• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Khối 1

Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng 1A: Tiết 2 ngày 14/2/2022 1B: Tiết 3 ngày 17/2/2022

Môn: Đạo đức

BÀI 21: KHÔNG TỰ Ý LẤY VÀ SỬ DỤNG ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được tác hại của việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

- Rèn luyện thói quen tôn trọng đồ của người khác.

- Thể hiện thái độ không đồng tình với việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập đạo đức 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động Khởi động (khoảng 3 phút) - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: “Đồ dùng không phải của ta Lấy dùng không hỏi, đã là đúng chưa?”

- HS suy nghĩ, trả lời.

- Kết luận: Không nên tự ý lấy đồ của người khác, khi muốn dùng đồ của người khác em cần hỏi mượn, nếu được sự đồng ý thì mới lấy dùng.

3. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới - Khám phá (khoảng 10 phút)

* Tìm hiểu vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác

- GV treo bốn tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện

“Chuyện của Ben”.

+ Tranh 1: Ben là cậu bé ham mê sưu tầm đồ chơi. Một hôm, Ben sang nhà Bi chơi, Ben ngạc nhiên thốt lên: “Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!”

+ Tranh 2: Thấy chiếc ô tô của Bi đẹp quá, Ben liền giấu đi và đem về nhà.

+ Tranh 3: Bi tìm khắp nhà không thấy ô tô đâu, cậu khóc ầm lên.

+ Tranh 4: Mẹ Ben biết chuyện liền nhắc Ben:

“Con không được tự ý lấy đồ chơi của bạn. Con hãy trả lại bạn ngay!”. Ben nghe lời mẹ trả lại đồ chơi cho bạn.

- HS nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

(2)

- GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính.

- HS cả lớp trao đồi:

+ Em hãy nhận xét về hành động của Ben trong câu chuyện trên.

+ Theo em, vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác?

-GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:

- Kết luận: Tự ý lấy đồ của người khác là việc không nên làm, nó sẽ tạo cho mình thói quen xấu. Khi muốn dùng đồ của người khác, em cần hỏi mượn và chỉ lấy khi được sự đồng ý.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (Khoảng 10 phút)

* Hoạt động 1: Xác định bạn nào đáng khen, bạn nào cân nhắc nhở

-GV cho HS quan sát hai tranh mục Luyện tập trong SGK (hay treo tranh hoặc chiếu hình).

- GV chia HS thảo luận theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạn nào đáng khen, bạn nào cẩn nhắc nhở? Vì sao?

- GV khen ngợi các ý kiến của HS và tổng kết.

- Kết luận: Bạn nam hỏi mượn bút của bạn nữ rồi mới dùng, hành vi đó đáng khen (tranh 1).

Không hỏi mượn mà tự ý lấy thước của bạn thật đáng chê (tranh 2).

*Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào?

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực, nhắc nhở HS không nên tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

3. Hoạt động vận dụng (Khoảng 10 phút)

* Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chia HS theo cặp, giao nhiệm vụ cho mỗi cặp quan sát kĩ một trong hai tình huống để thực hiện yêu cầu thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì khi gặp tình huống trong các bức tranh.

- 2 HS kể.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến Cho nhóm bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia đóng vai.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

(3)

- GV mời đại diện các nhóm thảo luận tranh 1, tiếp theo là tranh 2 (GV nên nghe ý kiến của tất cả các nhóm).

- GV khen ngợi HS và đưa ra những cách nói với bạn trong mỗi tình huống, GV có thể viết sẵn vào bảng phụ hoặc bật màn hình đã chuẩn bị trước, ví dụ:

- Tình huống 1

+ Bạn ơi! Cô giáo dặn không được lấy sách, truyện của thư viện.

+ Bạn ơi! Bạn phải xin phép mới được mang về.

+ Tớ sẽ mách cô!

- Tình huống 2:

+ Bạn ơi! Không được tự ý sử dụng hàng khi chưa trả tiền.

+ Bạn ơi! Phải qua quầy tính tiền xong mới được sử dụng hàng.

+ Tớ sẽ mách chú bảo vệ.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em thích lời khuyên nào trong các tình huống trên?

-Ở mỗi tình huống, GV cho một số HS lên đánh dấu vào cách nói mà mình thích.

- Kết luận: Khi gặp tình huống một người tự ý sử dụng đồ của người khác, chúng ta nên có lời nhắc nhở nhẹ nhàng để người đó hiểu ra và không làm việc sai trái ấy. Chỉ mách người lớn khi người đó cố tình không nghe.

* Hoạt động 2: Em không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác

- HS đóng vai nhắc nhau không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.

-Ngoài ra, GV hướng dẫn HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập để đóng vai rèn luyện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

- Kết luận: HS thực hiện thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác,...

Thông điệp: G V chiếu thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

- Nhận xét chung - đánh giá .

* Dặn HS: Chuẩn bị bài 22: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến sung ý kiến cho nhóm bạn vừa

trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS đóng vai.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thông điệp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và chuẩn bị bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(4)

...

Khối 2 Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 2B tiết 3, ngày 14/2/2022 2A tiết 3, ngày 17/2/2022

Môn: Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 6: NHỊP ĐIỆU VUI BÀI 13: CHIẾC BÁNH XINH NHẬT

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Nêu được hình dạng của chiếc bánh sinh nhật và cách tạo hình, sắp xếp chấm nét tạo nhịp điệu trên chiếc bánh sinh nhật có dạng khối cơ bản.

- Tạo được sản phẩm chiếc bánh sinh nhật có dạng khối cơ bản và sử dụng được chấm, nét để sắp xếp tạo nhịp điệu trên sản phẩm. Biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

-Trưng bày, giới thiệu, chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm. Bước đầu nhận ra có nhiều cách sắp xếp chấm, nét tạo nhịp điệu để trang trí, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm chiếc bánh sinh nhật.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác.

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn đồ dùng học tập để tiến hành thực hành sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi và cùng bạn tạo sản phẩm nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng một số kĩ năng tạo hình với đất nặn như lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo hình và trang trí sản phẩm chiếc bánh sinh nhật.

* Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét sản phẩm.

- Năng lực thể chất: Vận dụng sự khéo léo của bàn tay trong các hoạt động với các thao tác: vẽ, cắt, dán, nặn

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

chăm chỉ, trung thực... góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, được biểu hiện như: giữ vệ sinh cho bản thân và lớp học trong thực hành với đất nặn tôn trọng ý tưởng tạo hình và cách sử dụng màu sắc, chấm nét để trang tri sản phẩm chiếc bánh sinh nhật của bạn bè và người khác, có ý thức quan tâm đến sinh nhật của người thân và bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 2, Vở Thực hành Mĩ thuật 2; đất nặn và bộ công cụ thực hành với đất nặn, hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu.

(5)

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 2, Vở Thực hành Mĩ thuật 2; đất nặn và bộ công cụ thực hành với đất nặn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 2 phút) - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của

bài học.

- Kiểm tra các sản phẩm từ tiết 1 của HS.

- Giới thiệu nội dung tiết học.

- HS lắng nghe, cảm nhận.

- HS trưng bày các sản phẩm của cá nhân trên bàn nhóm (đã phân công) trưng bày các chất liệu, dụng cụ học tập đã chuẩn bị để tạo sản phẩm nhóm.

- HS lắng nghe Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)

* Tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật - GV cho HS xem hình chiếc bánh sinh nhật ( vật thật) hoặc hình ảnh sưu tầm

+ Nhắc lại cách tạo hình chếc bánh sinh nhật ở tiết 1

- GV gợi ý giúp HS nhận ra những chi tiết giống chấm, nét và màu sắc được sắp xếp tạo nhịp điệu trang trí trên mỗi chiếc bánh.

+ Trên chiếc bánh được trang trí bằng những hình, chi tiết nào, màu sắc ra sao?

+ Chia sẻ những điều em biết được về chiếc bánh sinh nhật?

+ Chiếc bánh sinh nhật sử dụng vào những dịp nào?

- GV gợi mở, nêu vấn đề, để kích thích HS hứng thú với thực hành.

- HS quan sát

- 1-2 HS nêu lại cách tạo chiếc bánh

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

+ Hình tròn, tam giác, nét cong, lượn sóng, nét chấm…màu sắc phong phú…

+ HS chia sẻ cá nhân

+ Dịp sinh nhật (người thân, bạn bè…) dịp tròn tháng, dịp mừng thọ…

- HS lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 15-20 phút) 3.1. Thực hành sáng tạo

- GV cho HS tạo sản phẩm nhóm

- HS tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ:

+ Thống nhất hình dạng của chiếc bánh (khối trụ, lập phương, chữ nhật).

+ Thống nhất màu sắc của chiếc bánh hoặc màu của thân, của bề mặt bánh và các màu đất để tạo chấm, nét trang trí.

+ Phân công thành viên tạo phần thân, tạo

- Các nhóm HS thực hành, kết hợp trao đổi, chia sẻ cảm nhận

(6)

chấm, nét, hình... để trang trí.

+ Sắp xếp các chi tiết (chấm, nét,..) lặp lại theo các cách khác nhau và thống nhất chọn một cách để gắn lên thân, bề mặt bánh tạo nhịp điệu trang trí trên sản phẩm chiếc bánh.

+ Tạo thêm chi tiết như: nến, cở, hoa,... ở sản phẩm.

+ Đặt tên cho sản phẩm và chuẩn bị lời giới thiệu, chia sẻ ý tưởng tặng sản phẩm cho ai?

3.2. Trưng bày sản phẩm nhóm, cảm nhận, chia sẻ.

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm nhóm

- GV mời đại diện nhóm lên chia sẻ về sản phẩm.

- GV tổ chức HS quan sát các sản phẩm nhóm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ qua một số câu hỏi gợi ý.

+ Em thích sản phẩm của nhóm nào?

+ Sản phẩm của nhóm em có gì khác với sản phẩm của nhóm bạn về hình khối, nhịp điệu, màu sắc...

+ Nhóm em sẽ làm gì với chiếc bánh sinh nhật này?

GV tóm lược các ý kiến chia sẻ, nhận xét của HS, kết hợp đánh giá kết quả thực hành, ý thức học tập.

- HS trưng bày sản phẩm nhóm.

- HS giới thiệu sản phẩm của nhóm.

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ của nhóm bạn.

- HS tiếp thu lắng nghe cô nhận xét

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2-5p)

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ SGK trang 62 và gợi mở HS chia sẻ cảm nhận về nhịp điệu trên mỗi sản phẩm và cách tạo sản phẩm từ hình thức về kết hợp cắt dán.

- GV giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh sản phẩm: Sản phẩm “Ba ngọn nến” của Hồng Minh:

- GV gợi ý hs tạo sản phẩm vận dụng ở nhà.

- Tạo hình chiếc bánh sinh nhật yêu thích bằng các chất liệu khác nhau.

- HS quan sát hình ảnh minh hoạ SGK

- Tạo sản phẩm vận dụng ở nhà.

(7)

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS:

+ Ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh.

+ Biết quan tâm đến người thân bạn bè…

vào những ngày sinh nhật.. gủi lời chúc sinh nhật ấp áp, yêu thương.

- Xem trước bài 14, chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

Tiết 1:...

...

Tiết 2:...

...

Khối 4

Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 4A: Tiết 4 ngày 14/2/2022 4B: Tiết 4 ngày 17/2/2022

CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC Bài 23: Tập nặn dáng người

Bài 24: Vẽ tranh đề tài (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc,chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.

- Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm nhạc trong bức tranh vẽ theo nhạc.

- Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc,cảm nhận và tưởng tượng được những hình ảnh có ý nghĩa.

- Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình,của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- SGK, SGV, chuẩn bị mẫu vẽ bình, lọ quả.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh: Màu vẽ, giấy vẽ, bút chì, kéo ,hồ dán, băng dính.

(8)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 4A) Hoạt động 1: Tìm hiểu

a. Trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc

- Quan sát hình 1.7 SGK

- Thực hiện hoạt động vẽ theo nhạc dưới sự hướng dẫn của GV

b. Thưởng thức và cảm nhận về màu sắc

- Quan sát tranh vẽ theo nhạc và nêu cảm nhận về: đường nét, màu sắc, hình ảnh được tưởng tượng.

c. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng:

- Quan sát hình 7.3 để thực hiện cách tạo khung và chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn.

- GV hướng dẫn.

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK

2. Hoạt động 2: Cách thực hiện - Quan sát hình 7.4 để tìm ra cách thể hiện hình ảnh tưởng tượng một cách sáng tạo theo ý thích.

- GV hướng dẫn.

- Học sinh quan sát tranh.

- Lắng nghe, cảm nhận âm nhạc, vận động cơ thể và vẽ màu theo giai điệu bài hát.

- Quan sát tranh vẽ và trả lời:

+ Đường nét: nét thẳng, cong….

+ Màu sắc: sáng, tối, đậm, nhạt

Màu nóng, màu lạnh…

+ Hình ảnh được liên tưởng….

- Quan sát tranh SGK - Tạo khung theo ý thích - Chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn của nhóm.

- 1,2 HS đọc ghi nhớ SGK.

- Quan sát và thực hiện:

+ Cắt rời phần tranh đã chọn.

+ Dựa vào đường nét, màu sắc, tưởng tượng ra những hình ảnh: thiên nhiên, con người, con vật, xây dựng câu chuyện …

- HS quan sát.

- Lắng nghe, cảm nhận âm nhạc, vận động cơ thể và vẽ màu theo giai điệu bài hát

- HS lắng nghe.

(9)

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ở SGK

+ Vẽ thêm đường nét, màu sắc, để làm rõ hơn những hình ảnh đã tưởng tượng.

+ 1,2 HS đọc ghi nhớ

Ngày giảng: 4A: Tiết 1 ngày 21/2/2022 4B: Tiết 4 ngày 24/2/2022

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 4A) Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (Khoảng 30’)

3. Hoạt động 3: Thực hành

- Căn cứ vào các quy trình ở hoạt động 2 kết hợp ý tưởng sáng tạo cá nhân tạo bức tranh theo ý thích.

- GV hỗ trợ giúp đỡ HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

- GV hướng dẫn

- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh

- HS thực hành.

- HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm sản phẩm của mình.

- HS cảm nhận và nhận xét về sản phẩm của bạn.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - Sử dụng phần còn lại của bức tranh vẽ

theo nhạc để tạo dáng và trang trí một sản phẩm theo ý thích: bưu thiếp chúc mừng, bìa sách, túi xách…

- HS làm bài tập ở nhà. - Làm bài tập ở nhà

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 1’) - Chuẩn bị đồ dùng học tập để giờ sau học Bài 25: Vẽ tranh đề tài Trường em

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tiết 1: ...

...

Tiết 2: ...

...

Khối 3

Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 3B: Tiết 2 ngày 14/2/2022

Môn: Âm nhạc

(10)

ÔN TẬP BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ NGHE NHẠC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp phụ hoạ.

- Tập biểu diễn bài hát.

- Nghe bài hát thuộc dân ca

2. Năng lực: HS tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin. Năng lực hợp tác nhóm tốt.

3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học hơn.

* Hs khuyết tật: Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 3A, Chu Tiến Chức lớp 3B. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Đàn, loa, thanh phách...

2. Học sinh: Sgk, thanh phách.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS KT (Dũng 3A,

Chức 3B) 1. Hoạt động khởi động (2’)

- GV đàn giai điệu 1 câu hát ở bài hát Chị Ong Nâu và em bé Hỏi HS giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gọi HS nhận xét; GV nhận xét, dẫn vào bài học.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập: Ôn bài hát: Chị Ong Nâu và em bé (15’ ) - GV cho HS khởi động giọng.

- Gv cho hs nghe lại bài hát - GV đàn cho HS hát bài hát.

- GV cho nhóm, bàn hát.

- GV cho hát kết hợp gõ đệm lần lượt theo 3 kiểu: đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.

- GV cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.

- GV sửa sai cho HS (nếu có).

* GV yêu cầu HS hát kết hợp vận động cơ thể ( với 4 động tác)

+ Giậm chân

- HS trả lời giai điệu của bài hát

- HS lắng nghe.

- HS khởi động giọng.

- Hs lắng nghe - HS hát.

- Nhóm, bàn thực hiện - HS hát và gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.

- Các tổ thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS khởi động

giọng.

- Hs lắng nghe

- HS hát.

- HS thực hiện theo

(11)

+ Vỗ đùi + Vỗ tay + Búng

- GV cho HS lên bảng biểu diễn theo nhóm, cá nhân.

* GV hướng dẫn hs kết hợp vận động phụ họa

- GV cho HS lên bảng biểu diễn theo nhóm, cá nhân.

- GV kết luận: Sau khi ôn tập HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đồng đều, hòa giọng gõ đệm đúng, đều.

- HS biết hát kết hợp vận động cơ thể linh hoạt.

- Kĩ năng biểu diễn chủ động, mạnh dạn, tự tin, năng lực hợp tác nhóm khi tham gia biểu diễn tốt.

3. Hoạt động khám phá: Nghe hát Lí cây bông-Dân ca Nam Bộ (13’)

- Gv giới thiệu : Hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình nghe bài hát: Lí cây bông- Dân ca Nam Bộ. Bài hát đựơc phổ nhạc từ câu thơ lục bát.

Bông xanh bông trắnh bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông - Gv cho hs nghe bài hát lần 1

+ Em hãy nêu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát?

- Gv cho hs nghe lần thứ 2 + Bài hát thuộc dân ca gì?

+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Kết luận: Các em phải biết giữ gìn,tìm hiểu những làn điệu dân ca..

4. Hoạt động vận dụng (5’)

+ Hôm nay chúng ta đã được ôn lại những bài hát nào đã học? Do ai sáng tác?

- GV đàn cho HS hát kết hợp động tác phụ họa.

- Kết luận: HS nắm được nội dung bài hát. Biết hát kết hợp động tác phụ họa.

- HS biểu diễn.

- Hs làm theo hướng dẫn của gv

- Hs biểu diễn theo hướng dẫn của gv - HS lắng nghe.

- Hs nghe

- Hs nghe

- Bài hát rất hay ạ.

- Hs lắng nghe - Dân ca Nam Bộ - Hs trả lời.

- HS trả lời.

- HS hát

HD của GV.

- HS lắng nghe.

- Hs nghe.

- Hs nghe.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe.

- HS hát

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(12)

Khối 3 Ngày soạn: 11/2/2022

Ngày giảng: 3B tiết 4 ngày 14/2/2022 3A tiết 2 ngày 17/2/2022

Môn: Mĩ thuật

BÀI 23: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật

- HS biết quan sát, nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.

- HS vẽ được cái bình đựng.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất, tính toán… thông qua một số biểu hiện cụ thể như: Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như:

nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, quan tâm, yêu quý và có ý thức giữ gì đồ vật. xung quanh..., được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

* HSKT: Em Dũng 3A, Chức 3B biết quan sát cái bình và tập vẽ hình cái bình đựng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: - VTV, SGV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh: Vở tập vẽ 3, màu vẽ, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Chức 3B, Dũng 3A) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Khoảng 3’)

- GV giới thiệu mẫu hoặc tranh ảnh cái bình đựng nước.

? Bình đựng nước dùng để làm gì? Có cần thiết đối với gia đình không?

- HS qua sát.

- Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi

- HS qua sát.

- Lắng nghe.

(13)

? Kiểu dáng và cách trang trí các bình đựng nước trên có giống nhau không?

- GVKL:Bình đựng nước có nhiều dáng và cách trang trí khác nhau.

Cách vẽ cái bình đựng nước như thế nào, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 23: Vẽ cái bình đựng nước

gia đình.

- Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí

- Lắng nghe - Lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 6’) Quan sát nhận xét

- GV bày mẫu lên bàn giáo viên cho HS quan sát.

+ Bình gồm những bộ phận nào?

+ Kiểu dáng của các bình như thế nào?

+ Bình đựng nước được làm bằng chất liệu gì?

? Màu sắc của bình đựn nước như thế nào?

- GV kết luận : Có rất nhiều loại bình khác nhau, mỗi loại bình có một màu sắc và vẻ đẹp riêng. Muốn vẽ được những chiếc bình đó thật đẹp các em cần nắm chắc đặc điểm của từng loại bình.

- HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi.

- Miệng, thân, đáy, nắp, tay cầm.

- Kiểu cao, kiểu thấp, kiểu miệng rộng hơn đáy, kiểu miệng và đáy gần bằng nhau, mỗi loại bình có kiểu tay cầm khác nhau.

- Nhựa, thủy tinh, gốm sứ…

- Một màu, nhiều màu, bình trong suốt hoặc bình vẽ họa tiết trang trí.

- HS lắng nghe.

- Quan sát, - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lĩnh hội.

Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (khoảng 23’) 3.1. Cách vẽ cái bình đựng nước

- GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp để nhớ lại cách vẽ.

- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.

- GV nhận xét và vẽ các bước lên bảng cho HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi GV vẽ

(14)

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm)

+ Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.

+ Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm, phác hình bằng nét thẳng

+ Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ + Vẽ đậm nhạt.

- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước.

3.2. Thực hành sáng tạo

- GV yêu cầu vẽ mẫu GV để trên bàn.

- GV quan sát và nhắc nhở HS.

+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỉ lệ bộ phận.

+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.

+ Tìm họa tiết để trang trí.

+ Vẽ màu.

3.3. Cảm nhận, chia sẻ

- GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:

+ Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không)?

+ Hình trang trí và màu sắc (có hài hòa không) ?

+ Bài vẽ nào đẹp? Vì sao?

+ Nhà em có bình đựng nước không?

Em đã làm gì để giữ gìn chiếc bình đó?

- GV: Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp, có cách trang trí riêng không giống các bài khác

- Hs tham khảo, đọc ghi nhớ.

- HS thực hành cá nhân - HS hoàn thành BT tại lớp.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS tập vẽ hình cái bình đựng nước dưới sự HD của GV.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Lắng nghe Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1’)

- GV cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật.

- Yêu cầu HS chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Quan sát, lắng nghe.

Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

- Quan sát, lắng nghe.

(15)

- Em hãy tự đặt mẫu một đồ vật trong gia đình để vẽ.

- HS làm bài ở nhà.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2’) - Nhắc lại các bước vẽ?

- GV nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Giáo dục học sinh quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh.

- Quan sát cảnh thiên nhiên và con vật và chuẩn bị bút chì, màu vẽ, VTV để giờ sau học bài: Đề tài tự do.

- Trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Khối 5

Ngày soạn: 12/2/2022

Ngày giảng: 5A: Tiết 1 ngày 15/2/2022 5B: Tiết 1 ngày 17/2/2022

Môn: Mĩ thuật Bài 22: Vẽ trang trí

Tiết 22: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:

- HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- HS tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm (điều chỉnh).

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn 2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, khoa học, thể chất,… thông qua một số biểu hiện cụ thể như:

Quan sát, nhận xét, sử dụng được các chất liệu phù hợp để thực hành; trao đổi, chia sẻ cùng bạn về sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm được biểu hiện ở các mục như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, thực hành tạo sản phẩm, cảm nhận, chia sẻ....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Hình gợi ý cách vẽ

(16)

- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

2. Học sinh: SGK, vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 3 phút) - Giáo viên cho học sinh quan sát bài trang

trí dùng kĩ thuật tia chớp tổ chức cho học sinh chơi trò chơi kể tên một số họa tiết có trong hình trang trí hình vuông

- Đánh giá hoạt động kết hợp gợi mở, liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

- Suy nghĩ và trả lời nhanh

- Lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)

* Quan sát nhận xét

- GV cho HS quan sát dòng chữ nét đều và dòng chữ nét thanh, nét đậm.

THĂNG LONG THĂNG LONG Hình 1 H ình 2

+ Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.

+ Em hãy nhận xét các nét chữ trong một con chữ, một dòng chữ?

+ Độ rộng các con chữ trong có to bằng nhau không?

+ Em hãy nhận xét về màu sắc của dòng chữ và màu nền?

+ Thế nào là chữ in hoa nét thanh, nét đâm?

- GVKL: Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong cùng một con chữ có nét thanh và nét đậm (nét to và nét nhỏ) + Nét thanh nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Nét thanh nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình chữ cân đối, hài hòa.

+ Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm có thể có chân hoặc không có chân.

- HS quan sát, lắng nghe

- H1: Chữ nét đều, H2: Kiểu chữ nét thanh, nét đậm.

- Trong một con chữ có nét to, nét nhỏ. Trong một dòng chữ các nét to bằng nhau, các nét nhỏ cũng bằng nhau.

- Có chữ to: M,Q,G; chữ vừa: A, E, T,...chữ nhỏ: I.

- Dòng chữ vẽ một màu, màu nền khác màu chữ. Màu chữ tối thì nền sáng và ngược lại.

- Là các chữ có nét to (nét đậm), nét nhỏ (nét thanh).

- Lắng nghe.

(17)

Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo, cảm nhận, chia sẻ (khoảng 23’) 3.1. Cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét

đậm

- GV cho HS quan sát hình hướng dẫn cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm?

- Hết thời gian thảo luận GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV kẻ mẫu lên bảng cho HS quan sát.

- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ: Những nét đưa lên, nét ngang là nét thanh, nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.

- GV kẻ vài chữ làm mẫu lên bảng, vừa kẻ vừa phân tích để HS nắm vững bài.

+ Bước 1: Xác định vị trí, tỉ lệ chiều cao, chiều dài của dòng chữ.

+ Bước 2: Phân chia khoảng cách giữa các con chữ và các chữ

+ Bước 3: Xác định tỉ lệ nét thanh, nét đậm, phác và kẻ chi tiết các con chữ.

+ Bước 4: Vẽ màu dòng chữ và màu nền.

- GV cho HS tham khảo bài.

3.2. Thực hành sáng tạo

- GV yêu cầu HS tập kẻ các chữ A,B (điều chỉnh).

- Khi HS làm bài GV gợi ý, hướng dẫn, bổ sung cho các em cách tìm vị trí các nét chữ,

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- Hs tham khảo, đọc ghi nhớ.

- HS thực hành cá nhân - HS tập kẻ các chữ A,B.

(18)

và cách vẽ đoạn chuyển tiếp giữa nét cong và nét thẳng.

- Vẽ màu ở viền nét chữ trước, ở giữa sau.

3.3: Cảm nhận, chia sẻ

- GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét:

+ Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh nét đậm đúng vị trí)?

+ Cách vẽ màu (gọn trong nét chữ)?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV: Khen ngợi những HS vẽ bài tốt, động viên, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành bài.

- Trưng bày sản phẩm tại nhóm.

- Quan sát sản phẩm và trao đổi, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm thực hành.

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 1phút) - Hướng dẫn học sinh về nhà tập kẻ dòng

chữ nét thanh, nét đậm: HỌC TẬP.

- Quan sát, lắng nghe. Có thể chia sẻ mong muốn thực hành tạo sản phẩm khác.

Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút) - Gv nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài 23: Vẽ tranh đề tài Tự chọn

- Lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Khối 1:

Ngày soạn: 12/2/2022

Ngày giảng 1B: Tiết 2 ngày 15/2/2022 1B: Tiết 3 ngày 15/2/2022

Môn Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG HÌNH KHỐI KHÁC NHAU BÀI 13: SÁNG TẠO CÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ

(1 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được hình dạng khối cơ bản ở một số vật liệu sẵn có; Nêu được cách tạo sản phẩm từ vật liệu dạng khối cơ bản.

- Tạo được sản phẩm theo ý thích từ vật liệu dạng khối cơ bản, bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ trang trí.

(19)

- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

Bước đầu thấy được có thể tạo nên đồ vật hữu ích từ vật liệu đã qua sử dụng.

* Dạy bài 2 tiết gộp thành 1 tiết. Hướng dẫn HS tự học thực hành tiết 2.

* Tích hợp nội dung của chủ đề "Bảo vệ môi trường nơi em sống" tài liệu giáo dục địa phương lớp 1.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác.

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở Hs năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và từ học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán… thông qua một số biểu hiện: Vận dụng hiểu biết hình khối của năng lực tính toán để lựa chọn vật liệu và tạo sản phẩm dạng khối;

trao đổi, chia sẻ trong học tập…

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, sự tôn trọng và tính thần trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện như: Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tôn trọng lựa chọn vật liệu để thực hành và sản phẩm tạo được của bạn bè; ý thức giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở THMT1, vật liệu dạng khối, kéo, hồ dán, giấy màu, màu vẽ…hình ảnh liên quan nội dung bài học, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở THMT1, vật liệu dạng khối, kéo, hồ dán, giấy màu, màu vẽ…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (khoảng 2 phút) - Tổ chức các nhóm HS chơi trò chơi : “Ai

nhanh, ai nhớ hơn”

+ Nội dung: Viết tên sản phẩm đã tạo được ở bài 12 (của mình, của bạn, của nhóm).

+ Chuẩn bị: GV dán sẵn khổ giấy A3 trên bảng (số lượng tùy vào số đội chơi). Mỗi HS trong mỗi nhóm nhận một bút viết bảng/bút dạ.

+ Hình thức chơi: Tiếp sức + Thời gian: 2 phút.

- GV tổng kết trò chơi và gợi mở nội dung bài 13.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài học của HS

- Tham gia trò chơi

- Quan sát, đánh giá kết quả chơi của các nhóm.

- Lắng nghe Gv tổng kết trò chơi, gợi mở nội dung bài học

- Để đồ dùng học tập trên bàn.

Một số HS giới thiệu

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 7 phút)

* Quan sát, nhận biết

- Tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa trang 57 – SGK. Giao nhiệm vụ cho HS:

Thảo luận trả lời trong SGK.

- Gợi mở rõ hơn nội dung câu hỏi:

+ Kể tên vật liệu, đồ vật có ở hình ảnh?

+ Vật liệu/đồ vật nào có dạng đã biết ở bài

- Quan sát.

- Trao đổi nhóm: 3 HS - Trả lời câu hỏi trong SGK

- Nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của các bạn đã chia sẻ

(20)

12 (khối trụ, khối lập phương, khối cầu….)?

- Nhận xét câu trả lời, bổ sung của HS; giới thiệu rõ hơn dạng hình khối ở mỗi vật liệu.

- Nêu vấn đề, kích thích liên hệ mỗi vật liệu dạng khối với đồ vật, đồ dùng, đồ chơi…

mà HS biết.

- Giới thiệu một số hình ảnh sản phẩm có dạng khối cơ bản như: cây, lật đật, con ong, ống nhòm, ô tô, búp bê… và kích thích HS tìm hiểu cách tạo các sản phẩm.

- Lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành, cảm nhận chia sẻ (khoảng 15-20 phút) 3.1. Hướng dẫn cách thực hành

* Tạo hình búp bê từ vật liệu khối cầu và khối trụ (lõi giấy).

- Giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình ảnh trong SGK, tr.58 và trao đổi, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

+ Hình sản phẩm búp bê gồm những bộ phần nào?

+ Phần đầu, phần thân của búp bê giống vật liệu hình khối gì?

+ Cách tạo hình phần đầu, phần thân của búp bê?

- GV hướng dẫn, thị phạm minh họa cách tạo sản phẩm:

+ Bước 1: Chọn vật liệu (kết hợp sử dụng vật liệu thật để giới thiệu đến HS):

- Vật liệu hình khối cầu (làm phần đầu).

- Vật liệu hình khối trụ (làm phần thân).

- Màu giấy theo ý thích để cắt, dán trang trí + Bước 2: Tạo các chi tiết cho mỗi bộ phận hình búp bê

- Sử dụng khối cầu và cắt dán mắt, mũi, miệng để tạo phần đầu.

- Sử dụng lõi giấy vệ sinh làm thân và cắt giấy thành dãi dài hoặc căt tạo chấm, bông hoa… dán làm áo cho búp bê.

+ Bước 3: Chắp ghép các chi tiết, bộ phận để tạo hình búp bê.

- Đặt hình khuôn mặt đã tạo lên hình lõi giấy vệ sinh (khối trụ) để có hình búp bê tạo từ khối cầu và khối trụ. Có thể cắt giấy, dán tạo tóc.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS qua sát.

(21)

* Tạo hình búp bê từ giấy/bìa giấy và vật liệu lõi giấy vệ sinh

- Cắt giấy tạo hình khuôn mặt: vuông, tròn, chữ nhật… và vẽ/cắt dán mắt, mũi, miệng.

- Cắt hai bên mép đối diện của lõi giấy (khối trụ) dài khoảng 2cm và cài hình khuôn mặt vào để tạo hình búp bê. Có thể vẽ/cắt giấy và dán để tạo tóc.

3.2. Thực hành sáng tạo

- Giới thiệu thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành:

+ Tiết 1: Tạo sản phẩm cá nhân

- Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ:

+ Thảo luận, chọn chủ đề thể hiện: Búp bê, cây, con vật, nhà…

+ Mỗi cá nhân tạo một sản phẩm theo chủ đề nhóm đã chọn và quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm: vật liệu hình khối gì, sử dụng giấy màu gì?...

- Quan sát HS thực hành, thảo luận và trao đổi, gợi mở, hướng dẫn,

giúp HS thuận lợi hơn trọng thực hành.

3.2. Trưng bày sản phẩm nhóm, cảm nhận, chia sẻ.

- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm trên bàn, tại nhóm học tập.

- Hướng dẫn HS quan sát các sản phẩm trong lớp

- Gợi mở HS giới thiệu sản phẩm, ví dụ:

+ Sản phẩm của em có dạng khối gì?

+ Em đã tạo nên sản phẩm bằng cách nào?

+ Em thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm, trong lớp?

- Tổng kết nội dung giới thiệu của HS, gợi nhắc HS suy nghĩ để trang trí, hoàn thiện sản phẩm cá nhân vào tiết 2 và cùng sắp xếp

- HS quan sát.

- Các nhóm HS thực hành, kết hợp trao đổi, chia sẻ cảm nhận

- HS tạo sản phẩm cá nhân.

- HS trưng bày sản phẩm nhóm.

- HS giới thiệu sản phẩm của mình.

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ của nhóm bạn.

- HS tiếp thu lắng nghe cô nhận xét

(22)

tạo sản phẩm nhóm.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2-5p) + Về nhà thực hiện tiết 2: Trang trí sản

phẩm cá nhân.

- Trang trí tiếp sản phẩm tiếp sản phẩm ở đã học tiết 1.

- Tạo sản phẩm vận dụng ở nhà.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) - Tóm tắt nội dung chính của bài học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, mức độ tham gia các hoạt động học tập chuẩn bị bài của HS.

- Liên hệ giáo dục HS:

+ Ý thức giữ gìn vs lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh.

- Xem trước bài 14, chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

...

Khối 3:

Ngày soạn: 14/2/2022

Ngày giảng 3B: Tiết 3 ngày 17/2/2022

Môn: Thủ công

BÀI 16: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm được lọ hoa gắn tường . Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

- Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận, kỹ năng gấp giấy, cắt, dán.

- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGV, SGK, Sản phẩm lọ hoa mẫu.

2. Học sinh: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công, kéo, keo dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (khoảng 5 phút) - GV tổ chức cho Hs chơi trò “Bắn tên”:

+ Nội dung: Nêu quy trình làm lọ hoa gắn tường.

- HS tham gia chơi:

+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

(23)

- Nhận xét – Kết nối kiến thức.

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (khoảng 25 phút)

+ Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường và trang trí.

- GV sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.

- Cho HS nhắc lại các thao tác.

- Yêu cầu HS thực hành trên giấy thủ công.

- GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.

3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Yêu cầu HS đặt các sản phẩm lên bàn.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài (trước lớp) của một số học sinh làm xong trước.

- GV kết luận chung, nhắc nhở HS thu dọn sạch sẽ giấy thừa để đảm bảo môi trường lớp học.

4. Hoạt động 4: vận dụng (khoảng 5 phút) - Về nhà tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, trang trí cho đẹp hơn.

+ Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

+ Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.

- Lắng nghe

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV

- Lấy dụng cụ để thực hành - HS quan sát mẫu lọ hoa gắn tường.

- 3 HS nhắc lại quy trình.

- HS theo dõi.

- HS tương tác, chia sẻ, nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.

- HS thực hành cá nhân.

- HS cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.

- Học sinh khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng.

Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Bình chọn HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

- HS làm sản phẩm tại nhà.

(24)

- Sáng tạo làm các lọ hoa bằng các phế liệu khác như chai, lọ nhựa,...

* Dặn dò:

Giữ sản phẩm để giờ sau học tiết 3.

- HS nghe và chuẩn bị bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Khối 4

Ngày soạn: 15/2/2022

Ngày giảng 4B: Tiết 1ngày 18/2/2022

Môn: Kĩ thuật

BÀI 14: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT

(2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít. Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học tập. Góp phần phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác.

1. Giáo viên: Tranh, ảnh; Bộ dụng cụ lắp ghép.

2. Học sinh: Bộ dụng cụ lắp ghép.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động: Khởi động (Khoảng 5 phút) - TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên:

+ Gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ?

+ Bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết và chia làm mấy nhóm?

+ Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết?

- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2- 3

- Lớp phó văn nghệ điều hành.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

(25)

loại khác nhau.

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 25 phút)

* Cách sử dụng cờ - lê, tua vít.

a. Lắp vít:

- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít, lắp ghép một số chi tiết như SGK.

- Gọi 2- 3 HS lên lắp vít.

- GV tổ chức HS thực hành.

- GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi:

b. Tháo vít:

+ Để tháo vít, em sử dụng cờ- lê và tua-vít như thế nào?

- GV cho HS thực hành tháo vít.

c. Lắp ghép một số chi tiết:

- GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK.

+ Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK?

- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp.

- HS quan sát - HS thực hiện.

- Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua - vít ngược chiều kim đồng hồ.

- HS thực hiện.

- HS theo dõi và lắp ghép

- Tấm lớn, tấm 3 lỗ, thanh chữ U dài,…

- HS quan sát.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5p) - Thực hành cách chọn chậu trồng cây rau, hoa tại nhà.

- Tự đánh giá sp của mình và của bạn - Lắp ghép các chi tiết khác với SGK

* Dặn dò:

- Chuẩn bị vải giờ sau học bài: Lắp cái đu

- HS thực hành trồng cây rau, hoa tại nhà.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Lớp 3B

gày soạn: 15/2/2022

Ngày giảng 3B: Tiết 2 ngày 18/2/2022

SINH HOẠT A. SINH HOẠT TUẦN 22

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 22.

- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt.

- Biết được phương hướng tuần 23.

- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động của lớp.

(26)

- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.

II. ĐỒ DÙNG

- Ghi chép trong tuần.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

- Cho HS hoạt động văn nghệ theo sự chuẩn bị của lớp.

2. Nội dung sinh hoạt

a. Tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng tổng kết chung.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

c. Giáo viên nhận xét chung.

3. GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét tình hình lớp về mọi mặt.

* Ưu điểm:

- Học sinh thực hiện tốt công tác phòng dịch covid 19.

- Thực hiện tests 100% HS vào 2 ngày trong tuần (thứ 2 và thứ 5).

- Ôn bài 15 phút đầu giờ hiệu quả.

- Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ.

- Đầy đủ sách vở, đồ dùng khi đến lớp.

- Trong lớp một số bạn hang hái phát biểu, xây dựng bài.

- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.

- Tiếp tục ôn viết chữ đẹp cấp trường.

* Nhược điểm:

- Vẫn còn 1 số bạn chưa học thuộc bảng nhân, chia, trong lớp còn nói chuyện riêng, chưa tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài:...

...

...

- Đi học một số bạn còn quyên sách, vở, đồ dùng học tập:...

...

- 15 phút đầu giờ một số buổi chưa nghiêm túc:...

...

- Kết quả thi học kì I đạt kết quả chưa

- Lớp phó văn thể cho hát.

- 3 tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 22.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

(27)

cao, còn một số bạn dưới điểm 5:...

...

- Kết quả thi viết chữ đẹp cấp trường...

...

4. Tuyên dương, phê bình:

- Tuyên dương: ...

...

- Nhắc nhở: ...

...

5. Phương hướng tuần 23:

6. Tổng kết sinh hoạt.

- Lớp sinh hoạt văn nghệ.

- GV nhận xét giờ học.

- HS bình xét thi đua cá nhân, tổ trong tuần.

* Lớp trưởng lên đọc bản phương hướng của lớp trong tuần 23.

- Phát huy ưu điểm và khắc phục tồn tại của tuần trước.

+ Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường

+ Tổ chức test 100% Covid-19 cho học sinh vào ngày thứ 2 và thứ 5.

- Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động của lớp.

- Ôn bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc, hoạt động giữa giờ nhanh nhẹn.

- Thực hiện vệ sinh, lao động sạch sẽ.

- Tham gia tốt mọi hoạt động do trường, Đội tổ chức.

- Học bài và làm bài trước khi đến lớp.

- Soạn đầy đủ sách vở và đồ dùng theo TKB.

- Ôn luyện tốt để thi chữ đẹp cấp trường.

* Các tổ trưởng cho ý kiến bổ sung.

* Các cá nhân cho ý kiến bổ sung - HS vui văn nghệ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng