• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập đọc lớp 2: Điện thoại - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập đọc lớp 2: Điện thoại - Giáo dục tiếu học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập đọc lớp 2: Điện thoại

Nội dung Bài đọc Điện Thoại

Điện thoại

    Vừa sắp sách vở ra bàn, Tuờng bồng nghe có tiếng chuông điện thoại. Tới hồi chuông thứ ba, em đã ở bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tại:

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.

    Trong ống nghe vang lên một giọng cười quen thuộc:

- Chào con. Bố đây mà. Hai mẹ con có khỏe không?

    Tường mừng quýnh lên:

- Con chào bố. Con khỏe lắm. Mẹ... cũng... Bố thế nào ạ? Bao giờ bố về?

    Mấy tuần nay, mẹ mệt. Nhưng Tường không muốn làm bố lo. Hình như bố nhận ra giọng ngập ngừng của em. Bố không cười nữa:

- Tuần sau bố về. Con học giỏi nhé!

- Con chào bố. Con chuyển máy cho mẹ nhé?

    Quay lại bàn học. Tường bâng khuâng nghĩ đến ngày đón bố trở về.

Chú thích từ khó:

- Điện thoại: máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.

- Mừng quýnh: mừng quá, cuống lên.

- Ngập ngừng: (nói) ngắt quãng vì ngại.

- Bâng khuâng: (nghĩ) lan man, ngẩn người ra.

Hướng dẫn bài tập đọc Điện thoại Câu 1

Nói lại những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn đầu truyện.

(2)

Trả lời:

Những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại là: chuông tới hồi thứ ba, em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và giới thiệu:

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.

Câu 2

Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường:

Gợi ý: Dựa vào cuộc nói chuyện giữa Tường và Bố, em hãy nhận xét: cách chào hỏi, độ dài của lời nói.

Trả lời:

a) Cách chào hỏi, giới thiệu thế nào?

Cách chào hỏi trên điện thoại giống với cách nói chuyện bình thường. Chỉ khác ở chỗ: khi nhấc máy lên ta phải giới thiệu luôn để tránh gây hiểu nhầm cho người nghe ở đầu dây bên kia.

b) Độ dài của lời nói ra sao?

Độ dài của lời nói trên điện thoại ngắn gọn hơn nói chuyện bình thường.

Câu 3

Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không? Vì sao?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối truyện.

Trả lời:

Tường không nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại vì như thế là không lịch sự.

Trắc nghiệm bài tập đọc: Điện thoại

1. Có chuyện gì xảy ra khi Tường vừa sắp sách vở ra bàn?

(3)

 A. Mẹ nhờ Tường đi chợ. 

 B. Có tiếng chuông điện thoại. 

 C. Bạn rủ Tường đi chơi. 

2. Khi nghe điện thoại, độ dài của lời nói khác gì so với cách nói chuyện bình thường?

A. Dài dòng. 

 B. Ngắn gọn   C. Xa lạ. 

 D. Không cảm xúc. 

3. Sau khi bố nói: "Con chuyển máy cho mẹ nhé?", Tường đã làm gì?

A.  Tường không chuyển máy cho mẹ. 

 B. Chuyển máy cho mẹ, quay lại bàn học. 

 C. Chuyển máy cho mẹ và đứng cạnh để nghe. 

 D. Tường nói chào bố 

4. Vì sao Tường không nghe bố mẹ nói chuyện với nhau trên điện thoại?

 A. Vì mẹ Tường sẽ kể lại cho Tường nghe. 

 B. Vì Tường không quan tâm. 

 C. Vì như vậy là mất lịch sự. 

 D. Vì Tường đang bận học. 

5. Vì sao không nên nghe người khác nói chuyện điện thoại?

 A. Vì như vậy là mất lịch sự. 

B. Vì như vậy là quá lịch sự. 

 C. Vì không nên quan tâm đến người khác. 

 D. Vì nên nghe người khác nói chuyện trực tiếp. 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những chi tiết cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này là "út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền

a) Phần I, từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là Làm quen hoặc Giu-li-et-ta... b) Phân II, từ Cơn bão dữ dội bất

Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô.. Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy

Người anh đã làm gì để khiến việc chia lúa trở nên công bằng hơn?.. Điều gì khiến hai anh em ngạc nhiên vào buổi sáng

Trong ngày đầu tiên đến trường, tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vì đó là lần đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng ngày cũng

Nhân vật : Trần Thủ Độ ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương ; mấy anh lính hầu.. Cảnh trí : Công đường có đặt một án

- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.. - Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết

Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý:..