• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Cây khế | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Cây khế | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Cây khế Soạn bài Cây khế ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em đang ở một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, cách xa đất liền. Ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác vô cùng hoang sơ. Nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả cát dưới đáy. Phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến được hòn đảo phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm. Ở đây con người sẽ xây dựng những "thủy cung", có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu sắc.

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2):Theo dõi: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Thời gian: ngày xửa ngày xưa.

- Địa điểm: ở một nhà kia.

→ Thời gian đã từ rất lâu không xác định được, địa điểm cũng không cụ thể rõ ràng.

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trả lời:

Sau khi chim ăn khế chắc hẳn chim sẽ đền đáp cho vợ chồng nghèo này điều gì đó.

(2)

Câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tưởng tượng: Một hang lớn đầy vàng, kim cương, thủy tinh, hổ phách, … trông thế nào?

Trả lời:

Chiếc hang đó sẽ lấp lánh và rất đẹp.

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Dự đoán: Cái túi của vợ chồng người anh sẽ gây ra điều gì?

Trả lời:

Cái túi quá to, to hơn số lượng mà chim yêu cầu rất nhiều, chắc hẳn sẽ khiến người anh gặp nạn.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Truyện cây khế về hai anh em, người anh thì tham lam, người em hiền lành tốt bụng. Một ngày nó chim đến ăn khế và trả cho người em rất nhiều vàng bạc.

Người anh tham lam bèn sang nhà em đổi lấy cây khế nhưng vì sự tham lam mà người anh đã phải bỏ mạng.

- Em thích nhất chi tiết người em chỉ lấy đúng vừa đủ vàng bạc châu báu vào chiếc túi 3 gang, chi tiết này thể hiện sự thật thà của người em.

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý

(3)

sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để đựng được nhiều vàng.

Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các từ ngữ chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa, nhà nọ, hang sâu.

Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kỳ ảo vì:

+ Vì chim biết nói tiếng người, biết trả ơn vợ chồng người em + Chim biết hòn đảo chứa nhiều vàng bạc châu báu.

Câu 5 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, cũng có câu như thế "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Đây là câu nói của chim thần.

Câu 6 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Đảo xa là hòn đảo có rất nhiều vàng, bạc châu báu

- Điều kì diệu này đã giúp cuộc sống của người em khấm khá, phát triển hơn Câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động:

- Người anh:

(4)

+ Ích kỉ và keo kiệt.

+ Tham lam khi may túi 12 gang để đi cùng chim lấy vàng.

=> Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, cạn tình cạn nghĩa.

- Người em:

+ Hiền lành, tốt bụng và nhường hết nhà cửa ruộng vườn cho anh.

+ Khi chim ăn khế, người em nhường cho chim ăn mà không hề đánh đuổi.

+ Vì tốt bụng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình.

+ Khi anh trai nổi lòng tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ.

=> Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

Câu 8 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới) Trả lời:

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

Bài làm tham khảo

Khi đến hòn đảo, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải.

Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. S au khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ, được một người đánh cá cứu. Anh ta nhận ra sai lầm của bản thân, trở về nhà khuyên vợ tu chí làm ăn. Khi biết được anh mình thay đổi, người em ra sức giúp đỡ anh. Hai anh em ngày càng hòa thuận, yêu thương nhau hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi và trò chơi đang vui nhưng đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà thì em sẽ nghe lời dặn c a mẹ, về nhà đ ng giờ.. m sẽ hẹn bạn khi

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Em dự đoán sự việc xảy ra ở cuôi câu chuyện là: Khi biết được việc hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông cũ, mẹ đã không mắng hai chị em mà còn thầm tự hào, ủng hộ

Mẹ nói rằng đã nhận được cuộc gọi từ cô giáo chủ nhiệm của tôi.. Tôi lo lắng chờ nghe lời

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu - thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng

Cần có nội dung giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ (đi tới trường, đi chợ hay dạo phố cùng người thân, về thăm quê hay du lịch cùng gia đình,

Thủy Tinh đến sau, không rước được Mị Nương đồng thời nhận thấy sính lễ yêu cầu có phần dễ kiếm ở vùng núi nơi Sơn Tinh đang cư trú hơn là vùng biển nơi mình đang ở nên

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó