• Không có kết quả nào được tìm thấy

20 CHƯƠNG 7 CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "20 CHƯƠNG 7 CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH"

Copied!
275
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 5 THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO CHÚNG “THẤT

BẠI”? ... 2

CHƯƠNG 6 CHÍNH QUYỀN THẤT BẠI TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO? ... 20

CHƯƠNG 7 CÁCH SUY NGHĨ VỀ CHI PHÍ – LỢI ÍCH ... 33

CHƯƠNG 8 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN TÂM VỀ THIÊN NHIÊN ... 51

CHƯƠNG 9 ĐỐI PHÓ VỚI ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN ... 77

CHƯƠNG 10 SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... 91

CHƯƠNG 11 THU LỆ PHÍ CHO VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG ... 108

CHƯƠNG 12 THUẾ XANH... 118

CHƯƠNG 13 MUA BÁN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ... 136

CHƯƠNG 14 ẤN ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ... 147

CHƯƠNG 15 TÀI NGUYÊN CÓ THỂ TÁI SINH ... 160

CHƯƠNG 16 TÀI NGUYÊN KHÔNG TÁI SINH ... 177

CHƯƠNG 17 KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG ... 191

CHƯƠNG 18 QUẢN LÝ CHẤT THẢI ... 208

CHƯƠNG 19 SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU ... 218

CHƯƠNG 20 KINH TẾ HỌC VÀ TẦNG OZONE ... 232

CHƯƠNG 21 BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC ... 242

CHƯƠNG 22 CHÍNH SÁNH MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ: MƯA AXIT ... 254

CHƯƠNG 23 MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI ĐANG PHÁT TRIỂN ... 265

(2)

2

CHƯƠNG 5

THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀ VÌ SAO CHÚNG “THẤT BẠI”

Sự quan trọng của thị trường và hiệu quả của thị trường

Các nền kinh tế trên thế giới có thể phân loại làm hai loại ở 2 thái cực: Kinh tế thị trường nơi mà nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho người tiêu thụ hàng hóa gì, và nền kinh tế kế hoạch tập trung trong đó là nhà nước là người quyết định ai sẽ sản xuất ra cái gì và sản xuất bao nhiêu? Nhiều nền kinh tế trong thực tế là những hệ thống hỗn hợp của 2 loại này. Loại kinh tế thị trường luôn phổ biến hơn kinh tế kế hoạch tập trung, xu hướng này càng được cũng cố bởi sự tan vỡ mới đây của của các hệ thống kế hoạch tập trung tại Đông Âu và các nước Liên Xô cũ. Chính vì thế mà phần lớn những nguồn tài nguyên trên thế giới đang được sử dụng bới các nền kinh tế theo kiểu thị trường, và cũng vì vậy mà các nền kinh tế thị trường này chịu trách nhiệm về một tỷ lệ lớn sự ô nhiễm của thế giới. Do đó, điều quan trọng là chúng ta nên hiểu biết về tiến trình trong đó các lực lượng thì trường xác định số lượng của một loại tài nguyên mà nhà sản xuất sẽ sử dụng trong quá trình chế biến và tương tự là tại sao các hoạt động của thị trường lại ảnh hưởng đến loại và số lượng ô nhiễm tạo ra. Hiểu biết cách thức hoạt động của thị trường và các loại tín hiệu mà nó báo cho nhà sản xuất sẽ giúp chúng ta hiểu được là nên điều chỉnh thị trường như thế nào cho tốt nhất để đảm bảo rằng các nhà sản xuất không khai thác quá mức các tài nguyên môi trường khan hiếm và tạo cho họ các động cơ kinh tế để giảm bớt số ô nhiễm do họ tạo ra.

Mục tiêu của nhà sản xuất – lợi nhuận

Tại sao các nhà sản xuất lại sản xuất? Sản xuất hàng hóa không phải là mục tiêu cuối cùng của chính nó, mà là điều kiện để nhà sản xuất có thể trao đổi hàng hóa để lấy tiền và do đó mà tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất ra một vật phẩm không phải là một việc làm không có chi phí, nhà sản xuất phải mua một số tài nguyên (nguyên liệu, lao động,…) Do đó nhà sản xuất phải đảm bảo rằng số tiền nhận được từ món hàng sản xuất ra (doanh thu của xí nghiệp) phải cao hơn các chi phí sản xuất để có thể tạo ra một lợi nhuận (sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí) và xí nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh. Rõ rànglà luôn luôn có một động cơ mạnh mẽ để các xí nghiệm giảm

(3)

3

chi phí và do đó mà tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù xí nghiệp có thể có những mục tiêu khác, nhưng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính.

Doanh thu và chi phí

Bây giờ chúng ta có thể xem xét các thành phần riêng rẽ của doanh thu và chi phí, là 2 yếu tố cùng quyết định lợi nhuận. Hãy lấy ví dụ về một nhà máy sản xuất hộp giấy. Số doanh thu mà nhà máy đạt được do bán một hộp giấy là do giá cả thị trường của hộp giấy quyết định. Cái giá này, đến lược nó lại được xác định bởi nhu cầu về giấy của người tiêu thụ và mức cung của những nhà sản xuất xét chung (nghĩa là tất cả các nhà máy giấy); những yếu tố này thường là ngoài sự kiểm soát của một xí nghiệp riêng rẻ. Điều này được phản ứng trong khung 1.4, rằng người ta luôn mong muốn gia tăng số lượng tiêu thụ của một hàng hóa khi giá nó giảm, và sẽ giảm số lượng khi gí tăng, nghĩa là có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và số lượng được yêu cầu của một loại hàng hóa. Do đó mà chúng ta có đường “cầu về giấy” có độ dốc đi xuống như đường D trong hình (a) của khung 5.1. Ở mặt cung của thị trường, nếu giá của một hàng hóa giảm, các xí nghiệp sẽ giảm số lượng sản xuất ra nó, còn nếu giá tăng họ sẽ tăng số cung cấp của hàng hóa đó, nghĩa là có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả và số lượng mà các nhà sản xuất sẽ cung cấp của một loại hàng hóa. Do đó, chúng ta có đường “cung của giấy” với độ dốc đứng lên như đường S trong phần (a) của khung 5.1. Như đã nói trước đây, chỉ có một giá duy nhất (Pe, tức giá cân bằng ở điểm thị trường) mà tại đó số lượng giấy người sản xuất muốn cung cấp bằng với số lượng giấy người tiêu dùng muốn mua (số lượng trong khung 5.1). Vì vậy, với bất cứ giá nào của giấy khác với giá Pe thì tác động của thị trường sẽ là cho giá dịch chuyển về Pe. nghĩa là hệ thống tự cân bằng.

Giá trị biên tế là một khái niệm chính trong kinh tế, do đó việc hiểu rõ khái niệm này rất quan trọng. Một giá biên tế đi liền với đơn vị sản phẩm mà thôi; vì vậy, doanh thu biên tế là số lượng doanh thu (hay số tiền trả) mà một xí nghiệp nhận được từ việc bán một đơn vị sản phẩm. Dĩ nhiên, điều này có thể xảy ra cho toàn bộ các đơn vị sản phẩm, nghĩa là doanh thu biên tế của chiếc khung giấy thứ nhất cũng bằng doanh thu biên tế của chiếc hộp thứ 10.000 được bán ra. Nhưng điều này không phải luôn luôn xảy ra cho tổng các số lượng biên tế. Ví dụ, chi phí sản xuất đợn vị sản phẩm đầu tiên (tức là chi phí biên tế của hộp giấy đầu tiên) có thể sẽ không giống với

(4)

4

chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 10.000 (chí phí biên tế của đơn vị thứ 10.000).

Điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giá trị biên tế với giá trị tổng cộng. Ví dụ, trong khi doanh thu biên tế (doanh thu tăng thêm do bán được thêm một đơn vị sản phẩm) là không đổi khi sản xuất tăng, thì tổng doanh thu (tức tổng số tiền xí nghiệp nhận được từ toàn bộ sản phẩm) rõ ràng gia tăng khi sản xuất tăng.

Bởi vì nhà sản xuất của chúng ta nhận cùng một số tiền cho hộp giấy thứ nhất cũng như hộp giấy thứ một trăm hay thứ một triệu bán ra nên chúng ta nói rằng nhà sản xuất có một doanh thu biên tế cố định MR. Đường MR là một đường thẳng trong hình (b) của khung 5.1. Tổng doanh thu do nhà sản xuất nhận được có thể tính được chỉ bằng cách nhân số doanh thu biên tế (trên một hộp với tổng số hộp bán ra).

(5)

5

Phần phân tích này xác định số tiền mà nhà sản xuất giấy nhận được do bán sản phẩm.

Tuy nhiên, để xác định được số lợi nhuận cho mỗi hộp giấy sản xuất ra, xí nghiệp phải xem xét chi phí để sản xuất mỗi hộp nghĩa là chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hay chi phí biên tế. Chi phí có thể chia làm hai loại: chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đối (biến phí). Chi phí cố định liên quan đến những khoản mục mà xí nghiệp phải trả ngay cả trước khi sản xuất ra một hộp giấy nhưng chi phí này không thay đổi sau đó.

Lấy ví dụ, chi phí nhà xưởng và đất đai tạo ra cơ sở vật chất cho xí nghiệp giấy sẽ không thay đổi cho dù một hay rất nhiều hộp giấy được sản xuất ra. Chi phí cố định không đổi khi số lượng hộp giấy thay đổi. Ngược lại, biến phí liên quan đến những khoản mục cần phải được mua ngay khi một đợt giấy sản xuất, nghĩa là để gia tăng số lượng giấy sản xuất, xí nghiệp phải gia tăng việc mua bột giấy và thuê thêm công nhân, tức là biến phí xí nghiệp gia tăng. Để đơn giản hóa sự phân tích, chúng ta hãy

Q Số lượng (số hộp giấy)

Giá mộ đơn vị (£)

Pe

D S

Hình (a) Thị trường. Tương tác giữa cung và cầu xác định giá cân bằng thị trường (Pe) của một hàng hóa

A Số lượng (số hộp giấy)

Giá mộ đơn vị (£)

Pe MR

Doanh thu biên từ hộp

A

Hình (b) Một xí nghiệp đơn lẻ. Giá thị trường lại xác định số tiền mà xí nghiệp nhận được từ việc bán một đơn vị sản phẩm, nghĩa là doanh thu biên tê (MR)

Doanh thu biên từ hộp

B B

a b

Đường thẳng ngang biểu thị doanh thu biên tế nói lên rằng dù cho nhà sản xuất có bán số lượng nhiều đến đâu, giá cả họ nhận được vẫn không thay đổi. Điều này, thực ra không phải luôn luôn đúng; ví dụ nếu nhà sản xuất bán tràn ngập trên thị trường một loại sản phẩm giá cả có thể bắt đầu giảm. Nếu nhà sản xuất không có một đối thủ cạnh tranh nào cả (như là trường hợp độc quyền) thì nhà độc quyền có thể giới hạn số lượng cung cấp để tăng giá lên. Đây là những vấn đề nghiêm trọng trong thực tế nhưng vì mục đích của phần giới thiệu này chúng tôi sẽ bỏ qua vấn đề ấy.

(6)

6

tạm gác qua chi phí cố định trên cơ sở là những chi phí này phải trả mà không liên quan gì tới số lượng xí nghiệp sẽ chọn để sản xuất. Thay vào đó, chúng ta hãy tập trung vào biến phí của mỗi đơn vị được sản xuất ra tức là biến phí biên tế.

Khác với doanh thu biên tế, biến phí biên tế của việc sản xuất bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng khó có thể cố định bất kể đến số lượng sản xuất. Đó là do sư thay đổi trong năng suất. Năng suất chủ yếu là một sự đo lường xem xí nghiệp có thể sản xuất ra một đơn vị sản phẩm rẽ đến chừng nào. Trong trường hợp của nhà máy giấy, số đo đơn giản của năng suất có thể được tính bằng cách xem số lượng nhân công thuê được thêm để gia tăng mức sản xuất từng đợt giấy. Nếu chủ nhà máy chỉ thuê một công nhân thì người này phải làm mọi việc của nhà máy như di chuyển giấy thô từ máy này sang máy khác. Trong một trường hợp không hiệu quả như thế, người công nhân độc nhất chỉ có thể sản xuất giả định như 10 hộp giấy một ngày. Tuy nhiên, nếu người công nhân thứ hai được thuê, họ sẽ có thể phân công công việc với nhau bằng một cách hiệu quả ví dụ một người điều khiển máy còn người kia di chuyển giấy thô giữa các máy. Sự phân công lao động này khuyến khích nâng cao năng lực chuyên môn hóa, do đó, rất có thể hai người làm việc với nhau có thể sản xuất ra nhiều hơn gấp hai lần số lượng mà một người làm ví dụ như 30 hộp giấy trong một ngày. Chúng ta gọi đây là sự gia tăng năng suất, hay gia tăng hiệu quả. Bây giờ hãy chú ý rằng khi chúng tat hay đổi, một công nhân sang hai công nhân, biến phí (tiền lương công nhân) tăng gấp đôi nhưng số lượng giấy sản xuất tăng gấp 3. Do đó, chi phí trên một hộp giấy (biến phí biên tế) giảm xuống. Như vậy, khi sản phẩm gia tăng do năng suất gia tăng thì biến phí biên tế giảm.

Xu hướng tăng năng suất (giảm biến phí biên tế MVC) thường xảy ra khi các xí nghiệp vừa mở rộng sản xuất, xem khung 5.2. Tuy nhiên, hãy xét xem điều gì đã xảy ra nếu chúng ta tiếp tục gia tăng sản phẩm và cứ tiếp tục thuê ngày càng nhiều nhân công. Sự gia tăng năng suất (tức giảm biến phí biên tế MVC) tiếp tục cho đến một điểm (ví dụ, ở điểm mà mọi máy móc đều có người điều hành và có công nhân để chuyển sản phẩm sang máy khác) rồi sẽ giảm xuống sau điểm đó. Tiếp tục thuê nhân công sẽ tăng chí tiền lương mà không làm tăng nhiều số lượng sản phẩm khi năng suất công nhân bắt đầu giảm, thì chi phí sẽ bắt đầu tăng nhanh hơn số lượng sản phẩm sản

(7)

7

xuất, nghĩa là chi phí để sản xuất ra thêm một hộp giấy tăng (biến phí biên tế MVC tăng).

Chi phí mỗi hộp sản xuất

£

Năng suất tăng làm biến phí biên tế giảm

Năng suất giảm làm biến phí biên tế tăng

Số lượng sản xuất (hộp giấy) Khung 5.2 Đường biểu diễn biến phí biên tế

Nhà máy giấy có thể tăng sản phẩm bằng cách thuê thêm nhân công. Số lượng công nhân đầu tiên có rất nhiều việc làm và do đó dẫn tới một sự gia tăng lớn về sản phẩm, nghĩa là chi phí của một hộp giấy giảm (biến phí biên tế MVC giảm). Tuy nhiên, khi toàn bộ máy móc đã đủ công nhân sử dụng thì những công nhân thuê thêm nữa chỉ dẫn đến một sự gia tăng rất nhỏ về sản phẩm, gnhĩa là chi phí một hộp giấy bắt đầu tăng (biến phí biên tế MVC tăng).

Dạng của đường biểu diễn biến phí biên tế có thể áp dụng cho đa số các loại chi phí (nhập liệu).

Ví dụ, nhà máy có thể tăng sản phẩm bằng cách tăng nhiệt độ của các bể chức bột giấy, nghĩa là tăng số lượng nhiên liệu. Thoạt đầu một sự gia tăng nhỏ về nhiệt độ (tức gia tăng một ít biến phí) dẫn đến một sự gia tăng lớn về sản lượng giấy tức là chi phí trên một đơn vị sản phẩm (biến phí biên tế MVC) giảm. Tuy nhiên, cuối cùng khi tiến trình này đã đạt gần đến ngưỡng thì một lượng rất lớn nhiệt độ (tức là một sự gia tăng rất lớn biến phí) chỉ tạo ra một sự gia tăng nhỏ về số lượng giấy, tức là chi phí trên một đơnvị sản phẩm (biến phí biên tế MVC) tăng.

(8)

8

Hiện tượng năng suất giảm xuống ở giai đọn cuối rất phổ biến và xuất hiện không chỉ cho yếu tố lao động mà cho phần lớn các tài nguyên khác mà xí nghiệp sử dụng. Hãy lấy ví dụ về loại nguyên liệu cơ bản nhất là năng lượng. Giả thiết là quá trình chế biến giấy cần đung nóng các bể hóa chất để phân giải các sợi gỗ để tạo ra giấy. Bắt đầu từ nhiệt độ của bể là 0oC, nếu xí nghiệp tăng nhiệt độ lên 100oC, sản lượng giấy sẽ tăng gấp đôi. Nếu gia tăng nhiệt độ lên đến 200oC có thể tưang sản phẩm lên gấp 10 lần, nghĩa tăng năng suất (giảm MVC của năng lượng). Tuy nhiên, tăng nhiệt độ lên đến 300oC có thể chị tăng sản phẩm lên 200oC và năng suất sẽ giảm sau đó. Điều quan trọng là tất cả các tài nguyên đều có cùng một tính chất về MVC như thế, nên khi ta xem xét toàn bộ biến phí, ta sẽ có một đường biểu diễn đi xuống ở giai đoạn đầu và sẽ đi lên sau đó.

Tối ưu hóa lợi nhuận: Mức sản lượng tối ưu cho thị trường

Số lợi nhuận mà xí nghiệp sản xuất giấy có được từ một hộp giấy (lợi nhuận biên tế - MC) chỉ là sự chênh lệch giữa số tiền bán một hộp (doanh thu biên tế - MR) và số tiền để sản xuất ra một hộp giấy (biến phí biên tế - MVC). Trong khi doanh thu biên tế như nhau cho mỗi chiếc hộp, thì chúng ta đã biết rằng chi phí biên tế của nó lại thay đổi khi xí nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất. Do đó khi tính đến lợi nhuận cho từng chiếc hộp ta phải khấu trừ phần biến phí biên tế của hộp ấy trong doanh thu biên tế - như minh hoạ trong khung 5.3.

Khi xí nghiệp tăng mức sản xuất, năng suất thoạt đầu tăng lên, biến phí biên tế giảm và lợi nhuận biên tế tăng. Khi năng suất bắt đầu giảm, biến phí biên tế tăng và lợi nhuận biên tế giảm. Tuy nhiên, xí nghiệp sẽ chỉ sản xuất ra những hộp giấy nào mà tối thiểu còn có một mức lợi nhuận biên tế nào đó. Tại điểm mà mức sản phẩm là tối ưu cho thị trường, tổng lợi nhuận của xí nghiệp (tức tổng các lợi nhuận biên tế) sẽ là tối đa. Nếu như xí nghiệp tiếp tục tăng sản phẩm, dù chỉ một hộp giấy nữa thôi thì biến phí biên tế của chiếc hộp sau cùng này sẽ cao hơn doanh thu biên tế, nghĩa là xí nghiệp sẽ chịu lỗ cho chiếc hộp đó. Vậy động cơ lợi nhuận của thị trường tự do sẽ chi phối hoạt động của cac xí nghiệp trên thị trường, dẫn đến một sự mở rộng sản xuất tới điểm biến phí biên tế bằng với doanh thu biên tế vì điểm này trùng với năng lực mà xí nghiệp đạt đến mức lợi nhuận tối đa có thể.

(9)

9

Bây giờ chúng ta có thể quay lại xét các chi phí cố định (nhà, đất,…) những chi phí này phải được trừ ra khỏi con số lợi nhuận. Rõ ràng nếu nếu tổng lợi nhuận không cao hơn tổng chi phí cố định thì con số lợi nhuận thuần là con số âm và xí nghiệp có nguy cơ phá sản và đóng cửa.

Vì một xí nghiệp luôn luôn ấn định mức sản xuất ở vùng mà biến phí biên tế gia tăng, các nhà kinh tế thường đơn giản các hình vẽ của họ về đường MVC bằng cách bỏ qua phần đầu có độ dốc đi xuống và thay vào đó là một đường thẳng dốc lên đơn giản.

Vì đây là một qui ước chung, chúng tôi bây giờ cũng sẽ đổi sang cách này – xem khung 5.4. Tuy nhiên, cũng hữu ích khi biết rằng trên thực tế năng suất hầu như luôn tăng trước khi giảm, tức là MVC trên thực tế giảm trước khi tăng.

Ở đây ta chồng nhập đường biểu diễn của doanh thu biên tế MR (Khung 5.1) với đường biến phí biên tế MVC (Khung 5.2). Bây giờ ta có thể lấy lợi nhuận trên chiếc hộp giấy đầu tiên là sự chênh lệch giữa doanh thu biên tế MR (khoảng cách 1a trên trục tung) và chi phí biên tế của hộp giấy đó (khoảng cách 1b trên trục tung), tức là lợi nhuận biên tế khi sản xuất chiếc hộp giấy đầu tiên là số lượng ab trên trục tung. Tương tự lợi nhuận biên tế khi sản xuất chiếc hộp thứ 2 là sự chênh lệch giữa MR và MVC, tức là khoảng cách cd. Như vậy, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm (lợi nhuận biên tế) được biểu thị bằng đoạn thẳng liên tục có hai đầu mũi tên.

Xí nghiệp sản xuất ra từng đơn vị sản phẩm khi nào mà doanh thu biên tế còn cao hơn hơn biến phí biên tế để sản xuất ra đơn vị sản phẩm đó. Cuối cùng thí xí nghiệp sẽ sản xuất ra toàn bộ các đơn vị sản phẩm cho tới Qm. Đây là mức đơn vị sản phẩm tối ưu cho thị trường. Để có thể duy trì việc kinh doanh về lâu dài, tổng lợi nhuận ở điểm Qm. Đây là mức sản phẩm tối ưu cho thị trường. Để có thể duy trì việc kinh doanh về lâu dài, tổng lợi nhuận ở điểm Qm ít nhất phải bằng những khoản chi phí cố định như chi phí nhà xưởng, tiền thuê đất,…

a c

b d

Tiền MR hay MVC

f

e - Số tiền lợi nhuận trên mỗ hộp giấy cho tới điểm Qm (lợi nhuận biên tế.

- Số tiền lỗ của mỗi hộp giấy khi qua điểm Qm

MR

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

Khung 5.3 Mức sản lượng tối ưu cho thị trường

(10)

10

Cách thức thị trường sử dụng tài nguyên có giá và không có giá (Tài nguyên môi trường)

Chúng ta đã thấy rằng một thị trường tự do, có hai yếu tố mà các xí nghiệp xem xét đến khi họ quyết định sản xuất:

1. Giá một đơn vị sản phẩm mà họ có thể bán được 2. Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

(11)

11

Xí nghiệp sẽ dừng sản xuất khi biến phí biên tế MVC gia tăng, nghĩa là đường MVC giản lược là một đường có độ dốc lên. Sự chêng lệch giữa MR và MVC tạo cho nhà sản xuất đường lợi ích biên tế thuần của tư nhân MNPB (mà trước đây gọi là lợi nhuận biên tế). Xí nghiệp sẽ sản xuất tất cả đơn vị sản phẩm có khả năng sinh ra lợi ích thuần biên tế tư nhân, nghĩa là MR>MVC, kết quả là số lượng sản phẩm được cố định tai Qm.

Pe

Tiền MR hay MVC

MR

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

MVC

(Hộp giấy)

TiềnMNPB

Số lượng hộp giấy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Qm

MNPB Pe

(Hộp giấy) Ghi chú: lợi nhuận thu được trên mỗi hộp giấy

(Lợi ích thuần biên tế của tư nhân MNPB)

Khung 5.4 Đường MVC giản lược và đường lợi ích biên tế MNPB của tư nhân

(12)

12

Ta cũng đã biết rằng chi phí sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm (biến phí biến tế MVC) cuối cùng sẽ tăng lên khi xí nghiệp gia tăng số sản phẩm. Hơn nữa khi MVC bằng với giá bán (tức doanh thu biên tế MR) thì xí nghiệp ngừng sản xuất và ấn định tổng sản lượng sản xuất ở đó. Điều này có hàm ý gì đối với xí nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên? Hãy nhớ lại trong ví dụ về xí nghiệp sản xuất giấy. MVC để sản xuất ra thêm một hộp giấy bao gồm các khoản như chi phí thuê nhân công, chi phí mua thêm bột giấy và chi phí năng lượng tăng thêm để làm nóng bể làm giấy. Sự phân tích thị trường chỉ ra rằng xí nghiệp chỉ gia tăng sản lượng khi mà giá bán một sản phẩm tăng thêm cao hơn chi phí để sản xuất ra nó. Có nghĩa là xí nghiệp sẽ rất thận trọng chứ không hoang phí các nguồn tài nguyên mà xí nghiệp phải trả tiền mua chúng.

Điều này đưa chúng ta đến một kết luận quan trọng, là thị trường tự do tạo ra một động lực mạnh mẽ để các xí nghiệp phải duy trì hơn là khai thác quá mức các nguồn tài nguyên mà xí nghiệp phải bỏ tiền mua. Xí nghiệp sẽ chỉ sử dụng các nguồn tài nguyên này tới điểm mà chi phí sản xuất bằng với số thu và xí nghiệp sẽ không lạm dụng nguồn tài nguyên vượt quá điểm này. Tuy nhiên, kết luân này trở nên kém hiệu lực khi chúng ta xét tới những tài nguyên do môi trường cung cấp miễn phí.

Chúng ta hãy xét giả thiết tiềm ẩn trong lời phát biểu rằng thị trường chỉ sử dụng tài nguyên khi mà giá trị của tài nguyên thấp hơn giá trị thành phẩm làm bằng tài nguyên đó. Lời phát biểu này cho rằng chi phí của tài nguyên là cái thước đo chính xác giá trị của tài nguyên ấy. Nhưng hãy xem ký lại năng lượng mà xí nghiệp giấy sử dụng để tăng mức sản xuất. Năng lượng này chắc chắn là chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng các chất hóa thạch (than, khí đốt, dầu…) hay năng lượng hạt nhân. Trong ví dụ này, xí nghiệp giấy sử dụng điện trở để đốt nóng bể giấy và năng lượng này được tọa ra bởi việc đốt than (việc sử dụng các nguồn năng lượng khác cũng đưa đến kết quả tương tự). Chi phí năng lượng đối với xí nghiệp đơn giản là hóa đơn tiền điên. Nhưng tờ hóa đơn này chỉ phản ánh số tiền mà công ty điện phải trả cho việc mua than, thuê nhân công, duy trì các đường ống,…và số tiền công ty trả cho các cổ đông. Cái mà tờ hóa đơn tiền điện không phản ánh là sự tổn hại tới môi trường do sản xuất điện theo kiểu này.

(13)

13

Đốt than để tạo ra chất Nitrous Oxide và Sulphur dioxide (hai chất này gây bệnh hô hấp, hại mùa màng cây trồng, làm các đường nước bị axit hóa). Và thải ra cacbonic (là chất chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi thời tiết). Khi không có những qui định của nhà nước, thì không xí nghiệp nào tạo ra chất thải này phải đền bù cho những tổn hại mà chất thải ấy gây ra, và do đó, chi phí tổn hại ấy không được tính đến trong hóa đơn tiền điện của xí nghiệp giấy. Vì thế, chi phí mà xí nghiệp giấy phải trả cho việc gia tăng sử dụng năng lượng sẽ không phản ánh những tổn hại tăng thêm về môi trường. Nhưng thay vào đó, những chi phí này xã hội lại phải gánh trả theo các khoản bênh tật và suy thoái môi trường.

Khi một số giá cả thị trường như giá điện có thể chỉ là sự phản ảnh một phần của chi phí thực sự cho việc sử dụng nguồn tài nguyên, thì một vấn đề khác không kém quan trọng được đặt ra là những sự phục vụ của môi trường mà các công ty sử dụng một cách trực tiếp và chúng rất cần thiết cho quá trình sản xuất thì lại không có một giá cả nào trên thị trường.

Giả sử xí nghiệp có thể tăng sản lượng hoặc bằng cách tăng nhiệt độ trong những bể bột giấy hoặc bằng cách gia tăng tỏng việc sử dụng nước vào trong bể và thải chất lỏng này vào một hồ gần đó. Phương án thứ 2 (sử dụng thêm nước và sau đó sử dụng năng lực hấp thu hóa giải chất lỏng của sông) sẽ chỉ làm tăng thêm chi phí của xí nghiệp tới mức độ là phải trả thêm chi phí cho tiền nước mà thôi (và thường là giá nước này thấp). Rõ ràng là nếu mục tiêu của xí nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì xí nghiệp sẽ thích chọn phương án 2.

Một chiến thuật sử dụng tài nguyên như thế rõ ràng là có lợi cho xí nghiệp tư nhân, song nó lại rất tốn kém cho môi trường và cho xã hội. Một lần nữa ta thấy khi không có những qui định của nhà nước, xí nghiệp xả nước bị ô nhiễm vào sông nhưng không trả tiền cho dịch vụ hấp thu hóa giải chất lỏng của dòng nước mặc dù là nước bị ô nhiễm do hành động này có thể làm tổn hại môi trường bằng muôn vàn cách. Ví dụ, do sự ô nhiễm này một số loài cá ở sông sẽ bị giết hại ngư dân sẽ mất đi một nguồn tài nguyên giá trị. Tương tự các nhà máy nước phải lắp đặt công cụ lọc lắng để đảm bảo chất lượng nước có thể uống được cho dân chúng. Sự tổn hại do suy thoái môi trường không ảnh hưởng đến công ty tư nhân gây ô nhiễm kia (nghĩa là chi phí tổn hại không là một chi phí nội sinh được phản ánh trong biến phí biên tế của xí nghiệp). nhưng lại

(14)

14

ảnh hưởng đến toàn xã hôi. Những tổn hại như thế được gọi là chi phí ngoại tác, Ghi nhớ rằng bất kỳ một sự tổn hại môi trường nào mà không được điều chỉnh bởi người gây ô nhiễm sẽ tạo ra chi phí ngoại tác cho dù xã hội có trả tiền trực tiếp (như là gắn công cụ lọc nước) cho sự tổn hại ấy hay không (như sự hủy diệt các loài cá).

Thực ra xí nghiệp đang sử dụng các tài nguyên không có giá cả ấy cùng một cách thức như bất kỳ một tài nguyên có giá nào khác. Xí nghiệp sẽ luôn luôn gia tăng việc sử dụng tài nguyên khi mà chi phí của sự gia tăng ấy thấp hơn doanh thu của mỗi một sản phẩm sản xuất ra. Tai hại thay, chi phí để xí nghiệp sử dụng các nguồn tài nguyên không có giá này là con số không do đó xí nghiệp gia tăng việc sử dụng các tài nguyên ấy cho đến khi một sản phẩm nào đó còn có thể tạo ra từ nguồn tài nguyên ấy được nữa.

Sản lượng ô nhiễm và các chi phí ngoại tác (sản lượng tối ưu cho xã hội)

Mặc dù hệ thống thị trường tỏ ra có hiệu lực khi sử dụng các tài nguyên có giá cả, song nó không đủ năng lực để hướng dẫn các xí nghiệp một cách đúng đắn trong việc sử dụng có hiệu quả những tài nguyên môi trường không có giá. Sự thất bại của thị trường này xảy ra bởi vì các xí nghiệp chỉ quan tâm tới giá thị trường của một loại tài nguyên khi quyết định số lượng tài nguyên cần được sử dụng. Khi một xí nghiệp sử dụng và làm thoái hóa một tài nguyên (như khả năng hấp thu hóa giải chất thải của nước) thì điều này không tạo ra một chi phí nội sinh cho xí nghiệp (nghĩa là đường MVC của xí nghiệp không tăng) nhưng nó lại tao ra một chi phí ngoại tác cho xã hội.

Khung 5.5 cho thấy cách thức mà việc sản xuất ra sản phẩm dẫn tới ô nhiễm và do đó tạo ra chi phí ngoại tác. Chỉ khi nào các chi phí ngoại tác này được quan tâm đến (nghĩa là biến thành chi phí nội sinh cho người gây ô nhiễm), thì chúng ta mới chuyển từ điểm số lượng tối ưu cho thị trường do động lực lợi nhuận tạo ra sang tới điểm số lượng tối ưu cho xã hội.

Bây giờ chúng ta đưa những chi phí ngoại tác vào khi quyết định xem có nên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nào đó không. Qui luật quyết định thị trường của một xí nghiệp tư nhân có liên quan đến câu hỏi này sẽ cho rằng tất cả các đơn vị sản phẩm tạo ra lợi ích thuần biên tế tư nhân MNPB là một số dương (nghĩa là MR>MVC)

(15)

15

đều nên được sản xuất, cho đến điểm mà MR=MVC thì sản lượng tại đó là sản lượng tối ưu cho thị trường. Và bây giờ, ta có thể phát biểu vềqui luật quyết định xã hội là các chi phí ngoại tác phải được xét đến, nghĩa là những người gây ô nhiễm phải bị buộc trả tiền cho ô nhiễm ho gây là (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền).

Chúng ta sẽ khảo sát sâu hơn về nguyên tắc này ở chương 10.

Hình (a) Số lượng chất thải do xí nghiệp giấy tạo ra khi gia tăng sản lượng và được hấp thụ (A) bới môi trường. Nếu sản lượng vượt khỏi điểm QA, khả năng hóa giải của môi trường bị vượt quá và chi phí ngoại tác phát sinh mà xã hội phải gánh chịu

Số lượng chất ô nhiễm thải ra được hấp thụ

Ô nhiễm thải ra:tổng số ô nhiễm sản sinh (ví dụ: số lít nước bị clo hóa)

Khả năng hóa giải

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra QA

A

Khung 5.5 Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu cho xã hội

(16)

16

Hình (b) Chi phí ngaọi tác do ô nhiễm, ví dụ giá trị của trữ lượng cá bị mất. Đường chi phí ngoại tác biên tế MEC cho thấy rằng ô nhiễm tích lũy lại khiến cho việc tăng gấp đôi sản lượng giấy sẽ làm tăng hơn gấp đôi lượng cá bị giết hại nghĩa là chi phí ngoại tác biên tế gia tăng trên mỗi đơn vị hộp giấy sản xuất.

Hình (c) Sản lượng tối ưu cho xã hội Qs. Điểm này được xác định bằng cách trừ chi phí ngoại tác MEC vào lợi nhuận thuần biên tế tư nhân MNPB của doanh nghiệp. Ở đây, một đơn vị sản phẩm chỉ nên được sản xuất nếu MNPB > MEC, tức là sản lượng cần phải giảm từ Qm tới Qs.

Chi phí ngoại tác biên tế

Chi phí ngoại tác biên tế MEC

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra QA

Khung 5.5 Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu cho xã hội

Tiền MNPB hay MEC

MEC

Sản lượng (số lượng hộp giấy sản xuất ra QA QS Qm

(17)

17

Không cạnh tranh trong tiêu thụ

Độc quyền không dễ dàng hay không thực tế Khung 5.6 Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân

Thất bại thị trường liên quan đến điều kiện (c) cho trong khung 1.4 CÁC LOẠI HÀNG HÓA

Hàng hóa tư nhân thuần túy

Hàng hóa gần như công cộng

Hàng hóa công cộng Hàng hóa hầu

như tư nhân

Độc quyền Phân chia được

Không độc quyền Phân chia được

Không độc quyền Chỉ phân chia được

một phần

Không độc quyền Không thể phân chia

Cạnh tranh trong tiêu thụ Độc quyền dễ

dàng

Trả tiền thường xuyên hàng năm

để có hàng hầu như công cộng

Hàng hóa bị đông nghẹt được như bãi biển, trở thành hàng hóa gần như tư nhân khi hết khả năng dung

nạp thêm Tốt ít

Không có thị trường Vài phương pháp gián tiếp do các nhà kinh tế đặt ra để thay thế cho

việc thiếu những giá trị thị trường Tốt

Hàng hóa tư nhân mua

và bán trên thị trường Ít tốt nhất

Các phương pháp đánh giá thay thế thị trường

gặp những cưỡng chế khó khăn

HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TRIỂN VỌNG

ĐÁNH GIÁ BẰNG TIỀN ĐẶC

TÍNH

(18)

18

Hàng hóa công cộng

Thị trường hoạt động tất nhất khi phân bổ hàng hóa tư nhân, những thứ hàng hóa mang tính độc quyền (tức không ai muốn trả với giá thị trường cho hàng hóa tư nhân thì không được quyền sử dụng) và cạnh tranh trong tiêu thụ (đôi khi gọi là khả năng phân chia). Đặc tính thứ nhì đảm bảo rằng một tài nguyên có thể được phân chia để mỗi cá nhân muốn trả giá cho phần đó có thể loại trừ không cho những người (cạnh tranh) khác được hưởng lợi ích nó. Hàng hóa môi trường có khuynh hướng là loại không độc quyền và phân chia được (những đàn cá di trú và những mạch nước ngầm), loại độc quyền và không thể phân chia (như những khu vực bảo tồn thiên nhiên và những bãi biển tư nhân có một mức sử dụng tối đa) hay loại không độc quyền và không thể phân chia (như những cảnh đẹp và nước và không khí sạch), xem khung 5.6

Kết luận

Thị trường tự do tính đến giá cả của tài nguyên khi quyết định sử dụng bao nhiêu tài nguyên đó trong việc sản xuất hàng hóa. Khi những giá cả đó phản ánh chính xác giá trị thực của tài nguyên, thị trường tự do khuyến khích tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng giá cả của nhiều loại tài nguyên thường không phản ánh đầy đủ các chi phí liên quan đến việc sử dụng chúng (giá điện không phản ánh thiệt hại môi trường khi sản xuất ra điện). Hơn nữa, chúng ta biết rằng nhiều tài nguyên môi trường vô cùng giá trị thường không được tính giá khi sử dụng chúng (như khả năng hấp thu chất chải của môi trường). Việc sử dụng tài nguyên môi trường và việc ô nhiễm môi trường liên quan có thể bị các xí nghiệp đánh giá không đúng (tức là đánh giá thấp). Tuy nhiên chúng gây ra chi phí cho toàn xã hội. Do đó, tình trạng thất bại thị trường xảy ra khi xí nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mang lại lợi nhuận tư nhân nhưng gây nên chi phí ngoại tác cho xã hội. Chỉ khi những chi phí ngoại tác này được xét đến (chẳng hạn như buộc xí nghiệp phải trả cho các chi phí ngoại tác mà họ gây ra theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả) xí nghiệp sẽ xử sự để tránh thất bại thị trường xảy ra và chuyển từ mức sản xuất tối ưu thị trường sang mức tối ưu xã

(19)

19

hội. Chúng ta cũng biết thêm rằng nhiều hàng hóa nhiều hàng hóa môi trường không có tính chất như hàng hóa trên thị trường: chúng là hàng hóa mang tính chất công cộng hơn là tư nhân. Tính công cộng là một trong những lý do mà thị trường không tiến triển một cách tự nhiên đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường.

(20)

20 CHƯƠNG 6

CHÍNH QUYỀN THẤT BẠI TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Tại sao chính quyền can thiệp

Chương 5 cho thấy rằng không thể dựa vào thị trường tự do để bảo vệ môi trường. Thị trường thất bại vì chúng thường không thiết lập được thị trường cho dịch vụ và hàng hóa môi trường. Hiện tượng ngoại tác là một lý do chủ yếu của việc này:

hoạt động của một cá nhân hay của một xí nghiệp ảnh hưởng đến phúc lợi của người khác, nhưng thường không có động lực nào để người gây ra ảnh hưởng này lại cân nhắc đến việc đó trong các quyết định của mình. Như thế tình trạng này cần có sự can thiệp của chính quyền vào thị trường để bảo vệ những nạn nhân của tác động ngoại tác này. Đó chính là những gì chính quyền thường làm trong nhiều trường hợp. Ví dụ như chính quyền có thể đặt ra những qui định về tiếng ồn của phi cơ bởi vì các hãng hàng không không tự nguyện làm giảm tiếng ồn cho các hộ ngụ trong vùng lân cận phi trường. Chính quyền có thể đặt ra tiêu chuẩn cho chất lượng nước sông bởi vì người sử dụng con sông ở đầu nguồn có thể không quan tâm đến những thiệt hại do ô nhiễm mà người sử dụng ở cuối nguồn phải hứng chịu. Chính quyền cũng can thiệp khi các hoạt động mang tính chất quốc gia. Ví dụ, các công dân ở Âu Châu lục địa có thể không tự nguyện làm giảm lượng ô nhiễm gây mưa axit ở Scandinavia. Các chính quyền cần phải cùng hoạt động với nhau.

Một lý do quan trọng khác cho sự can thiệp của chính quyền, mà nó quan trọng đăck biệt đến vấn đề môi trường, là khi có những thiệt hại xảy ra vì không ai thực sự là chủ của tài nguyên đó cả. Nếu chúng ta cho rằng khí quyển cũng là một loại tài nguyên – bởi vì nó hoạt động như một bể chứa các chất thải khí như chất carbonic, metan, v.v.- thì rõ ràng rằng tài nguyên này không thuộc sở hữu của bất kỳ ai cả. Ta gọi đó là loại tài nguyên tự do tiếp cận. Song bởi vì không ai sở hữu riêng nó, nên không có cá nhân nào có động lực để làm giảm ô nhiễm thải vào không khí. Mỗi một cá nhân tiếp tục hưởng lợi theo quan điểm ích kỷ và không hạn chế thải chất ô nhiễm.

Song chừng nào mà mọi người suy nghĩ như vậy, thì nguồn tài nguyên sẽ còn có nguy cơ lạm dụng. Chính cũng vì lý do này mà hiện tượng bầu khí quyển toàn cầu nóng lên

(21)

21

sắp xảy ra và đó chính là một ví dụ cho điều được biết đến – một cách không chính xác lắm - như là “bi kịch của chung”. (Nói là không chính xác lắm bởi vì “những của chung” liên quan tới những tài nguyên tài sản chung do một nhóm cá nhân khá xác định nắm giữ quyền sở hữu, trong khi bi kịch thực sự của sự lạm dụng lại có khả năng xảy ra nhiều hơn đối với các tài nguyên mà không ai sở hữu cả: những tài nguyên tự do tiếp cận - xem Chương 15). Trong các trường hợp như thế, chính quyền cần can thiệp và quản lý nguồn tài nguyên. Chính quyền sẽ can thiệp bằng cách đặt ra những quy định không cho phép thải các chất gây ô nhiễm vượt quá một mức giới hạn nào đó.

Tại sao chính quyền thất bại

Mặc dù có nhiều lý do chính đáng để chính quyền can thiệp, song rủi thay việc quản lý các tài nguyên tự nhiên của chính quyền thường cũng không hơn gì sự quản lý ấy của thị trường tự do. Việc này có nhiều lý do, một số lý do sẽ được trình bày sau đây.

Trước hết chúng ta là những người công dân vẫn có xu hướng cho rằng, nhiệm vụ và mục đích của chính quyền là hoạt động vì quyền lợi chúng ta với tư cách là một cộng đồng hơn là các cá nhân. Vì thế mà chúng ta có luật pháp, có lực lượng công an, có bộ máy tư pháp, có các quy định về y tế công cộng…song, các hình ảnh về những chính quyền hoạt động từ thiện có lẽ không đúng. Ở một thái cực, các chính quyền có thể chuyên chế và chỉ quan tâm đến quyền lợi của một nhóm người trong cộng đồng hơn là của toàn thể cộng đồng. Ngay cả trong các quốc gia dân chủ, chính quyền vẫn có thể chỉ hành động để làm hài lòng một nhóm có áp lực nào đó chứ không phải cho toàn xã hội. Điều này có nghĩa là chính quyền có thể không hoạt động tốt để bảo vệ môi trường, đặc biệt nếu họ cho là bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí của thành viên trong các nhóm áp lực có thế mạnh. Bởi vì pháp luật môi trường có xu hướng áp đặt thêm chi phí cho công nghiệp và nông nghiệp và cho các công dân, nên nó thường bị nhiều nhóm người quan tâm phản đối.

Thứ hai, chính quyền có thể không đủ khả năng để thu thập các thông tin đúng để cho phép họ theo dõi toàn bộ hậu quả của một hoạt động nào đó. Ngay cả khi một

(22)

22

chính quyền có chủ tâm tốt, thì chủ tâm tốt đó có thể không thực hiện được bởi vì quá trình nhận thông tin diễn ra hết sức phức tạp. Như chúng ta sẽ thấy, điều này rất quan trọng đối với vấn đề môi trường bởi vì các chính trị gia thường không thấy được những hoạt động mà bề ngoài không liên quan gì đến môi trường, lại sẽ có tác động đến môi trường. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường mà chúng ta đã nhấn mạnh ở Chương 1 có thể gây sự bất lợi cho môi trường, đơn giản vì các chính trị gia có xu hướng “phân lập hóa” vấn đề. Chúng ta không thể có “một chính sách môi trường”

tách biệt với chính sách năng lượng, hay chính sách phát triển vùng, v.v…Chúng luôn gắn bó hữu cơ với nhau.

Thứ ba là, chính quyền, dưới hình thức của những chính trị gia, có thể có những ý định tốt và hình thành ra luật môi trường về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên nó cần phải được chuyển thành hành động và điều này cần những chuyên gia làm trong bộ máy chính quyền. Những quan chức này rất quan trọng và có thể ảnh hưởng dễ dàng đến tính chất của các quy định trong thực tế. Vì các quan chức này thường không phải là những người được bầu và cũng không giống như công nhân, họ không nhận tiwwnf lương theo kết quả công việc, do đó họ có rất ít động cơ rõ rệt để hành động vì quyền lợi của cộng đồng, trừ phi vấn đề được các chính trị gia xem xét kỹ lưỡng, và điều này cũng rất khó.

Minh họa sự thất bại của chính quyền

Chúng ta có thể minh họa sự thất bại của chính quyền bằng một số ví dụ

Chính sách nông nghiệp chung

Trong Cộng Đồng Âu Châu, ngành nông nghiệp chịu chi phối của Chính Sách Nông Nghiệp Chung (CAP) được thiết lập năm 1958. Mục tiêu của CAP là để tăng thu nhập của giới nông dân, ổn định thị trường nông nghiệp, đảm bảo việc cung cấp lương thực, ngăn ngừa sự đe dọa của việc ngừng cung cấp từ quốc tế và để bảo đảm giá hợp lý cho người tiêu dùng. Thực tế chính sách này ảnh hưởng quyền thế của nhóm vận động cho nông nghiệp mà kể từ Thế Chiến Thứ Hai, họ đã đạt được rất nhiều sự bảo vệ ở mức quốc gia từ các chính quyền. Khung 6.1 trình bày một cách tổng quát CAP đã hoạt động như thế nào. Thay vì để cho các lực lượng cung cầu trên thị trường lương

(23)

23

thực tự do hoạt động “giá can thiệp” lại được đặt ra, cao hơn giá thị trường mà lẽ ra đã là giá phổ biến. Giá thị trường - nếu được phổ biến - sẽ được xác định bởi “giá thế giới” và với giá này lương thực nhập khẩu có thể vào Cộng Đồng Âu Châu (EC). Thế nhưng các lương thực nhập khẩu, phải chịu đóng thuế nhập khẩu, thuế này bằng với mức chênh lệch giữa giá thế giới và giá can thiệp. Ảnh hưởng của gia can thiệp do đó là để hạn chế các hàng hóa nhập khẩu rẽ hơn, và để đảm bảo giá cho các sản phẩm của người nông dân.

CAP là một ví dụ về “sự thất bại cảu chính quyền” bởi vì nó chỉ bảo vệ cho một nhóm người - nhóm nông dân - với các giá phải trả bởi một nhóm lớn hơn - gồm người tiêu thụ và người trả thuế - như là một phí tổn ròng đối với toàn xã hội. Người tiêu thụ rốt cuộc phải trả một giá cao hơn chi phí mà lẽ ra họ sẽ trả nếu có thị trường tự do. Do đó họ bị thiệt thòi hơn. Người nộp thuế cũng phải trả một số chi phí vì những việc khác, như là hạn ngạch sản xuất, là những phương tiện được dùng để bảo vệ nền nông nghiệp của EC. Cho dẫu có lý luận rằng cần bảo vệ thu nhập của nông dân bằng sư giảm bớt thu nhập của người khác, thì hình thức bảo vệ này cũng rất đắc tiền: người tiêu thụ và người trả thuế phải hy sinh nhiều hơn một bảng Anh để trả cho nông dân một bảng Anh. Chi phí phải trả do CAP riêng ở Vương Quốc Anh đã chiếm 1,7 tỷ bảng Anh năm 1990/1991.

CAP đã gắn với tổn thất môi trường như thế nào? Khung 6.1 cho thấy một ảnh hưởng của CAP là kích thước sản xuất thừa quá mức. Động cơ sản xuất thừa quá mức phát sinh bởi vì nông dân có thể mua bán sản phẩm họ sản xuất ra ở giá can thiệp (trừ phi có hạn ngạch sản xuất như trong vài trường hợp). Sản xuất gia tăng theo hai cách:

bằng cách mở rộng diện tích và bằng biện pháp thâm canh.

Một trong những cách mở rộng diện tích canh tác ở các nước không có đất thừa là dẹp bỏ những hàng cây phòng hộ. Khung 6.1 cho thấy rằng việc dẹp bỏ bờ rào đã tăng nhanh ở Đức và Anh trong giai đoạn mà CAP bắt đầu được áp dụng.

Một cách khác để gia tăng sản lượng là tăng cường thâm canh. Việc này có khuynh hướng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều hơn, và một trong những lý do khuyến khích việc lạm dụng này là sự tồn tại giá bảo đảm cho sản phẩm. Khung 6.1 cho thấy một số bằng chứng về hậu quả của CAP là mức sử dụng phân bón ở các nước EC cao hơn các quốc gia khác.

(24)

24

Khung 6.1 Sản xuất quá mức do CAP và ảnh hưởng của nó đến môi trường Hình (a) và (b) – Cung và cầu của sản phẩm nông nghiệp trong Cộng Đồng Âu Châu

Hình (a) và (b) biểu diễn đường cung và cầu của sản phẩm nông nghiệp trong Cộng Đồng Âu Châu. Có hai trường hợp được phân biệt. Ở hình (a) đường cầu thực phẩm của Cộng Đồng Âu Châu được biểu thị bằng DEC và số lượng mà nông dân sẵn lòng cung cấp được biểu diễn bằng SEC ; nhưng các nước trên thế giới lại sản xuất thực phẩm rẽ hơn nhiều và đường cung của họ là Pw . Nếu như thị trường tự do chi phối thì đường cung thực tế là đường ZABD và Cộng Đồng Âu Châu sẽ tiêu thụ ở mức D.

Thặng dư

(25)

25

Nông dân Âu Châu sẽ cung cấp ở mức oa và các nước khác sản xuất ở mức ac (nên nhớ rằng đường cung tổng cộng bị “gãy” bởi vì, trên mức oa các nước khác sản xuất rẽ hơn Cộng Đồng Âu Châu). Nhưng Cộng Đồng Âu Châu không cho phép điều này. Họ không chỉ đặt ra “giá can thiệp” (Pi) cho nông dân, mà còn bảo vệ nông dân bằng cách đưa ra hàng rào thuế quan, t, trên hàng nhập khẩu từ thế giới bên ngoài làm cho hàng nhập có giá ngang bằng với giá can thiệp. Kết quả là họ khuyến khích nông dân sản xuất ra lượng ob, và lượng nhập khẩu là bc, nhu cầu là oc. Tuy nhiên số sản lượng ab là lượng sản xuất không hiệu quả (bởi vì thế giới có thể sản xuất với giá rẽ hơn).

Hình (b) trình bày một tình thế khác, trong đó tất cả hàng nhập khẩu đều bị loại hết và nông dân EC có thể sản xuất quá nhiều đến nỗi thị trường không thể tiêu thu hết. Trong trường hợp này giá can thiệp được nâng cao đến mức nông dân sản xuất không những thảo mãn mức nhu cầu về lương thực (điểm B) mà còn sản xuất thừa (điểm C). Mức độ sản xuất không hiệu quả đã mở rộng ra hơn so với hình (a) và lượng thặng dư cần phải được dự trữ (như “những hồ rượu”, “những núi bơ”) hay phải được xuất khẩu. Nhưng, nếu xuất khẩu, lượng sản phẩm này sẽ chỉ có thể bán được ở giá thế giới Pw là giá thấp hơn giá mà nông dân được bảo đảm. Như vậy, sự chênh lệch này là sự trưoj giá xuất khẩu (được gọi là “tiền bồi thường”). Lưu ý là trong trường hợp này không có nhập khẩu. Trong thực tế, thị trường có thể chuyển tư tình huống (a) sang (b) tùy vào lượng cung cấp nội địa và điều kiện thị trường thế giới. Nhập khẩu và cung thặng dư vẫn có thể tồn tại đồng thời trong trường hợp có sự phân biệt giá cả để dung nạp những khác biệt về chất lượng sản phẩm và điều kiện không hoàn hảo của thị trường.

Với chính sách nông nghiệp chung CAP, môi trường của các nước EC chịu thiệt hại vì sản xuất ở mức không hiệu quả. Sản lượng cao hơn đạt được bằng cách mở rộng diện tích trồng (phá bỏ hàng cây phòng hộ và thiết lập nền độc canh cơ giới hóa), bằng việc sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu - dẫn tới việc thải nhiều hơn vào các dòng sông và các mạch nước ngầm - và bằng việc gia tăng đàn gia súc, làm các đồng cỏ bị ăn gặm quá mức và tạo nên những đám sình lầy đầy phân gia súc có thể làm ô nhiễm sông.

Hậu quả trên những hàng cây phòng hộ

(26)

26

Hình (c) cho thấy chiều dài của hàng cây phòng hộ ở (Tây) Đức, Anh và xứ Wales trên mỗi mẫu đất nông nghiệp.Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp chung CAP có thể nhận thấy được dù số liệu rất ít. Ở Đức, Anh và xứ Wales, việc giảm sút nhanh nhất về chiều dài xảy ra từ đầu đến giữa những năm 1960 (đường biểu diễn của Đức cho thấy việc giảm sút này xuất hiện sớm hơn do số lượng quan sát giới hạn giữa 1950 và 1960)

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa vào số liệu của bộ Môi Trường.Digest ò Environmental Protection and Water Statistics 1990 và Vụ Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (1990).

Hình (c) – Chiều dài của hàng cây phòng hộ ở Anh, xứ Wales và Đức

Sử dụng phân bón

Vì việc mở rộng đât nông nghiệp ở các nước phát triển có xu hướng bị hạn chế, nên cách chính để tăng sản lượng là bằng con đường thâm canh - tức sử dụng thêm phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng. Việc sử dụng phân bón có xu thế tăng ở tất cả

(27)

27

các nước, không chỉ ở EC. Nhưng điều quan trọng là vào năm 1988, và so với mức sử dụng trung bình của OECD, phân đạm được sử dụng nhiều nhất ở các nước EC.Do đó, so với mức trung bình là 5,7 tấn/km2, thì mức sử dụng phân ở Châu Âu được trình bày trong Bảng 1 như sau:

Bảng 1- Sử dụng phân bón ở Âu Châu (các nước trong dấu ngoặc không phải là thành viên của EC)

Vượt hơn 10 tấn/ km2 so với mức trung bình của OECD

Từ 5 – 10 tấn/ km2

so với mức trung bình của OECD

Bỉ (Nhật)

Đức Đan mạch

Anh Pháp

(Thụy sĩ) (Na uy)

Nguồn: OECD (1991)

Thất bại của chính quyền ở các nước đang phát triển

Ở thế giới thứ ba, thị trường tự do thường không được phép hoạt động. Chính quyền can thiệp và kiểm soát giá, nhưng không giống trường hợp EC, chính quyền oqr đây thường giữ giá thấp hơn giá cân bằng của thị trường. Họ làm như vậy thường là do những động cơ tốt. Ví dụ, họ muốn giữ giá lương thực thấp để có thể trợ giá lương thực cho người nghèo, hay họ muốn thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và điều này dẫn họ đến chỗ giữ giá năng lượng thấp. Rủi thay, những can thiệp ấy thường tạo ra nhiều vấn đề hơn. Các ảnh hưởng không tốt là:

* Chính quyền sử dụng hết các nguồn thu quan trọng từ thuế và các thu nhập khác cho những trợ cấp để kiểm soát giá, mặc dù nguồn thu của chính quyền là cao do nhu cầu sử dụng những nguồn thu này để phát triển kinh tế.

(28)

28

* Việc trợ cấp khuyến khích lạm dụng các nguồn tài nguyên được trợ giá. Dù chúng ta thường nghĩ rằng các nước nghèo sẽ sử dụng tài nguyên hiếm một cách khôn ngoan thì ảnh hưởng của việc giữ giá thấp lại khuyến khích sự sử dụng phung phí.

* Trợ giá khiến cho các hoạt động kinh tế có liên quan trở nên hấp dẫn một cách giả tạo. Nó có xu hướng hấp dẫn nhiều nhân lực hơn vào trong các kỹ nghệ hay các ngành được trợ giá vì lý do lợi nhuận, hay “mức tô” cao. Nó tách nguồn tài nguyên ra khỏi những hoạt động quan trọng của nền kinh tế.

Tác động đối với môi trường có thể minh họa bằng vấn đề giá nước tưới và giá năng lượng.

Nước tưới

Ở nhiều quốc gia, giá phải trả cho nước dùng trong tưới cây trồng thường thấp hơn chi phí cung cấp, và thường thiếu những khuyến khích để tiết kiệm nước. Ví dụ, giá phí nước thường được xác định trên cơ sở của diện tích được tưới mà không tính đến số lượng nước thực tế được sử dụng. Một trong những ảnh hưởng của giá thấp là việc tưới quá mức làm cho đất được tưới bị úng. Sử dụng nước tưới thường vượt quá mức cần thiết gấp ba lần. Ở Ấn Độ, 10 triệu mẫu đất không dùng vào trồng trọt được nữa do bị úng và 25 triệu mẫu bị đe dọa nhiễm mặn. Ở Pakistan, khoảng 12 triệu mẫu thuộc hệ thống kênh đào vùng Indus bị úng và 40% bị nhiễm mặn. Trên toàn thế giới, khoảng 40% hệ thống tưới bị nhiễm mặn. Ngăn sông làm thủy lợi dẫn tới những ảnh hưởng môi trường khác. Các đập lớn gây ra ô nhiễm ở cuối nguồn và sự bồi lắng ở đầu nguồn bởi vì những khu rừng ở những vùng quanh hồ chứa nước bị đốn. Dân bản xứ bị di chuyển khỏi quê hương lâu đời của họ khi vùng này chìm trong hồ chứa. Rõ ràng, không phải tất cả tổn hại của thủy lợi là do giá thấp, hay bằng cách nào đi nữa, những chi phí môi trường của các đập cũng không thể qui cho việc định giá không hiều quả.

Nhưng có mối quan hệ giữa việc định giá sai và sự tổn hại môi trường. Do giá quá thấp, nhu cầu về nước tăng hơn mức cần thiết, làm tăng quá mức nhu cầu về hệ thống thủy lợi lớn như đập nước và các hệ thống khác. Cho dù hệ thống này là cần đi nữa, số lượng nước được sử dụng có khuynh hướng vượt mức do giá của tài nguyên không sát với chi phí cung cấp thực tế.

(29)

29

Khung 6.2 cho thấy tỉ lệ của số thu thực tế từ hệ thống thủy lợi được chọn với chi phí hoạt động, bảo trì và với tổng số ước tính khiêm tốn của chi phí đầu tư cộng với chi phí hoạt động và bảo trì. Trong khi một số quốc gia thành công trong công việc hoàn lại phần lớn hay tất cả các chi phí điều hành, duy trì, thì mức hoàn vốn cao nhất của tổng chi phí chỉ khoảng 20% mà thôi.

Khung 6.2 - Mức hoàn vốn của hệ thống thủy lợi (phần trăm)

Sự hạ thấp khuyến khích độ lãng phí vì thế mà các hệ thống thủy lợi vẫn trong tình trạng sửa chữa tệ hơn. Hệ thống thủy lợi không hiệu quả ảnh hưởng không tốt đế sản xuất nông nghiệp. Vì khi chi phí thủy lợi thấp, tình trạng cầu thặng dư làm lợi cho những ai có thể được bảo đảm quyền lấy nước, chẳng hạn như được xếp hàng đầu trong việc nhận nước. Điều này xảy ra khi hệ thống thủy lợi tưới một số mảnh đất nào đó trước, và để laị cho nông dân nghèo phần còn thừa khi đã sử dụng nước trước một cách lãng phí. Hơn nữa, nước được phân phối theo diện tích, chứ không theo nhu cầu của cây trồng. Điều này dẫn đến hiện tượng đòi hỏi tiền tô: quyền lợi trong việc nắm quyền kiểm soát hệ thống phân phối. Số tiền tô cao được lấy trong giá trị đất cao hơn, khiến cho động cơ cạnh tranh giành sự phân phối nước trở nên mãnh liệt hơn. Nhưng sự cạnh tranh này lại không diễn ra ở thị trường. Nó thể hiện như là hối lộ viên chức

Thực thu Thực thu

Quốc gia

Phí hoạt động và bảo trì Vốn đầu tư + phí hoạt động và bảo trì

Indonesia 78 14

Hàn quốc 91 18

Nepal 57 7

Philippines 120 22

Thái Lan 28 5

Băngladesh 18 Không đáng kể

Ghi chú: Chi phí vốn được ước tính 1 cách vừa phải Nguồn: R.Rêptto (1986) tr.5.

(30)

30

nhà nước, tham nhũng, chi phí vận động hành lang, các đóng góp chính trị,v.v.. Những người nắm quyền phân phối bành trướng bộ máy quan liêu của họ và nắm chắc lợi ích cho mình. Việc đòi tiền hối lộ này rõ ràng chỉ có lợi cho người giàu và có thế lực, và đi ngược lại lợi ích của người nghèo và không có tổ chức. Và vì nó khuyến khích việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên, việc đòi tiền tô làm hại môi trường, tăng thêm chi phí xã hội của sự thất bại chính sách trong việc định giá.

Năng lượng

Năng lượng thương mại - than đá, xăng dầu, khí đốt, điện - được trợ giá rộng rãi ở các nước đang phát triển. Cũng giống như nước thủy lợi, ảnh hưởng của trợ giá là khuyến khích sự sử dụng lãng phí năng lượng, do đó, về mặt môi trường, nó làm tăng ô nhiễm không khí và tăng những vấn đề về chất thải. Tác dụng kinh tế của trợ giá lại càng bi thảm, bỏi vì nó hút hết nguồn thu của nhà nước và do đó chuyển các tài nguyên giá trị ra khỏi những khu vực sản xuất hiêu quả, chóng làm giảm xuất khẩu các nguồn năng lượng bản xứ, do đó làm tăng thêm nợ nước ngoài, và khuyến khích các ngành sử dụng nhiều năng lượng trong khi phải hy sinh các ngành công nghiệp có hiệu quả hơn.

Có hai cách tính chi phí về trợ giá. Cách tính về mặt tài chính cho thấy sự chênh lệch giữa các giá phải trả và chi phí sản xuất. Cách tính về mặt kinh tế cho thấy sự chênh lệch giữa các giá trị của tài nguyên năng lượng trong cách sử dụng hiệu quả nhất (giá trị chi phí cơ hội) với giá thực của nó. Một cách tính tiện lợi về giá trị chi phí cơ hội, hay “ giá mờ” là:

a) Hoặc là giá mà nhiên liệu sẽ có nếu nó được xuất khẩu, hay là giá mà người ta phải trả nếu nó được ngập khẩu (giá thế giới).

b) Hoặc là chi phí biên tế dài hạn của cung nếu nhiên liệu là hàng phi ngoại thương (như phần lớn lượng điện). Chi phí biên tế dài hạn của cung là chi phí cung cấp thêm một đơn vị về dài hạn. Trị giá tài chính của trợ giá là khoản chi phí tài chánh trực tiếp mà quốc gia phải chịu để trợ giá cho năng lượng, nhưng trị giá kinh tế thì mới thích hợp hơn để biểu thị của “ chi phí thực” của việc trợ giá, bởi vì nó tính được những gì mà quốc gia có thể đạt được nếu như sử dụng phương pháp tính giá đầy đủ.

(31)

31

Khung 6.3 cho thấy mức độ trợ giá kinh tế ở một số nước xuất khẩu dầu. Ở đây sự trợ giá có thêm biến dạng thị trường khi nguồn năng lượng có tiềm năng xuất khẩu được chuyển qua sử dụng nội địa, vì vậy nó làm tăng thêm khó khăn cho cân bằng thanh toán và do đó tăng nợ nước ngoài. Mức độ biến dạng có thể tổng hợp bằng cách xem các trợ giá như một tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu năng lượng và phần trăm của tổng xuất khẩu. Lấy ví dụ ở Ai Cập, mức trợ giá bằng với 88% của tổng xuất khẩu và gấp đôi giá trị của xuất khẩu dầu.

Khung 6.3 - Trợ giá kinh tế cho năng lượng ở một số quốc gia

Kết luận

Chính quyền thường chính là nguyên nhân của sự suy thoái môi trường. Trong khi chúng ta thường quen với ý kiến là chính quyền phải sửa lại mọi việc cho đúng, chúng ta ít quen với ý kiến rằng các chính sách nhà nước mà bề ngoài có vẻ không liên can gì đến môi trường, có thể thường hay gây tổn hại cho môi trường. Đó chính là “sự

Trợ giá (tỷ lệ phần trăm)

Mức trợ giá tổng xuất khẩu Năng lượng xuất khẩu (triệu đô la)

Bolivia 224 29 68

Trung quốc 5400 20 82

Ai cập 4000 88 200

Ecuador 370 12 19

Indonesia 600 5 7

Mexico 5000 23 33

Nigeria 5000 21 23

Peru 301 15 73

Tunisia 70 4 10

Venezuela 1900 14 15

Nguồn: M. Kosmo (1989)

(32)

32

thất bại của chính quyền”. Rõ ràng, vì thị trường cũng thất bại, vấn đề chính sách là phải tìm ra sự cân bằng thích hợp giữa thị trường và sự can thiệp của chính quyền.

Điều này sẽ đươc nói đến ở phần IV.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan