• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS YÊN THỌ TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

Họ và tên GV: Nguyễn Thu Hải

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 6: THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA HẠ LONG Môn học: Giáo dục địa phương 6

Thời gian thực hiện: tiết 19

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tham gia các hoạt động giáo dục tái hiện lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) tại thực địa hoặc tại sân trường.

- Xây dựng được kế hoạch/dự án để giới thiệu về lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê hương Quảng Ninh.

- Trình bày được các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê hương Quảng Ninh.

2. Năng lực

- Năng lực: tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực nhận thức khoa học;

- Năng lực tìm hiểu, khám phá;

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động;

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

3.Phẩm chất

-Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước.

- Có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.

- Sống có trách nhiệm với bản thân và với địa phương mình.

II. Thiết bị và học liệu

- Bút dạ, giấy A0, trang phục, đạo cụ.

III. Tổ chức dạy học

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( phút) a. Mục đích

- HS kể được tên một số Lễ hội văn hóa đặc sắc của Quảng Ninh.

b. Nội dung

- Tên Lễ hội, ND chính của Lễ hội c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS.

(2)

d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

? Kể tên một số lễ hội ở QN nói chung và Quảng Yên nói riêng mà em biết ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trả lời cá nhân.

* Dự kiến:

- Lễ hội ở Quảng Ninh:

+ Lễ hội Yên Tử.

+ Lễ hội chùa Long Tiên.

+ Lễ hội đền Cửa Ông.

+ Lễ hội đình Trà Cổ - Móng Cái.

- Lễ hội ở Quảng Yên:

+ Lễ hội Bạch Đằng.

+ Lễ hội xuống đồng.

+ Lễ hội cầu ngư

+ Lễ hội rước người Hà Nam...

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- HS, GV nhận xét, đánh giá câu trả lời.

-> GV dẫn vào bài.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG ( phút)

Hoạt động 1: Thực hành tái hiện một Lễ hội:

a. Nội dung

- HS biết được những ND cần chuẩn bị cho tái hiện một Lễ hội.

- HS tái hiện được một phần Lễ hội.

b. Nội dung

- HS biết về Lễ hội văn hóa ở Quảng Ninh (cụ thể là ở Quảng Yên) c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ

? Các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc tái hiện một lễ hội trong các nhiệm vụ sau:

(3)

- Gv chia nhóm, yêu cầu HS tái hiện phần Lễ và Hội của Lễ hội Bạch Đằng dưới hình thức: Thuyết trình, tranh ảnh, video, trình chiếu paopoi, tái hiện trực tiếp bằng cách hóa thân vào sự kiện, nhân vật của Lễ hội....

+ Tổ 1,3: Tái hiện phần Lễ của lễ hội Bạch Đằng.

+ Tổ 2,4: Tái hiện phần Hội của Lễ hội Bạch Đằng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện tái hiện phần Lễ và Hội của lễ hội Bạch Đằng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời cá nhân, theo nhóm được phân công.

Dự kiến:

* Công việc cần thiết cho việc tái hiện một lễ hội:

- Lựa chọn một lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh.

- Tìm hiểu phần lễ của lễ hội.

- Tìm hiểu phần hội của lễ hội.

- Chọn địa điểm để tái hiện.

(4)

- Phân công các thành viên trong lớp.

- Chuẩn bị các trang phục.

* Thực hành tái hiện Lễ hội:

- Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên), tỉnh Quảng Ninh. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Là một trong những lễ hội có ý nghĩa to lớn kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm.

- Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự. Mọi hoạt động của lễ hội đều gắn liền với Bạch Đằng giang, con sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống, năm 1288 Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo thủy binh Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi nước Nam.

- Phần Lễ của lễ hội Bạch Đằng có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng.

Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa - Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đua thuyền, đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.

- Hướng tới giá trị lâu dài vào ngày 27/9/2012, Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Việc khu di tích này được nâng lên một tầm cao mới cũng kéo theo đòi hỏi phải nâng tầm lễ hội Bạch Đằng - một trong những hoạt động văn hóa không thể tách rời trong quần thể.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

(5)

- HS, GV nhận xét câu trả lời, phần tái hiện Lễ hội của các nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả buổi tái hiện lễ hội. GV có thể hỏi HS:

? Nêu cảm nghĩ của em sau khi được tham gia tái hiện lễ hội ?

* Gợi ý:

- GV linh ho t cho phù h p v i điều ki n c a l p, trạ ợ ớ ệ ủ ớ ường đ ch n đ aể ọ ị đi m tái hi n lề h i cho phù h p.ể ệ ộ ợ

- Đối với một lễ hội, phần lễ và phần hội có thể có nhiều hoạt động, HS không nhất thiết phải tái hiện lại tất cả các hoạt động. Tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của lớp, trường có thể chọn 1 hoặc 2 hoạt động để tái hiện.

Hoạt động 2: Xây dựng dự án để giới thiệu về Lễ hội trên quê hương Quảng Ninh

a. Mục tiêu:

- HS giới thiệu được về lễ hội văn hóa: Tên lễ hội, đặc điểm, đặc trưng văn hóa, thời gian, các hoạt động chính của Lễ hội.

b. Nội dung:

- Mỗi nhóm giới thiệu hoàn chỉnh về một lễ hội ở Quảng Ninh thông qua dự án đã được phân công.

c. Sản phẩm:

- Dự án của các nhóm (bản word. Paopoi, tranh ảnh, video, sơ đồ trên A0...) d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết trước:

+ Tổ 1: Trình bày dự án về Lễ hội chùa Yên Tử (Uông Bí) + Tổ 2: Trình bày dự án về Lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả) + Tổ 3: Trình bày về dự án Lễ hội cầu ngư (Quảng Yên) + Tổ 4: Trình bày về dự án Lễ hội xuống đồng (Quảng Yên) - Dự án trình bày theo yêu cầu:

(6)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS có 01 phút cùng trao đổi lại ND dự án và cử đại diện trình bày dự án (tùy hình thức mà nhóm lựa chọn). Mỗi bài trình bày dự án là 05 phút.

Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày dự án.

* Gợi ý về ND dự án:

- Nội dung cần giới thiệu có thể gồm:

+ Giới thiệu chung về lễ hội: thời gian, địa điểm, nguồn gốc lễ hội.

+ Các hoạt động chính của lễ hội.

+ Ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.

+ Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

+ HS có thể giới thiệu bằng bài viết, bằng trình chiếu; bằng tranh ảnh,...

+ Thống nhất ý kiến trong nhóm để trình bày trên giấy A0.

+ Các nhóm lựa chọn các vị trí trong lớp học để trưng bày sản phẩm.

+ Các nhóm lần lượt đi quan sát các sản phẩm đã được trưng bày.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- HS, GV nhận xét về dự án các nhóm trình bày.

- Gv chiếu video giới thiệu về một số lễ hội:

(7)

Hoạt động 3: Lập kế hoạch truyền thông để bảo tồn các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh.

a. Mục tiêu:

- HS biết làm việc nhóm, lập KH bảo tồn lễ hội văn hóa ở Quảng Ninh.

b. Nội dung

- Lập kế hoạch truyền thông để bảo tồn các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh.

c. Sản phẩm - KH của HS.

d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch truyền thông để bảo tồn các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh theo gợi ý sau:

(8)

- GV chia lớp thành 04 nhóm, thực hiện ND lập KH.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc thực hiện các nội dung sau:

I – Chuẩn bị cho kế hoạch truyền thông

1. Viết thông điệp truyền thông (nội dung thông điệp; đối tượng thông điệp hướng đến,...)

(9)

2. Xác định phương thức truyền thông (truyền thông qua tờ rơi, áp phích, video,…) 3. Xác định địa điểm thực hiện kế hoạch truyền thông.

4. Tìm nguồn lực để thực hiện kế hoạch (người, phương tiện, thiết bị,…) Bước 3: Báo cáo kết quả:

- Thực hiện kế hoạch đã chuẩn bị

- Thống nhất ý kiến trong nhóm để trình bày trên giấy A0.

- Các nhóm lựa chọn các vị trí trong lớp học để trưng bày sản phẩm.

- Các nhóm lần lượt đi quan sát các sản phẩm đã được trưng bày.

- GV gọi đại diện từng nhóm chia sẻ trước lớp về kế hoạch hoạt động của nhóm.

Các bạn trong nhóm và các bạn nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

* Gợi ý: Tùy theo sự lựa chọn của mỗi nhóm để có hình thức trình bày hợp lí. HS có thể lập bảng kế hoạch như sau:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện:

1. ... 4. ...

2. ... 5. ...

3. ... 6. ...

- Xác định nhiệm vụ cần thực hiện khi tiến hành kế hoạch:

Nhiệm vụ cần thực hiện Thời gian thực hiện

I – Chuẩn bị cho kế hoạch truyền thông

1. Viết thông điệp truyền thông (nội dung thông điệp;

đối tượng thông điệp hướng đến,...)

2. Xác định phương thức truyền thông (truyền thông qua tờ rơi, áp phích, video,…)

3. Xác định địa điểm thực hiện kế hoạch truyền thông.

4. Tìm nguồn lực để thực hiện kế hoạch (người, phương tiện, thiết bị,…)

– Thực hiện kế hoạch đã chuẩn bị

– Phân công công việc cho các thành viên

=> Thảo luận và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên:

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ và tên Thực hiện công việc Thời gian hoàn thành

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

(10)

- HS, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung cho các dự án.

* Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thiện KH truyền thông để bảo tồn các lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh (Cụ thể 01 lễ hội)

- Chuẩn bị: Kiểm tra cuối kỳ I.

***************************************

QuảngNinh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dọc hai bên đường người đi xem đông nghịt, còn dưới sông có đến hàng chục chiếc thuyền đua đủ màu sắc rực rỡ đang lướt băng băng như những chiếc thuyền cao

Nghe – viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Theo

- HS thực hiện được: Dựa vào kết quả quan sát 2 bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong sách giáo khoa, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng, sinh động

Em giải thích với bạn rằng: Mặc như vậy là không phù hợp với hoạt động học tập, nếu hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì...thật xấu hổ, dễ gây chú ý và

- Đền Hùng hay Khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh – Phú Thọ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay

Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa... Hội khỏe Phù Đổng. Lễ

- Lễ hội trong ảnh được tổ chức vào dịp đầu năm mới.. Nơi diễn ra lễ hội được trang trí

Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định những chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và lễ hội “mở tài khoản tiền gửi tại ngân