất, tờ khai hải quan hàng nhập - Chứng từ vận tải

- Bảng kê khai nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất

- Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam.

2. Thời hạn cấp C/O

- Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

- Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó.

Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;

- Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.

3. Cấp sau C/O

Trong những trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng của Người đề nghị cấp C/O, C/O có thể được cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt quá một (01) năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và phải ghi rõ: “ISSUED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng) lên C/O.

4. Cấp lại C/O

- Trong trường hợp C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Người đề nghị cấp C/O muốn đề nghị cấp lại phải có đơn đề nghị gửi cho chính tổ chức đã cấp C/O, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại, nộp Bộ hồ sơ, C/O bản gốc và các bản sao (nếu có).

Bản C/O cấp lại này sẽ lấy số và ngày của C/O cũ và đóng dấu « CERTIFIED TRUE COPY ». Bản C/O cấp lại này phải được cấp không quá một (01) năm kể từ ngày cấp bản gốc C/O. Thời hạn cấp lại không quá ba (03) ngày kể từ ngày Tổ chức cấp C/O nhận được đơn đề nghị cấp lại C/O;

- Trong trường hợp cần tách C/O thành hai (02) hay nhiều bộ, Người đề nghị cấp C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp C/O nêu rõ lý do cần tách C/O, nộp Bộ hồ sơ, bản gốc và các bản sao C/O cũ (nếu có). C/O được cấp lại trong trường hợp này, một bộ sẽ lấy số và ngày của C/O cũ. Các bộ còn lại sẽ lấy số mới và ngày cấp mới;

- Trong trường hợp hàng phải tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, Người đề nghị cấp C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

C/O, nêu rõ lý do cấp lại kèm theo bản gốc và các bản sao C/O cũ (nếu có). Trong trường hợp tại thời điểm đề nghị cấp, C/O cũ chưa được thu hồi, C/O đề nghị cấp lại sẽ lấy số, ngày cấp mới và được đánh máy rõ vào ô phù hợp trên Mẫu C/O nội dung : « THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số C/O cũ) DATED (ngày phát hành C/O cũ) ».

5. Từ chối cấp C/O

 Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau:

- Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại khoản 1, mục II của Thông tư này;

- Bộ hồ sơ xin cấp C/O không chính xác, không đầy đủ

- Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định - Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

- Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

- Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, bị tẩy xóa nhiều, mờ không đọc được hoặc được in bằng nhiều màu mực;

- Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;

 Khi từ chối cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

6. Lệ phí cấp C/O

Người đề nghị cấp C/O nộp lệ phí cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O. Lệ phí cấp C/O do Tổ chức cấp C/O quy định theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính về phí và lệ phí. Các mức lệ phí cấp C/O phải được niêm yết công khai tại nơi cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.3 Khái quát quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo form AANZ

1.3.1. Khái quát chung về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O Form AANZ) là loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand. Cụ thể, C/O form AANZ được cấp cho hàng hóa cho hàng hóa vận chuyển tiếp từ các nước xuất khẩu sau: Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Lào, Cambodia, Brunei, Singapore, Australia, New Zealand, Việt Nam (Đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).

Lưu ý: đối với một số trường hợp đặc biệt, khi nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Aseans – Austraulia – New Zealand, người nhập khẩu sẽ không cần phải nộp C/O.

Các trường hợp người nhập khẩu không cần nộp C/O form AANZ bao gồm:

- Hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu và có trị giá FOB không quá 200 đô la Mỹ hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định; hoặc

- Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định, với điều kiện hàng hóa đó không phải là một phần của một hay nhiều lô hàng nhập khẩu mà nước nhập khẩu có lý do để cho rằng đây là sự sắp đặt nhằm trốn tránh việc nộp C/O.

1.3.2 Một số văn bản pháp quy quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ

- Nghị định 19/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

- Thông tư 08/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa

- Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi

- Thông tư 05/2018/TT-BCT Quy định về xuất xứ hàng hóa

- Thông tư 31/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân

- Thông tư số 42/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân.

- Thông tư 07/2020/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di lân.

1.3.3 Khái quát chung về quy trình cấp giấy chứng nhận hàng hóa theo form AANZ.

1.3.3.1. Đăng ký hồ sơ thương nhân (đối với doanh nghiệp lần đầu tiên xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).

Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.

Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

- Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (nếu có)

b) Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai năm một lần;

c) Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;

d) Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

1.3.3.2 Chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau:

 Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

 Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO).

 Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam):

+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có) + Tờ khai hải quan hàng xuất

+ Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có)

+ Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch)

+ Vận đơn

 Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa:

+ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm.

+ Ðịnh mức hải quan (nếu có)

+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu) + Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu

+ Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

+ Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

* Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

cụ thể, hợp đồng, L/C, . hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng, hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,..

* Các chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.) đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu.

* Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị đối chiếu).

* Lưu ý : cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

* Các đơn vị phải thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O khi có thay đổi nội dung trong Hồ sơ Đơn vị C/O

1.3.3.3 Khai báo hồ sơ C/O lên hệ thống EcoSys

Doanh nghiệp khai báo hồ sơ của lô hàng xin cấp C/O và đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp.

1.3.3.4 Cấp số C/O

Sau khi doanh nghiệp đã khai báo đầy đủ trên hệ thống thì Tổ chức cấp C/O sẽ cấp số C/O cho lô hàng đã khai báo và đính kèm đầy đủ hồ sơ lên hệ thống.

1.3.3.5 Kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ C/O tại Tổ chức cấp C/O sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xử lý.

1.3.3.6 Trả kết quả

Sau khi tiếp nhận kiểm tra xử lý hồ sơ thì cán bộ của Tổ chức cấp C/O sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp trên hệ thống.

Thời hạn cấp C/O Mẫu AANZ không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O Mẫu AANZ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O Mẫu AANZ đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O Mẫu AANZ đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu.

Cấp sau C/O Mẫu AANZ

Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O Mẫu AANZ cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. C/O Mẫu AANZ được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROACTIVELY”.

Cấp lại C/O Mẫu AANZ

Trong trường hợp C/O Mẫu AANZ bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O Mẫu AANZ có thể cấp lại bản sao chính thức C/O Mẫu AANZ và bản sao thứ hai (Duplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ ba (Triplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh: “CERTIFIED TRUE COPY”.

Từ chối cấp C/O Mẫu AANZ

Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O Mẫu AANZ trong các trường hợp sau:

a) Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định.

b) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ không chính xác, không đầy đủ như quy định;

c) Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

d) Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

đ) Mẫu C/O AANZ được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;

e) Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ;

ê) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ AANZFTA hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Khi từ chối cấp C/O Mẫu AANZ, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

Sau khi chuẩn bị đầy bộ hồ sơ C/O form AANZ , Doanh nghiệp thực hiện khai C/O hòan chỉnh, đóng các dấu ORIGINAL, COPY,… theo đúng mẫu (tại bàn đóng dấu khu vực khách hàng C/O) trước khi nộp C/O.

1.3.3.7 Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm đối với C/O form AANZ

 Cơ quan giải quyết khiếu nại

Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ có quyền khiếu nại lên chính Tổ chức cấp C/O đã cấp. Tổ chức cấp C/O đó phải trả lời trong thời hạn ba (03) ngày làm việc.

Trong trường hợp không thỏa mãn với trả lời nói trên, Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Thương mại hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

 Xử lý vi phạm

Mọi hành vi gian lận về C/O Mẫu AANZ sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 Thu hồi C/O mẫu AANZ đã cấp

Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O Mẫu AANZ đã cấp trong những trường hợp sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

+ Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong bộ hồ sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O sẽ đưa tên Người đề nghị cấp C/O Mẫu AANZ giả mạo chứng từ, lời khai vào danh sách những Người đề nghị cấp C/O cần áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ;

+ C/O Mẫu AANZ được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ

1.4 Tổng quan chung về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Nhìn chung trong những năm vừa qua Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại vì thế mà hàng hóa Việt Nam đã tận dụng được nhiều ưu đãi thuế quan của các FTA. Cũng chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh qua các năm. Theo số liệu của Bộ Công Thương , tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2019 đạt 47,55 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi tương đối ổn định, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong năm 2019, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm FTA và GSP), với trị giá 61,19 tỷ USD, tăng 14% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O form AANZ năm 2019 là 1.54% có tăng nhẹ so với năm 2018 tuy nhiên vẫn chưa phải là con số lớn nhất trong tất cả FTA. Nhìn chung thì hầu như các C/O đều được các tổ chức cấp phép thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh đó thì có nhiều doanh nghiệp cũng vì những ưu đãi đó mà lại làm gian lận xuất xứ. Vì vậy mà Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ. Hội nghị tổng kết về công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra vào ngày 12/10/2019 tại Đà Nẵng để đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Theo đó, Bộ đã ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương để triển khai Quyết định 824/QĐ-TTg; thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

gian lận xuất xứ; tăng cường hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; khuyến cáo cộng đồng doanh nghiệp trong nước chủ động tìm hiểu, tuân thủ quy tắc xuất xứ hàng hóa, phòng tránh, ngăn chặn hành vi chuyển tải hàng hóa, gian lận thương mại.

1.5.Khái quát các nghiên cứu có liên quan

a) Luận án tiến sỹ kinh tế : “Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN”- Nguyễn Hoàng Tuấn

Luận án đã nêu ra được tình hình nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng hóa trên thế giới và ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện tuy tắc xuất xứ hàng hóa trong việc áp dụng thuế quan ưu đãi. Trong luận án tác giả có nêu ra 4 nhân tố tác động:

- Các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ hàng hóa.

- Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt động thương mại và đầu tư

- Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

- Nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp

Tác giả đã nêu lên được thực trạng việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN.

Từ đó đưa ra được các giải pháp cho nhà nước và cho doanh nghiệp điển hình như một số giải pháp cho doanh nghiệp là:

- Chủ động , tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất xứ hàng hóa.

- Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa AEC.

b) Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam ,Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi

Sách chuyên khảo của TS. Nguyễn Đức Thành và TS Nguyễn Thị Thu Hằng (

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

đồng củ biên) thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính sách (VEPR) – Nhà xuất bản thế giới

Tác giả đã chia ra 2 khía cạnh để phân tích đó là : tác động của TPP và AEC tới nền kinh tế Việt Nam và tác động của TPP và AEC lên ngành chăn nuôi của Việt Nam.

Các tác động của TPP và AEC đến nhiều khía cạnh của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong mối tương quan với mội số đối tác và đối thủ thương mại. Các yếu tố khác như phát triển công nghệ,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan