• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
73
0
0
Xem thêm ( Trang)

Văn bản

(1)

BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ (12 tiết)

Thương người như thể thương thân (Tục ngữ Việt Nam)

Tiết 29,30,31 Đọc: Văn bản (1):

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(Han Cri – xti - an An – đéc - xen) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

* MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB;

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra;

- Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân;

- Biết nói về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

- Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

* MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA VB1:

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Cảnh ngộ và nỗi khổ cực của cô bé bán diêm.

- Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

2. Năng lực

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, thái độ của người kể chuyện.

- Nhận biết được bối cảnh diễn ra câu chuyện, cảnh ngộ, ngoại hình, khát khao của nhân vật.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái đạo lý.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,3 - Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

- Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Inforgraphic, ppt...) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

(2)

A. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ.

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề/ Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Mỗi khi năm mới sắp đến, mọi người đều háo hức chuẩn bị đón chào. Vào đêm giao thừa, mọi người và em thường hay làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. (Dự kiến sản phẩm:Đêm giao thừa mọi người thường thức để đón năm mới. Đêm giao thừa thường có pháo hoa, mọi người xúng xính trong quần áo mới và đi chơi, chúc Tết).

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở châu Âu, Noel là một ngày quan trọng. Đó là ngày Chúa Jesu ra đời. Sau Noel một vài ngày sẽ là năm mới.

Trong một truyện ngắn của Andersen, vào đêm giao thừa, giữa những cảnh mọi người vui vẻ, quây quần, lại xuất hiện hình ảnh một em bé bán diêm lẻ loi, quần áo mỏng manh, đi chân trần trong tiết trời mùa đông giá buốt. Liệu em bé có được hạnh phúc quây quần bên gia đình đầm ấm như bao người khác? Hôm nay, thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong VB Cô bé bán diêm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Cách 1: GV Cho học sinh xem hình ảnh Em bé Siria chết trên bờ biển trong lần đi tị nạn và hình ảnh em bé ngồi trong thùng xe phế thải và hỏi:

Hình ảnh này gợi cho em điều gì?

Gv: Vậy các con có cảm thấy mình thật may mắn khi được ngồi học tập ở đây, được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, che chở và tôn trọng không?

Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có may mắn như chúng ta, đúng không các con? Một trong những bạn nhỏ

Học sinh chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của mình: Sự thương cảm, xót xa, phẫn nộ…

- Hs tham gia trải nghiệm Và chia sẻ cảm nhận

(3)

thiếu may mắn ấy chính là cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen

Cách : Trải nghiệm

GV chuẩn bị một bình nước đá, yêu cầu học sinh ngâm tay vào nước, khi nào hết khả năng chịu đựng thì lấy ra.

Sau đó hỏi cảm nhận của học sinh - Gv dẫn dắt vào bài: Ca nước mà các con vừa ngâm tay vào rất lạnh, chính vì thế mỗi bạn chỉ ngâm tay trong nước trong khoảng thời gian rất ngắn, cảm giác khủng khiếp đúng không các con? Các con ạ, đây là một trải nghiệm vui, vì thế khi quá sức chịu đựng của mình thì các con được rút tay ra. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thời tiết khắc nghiệt, buốt giá hơn gấp nhiều lần, họ vẫn phải cắn răng chịu đựng, chấp nhận. Đó chính là cảnh ngộ của cô bé bán diêm trong văn bản cùng tên của Nhà văn An-đéc-xen.

Cách 3: Tổ chức cuộc thi “Hộp quà bí mật”

Có 6 câu hỏi nằm trong 6 hộp quà, học sinh trả lời đúng sẽ nhận được phần quà

Câu 1: Sa mạc nào lớn nhất thế giới?

Câu 2: Đỉnh núi nào cao nhất thế giới?

Câu 3: Quốc gia thấp nhất so với mực nước biển?

Câu 4: Quốc gia nào không có sông?

Câu 5: Châu lục nóng nhất thế giới là?

Câu 6: Nơi lạnh nhất thế giới là?

Gv dẫn dắt vô bài: Sahara đúng là sa mạc lớn nhất thế giới, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới, châu Phi là châu lục nóng nhất thế giới, nhưng nơi lạnh nhất liệu có phải Bắc Cực? Chúng ta sẽ có câu trả lời trong tiết học hôm

Cách 3:

Câu 1: Sahara Câu 2: Everest Câu 3: Hà Lan

Câu 4: Ả- rập- xê- út Câu 5: Châu Phi Câu 6: Bắc Cực

(4)

nay. (Có thể sử dụng để khởi động trong tiết 2 của bài)

Nhắn bạn làm ppt: Em tìm game “Hộp quà bí mật để thể hiện nội dung này nhé

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

I. Khám phá Tri thức Ngữ văn.

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ;

ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,...

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV dẫn dắt: Trước khi đi vào từng VB cụ thể, chúng ta cùng đi vào phần Tri thức ngữ văn.

- HS lắng nghe;

- GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Khi nói về một nhân vật, em thường nghĩ đến những đặc điểm nào của nhân vật đó?

+ Nhắc lại người kể chuyện ngôi thứ nhất trong các VB trước em đã được

Miêu tả nhân vật trong truyện kể

- Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…);

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh;

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại;

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

(5)

học. Theo em, trong các VB truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có thể có người kể chuyện ngôi khác được không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Những đặc điểm của một nhân vật trong truyện kể: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm.

+ Trong truyện kể, ngoài người kể chuyện ngôi thứ nhất, còn có người kể chuyện theo ngôi thứ ba.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

II. Đọc văn bản.

1. Đọc và tóm tắt.

a) Mục tiêu: HS đọc, nắm nội dung của VB.

b) Nội dung: GV HD đọc, HS đọc VB.

c) Sản phẩm: Bài đọc của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Theo các em khi đọc VB mình nên đọc với giọng điệu ntn? Cần chú ý điều gì trong quá trình đọc và nghe bạn đọc?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (Nếu chưa ổn) . B4: Kết luận, nhận định (GV):Chú ý các thẻ hướng dẫn trong sách, thực hiện theo gợi ý của các thẻ, GV đọc mẫu,

- HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc.

- Trả lời được các câu hỏi dự đoán, theo dõi.

(6)

chuyển ý.

2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm a. Tác giả (1805 – 1875) a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn . b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chuẩn kiến thức Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

- Đan Mạch là một đất nước Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích của Việt Nam, có thủ đô là Copenhaghen.

- Là nhà văn người Đan Mạch.

- Chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế.

b. Tác phẩm a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, ngôi kể, bố cục…) b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, cho HS thảo luận cặp đôi.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào VB, đọc và

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;

- Phương thức biểu đạt: tự sự;

(7)

trả lời các câu hỏi:

+ Nhân vật chính trong VB là ai?

+ Phương thức biểu đạt của VB là gì?

+ Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

Truyện Cô bé bán diêm đã được chuyển thể thành nhiều tác phẩm thuộc các thể loại: nhạc, nhạc kịch, phim.

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1: Từ đầu... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm;

+ Đoạn 2: Tiếp theo... họ đã về chầu Thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của em bé;

+ Đoạn 3: Còn lại: Mọi người phát hiện ra cái chết của em bé.

- Từ khó: SGK.

III. KHÁM PHÁ VĂN BẢN.

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động của cô bé - Nhận xét được hoàn cảnh đáng thương của em.

b) Nội dung:

- GV Tổ chức cho HS HĐ nhóm.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?

+ Trong đêm giao thừa, mọi người

a. Cuộc sống của em bé bán diêm - Ngoại hình: giữa trời đông giá rét

+ Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng.

+ Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại;

+ Dò dẫm trong đêm, bụng đói rét.

(8)

được tác giả miêu tả như thế nào? Còn em bé bán diêm thì như thế nào? Cách miêu tả đó có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người xung quanh?

+ Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Ngoại hình của em bé: ăn mặc mỏng manh, thiếu thốn; đầu trần; chân đất, đỏ ửng rồi tím bầm; bụng đói;

+ Cảnh ngộ của em bé:

+ Đêm giao thừa: mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh Miêu tả tương phản khắc sâu sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.

Hình dung về hoàn cảnh, gia cảnh khốn khó của em bé.

- Gia cảnh:

+ Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán;

- Sống với cha trong một xó tối tăm, luôn bị mắng nhiếc chửi rủa;

- Phải đi bán diêm để kiếm sống.

Tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, sự chia sẻ.

b. Trong đêm giao thừa - Đêm khuya, gần giao thừa;

- Trời rét mướt.

Thời gian, không gian rất đặc biệt.

Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau.

+ Tương phản giữa:

Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà >< Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé.

Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài, quan tâm, giúp đỡ.

2. Thực tế và mộng tưởng a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm, thống kê được những lần quẹt diêm và những hình ảnh em bé thấy - Nhận xét được lý do, ý nghĩa, trình tự của những hình ảnh ấy.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

(9)

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và hoàn thành vào phiếu học tập:

+ Em hãy đọc VB và cho biết có mấy lần em bé quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm, những hình ảnh nào đã hiện ra?

+ Những hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của em bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Tất cả có 5 lần quẹt diêm. (HS liệt kê mỗi lần quẹt diêm);

Mỗi lần quẹt diêm có các hình ảnh lần lượt hiện ra tương ứng với những ước mơ của em bé.

=> Trình tự xuất hiện của các hình ảnh là phù hợp: theo cấp độ từ vật chất đến tinh thần, bởi lẽ suy cho cùng, khát khao lớn nhất của mỗi người là nhận được tình yêu, hạnh phúc tức những giá trị tinh thần. Đồng thời thể hiện được tâm hồn ngây thơ, trong sáng của em.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

Quẹt 5 lần:

- 4 lần đầu: mỗi lần 1 que;

- Lần cuối: cả bao.

- Lần 1:

Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm;

- Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay… Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi);

- Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh… Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới;

- Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu;

- Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.

Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm:

- Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng

- Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...

Ý nghĩa: Thực tế cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo.

(10)

3. Cái chết của cô bé bán diêm a) Mục tiêu: Giúp HS

- Cảm nhận được sự bất hạnh của em bé.

- Thầy được tấm lòng nhân đạo và sự lên án XH vô cảm của tác giả - Biết đồng cảm, chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT nêu – giải quyết vấn đề.

- HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

- liên hệ thực tế, Giáo dục KNS cho HS c) Sản phẩm: Câu trả lời phù hợp của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Tổ chức HĐ của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Tổ chức cho HS HĐ chung cả lớp trả lời các câu hỏi:

? Tác giả đã miêu tả cái chết của em bé ntn?

? Chi tiết nào khi tác giả miêu tả hình dáng của em không phù hợp với thực tế?

(hoặc khiến em ấn tượng?)

? Qua cách miêu tả này em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giả dành cho em bé?

? Tìm những chi tiết tác giả miêu tả thái độ của mọi người qua đường khi chứng kiên sự việc? Có ai có hành động nào thể hiện lòng thương dành cho em bé không?

? Em có nhận xét gì về thái độ của họ?

+ Bàn về thái độ, cách ứng xử của người đi đường, có ý kiến phê phán vì họ đã thờ ơ, vô cảm trước một em bé đáng thương. Có ý kiến cho rằng chúng ta cần phải thông cảm với những người đi đường vì họ cũng đang vội vã trong ngày cuối năm, phần vì giá rét nên họ đang muốn nhanh chóng chở về với gia đình của mình. Em có đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

+ Em bé chết vì giá rét, ở một xó tường, giữa những bao diêm.

 Một cái chết thương tâm.

+ Đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười

 tình yêu thương của tác giả dành cho em bé (Giá trị nhân đạo)

+ Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”

 Phê phán thái độ và sự ứng xử thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương giữa con người đối với con người. (Giá trị hiện thực)

=> Thông điệp mà nhà văn An-đéc-xen gửi gắm: Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Đồng thời phê phán mạnh mẽ đối với sự thờ ơ, vô cảm trước con người, nhất là trước nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

(11)

+ Từ đó, em rút ra điệp thông điệp gì mà nhà văn An-đéc-xen gửi gắm?

+ Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh này? Đã bao giờ em có cách hành xử như những người trong hình chưa?

+ Em hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở phần khởi động: Liệu nơi lạnh nhất trên trái đất có phải là Bắc Cực không?

+ Bài học mà em rút ra được cho bản thân qua truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:

- Đọc văn bản, tìm hiểu thông tin

- Suy nghĩ, trả lời, chia sẻ cảm nghĩ, cảm xúc, bổ sung cho bạn (Nếu cần) - Xem tranh, chia sẻ cảm xúc

GV

- Theo dõi, hỗ trợ HS.

B3: Báo cáo, thảo luận GV:

- Mời các HS chia sẻ ý kiến HS:

- Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về lòng nhân ái và sự lên án của tác giả.

- Liên hệ thực tế, giáo dục KNS, Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục Tổng kết.

(12)

IV. Tổng kết – Ghi nhớ.

* Mục tiêu: Giúp HS tổng kết những đặc sắc về NT và ND của VB.

* Nội dung: HĐ chung, thảo luận nhóm/ bàn.

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập/trả lời miệng.

* Tổ chức thực hiện.

HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo hình thức nhóm đôi:

Chỉ ra những nét NT nổi bật?

Trong những câu chuyện cổ tích mà em biết đến thường kết thúc như thế nào?

Theo em, truyện Cô bé bán diêm có kết thúc giống như vậy không? Vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 nhóm trình bày ý kiến

- Hs đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

* Nghệ thuật:

+ Tương phản, đối lập

+ Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng ảo.

*Nội dung

Truyện kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa với cái chết đau khổ của cuộc đời bất hạnh để lại cho ta lòng cảm thương sâu sắc.

Kết thúc truyện

- Truyện kết thúc không giống như nhiều truyện cổ tích khác vì cô bé bán diêm đã chết rét ngoài đường phố, ngay trong đêm giao thừa.

- Truyện kết thúc có hậu vì cô bé bán diêm đã ra đi như một thiên thần, được đoàn tụ với người bà yêu quý ở nơi

«chẳng còn đói rét, khổ đau nào đe dọa họ nữa ».

- Kết thúc truyện vừa có điểm giống, vừa có điểm khác với các truyện cổ tích khác.

+ Giống : Em bé được nhìn thấy những điều kì diệu, bay lên trong cảnh huy hoàng.

+ Khác: Nhân vật chính chết ở cuối tác phẩm.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Câu 1: D

(13)

- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi

“Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa

B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người

C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?

A. Em mơ về một mái ấm gia đình.

B. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.

C. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.

D. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.

Câu 3: Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?

A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.

B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh;

người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.

D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.

Câu 4: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

A. Khi bà nội em hiện ra.

B. Khi trời sắp sáng.

C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.

- Câu 2: D - Câu 3: A - Câu 4: D - Câu 5: C - Câu 6: B - Câu 7: C - Câu 8: C - Câu 9: D

(14)

D. Khi các que diêm tắt.

Câu 5: Truyện “Cô bé bán diêm” được viết theo thể loại nào?

A. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn B. Bút ký D. Hồi ký

Câu 6: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, từ “chí nhân được hiểu là

A. Một người có ý chí, nghị lực

B. Vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương C. Là người quân tử

D. Là người sẵn sàng hi sinh vì người khác

Câu 7: Biên pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong “Cô bé bán diêm” là?

A. So sánh B. Nhân hóa C. Tương phản Đ. Điệp từ

Câu 8: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, lí do nào khiến em bé bán diêm không dám trở về nhà dù sắp đến giao thừa?

A. Em bé muốn đi đón giao thừ luôn B. Em bé không có nhà để về

C. Cha sẽ đánh em khi em trở về mà không bán được diêm hoặc không ai bố thí cho em đồng nào

D. Cả ba ý trên đều sai

Câu 9: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?

A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.

B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

(15)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Viết kết nối đọc: Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao

nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện

“Cô bé bán diêm”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 nhóm trình bày ản phẩm - Hs đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý:

Cháu chào nhà văn An-đéc-xen ạ!

“Hãy lấy, nếu bạn cần”

Có lẽ ông ở đất nước Đan Mạch xa xôi sẽ chẳng thể nào hiểu được ý nghĩa của câu nói này đâu ông nhỉ?

Đây là một thông điệp rất nhân văn ở quê hương Việt Nam của cháu trong bối cảnh dịch Covi-19 đang lan rộng, buộc Chính phủ phải thực hiện các Chỉ thị 15 và 16 để giãn cách xã hội. Trong những ngày này, người dân ở đất nước cháu đã có nhiều hành động thể hiện tinh thần “lá rành đùm lá rách”, trong đó có việc chia sẻ thực phẩm như gạo, mì tôm, rau củ miễn phí đến những người khó khăn. Ở mỗi điểm tặng quà, người tặng chỉ cần ghi dòng chữ

“Hãy lấy, nếu bạn cần” và những người có nhu cầu thật sự sẽ đến lấy. Việc làm ấy tuy không lớn lao nhưng lại thấm đẫm tình người ông ạ. Cháu chỉ muốn kể với ông một chuyện đời thường ở quê hương cháu để ông thấy rằng cuộc đời này còn nhiều điều tốt đẹp lắm ông ạ. Khi nào hết dịch Covid- 19, cháu sẽ mời ông đến thăm quê hương cháu một lần ông nhé! Cháu chào ông ạ!

(16)

TIẾT 32: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Nhận biết được cụm danh từ;

- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ;

- Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

(1) Tuyết/ rơi.

(2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận.

- Dự kiến sản phẩm:

(17)

+ Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ;

+ Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ;

+ Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết;

+ Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Trong buổi Thực hành tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

1. MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ a. Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Giao nhiệm vụ: HS làm vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

(1) Tuyết/ rơi.

(2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường.

B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:

- Đọc phần nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Tr 66.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

+ Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ;

+ Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ;

+ Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết;

+ Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết.

-> Thành phần chính của câu có thể là một từ hoặc cụm từ.

(18)

B3: Báo cáo, thảo luận GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cặp đôi

- Nhận xét và bổ sung cho cặp đôi bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cặp đôi của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang phần mới.

2. CỤM DANH TỪ a. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu.

- Đặt câu với cụm danh từ cho sẵn.

b) Nội dung:

- GV chia nhóm.

- HS làm việc cá nhân 3’, thảo luận 5’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến

? Nhắc lại khái niệm: thế nào là cụm danh từ?

Dựa vào kiến thức nhận biết cụm danh từ Tr.66 hãy:

? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ cụm danh từ và phân tích cấu tạo.

- Cụm danh từ là tổ hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm tạo thành.

- Cụm danh từ gồm ba phần:

+ Phần trung tâm ở giữa: là danh từ

+ Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện

+ Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

3. Bài tập

Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là:

(19)

HS đọc phần nhận biết cụm danh từ SGK/Tr66

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 - 4 SGK trang 66;

- GV yêu cầu HS

+ HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 Tr 66.

+ HS thảo luận nhóm và hoàn thành 4 bài tập tr 66.67.

- GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV) - HS các nhóm nhận xét, bổ sung chéo nhau.

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Gv hỏi bổ sung:

a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm);

- lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm);

b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các));

- những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).

Bài tập 2 SGK trang 66

- Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB;

- Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao

Danh từ trung tâm: que diêm Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Những que diêm cháy sáng lấp lánh;

+ Một que diêm bị ngấm nước;

+ Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy.

- Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy Danh từ trung tâm: buổi sáng

Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Buổi sáng hôm nay;

+ Những buổi sáng nắng đẹp;

+ Một buổi sáng ấm áp.

- Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười

Danh từ trung tâm: em gái Tạo ra ba cụm danh từ khác:

+ Em gái tôi;

+ Em gái có mái tóc dài đen óng;

+ Hai em gái có cặp sách màu hồng.

Bài tập 3 SGK trang 66

a. – Em bé vẫn lang thang trên đường.

(20)

Cụm danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu?

(Chủ ngữ là danh từ em bé).

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét).

b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.

(Chủ ngữ là danh từ em gái).

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất).

- Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ.

- Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé)

+ Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét;

nhỏ, đầu trần, chân đi đất).

Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.

Bài tập 4 SGK trang 67

a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió;

- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:

những cơn gió lạnh.

b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ;

- Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:

Ngọn lửa hồng.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

(21)

Bài tập: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường, trong đó có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

HS đưa ra một số chi tiết tưởng tượng hợp lý, hấp dẫn.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, rồi cùng chia sẻ với các bạn.

- Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận

HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email.

GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho .

*** *********************************************

TIẾT 33: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

- Ôn tập để chuẩn bị kiến thức Kiểm tra và đánh giá năng lực của học sinh về các nội dung đã được học. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu và tạo lập văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích.

(22)

3. Phẩm chất

- Cú ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV - Giỏo ỏn;

- Phiếu bài tập, trả lời cõu hỏi;

- Bảng phõn cụng nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trờn lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống cõu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRèNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Ổn định tổ chức.

Lớp Ngày giảng

Tiết dạy Sĩ số Tờn HS vắng 6b

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ.

a. Mục tiờu: Tạo hứng thỳ cho HS, thu hỳt HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mỡnh. HS khắc sõu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trỡnh bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Cõu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt cõu hỏi, yờu cầu HS trả lời: Nhắc lại cỏc VB và cỏc kiến thức TV đó học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

HOẠT ĐỘNG2: HèNH THÀNH KIẾN THỨC .

a. Mục tiờu: Nắm được cỏc kiến thức cơ bản về VB, Tiếng Việt và Viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời cõu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS hệ thống được kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trũ Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Yờu cầu học sinh xem lại SGK và hệ thống lại cỏc kiến thức đó học về VB đọc, thực hành TV và Viết.

- HS làm bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tỡm thụng tin.

HS quan sỏt SGK.

B3: Bỏo cỏo, thảo luận

A. Hệ thống kiến thức.

I. Phần văn:

ễn tất cả cỏc văn bản đó học:

+ Tờn cỏc văn bản + Thể loại.

+ Nhõn vật.

+ Yếu tố nghệ thuật.

+ Nội dung ý nghĩa.

II. Phần tiếng Việt:

1. Từ là gỡ? Cấu tạo của từ tiếng Việt?

(23)

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV cho HS chữa phiếu, chốt lại các khái niệm và dẫn sang phần đọc VB1.

2. Nghĩa của từ là gì?

3. Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

4. Thế nào là danh từ? Cụm danh từ?

Cấu tạo của cụm danh từ?

III. Phần Viết

1. Thế nào là tự sự? Cách làm một bài văn tự sự?

2. Em hiểu thế nào là chuyện đời thường?

B. Phần bài tập:

1. Làm đề e (119) Sách giáo khoa.

2. Làm đề 4,5 (SGK- 134)

3. Viết đoạn văn có sử dụng động từ (Chủ đề tự chọn).

4. Viết đoạn văn có sử dụng danh từ (Chủ đề tự chọn)

5. Làm lại các bài tập phần luyện tập trong các bài: Danh từ, cụm danh từ, các BPTT so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ.

HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

CON SẺ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.

Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.

(24)

Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

Theo I. Tuốc-ghê-nhép Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.”

Câu 4. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?

Câu 5. Hãy viết một câu ngắn gọn thể hiện ý nghĩa rút ra từ câu chuyện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

HS đưa ra một số chi tiết tưởng tượng hợp lý, hấp dẫn.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi nhất

Câu 3.

Học sinh xác định đúng cụm danh từ và gạch chân chính xác dưới phần trung tâm:

+cây cao

+một con sẻ già có bộ ức đen nhánh

(Cụm danh từ thứ 2 có cấu tạo khá đặc biệt vì có cụm danh từ lồng trong cụm danh từ. Nếu học sinh chỉ xác định được “bộ ức đen nhánh” thì có thể cho 0,5 điểm.)

Câu 4.

Nhân vật tôi cảm thấy “lòng đầy thán phục” vì:

- Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần.

- Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già.

Câu 5. Tình mẹ lớn lao và vĩ đại hơn bất cứ thứ gì trên đời.

4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

(25)

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ, rồi cùng chia sẻ với các bạn.

- Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận

HS nộp sản phẩm cho GV qua nhóm zalo hoặc email.

GV gọi một vài HS lên báo cáo sản phẩm. HS khác lắng nghe, nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho .

*** *********************************************

TIẾT 34,35: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Đọc hiểu: Văn bản văn học và thực hành tiếng Việt.

- Học sinh xác định thông tin được nêu trong văn bản/ đoạn trích.

- Nhận diện phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được số tiếng trong dòng, cách ngắt nhịp của văn bản thơ.

- Hiểu được một số nét chính về nghệ thuật: đặc điểm thể loại, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/ đoạn trích. Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích.

Viết: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật. Viết bài văn tự sự.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

- Hiểu được đặc điểm của nhân vật.

- Thể hiện được tình cảm với nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

- Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể....

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

-Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật.

- Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

-Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài.

- Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sang tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn.

(26)

- Lựa chọn sự việc, chi tiết sâu sắc có tác dụng bồi đắp tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống.

2. Năng lực.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

- Năng lực chung.

+ Tự chủ - tự học. Đọc và thực hiện các yêu cầu về thể loại/chủ đề, chi tiết/hình ảnh, biện pháp tu từ....

+ Giải quyết vấn đề - sáng tạo.Sáng tạo khi đưa bài học phù hợp với bản thân.

3. Phẩm chất. Có trách nhiệm làm bài, trung thực trong quá trình kiểm tra, biết yêu thương với gia đình, quê hương dất nước.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức: tự luận 2. Thời gian: 90’

III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ

Ma trận đề kiểm tra Mức độ

NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng I. Đọc - hiểu

Ngữ liệu: Văn bản trong chương trình.

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Một văn bản

được học chính thức trong chương trình.

- Nêu phương thức biểu đạt chính/từ vựng/

thể loại.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản, tác dụng của biện pháp tu từ...

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản.

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1 0,5 5%

2 1,5 15%

1 1,0 10%

4 3 30%

II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu

Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu.

Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu.

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

1 2,0 20%

1 5 50%

2 7 70%

Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài

1 0,5 5%

2 1,5 15%

2 3,0 30%

1 5 50%

6 10 100%

(27)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng…

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1 ( 0.5 điểm ) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Viết theo thể thơ nào?

Câu 2 ( 0.5 điểm ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Đoạn thơ trên được ngắt nhịp như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ có trong đoạn thơ trên?

Câu 4 (1.0 điểm) Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm ) Câu 5 (2.0 điểm)

Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của mẹ đối với mỗi con người.

Câu 6 (5.0 điểm)

Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng bạn bè hoặc người thân.

V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Phần Câu Đáp án Biểu điểm

(28)

Phần I Đọc hiểu

1

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích về loài người.

- Thể thơ: 5 chữ

0.25đ

0.25đ

2 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

- Đoạn thơ trên được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3.

0.25đ 0.25đ

3

- Điệp ngữ trong đoạn thơ: “Từ”

- Tác dụng:

+ Nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... làm nổi bật vấn đề, tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh vai trò quan trọng và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với trẻ em.

+ Thể hiện thái độ của của tác giả: ca ngợi công lao, tình yêu của mẹ, sự biết ơn đối với người mẹ và nhắc nhở trẻ em cần ghi nhớ về vai trò của mẹ...

0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ

4

HS có thể chỉ ra

- Ca ngợi công lao, tình yêu của mẹ.

- Thể hiện sự biết ơn đối với người mẹ.

- Nhắc nhở trẻ em cần ghi nhớ về công ơn của mẹ.

- Học thật giỏi và ngoan ngoãn nghe lời để mẹ vui lòng

- Biết giúp đỡ mẹ trong công việc gia đinh..

HS nêu được 3 ý, GV cho điểm tuyệt đối.

HS nêu được 1 đến 2 ý: 0,5 điểm,

1.0đ

Phần II Làm văn

1 HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ suy nghĩ của bản thân về tình yêu mẹ.

Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và

2.0 điểm

(29)

kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo

số câu 0.25đ

b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ suy nghĩ của bản

thân về tình yêu mẹ. 0.25đ

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

1.0đ Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng

ta.

- Là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày.

- Mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con, giúp con tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.

- Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm..

Mỗi chúng ta cần

- Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.

- Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ

riêng về vấn đề. 0.25đ

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính

tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25đ 2 Viết bài văn tự sự

Đề bài: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng bạn bè hoặc người thân.

5.0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

0.25đ

b. Xác định đúng đối tượng kể. 0.25đ

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

* Mở bài. 0.5đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Mục tiêu học sinh Quảng: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong

- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong

*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết

*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự

- HS Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (về lòng

+ Xác định được y/c nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. + Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc bài,

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc trong

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

- Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm hoàn chỉnh theo các yêu cầu tạo lập văn bản ; tìm hiểu đề ; tìm ý, lập dàn ý; viết bài văn hoàn chỉnh.. Định

- HS Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng dẫn

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc

1.Kiến thức :- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả…); Tự sửa được các lỗi đã mắc