• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm thông tin mà người dân có nhu cầu tìm kiếm cao bao gồm: Dấu hiệu bệnh tật (78,6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nhóm thông tin mà người dân có nhu cầu tìm kiếm cao bao gồm: Dấu hiệu bệnh tật (78,6"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG TÌM KIẾM THÔNG TIN SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

Nguyễn Đắc Quỳnh Anh*, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ, Ngô Thị Diệu Hường

Trường Đại học Y Dược Huế TÓM TẮT

Tìm kiếm thông tin sức khỏe (TKTTSK) đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu và là vấn đề rất được quan tâm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ 10/2018–10/2019 trên 814 người dân từ 18 tuổi, tại 4 phường ở thành phố Huế (Việt Nam) được tiến hành nhằm mô tả thực trạng TKTTSK và một số yếu tố tác động đến hành vi TKTTSK. Kết quả cho thấy 77,0% người dân có nhu cầu và đã thực hành hành vi TKTTSK. Trong đó, chỉ 32,3% đối tượng có kiến thức tốt. Nhân viên y tế được cho là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất (75,3%) nhưng chỉ 47,4% người dân tiếp cận được với kênh thông tin trên. Nguồn tin thông dụng nhất là Internet (62,7%). Nhóm thông tin mà người dân có nhu cầu tìm kiếm cao bao gồm: Dấu hiệu bệnh tật (78,6%), phương pháp điều trị hiện đại (77,5%) và chế độ dinh dưỡng (75,9%). Các yếu tố độc lập tác động đến hành vi TKTTSK của người dân là: Trình độ học vấn, Tình trạng sức khỏe bản thân theo đánh giá chủ quan, tình trạng sức khỏe bản thân theo chẩn đoán bác sĩ và kiến thức về TKTTSK. Cần phát triển các hoạt động tuyên truyền sức khỏe, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được những thông tin chính thống và phù hợp.

Từ khóa: Tìm kiếm thông tin sức khỏe; người trưởng thành; nhu cầu; Huế; Việt Nam

*Tác giả: Nguyễn Đắc Quỳnh Anh Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Huế Điện thoại: 0702 312 980

Email: drquynhanhnguyen.med@gmail.com

Ngày nhận bài: 09/04/2020 Ngày phản biện: 24/04/2020 Ngày đăng bài: 12/05/2020

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thông tin sức khỏe là các dữ liệu liên quan đến y tế, bệnh tật, dự phòng và bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân [1], những thông tin này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Với khả năng tìm kiếm thông tin sức khỏe (TKTTSK), con người có thể chủ động dự phòng bệnh tật, nâng cao chất lượng đời sống cá nhân cũng như phát triển xã hội. Tại Việt Nam, 82,9% người dân rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Trong đó, 40,5% thường xuyên tìm kiếm những thông tin về sức khỏe [1]. Điều này chứng tỏ nhu cầu TKTTSK ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Bên cạnh các kênh thông tin sức khỏe truyền thống như: Nhân viên y tế, tivi, loa đài, sách báo…, sự phát triển của internet và tăng thông tin y tế có sẵn trên mạng xã hội đang dần

thay đổi cảnh quan thông tin sức khỏe. Khoảng 60% người dùng tại Mỹ sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ sức khỏe [2]. Nếu so với việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin truyền thống, việc tìm kiếm thông tin thông qua Internet được cho là dễ dàng, đa dạng và cập nhật hơn [3, 4]. Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet đang tăng lên không ngừng, từ khoảng 44,4 triệu (2015) lên 54,7 triệu (2018) và ước tính sẽ đạt 75,7 triệu (2023) [5 ,6]. Điều này đặt ra thách thức cho cả người dân, cán bộ y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe, quản lý y tế về việc chọn lọc và xử lý thông tin.

Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe của người dân thành phố Huế” với mục tiêu mô tả thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe và một số yếu tố liên quan của người dân Thành phố Huế.

(2)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Người dân từ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại địa bàn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Huế từ tháng 10/2018 đến tháng 05/2019 2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ [7]:

n = c x Z2/2 p(1-p) d2

Với hệ số thiết kế c=2, tỷ lệ ước đoán p=0,405 [1], d=0,05 và độ tin cậy 95%, lấy dự trù thêm 10%, cỡ mẫu tính được theo công thức là 818. Trên thực tế, cỡ mẫu thu được là 818.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn

Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên 4 trong 27 phường tại thành phố Huế, bao gồm Phường Đúc, Trường An, Phú Cát và Vỹ Dạ.

Giai đoạn 2: Dựa theo số dân của mỗi phường, tiến hành xác định số lượng người dân tham gia nghiên cứu theo phương pháp tỷ lệ với quần thể. Chọn ngẫu nhiên đối tượng tham gia nghiên cứu từ danh sách nhân khẩu của mỗi phường cho đến khi đủ số lượng.

2.5 Nội dung nghiên cứu

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Giới tính (nam/nữ), tuổi (<60/≥60), tôn giáo (có/không), tình trạng hôn nhân (trong/ngoài hôn nhân), điều kiện kinh tế (phân loại dựa theo chứng nhận hộ nghèo/cận nghèo của hộ gia đình), nghề nghiệp (tạo thu nhập/không tạo thu nhập), trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân (tốt/không tốt).

Kiến thức TKTTSK được đánh giá là đạt hay không đạt dựa vào định nghĩa về thông tin sức khỏe và hành vi TKTTSK với 16 câu hỏi lựa chọn đúng sai, phân loại bởi điểm cắt tứ phương vị [8 - 10].

Hành vi TKTTSK, bao gồm: Tần suất TKTTSK, các nguồn thông tin sức khỏe, nội dung tìm kiếm, lí do và mục đích TKTTSK.

Nhu cầu TKTTSK được xác định dựa theo bảng đánh giá mức độ quan tâm về các chủ đề khác nhau (1= “Rất không quan tâm” đến 4=

“Cực kỳ quan tâm”).

2.6 Công cụ thu thập thông tin

Sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo HLS-Asia-Q, đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của các quốc gia Đông Nam Á từ HLS-EU-Q [8, 9].

2.7 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả được mô tả bằng phân phối tần suất, tỷ lệ; kiểm định mối liên quan giữa các biến số bằng phương pháp hồi quy đa biến Logistic với độ tin cậy 95%.

2.8 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được sự chấp thuận của trường Đại học Y Dược Huế, của chính quyền địa phương nơi tiến hành nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, mọi thông tin liên quan đến đối tượng được mã hóa và đảm bảo bí mật.

III. KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là là 44,9 ± 16,6. Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới (nam/nữ: 1/1,3); gần 2/3 dân số có theo tôn giáo (phật giáo và thiên chúa giáo);

71,9% đang trong quan hệ hôn nhân và 60,1%

đang làm việc tạo ra thu nhập. Đa số đối tượng

(3)

nghiên cứu hiện đang sống cùng với người khác, chỉ có 4,2% đang sống một mình. Về các yếu tố liên quan đến sức khỏe, có khoảng 1/3 đối tượng đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt (điều trị bệnh /mãn tính/ giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật/ có thai/ cho con bú,…) và 1/4 có người thân hiện đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt.

3.2 Thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe Nghiên cứu chỉ ra rằng, tất cả người dân đều có nhu cầu TKTTSK , trong đó 77,0% đối tượng

đã từng thực hành TKTTSK, mục đích chính là phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân (89,2%). Tuy nhiên, chỉ có gần 1/3 người tham gia có kiến thức đạt về hành vi này. Nội dung được tìm kiếm nhiều nhất là bệnh tật và phương pháp điều trị (81,4%), ít nhất là các thông tin về Y học cổ truyền (19,5%). Bảng 1 cũng cho thấy, khó khăn lớn nhất của việc TKTTSK là sự quá tải các nguồn thông tin (54,4%). Tuy nhiên, vẫn có 72,7% đối tượng cảm thấy hài lòng với hành vi TKTTSK và những thông tin mà họ nhận được.

Bảng 1. Thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe của đối tượng nghiên cứu (n=630)

Yếu tố Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Thực hành hành vi TKTTSK

Hằng ngày 92 14,6

Hằng tuần 184 29,2

Hằng tháng 351 55,7

Khác 3 0,5

Kiến thức về TKTTSK Đạt 204 32,3

Không đạt 426 67,7

Hành vi TKTTSK phục vụ cho Bản thân 562 89,2

Người thân 450 71,5

Thời điểm thực hành hành vi TKTTSK

Bất cứ khi nào 491 66,5

Khi bản thân đang có dấu hiện mắc bệnh 241 38,3

Khi bản thân đang điều trị bệnh 81 12,9

Sau khi điều trị bệnh 27 4,3

Khi đang có thai, cho con bú 41 6,5

Khi người thân gặp vấn đề sức khỏe 105 16,7

Khác 1 0,2

Nội dung TKTTSK

Cơ sở chăm sóc sức khỏe 169 26,8

Dinh dưỡng 437 69,4

Dự phòng bệnh tật 429 68,1

Bệnh tật và phương pháp điều trị 513 81,4

Thuốc 370 58,7

Bảo hiểm y tế 144 22,9

Phục hồi chức năng 182 28,9

Thông tin thai kỳ, quá trình nuôi con 171 27,1

Y học cổ truyền 123 19,5

Khác 1 0,2

(4)

Bác sĩ, nhân viên y tế là nguồn cung cấp thông tin sức khỏe được biết đến nhiều nhất (73,6%) và có độ tin cậy cao nhất (75,3%).

Trong khi đó, Internet lại là nguồn thông tin phổ biến và được nhiều người sử dụng hơn cả

(53,7%). Hình thức cung cấp thông tin sức khỏe thông qua băng rôn, áp phích được ghi nhận là ít mang lại hiệu quả, chỉ có 13,6% người dân biết; 6,5% đã từng thực hành và 16,5% cho rằng nó đáng tin cậy.

Bảng 2. Các nguồn cung cấp thông tin sức khỏe (n=818)

Nguồn thông tin Biết Đã thực hành Đáng tin cậy

n (%) n (%) n (%)

Người thân, bạn bè, người quen 384 (46,9) 259 (31,7) 178 (21,8)

Bác sĩ, nhân viên y tế 602 (73,6) 298 (36,4) 616 (75,3)

Sách, báo 336 (41,1) 207 (25,3) 192 (23,5)

Tivi, đài 488 (59,7) 325 (39,7) 330 (40,3)

Băng rôn, áp phích, tờ rơi 111 (13,6) 53 (6,5) 135 (16,5)

Hoạt động truyền thông tại địa phương 126 (15,4) 57 (6,9) 267 (32,6)

Internet 513 (62,7) 439 (53,7) 238 (29,1)

Khác 26 (3,2) 2 (0,3) 0

Yếu tố Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Những khó khăn khi thực hành hành vi TKTTSK

Khó tiếp cận với nguồn thông tin 64 10,2

Quá nhiều nguồn thông tin 343 54,4

Thông tin kém chính xác 188 29,8

Không áp dụng được vào thực tế 74 11,7

Không được mọi người xung quanh tin tưởng 35 5,6

Không có 150 23,8

Khác 9 1,4

Đánh giá mức độ hài lòng đối với TTSK tìm kiếm được

Hài lòng 458 72,7

Không hài lòng 172 27,3

TKTTSK: Tìm kiếm thông tin sức khỏe; TTSK: Thông tin sức khỏe

(5)

Theo kết quả nghiên cứu, 3 chủ đề được quan tâm nhất là: Dấu hiệu bệnh tật (91,5%), điều trị bệnh theo y học hiện đại (90,2%) và dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm (88,3%).

Chăm sóc phụ nữ mang thai và cho con bú là chủ đề ít được quan tâm nhất (45,8%). Các chủ đề còn lại đều có tỷ lệ được quan tâm tương đối cao (trên 60%).

Hình 1. Nhu cầu tìm kiếm thông tin sức khỏe của đối tượng nghiên cứu

3.3 Nhu cầu tìm kiếm thông tin sức khỏe

(6)

Các yếu tố độc lập tác động đến hành vi TKTTSK của đối tượng nghiên cứu được phát hiện thông qua việc sử dụng mô hình phân tích hồi quy đa biến logistic. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TKTTSK của người dân bao gồm:

Trình độ học vấn (OR=11,699, người có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tần suất thực hành TKTTSK cao gấp gần 12 lần so với đối tượng mù chữ), tình trạng sức khỏe bản thân theo đánh giá chủ quan (OR=2,285, người có sức khỏe tốt thường ít TKTTSK hơn) và kiến thức liên quan đến TKTTSK (OR=2,342,

những người có hiểu biết về TKTTSK thực hành nhiều gấp khoảng 2 lần những người thiếu kiến thức về hành vi này).

IV. BÀN LUẬN

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả mọi người đều có nhu cầu TKTTSK, tỷ lệ người dân đã thực hành TKTTSK là rất cao (77,0%), có sự khác biệt so với khảo sát trước đó, khi tỷ lệ này là 82,9% (p<0,001) [1]. Mặt khác, có 43,8%

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe

Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe

Yếu tố Tần số

(n) Tỷ lệ

(%) OR (95% CI) p

Giới tính Nam 355 43,4 1

0,898

Nữ 463 56,6 1,025 (0,704 – 1,492)

Tuổi ≥ 60 183 22,4 1

0,825

< 60 635 77,6 0,949 (0,594 - 1,515)

Tôn giáo Không 283 34,6 1

0,675

535 65,4 1,090 (0,727 - 1,635)

Tình trạng hôn nhân Ngoài hôn nhân 230 28,1 1

0,078 Trong hôn nhân 588 71,9 0,658 (0,413 – 1,048)

Điều kiện kinh tế Nghèo/ cận nghèo 26 3,2 1

0,668

Ổn định 792 96,8 0,809 (0,306 – 2,134)

Tạo ra thu nhập Không 326 39,9 1

0,069

492 60,1 0,685 (0,455 – 1,030)

Trình độ học vấn

Mù chữ 23 2,8 1

<0,001 Từ dưới THCS 299 36,6 3,029 (1,120 – 8,190)

Từ THPT trở lên 496 60,6 11,699 (4,115 – 33,260)

Hiện đang sống một mình Không 784 95,8 1

0,762

34 4,2 1,164 (0,435 – 3,116)

Tình trạng sức khỏe hiện tại của các thành viên trong gia đình

Không tốt 196 24,0 1

0,819

Tốt 622 76,0 1,051 (0,685 – 1,614)

Kiến thức về hành vi TKTTSK

Không đạt 426 67,7 1

<0,001

Đạt 204 32,3 2,342 (1,506 – 3,644)

Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân

Tốt 557 68,1 1

<0,001

Không tốt 261 31,9 2,285 (1,446 – 3,563)

TKTTSK: Tìm kiếm thông tin sức khỏe; TTSK: Thông tin sức khỏe

(7)

đối tượng nghiên cứu thường xuyên thực hành hành vi TKTTSK (hằng ngày, hằng tuần), điều này không có sự khác biệt khi kết quả của một khảo sát năm 2013 trên người dân Việt Nam cho thấy tỷ lệ này là 40,5% (p=0,091) [1].

Chúng tôi cũng ghi nhận sự khác biệt trong việc TKTTSK giữa các nhóm tuổi và nhóm nghề nghiệp [1]. Đặc biệt, nghiên cứu này cũng chỉ ra, ngoài TKTTSK cho bản thân, gần

¾ đối tượng tham gia thường xuyên TKTTSK để phục vụ cho người thân của họ, đặc biệt là cho ông bà, bố mẹ (43,2%) và con cái (44,1%), điều này thể hiện rõ đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhiều thế hệ thường sống chung và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình là rất thân thiết. Mặc dù hình thức tự điều trị khi mắc bệnh vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 40-60% tỷ lệ số trường hợp [11-13]

nhưng người dân đang dần có ý thức hơn trong việc TKTTSK liên quan đến bệnh tật, phương pháp điều trị hiện đại và dự phòng bệnh. Trong khi nghiên cứu tại Bangladesh (1999) [10] cho rằng rào cản lớn nhất của việc TKTTSK là khó tiếp cận với nguồn thông tin thì nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận khó khăn lớn nhất là việc quá tải thông tin. Việc sẵn có quá nhiều nguồn thông tin vừa tạo thuận lợi, vừa gây cho người dân sự bất an về tính chính xác của những thông tin mà họ tiếp cận. Đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng hành vi TKTTSK.

Internet là nguồn thông tin được người dân sử dụng nhiều nhất, mặc dù họ không thực sự đánh giá cao độ tin cậy của nó. Tỷ lệ TKTTSK qua Internet ở nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu trước được tiến hành tại khu vực Châu Á: Hồng Kông (30,6%, 2009, 38,2%, 2010 và 38,0%, 2012) [8], Nhật Bản (24%, 2007) [14] và thấp hơn so với Mỹ (71%, 2015 và 70,5%, 2018) [2,15]. Những nguồn cung cấp thông tin sức khỏe qua Internet mà chúng tôi ghi nhận bao gồm: các công cụ tìm kiếm thông thường (57,6%), mạng xã hội (34%),

… chỉ 16,5% người dân tiếp cận được với các trang thông tin sức khỏe chính thống và 2,2%

đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến. Như vậy, có thể thấy, khả năng tiếp cận của đối tượng nghiên cứu với các thông tin sức

khỏe chính thống còn thấp, điều này là một trong những nguyên nhân khiến họ không thực sự đánh giá cao độ tin cậy của nguồn thông tin này. Bác sĩ, nhân viên y tế vẫn là nguồn thông tin được biết đến nhiều nhất và đánh giá cao về độ tin cậy. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại Úc [16] và tại Anh (2005) [4]. Các phương tiện truyền thông truyền thống (Tivi, sách báo) vẫn được yêu thích. Tivi, đặc biệt là các chương trình giáo dục sức khỏe qua truyền hình vẫn được người dân sử dụng và xem như một kênh thông tin hữu ích, các kết quả tương tự đã được ghi nhận tại Việt Nam (50,9%, 2015) [12], Hồng Kông và Nhật Bản [14,17]. Có thể thấy, song hành với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, những nguồn thông tin sức khỏe truyền thống vẫn luôn được đánh giá cao và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống. Việt Nam là quốc gia có hệ thống y tế tuyến cơ sở được chú trọng, tuy nhiên giá trị giáo dục sức khỏe mà nó mang lại chưa cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rất ít người dân có cơ hội tiếp cận với các hình thức như băng rôn, áp phích, tờ rơi hay hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe tại địa phương. Ghi nhận này không có sự khác biệt so với khảo sát trước đây [1] (13,2% băng rôn áp phích) (p=0,755). Đây là một trong những hạn chế cần được khắc phục, vì kênh thông tin này thực sự có giá trị và sẽ mang lại hiệu quả cao nếu có biện pháp khai thác hợp lý.

Nhu cầu TKTTSK của đối tượng nghiên cứu là rất cao và có sự khác biệt ở các chủ đề sức khỏe. Tương tự như một cuộc khảo sát trước [1], dinh dưỡng và dấu hiệu bệnh tật vẫn là các chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Nghiên cứu này cũng ghi nhận thêm, người dân ngày càng mong muốn được hiểu biết về các thông tin liên quan đến phương pháp điều trị bệnh hiện đại và dự phòng bệnh tật. Điều này phù hợp với sự phát triển chung hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, con người trở nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và có ý thức cao hơn trong việc dự phòng và chủ động điều trị bệnh.

Nhu cầu TKTTSK và việc thực hành TKTTSK có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng, tùy theo trình độ học vấn, kiến thức về

(8)

TKTTSK và tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Điều nay tương đồng so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và Mỹ [2, 3, 18, 19, 11]. Người có trình độ học vấn thấp và thiếu kiến thức về TKTTSK thường có xu hướng không chủ động TKTTSK và ưa thích sử dụng các phương tiện truyền thông sức khỏe truyền thống (tivi, đài,..) hơn [11, 6]. Mặc khác, người đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt thường có nhu cầu và tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin sức khỏe, đặc biệt, một số nghiên cứu khác cho rằng những người TKTTSK chủ động có nhiều khả năng tự đánh giá tình trạng sức khỏe của họ và có thể có xu hướng tìm kiếm thông tin sức khỏe từ những nguồn thông tin có độ tin cậy và chất lượng cao hơn (bác sĩ, nhân viên y tế) [12, 20].

V. KẾT LUẬN

Mọi người đều có nhu cầu TKTTSK, trong đó 77,0% đã từng thực hành hành vi này. Có sự khác biệt trong nhu cầu TKTTSK giữa các nhóm đối tượng khác nhau và về các chủ đề khác nhau. Mặc dù, Internet đang dần trở thành công cụ TKTTSK phổ biến (62,7%) nhưng mức độ tin tưởng vẫn chưa cao. Người dân chưa tiếp cận được với nguồn thông tin sức khỏe đáng tin cậy và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, chỉ 36,4%

được nhận thông tin từ cán bộ y tế trong khi đây được đánh giá là nguồn thông tin chất lượng nhất (75,3%). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TKTTSK được ghi nhận bao gồm: Trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe bản thân và kiến thức liên quan đến TKTTSK. Để nâng cao chất lượng TKTTSK, cần thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra tính chính xác của thông tin nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng, nên chú trọng phát triển các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe tại hệ thống y tế tuyến cơ sở, đảm bảo cho người dân có cơ hội tiếp cận được với nguồn thông tin sức khỏe chính thống và phù hợp với nhu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện nghiên cứu W&S. Quan điểm chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam, 2013.

2. Atkinson NL, Saperstein SL, Pleis J. Using the internet for health-related activities: findings from a national probability sample. J Med Internet Res.

2009; 11(1): e4.

3. Cline RJ, Haynes KM. Consumer health information seeking on the Internet: the state of the art, 2001. Health Educ Res. 2001; 16(6): 671-692.

4. Jacobs W, Amuta AO, Jeon KC. Health information seeking in the digital age: An analysis of health information seeking behavior among US adults, 2017, J Am Coll Health. 2017; 3(1):

1302785.

5. Số liệu thống kê – Tổng cục dân số Việt Nam.

https://www.gso.gov.vn/. Truy cập lúc 23:20 ngày 12/03/2019.

6. Statista. 2019. Number of internet users in Vietnam from 2017 to 2023 (in millions) URL:

https://www.statista.com/statistics/ 369732/

internet-users-vietnam/[accessed 2017-11-29]

7. Lưu Ngọc Hoạt, Đinh Thanh Huề. Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nxb Đại học Huế.

2011: 62 – 81.

8. Duong TV, Aringazina A, et al. Measuring health literacy in Asia: validation of the HLS-EU-Q47 survey tool in six Asian countries, 2017. J Epidemiol. 2017 Feb; 27(2): 80-86.

9. Lambert S, & Loiselle C. Health information seeking behavior. Qualitative Health Research.

2007; 17(8): 1006-19.

10. Piet-Pelon NJ, Rob U, Khan ME. Men in Bangladesh, India and Pakistan: reproductive health issues. Dhaka, J Reprod Health. 2011; 15(4): 24-32.

11. Giang KB, Allebeck P. Self-reported illness and use of health services in a rural district of Vietnam: findings from an epidemiological field laboratory, 2003. Scand J Public Healt. 2003; 31 (suppl 62): 52-58.

12. Hoang Thuy Linh Nguyen, Keiko Nakamura, et al. Association Between a Wider Availability of Health Information and Health Care Utilization in Vietnam: Cross-Sectional Study. 2017. J Med Internet Res. 2017; 19(12): e405.

13. Okumura J, Wakai S, Umenai T. Drug utilisation and self-medication in rural communities in Vietnam, 2002. Soc Sci Med. 2002; 54(12): 1875-1886.

14. Takahashi Y, Ohura T, Ishizaki T, et al. Internet use for health-related information via personal computers and cell phones in Japan: a cross- sectional population-based survey. J Med Internet Res. 2011;13(4): e110.

15. Fox S, Rainie L. Vital decisions: how Internet users decide what information to trust when they or their loved ones are sick, 2002 May 22. Washington, DC: Pew Internet & American Life Project.

(9)

16. Murphy M. Women's Health Victoria. Access to women's health information 5: research sum- mary, 2003 URL: http://whv.org.au/publica- tions-resources/publications-resources-by-topic/

post/access-to-womens-health-information-5-re- search-summary/

17. Wang MP, Viswanath K, et al. Social determinants of health information seeking among Chinese adults in Hong Kong, 2013. PLoS One. 2013; 8(8): e73049.

18. Gandhi M, Wang T. Rock Health. Digital health consumer adoption, 2015 URL: https://

rockhealth.com/reports/digital-health-consumer-

adoption-2015/[accessed 2019-03-01]

19. Hesse BW, Nelson DE, et al. Trust and sources of health information: The impact of the Internet and its implications for health care providers: Findings from the first Health Information National Trends Survey. Archives of Internal Medicine. 2005; 165:

2618–2624.

20. Rains SA. Perceptions of traditional information sources and use of the world wide web to seek health information: findings from the health information national trends survey, 2003. J Health Commune. 2007; 12(7): 667-680.

HEALTH INFORMATION SEEKING BEHAVIOR AND

RELATED FACTORS AMONG ADULTS IN HUE CITY, VIETNAM Nguyen Dac Quynh Anh, Nguyen Minh Tuan, Nguyen Ky Nhat Minh, Tran Dinh Khanh Sy, Ngo Thi Dieu Huong

Hue University of Medicine and Pharmacy Nowadays, health information seeking is gradually becoming an indispensable demand and playing a very important role in the social life. Our study had 2 objectives: (1) To describe Health Information Seeking Behavior (HISB) and (2) To examine related factors influencing HISB among study participants. This was a cross-sectional study conducted from 10/2018 to 10/2019. Samples were 814 adults aged from 18 from 4 various wards in Hue City, Thua Thien Hue province, Vietnam. Study indicated that 77.0% of participants had needs and had practiced HISB. Of these, merely 32.3% had right knowledge about this behavior. Medical staffs were considered as the most reliable source of information (75.3%), but only 47.4%

of people had accessed to this channel. The

most popular source of information is Internet (62.7%). Health information topics which were highly sought include: signs of disease (78.6%), treatment strategies (77.5%) and nutrition (75.9%). The related factors affecting the HISB of people were: education, self-reported health status, doctor-reported health status and knowledge about HISB. The demand for health information of people is high. Relevant ministries and agencies should launch more positive policies for people to access the official health information sources that are appropriate for their health status.

Keywords: Health information seeking behavior (HISB); adults; indiviual demand;

Vietnam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ĂN UỐNG Ở NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN.. Nguyễn Thu Hà 1 , Trần Nguyễn

.7 Rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn Một rối loạn trong đó các biến đổi về nhận thức, cảm xúc, nhân cách hoặc hành vi do rượu hoặc các chất

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà sau ra viện của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương là rất cao (66,5%).Trong các dịch vụ

TS. Nguyễn Ngọc Long, ThS.Vũ Phi Hùng và tập thể phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin

Rõ ràng khi mà chúng ta can thiệp vào nhóm nghiên cứu những thiếu khuyết của những lĩnh vực về môi trường, thú y, sức khỏe và những tác động nghề nghiệp đến sức

™Nöôùc laø moät thaønh phaàn raát quan troïng vaø khoâng theå thieáu ñöôïc trong heä sinh thaùi moâi tröôøng ñeå duy trì söï soáng, söï trao ñoåi chaát, caân

minh hoặc ngầm ẩn đằng sau các lời thoại, thể hiện qua những hành vi tại lời hay qua những hành vi ngôn ngữ gián tiếp (5, tr. 132-133) nhận định: “Hầu hết những hiểu lầm

Từ việc lí giải cội nguồn cái huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh và đặc trưng yếu tố huyền ảo trong văn xuôi G.G.Márquez, tác giả đưa ra những kiến giải xác đáng