• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 29 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN

(Thời gian thực hiện: 3 tuần Tên chủ đề nhánh:

(Thời gian thực hiện

T CH C CÁC

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

-

Thể dục sáng

1. Đón trẻ:

- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2. Trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên

3. Điểm danh trẻ tới lớp:

4.Thể dục sáng * BTPTC:

+ ĐT hô hấp: Thổi nơ bay + ĐT Tay : Tay đưa lên cao gập vào vai

+ ĐT Bụng : Hai tay chống hông xoay người 90 độ + ĐT Chân 2 : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước

+ ĐT Bật : Bật chụm tách chân (Cô cho trẻ tập 2 lần x 8 nhịp)

- Cô đón trẻ đúng giờ, thái độ vui vẻ, tình cảm nhẹ nhàng.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trò chuyện giúp trẻ hiểu hơn về các hiện tượng tự nhiên

- Trẻ chú ý lắng nghe cô, phát triển tư duy, trí tưởng tượng óc sáng tạo.

- Trẻ biết tên mình và tên của bạn, biết quan tâm đến bạn bè.

- Biết dạ cô khi gọi tên.

-Biết lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Trẻ biết tập đúng các động tác. Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ có ý thức tập thể dục

-Trường lớp sạch sẽ.

-Trang phục của cô gọn gàng

- Tranh ảnh về chủ đề

Câu hỏi đàm thoại

- Sổ điểm danh

- Sân tập, các động tác thể dục

- Nhạc, xắc xô

(2)

NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Từ ngày 28/03/2022 đến ngày 15/4/2022) Các hiện tượng tự nhiên.

Từ ngày: 04/4/2022 đến ngày 08/4/2022)

HO T Đ NG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Đón trẻ:

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần, niềm nở và trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Trò chuyện:

- Cô cho trẻ quan sát tranh chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên” như: Mây, mưa, gió, bão…

+ Các con có nhận xét gì về những hình ảnh này?

+ Khi trời mưa các con thấy bầu trời có màu gì?

+ Mưa to kèm theo các hiện tượng gì xảy ra?

À! Mưa to sẽ kèm theo các hiện tượng như: Gió, sấm sét, lốc xoáy đúng không nào?

+ Mưa nhiều nhiều có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài vật không? Ảnh hưởng như thế nào?

+ Ngoài trời mưa các con còn biết những hiện tượng gì khác?

+ Trời nắng bầu trời như thế nào?

+ Khi đi ra ngoài trời nắng các con phải làm gì?

+ Trời nắng kéo dài có tốt cho con người và các muôn loài trên trái đất không? Vì sao?

-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng,...

3. Điểm danh: Cô gọi tên từng trẻ sau đó báo ăn cho cô nuôi.

4. Thể dục sáng: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cô cho trẻ khởi động thành vòng tròn và thực hiện các kiểu chân. Cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.

* Trọng động: * BTPTC:

- Cô bật nhạc bài hát « Trời nắng trời mưa » cho trẻ tập các động tác : Hô hấp, chân, tay, bụng, bật.

- Mỗi động tác tập 2lân x 8 nhịp.

- Cô quan sát trẻ tập và sửa sai cho trẻ

* Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể - Động viên khích lệ trẻ

-Trẻ chào cô, chào bố mẹ và vào lớp cất đồ dùng cá nhân vào tủ cá nhân của mình.

- Trẻ quan sát - Trẻ nhận xét - Màu đen - Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Cao, trong xanh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe.

-Trẻ dạ cô.

-Trẻ khởi động

-Trẻ tập theo cô. Mỗi động tác thực hiện (2 lần x 8 nhịp)

- Trẻ thả lỏng theo cô

(3)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài trời

1 Hoạt động có mục đích

- Quan sát bầu trời và các hiện tượng trời nắng, gió, mây và hoạt động của con người

2. Trò chơi vận động:

- Chơi thổi bong bóng xà phòng

- Mưa rơi

3. Chơi tự do

- Chơi với cát nước

- Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt.Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Trẻ biết một số hiện tượng thiên nhiên như: nắng, gió, mưa, bão

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm - Biết đoàn kết với bạn trong khi chơi

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ

- Chơi đoàn kết, giữ vệ sinh cá nhân, không làm bẩn quần áo

-Sân trường sạch sẽ.

- Địa điểm quan sát

- Sân chơi

Ống đựng bong bóng xà phong, que thổi, phấn.

- Sân chơi sạch sẽ an toàn

- Đồ chơi với cát , nước

(4)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động có mục đich

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ đi dép lấy mũ và giới thiệu nội dung hoạt động và cho trẻ xếp hàng theo tô vừa đi vừa hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” đến địa điểm quan sát.

- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường hít thở không khí trong lành và gợi ý trẻ quan sát.

- Các con hãy quan sát xem hôm nay bầu trời như thế nào?

+ Bạn nào có dự đoán về thời tiết trong ngày hôm nay?

+ Con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?

+ Nhiều mây hay ít mây?

+ Cảm giác con thấy thế nào?

- Trời nắng khi đi ra ngoài các con phải thế nào?

- Trời mưa thì sao?

+ Các con thấy mợi người mặc trang phục như thế nào khi đi ra ngoài đường?

+ Vì sao mọi người phải mặc như vậy?

- Cô giải thích cho trẻ biết các hiện tượng thời tiết khác nhau. Giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với sự thay đổi của thời tiết.

- Giáo dục trẻ: Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi.

2. Trò chơi vận động.

* TC : “Thổi bong bóng xà phòng”

+ Cách chơi : Cô cầm ống thổi chấm vào lọ nước xà phòng và thổi nhẹ để tạo ra bong bóng

- Tổ chức cho trẻ chơi , khuyến khích trẻ thổi được nhiều bong bóng

* TC : Mưa rơi

+ Cách chơi : Cô vẽ những vòng tròn trên sân sao cho vòng này cách vòng kia từ 30-40cm để làm gốc cây. Số vòng ít hơn số trẻ chơi khoảng 3-4 vòng. Trẻ vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói Mưa rơi thì mỗi trẻ tìm 1 gốc cây nấp cho khỏi bị ướt (trẻ chạy vào vòng tròn) + Luật chơi : Ai chạy chậm không tìm được thân cây để nấp thì sẽ bị ướt và sẽ nhảy lò cò

-Tổ chức chức cho trẻ chơi .Động viên khích lệ trẻ kịp thời

3. Chơi tự do:

- Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi sach sẽ , an toàn , không ném cát vào mắt. Cô cho trẻ đi rửa tay sau khi chơi xong

-Trẻ vừa đi vừa hát - Quan sát trò chuyện cùng cô về những gì trẻ quan sát được.

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Đội mũ, mặc áo nắng - Che ô, mặc áo mưa - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

-Tham gia chơi đoàn kết cùng bạn

(5)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt

động

góc

* Góc chơi đóng vai:

- Chơi bán hàng nước giải khát

* Góc xây dựng - Xây dựng khu công viên khu nghỉ mát

* Góc nghệ thuật

- Tô màu, vẽ nặn cắt dán các hiện tượng tự nhiên - Hát các bài hát về chủ đề

* Góc học tập:

- Làm sách về các hiện tượng tự nhiên

* Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây cảnh

- Biết thể hiện vai chơi.

- Biết cách chơi cửa hàng bán nước giải khát

- Rèn luyện cho trẻ tính ngăn nắp gọn gàng.

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Phát triển trí tưởng tượng,sáng tạo của trẻ. Biết chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình, mở rộng sự giao tiếp.

-Rèn luyện cho trẻ sự khéo léo để làm ra sản phẩm.

-Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo

- Trẻ biết làm sách tranh về các HTTN.

- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo

- Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ

- Trẻ biết chăm sóc các loại cây cảnh

- Đồ chơi bán hàng.

-Gạch xây dựng, đồ chơi lắp ghép, cây hoa.

- Giấy màu, hồ dán.

- Trống, lắc, sắc xô

- Tranh ảnh về các HTTN

- Các loại cây cảnh - Nước, dụng cụ tưới cây

(6)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Đàm thoại về nội dung các góc chơi

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, hướng trẻ vào góc 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc chơi đóng vai:

- Cô gợi mở trò chuyện với trẻ xem làm như thế nào khi bán hàng

+ Người bán hàng làm những công việc gì?

+ Khách mua hàng phải như thế nào?

+ Khi đi mua hàng cần mang theo thứ gì?

- Hướng dẫn trẻ cách bán hàng, cảm ơn khi khách đã mua hàng.

* Góc xây dựng

- Các bác đang xây công trình gì thế?

+ Các bác sẽ định xây khu công viên khu nghỉ mát như thế nào?

+ Bác cần những nguyên vật liệu gì để xây?

Sau khi xây xong bác có trồng thêm cây xanh để làm bóng mát không?

* Góc Nghệ thuật:

- Cô hỏi trẻ ý tưởng mà trẻ muốn thực hiện - Cô gợi ý hướng dẫn trẻ làm

- Cô bao quát trẻ và động viên khích lệ trẻ làm - Cho trẻ biểu diễn các bài hát về chủ đề

* Góc học tập:

- Cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên và trò chuyện cùng trẻ .

- Hướng dẫn trẻ làm sách về các hiện tượng tự nhiên

-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ thiên nhiên, không vứt rác bừa bãi, không xả rác ra môi trường, không chặt cây chống xói mòn đất.

* Góc thiên nhiên

- Cho trẻ chơi với đồ chơi chăm sóc cây. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây.

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết 3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ tham quan góc chơi.

- Mời trưởng nhóm các góc nêu kết quả góc chơi của mình - Động viên trẻ cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.

- Trẻ lắng nghe - Trẻ đàm thoại - Trẻ nhận vai chơi - Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Tôi đang xây khu vui chơi

-Tôi cần có gạch, xi măng, cát,..

- Có.

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát và thực hiện.

- Trẻ biểu diễn - Trẻ quan sat đoàn kết - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi

- Trẻ tham quan góc xây dựng

- Thu dọn đồ chơi

(7)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

1. Trước khi ăn

-Trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ

2. Trong khi ăn

- Tổ chức cho trẻ ăn, cô bao quát,hướng dẫn động viên trẻ ăn hết xuất

3. Sau khi ăn

- Cho trẻ vệ sinh sau khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh tay mặt trước khi ăn

-Trẻ nắm được thao tác rửa tay rửa mặt

-Trẻ biết được các thức ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn và ăn ngon miệng, ăn hết xuất

-Trẻ biết lau miệng sạch sẽ và uống nước ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn

- Đồ dùng vệ sinh:

Khăn mặt, chậu - Xà phòng diệt khuẩn lai boi

- Phòng ăn, bàn ghế, bát thìa, khăn lau miệng

- Các món ăn

- Khăn mặt, nước uống

Hoạt động ngủ

1.Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

- Tổ chức cho trẻ ngủ, cô bao quát trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy -Trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ

- Tạo thói quen nề nếp trước khi ngủ

- Giúp trẻ có thói quen ngủ ngon và sâu giấc ngủ đúng giờ

- Đảm bảo sức khỏe tốt cho

-Trẻ có thói quen đi vệ sinh vận động sau khi ngủ dậy.

- Phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ ánh sáng dịu

-Phản, chiếu, gối, chăn ấm

- Quà chiều

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Trước khi ăn

- Cô hỏi trẻ về các bước rửa tay sau đó hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay và rửa mặt. Gồm có 6 bước rửa tay.

+ Trước tiên cô cho trẻ đứng xếp hàng theo tổ và cho trẻ xắn tay áo lên sau đó mời 3 trẻ một lên thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt

+ Bước 1:Vặn vòi nước để tay xuôi theo vòi nước làm ướt tay sau đó lấy xà phòng và rửa lòng bàn tay

+ Bước 2: Xoa mu bàn tay và đổi bên + Bước 3: Rửa kẽ ngón tay và đổi bên + Bước 4: Rửa đầu ngón tay,

+ Bước 5: Xoay cổ tay tiếp theo để xuôi tay theo vòi nước chảy và rửa sạch

+ Bước 6: Cuối cùng vẩy nhẹ rồi lau bằng khăn khô. Sau đó cho trẻ lấy khăn mặt theo đúng ký hiệu của mình rửa mặt theo 4 bước.

2. Trong khi ăn: Cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Cô chia cơm cho trẻ, giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng

- Cô giáo dục trẻ ăn chậm, nhai kỹ, ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lấy khăn và vệ sinh miệng , uống nước và ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15p sau đó cho trẻ đi vệ sinh

- Rửa tay dưới vòi nước chảy theo sự hướng dẫn của cô

-Trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn

- Trẻ tự lau miệng

1.Trước khi ngủ

- Cô kê phản, trải chiếu chuẩn bị gối cho trẻ - Cô ổn định lớp và cho trẻ vào chỗ ngủ - Cô phát gối và cho trẻ nằm đúng vị trí 2. Trong khi ngủ

- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong khi ngủ - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ”

- Cô chú ý sửa tư thế nằm của trẻ 3. Sau khi ngủ dậy

-Trẻ ngủ dậy, cô hướng dẫn trẻ cất phản, gối, chiếu, chăn - Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Nhắc trẻ đi vệ sinh lau mặt.

- Sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn quà chiều

- Cô chia quà giới thiệu quà chiều cô động viên trẻ ăn hết suất

-Trẻ vào sập nằm

- Đọc bài thơ giờ đi ngủ

- Vận động nhẹ nhàng

(9)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi hoạt động

theo ý thích

* Ôn tập:

- Ôn các bài học buổi sáng, cho trẻ học vở làm quen với các PTGT

- Chơi tự do theo ý thích ở các góc, chơi trò chơi về ATGT

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

*Nêu gương:

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề.

- Nêu gương cắm cờ

- Trẻ được khắc sâu lại những kiến thức đã học - Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý, kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, TCXH cho trẻ

-> Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên

- Biết tự nhận xét mình và bạn, biết học theo gương các bạn ngoan trong lớp.

- Giáo án, đồ dùng các bài học trong tuần 24.

- Đàn, máy tính.

- Bảng bé ngoan, cờ, bé ngoan

Trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(10)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. 1. Ôn tập:

- Cô cho trẻ ôn lại các hoạt động học buổi sáng

- Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề -> Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, chú ý lắng nghe cô giảng bài

2. Nêu gương:

- Cô là người dẫn chương trình và tổ chức cho trẻ biểu diên văn nghệ. Tổ chức cho trẻ hát các bài hát về chủ đề.

- Cô cho trẻ hát thi đua theo tổ nhóm cá nhân.

- Tuyên dương trẻ.

- Cô cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Cho trẻ nhận xét những ưu, nhược điểm của các bạn trong lớp - Cô nhận xét và tưởng cờ cho trẻ.

- Trẻ học

-Trẻ biểu diễn -Trẻ nêu

- Trẻ nhận cờ và cắm đúng ống cờ vào ống cờ của mình.

Trả trẻ

- Đo thân nhiệt cho trẻ. Cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân. Cô mời trẻ ra về

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ

Nhắc trẻ chào cô giáo, chào các bạn, lấy đồ dùng chào bố mẹ rồi ra về.

- Trẻ lấy đồ, chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(11)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 04 tháng 4 năm 2022 Tên hoạt động: Thể dục: -VĐCB: Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay.

- TCVB: Đội nào nhanh nhất Hoạt động bổ trợ: Trò chuyện

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách ném trúng đích nằm ngang bằng một tay. Biết cách chơi trò chơi.

- Tập đúng đều các động tác BTPTC.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của trẻ. Rèn kỹ năng ném cho trẻ.

- Phát triển cơ tay cho trẻ 3. Giáo dục thái độ

- Trẻ chăm tập thể dục,chú ý trong giờ học.

- Biết được lợi ích của việc tập thể dục.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô - Sân tập sạch sẽ - Túi cát

- 2 chiếc vòng thể dục to làm đích nằm ngang 2. Đồ dùng của trẻ

- Túi cát

- Ống đựng cờ, cờ

- Quần áo sạch sẽ gọn gàng, 3. Địa điểm tổ chức

- Ngoài sân

III. T CH C HO T Đ NG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô trò chuyện với trẻ - Trẻ trò chuyện cùng cô

+ Các bạn nhỏ ơi! Muốn cho cơ thể thật khỏe mạnh các

con phải làm gì? - Trẻ trả lời

- À ! Chúng mình phải ănđầy đủ các chất dinh dưỡng và

thường xuyên tập thể dục nữa đúng không nào ? - Vâng ạ 2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài VĐCB: “Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay” nhé!

- Vâng ạ - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Khởi động

- Cô cho trẻ khởi động theo bài “Mời bạn lên tàu lửa” Và

thực hiện các kiểu đi chạy khác nhau - Trẻ khởi động

(12)

- Cô cho trẻ chuyển đội hình 3 hàng ngang và tập bài tập PTC theo nhạc bài « Trời nắng trời mưa »

b. Hoạt động 2:Trọng động + BTPTC:

+ ĐT Tay: Tay đưa lên cao gập vào vai (NM).

+ ĐT Bụng : Hai tay chống hông xoay người 90 độ + ĐTChân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước + ĐT Bật: Bật chụm tách chân

- Tập bài tập PTC -Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp.ĐTNM tập 3x 8 nhịp

*Vận động cơ bản:Ném xa bằng một tay

Hôm nay cô sẽ cùng các con tập bài tập: “Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay” Chúng mình sẽ tập như thế nào,

hãy quan sát cô tập mẫu nhé. - Vâng ạ

+ Tập mẫu lần 1. - Quan sát cô tập mẫu

+ Tập mẫu lần 2: Phân tích : Các con đứng trước vạch chuẩn, đứng chân trái trước chân phải đứng sau,tay phải cầm túi cát, ngón cái sẽ kẹp giữa túi cát. Khi có hiệu lệnh tay phải từ từ đưa từ trên cao xuống Vòng ra sau đưa lên cao và ném thật mạnh túi cát và trúng đích nằm ngang ở phía trước. Khi thực hiện ném xong thì về cuối hàng đứng.

- Lắng nghe cô

+ Gọi 2 trẻ lên tập mẫu.

- Các con có nhận xét gì về cách ném của các bạn. - Nhận xét cách tập của bạn

- Cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Cô bao quát sửa sai cho trẻ - Thực hiên

* Trò chơi vận động: Đội nào nhanh nhất

+ Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội chơ. Đội màu xanh, đội màu đỏ. Cả 2 đội sẽ phải thi đua ném trúng dích nằm ngang sau đó lên lấy cờ. Các con lưu ý phải ném trúng đích nằm ngang thì chúng mình mới được chạy lên lấy cờ. Còn nếu các con ném không trúng đích các con sẽ phải xuống cuối hàng cho bạn khác thực hiện

+ Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút đội nào mang về được nhiều cờ nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội. Động viên khích lệ trẻ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi.

c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể 1-2 vòng - Đi lại nhẹ nhàng 4. Củng cố

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập bài tập gì? - Trẻ trả lời

- Chơi trò chơi gì? - TC: Đội nào nhanh nhất

5. Kết thúc: - Nhận xét tuyên dương trẻ

(13)

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

………...

Thứ 3 ngày 05 tháng 4 năm 2022 Tên hoạt động: KPXH - Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên

Hoạt động bổ trợ: Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết được một số hiện tượng tự nhiên như: Báo, gió, mưa, sấm sét, nắng, ...

- Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng 2.Kỹ năng:

- Rèn sự nhanh nhẹn cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ. Rèn kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng 3.Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động

II.CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô và trẻ

- Màn hình để trình chiếu hình ảnh, video về gió, nắng, mưa, bão, tuyết...

2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài: « Cho tôi đi làm mưa với » - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát : + Cô và các con vừa hát bài hát gì ?

+ Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng tự nhiên gì ?

+ Ngoài hiện tượng tự nhiên là mưa các con còn biết những loại hiện tượng gì khác ?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên nhé !

3. Hướng dẫn

a.Hoạt động 1:Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên

* Quan sát hiện tượng trời mưa

- Các con cho cô biết đây là hiện tượng gì?

+ Các con có nhận xét gì về hiện tượng trời mưa?

+ Khi trời mưa thì bầu trời sẽ như thế nào?

-Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện cùng cô - Cho tôi đi làm mưa với -Trời mưa

-Trẻ kể -Vâng ạ -Trời mưa -Trẻ nhận xét -Tối đen

(14)

+ Trời mưa to sẽ xuất hiện thêm những hiện tượng gì?

- A ! Khi trời mưa bầu trời sẽ tối vì những đám mây lúc này chuyển sang mầu đen và mưa to sẽ kèm theo các hiện tượng như : Gió, bão, lốc xoáy, sấm sét đấy

+ Gió có tác dụng gì ?

+ Nếu gió to thì dẫn đến hiện tượng gì ?

+ Sấm sét như thế nào ? Có nguy hiểm không ?

-> Gió có tác dụng làm mát cho con người và vạn vật.

Nhưng gió to quá sẽ tạo ra bão lốc xoáy sẽ rất nguy hiểm sẽ thổi tung nhà cửa cây cối. Còn sấm sét cũng rất nguy hiểm đối với con người có thể gây chết người. Khi các con thấy trời mưa có sấm sét các con nhớ không được cầm những vật dụng bằng sắt, tránh xa những thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, dây điện các con nhớ chưa nào ?

+ Mưa có lợi ích gì đối với con người và vạn vật?

+ Mưa to gió lớn và kéo dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người và vạn vật?

- Mưa xuống sẽ làm cho cây cối luôn được tốt tươi. Nhưng nếu như trời mưa to gió, mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và con người như lũ lụt, cây cối bị đổ, gẫy, gây sạt nở đất, mùa màng cây cối hoa màu bị ngập úng.

- Khi mưa trời mưa các con có được chạy ra ngoài trời mưa không ?

-> Cô GD trẻ phải mặc áo mưa khi đi ra ngoài trời mưa

* Quan sát hiện tượng trời mưa - Cô đọc câu đố trời nắng

+ Câu đố này nói đến trời nắng đúng không nào ? + Các con có nhận xét gì về hiện tượng trời nắng ? + Trời nắng bầu trời như thế nào ?

– Mùa nào có nhiều nắng?

– Trời nắng có ích lợi gì?

– Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến điều gì?

(Cô cho trẻ xem video hạn hán do nắng nóng kéo dài gây ra) – Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?

=> Chốt lại: Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần, áo, chăn ,màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như lạc ,vừng, ngô, gạo…. Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng….khi

-Trẻ kể

-Trẻ lắng nghe

-Làm không khí mát mẻ -Bão

- Có ạ

-Trẻ lắng nghe

-Vâng ạ -Tốt tươi ạ -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe

-Không ạ -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Vâng ạ

-Trẻ nhận xét -Cao, trong xanh -Mùa hè

-Trẻ trả lời

-Hạn hán, cây cối chết khô.

- Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe

(15)

ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm.

=> Giáo dục: Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi chung là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã góp phần làm biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng tự nhiên có hại cho con người và môi trường như: Lũ lụt, mưa bão, sạt lở, núi lửa. Vì vậy để làm giảm hậu quả của các hiện tượng tự nhiên tiêu cực trên thì các con phải biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh.

Khi gặp các hiện tượng tiêu cực trên phải bình tĩnh tìm cách tránh nạn bảo vệ an toàn tính mạng của chúng mình.

b. Hoạt động 2: So sánh:

- Cô cho trẻ so sánh giữa hiện tượng trời mưa với hiện tượng trời nắng

- Giống nhau: Đều là các hiện tượng tự nhiên - Khác nhau: + Mưa nhiều gây ra ngập úng, lũ lụt.

+ Nắng nhiều gây ra hạn hán c.. Hoạt động 2: Trò chơi: Thi xem ai nhanh

+ Cách chơi: Cô cho 2 nhóm thi đua đối đáp với nhau, kể tên những vật bay được khi gặp gió

- Gió nhẹ ( trẻ làm hành động người đung đưa, hai tay vẫy nhẹ)

- Gió mạnh (trẻ làm hành động người nghiêng ngả, hai tay vẫy sang trái rồi sang phải).

- Gió bão ( trẻ làm hành động người xoay trái, xoay sang phải)

- Cô cho trẻ chơi 5- 10 phút - Cô nhận xét.

4. Củng cố

- Các con vừa được tìm hiểu về gì?

- Được chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học tuyên dương và cho trẻ ra chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ so sánh -Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

………

………

(16)

Thứ 4 ngày 06 tháng 4 năm 2022 Tên hoạt động: LQVCC: Làm quen chữ cái p, q.

Hoạt động bổ trợ: Thơ: “Quê hương tươi đẹp”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái p, q.

- Trẻ nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa chữ p với chữ q 2. Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng phát âm đúng chữ cái p, q.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Phát triển các giác quan cho trẻ ( nghe, nhìn...), kỹ năng quan sát , ghi nhớ.

- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, vận động nhanh nhẹn, hoạt bát khi tham gia các hoạt động trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ biết phối hợp với nhau trong các trò chơi tập thể.

- Biết tuân thủ các luật chơi.

- Tạo cho trẻ có thói quen học tập, biết giơ tay phát biểu, biết chú ý lắng nghe cô.

- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quê hương đất nước, Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Màn hình chiếu về hình ảnh "Tháp rùa", "Quảng trường" có từ tương ứng.

- Hình ảnh chữ p, q in thường , viết thường trên màn hình cho trẻ nhận biết, phân biệt và so sánh.

- Thẻ từ chữ rời " p", "q"

- Tranh ảnh về quê hương , đất nước , một số danh lam thắng cảnh ....

- Que chỉ, giấy tô ky , hộp quà...

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một trổ đựng ; một thẻ chữ p, một thẻ chữ q.

III. TỔ CHỨC HO T Đ NG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức Giới thiệu khách.

- Cô cho trẻ hát bài" Quê hương tươi đẹp "

2.Giới thiệu bài

Hôm nay cô cho các con làm quen với chữ cái p,q các con chú ý học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

- Trẻ hát

(17)

*Hoạt động 1: Làm quen chữ cái p, q - Chữ p:

Chúng mình cùng hướng lên màn hình xem có điều gì xuất hiện nhé ? ( Tranh Tháp rùa)

- Đây là bức tranh gì nhỉ?

- Dưới bức tranh có từ " Tháp rùa " cả lớp đọc to nào?

- Dưới từ " Tháp Rùa " cô cùng dùng những thẻ chữ rời để ghép được băng từ " Tháp Rùa" đấy chúng mình đọc to nào?

-TC : Tìm chữ cái đã học

- Mời cá nhân trẻ lên tìm chữ cái đã học và mời cả lớp phát âm.

- Cô giới thiệu chữ p trên màn hình. cách phát âm (pờ) . Cô phát âm cho trẻ nghe 3 lần.

- Mời trẻ phát âm dưới nhiều hình thức khác nhau: cả lớp, tổ, nhóm nam, nữ, cá nhân trẻ phát âm.

- Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ P

- Cô hỏi trẻ : Ai có nhận xét gì về đặc điểm của chữ P - Cô hỏi cá nhân trẻ nói về đặc điểm chữ p.

- Cô phân tích trên màn hình: Chữ p gồm có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn ở phía trên bên phải của nét sổ thẳng.

- Cô giới thiệu chữ p in ,viết thường...

- Chữ q:

+ Cô cho trẻ quan sát hình ảnh "Quảng trường".

Cô hỏi: Có bạn nào được đi xuống thăm thanh phố Hưng Yên chưa ?

- Các con có biết đây là bức tranh gì nào?

- Dưới búc tranh có từ " Quảng trường" cả lớp đọc to nào?

- Dưới từ " Quảng trường" cô cùng dùng những thẻ chữ rời để ghép được băng từ " Quảng trường" đấy chúng mình đọc to nào?

-TC : Tìm chữ cái đã học

- Mời cá nhân trẻ lên tìm chữ cái đã học và mời cả lớp phát âm.

- Cô giới thiệu chữ q trên màn hình. cách phát âm (cu) . Cô phát âm cho trẻ nghe 3 lần.

- Mời trẻ phát âm dưới nhiều hình thức khác nhau: cả lớp, tổ, nhóm nam, nữ, cá nhân trẻ phát âm.

- Trẻ trả lời câu hỏi của theo suy nghĩ của trẻ.

- Trẻ trả lời.

- Tháp Rùa

- Trẻ lắng nghe cô đọc và đọc cùng cô.

- Cá nhân trẻ lên tìm chữ đã học và đưa ra cho cả lớp cùng phát âm.

- Trẻ quan sát chữ p và lắng nghe cô phát âm.

- Trẻ phát âm theo yêu cầu của cô.

- Trẻ nói về đặc điểm chữ p.

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích.

- Trẻ qian sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ p in và viết thường.

- Trẻ trả lời.

- Quảng trường

- Trẻ lắng nghe cô đọc và đọc cùng cô.

- Cá nhân trẻ lên tìm chữ

(18)

- Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ q

- Cô hỏi trẻ : Ai có nhận xét gì về đặc điểm của chữ q - Cô hỏi cá nhân trẻ nói về đặc điểm chữ q.

- Cô phân tích trên màn hình: Chữ q gồm có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn ở phía trên bên trái của nét sổ thẳng.

- Cô giới thiệu chữ q in ,viết thường...

2. Hoạt động 2: So sánh chữ p và chữ q:

- Chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau và khác nhau?

+ Cô phân tích:

- Điểm giống nhau: Chữ p và chữ q đều có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn.

- Điểm khác nhau: Chữ p nét sổ thẳng ở phía bên trái, nét cong tròn ở phía bên phải còn chữ q thì ngược lại: nét cong tròn ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải.

+ Cô hỏi trẻ: Chúng mình vừa được tìm hiểu về những chữ cái gì?

3. Hoạt động 3:Trò chơi củng cố

+ Trò chơi 1:" Tìm chữ cái theo hiệu lệnh "

-Luật chơi: Tìm đúng chữ theo hiệu lệnh

-Cách chơi:Cô tặng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi trong có chứa chữ cái đã học, khi cô nói " Tìm nhanh, tìm nhanh", các con hãy tìm nhanh chữ cái theo yêu cầu và giơ lên + Trò chơi 2: "Bánh xe quay":

- Cách chơi: Khi bánh xe quay chỉ đến chữ cái nào thì các phát âm chữ cái đó

+ Trò chơi 3: " Ghép chữ "

- Luật chơi : Ghép đúng chữ p,q

- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội , đội số 1 ghép chữ cái P, đội số 2 ghép chữ cái q xếp thành hai hàng dọc khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất bật qua chướng ngại vật lên ghép nét bất kỳ sau đó chạy về cuối hàng đứng , bạn thứ hai tiếp tục tìm nét để ghép hoàn thành chữ cái với bạn thứ nhất , cứ như vậy cho đến hết trong 3 phút đội nào ghép được nhiều chữ đúng thì đội đó thắng cuộc

- Cô tổ chức cho trẻ chơi (1- 2 lần) 4. Củng cố, giáo dục:

- Các con vừa được làm quen với chữ cái gì?

- Cô giáo dục trẻ về nhà phát âm lại cho ông, bà, bố, mẹ cùng nghe nhé!

5. Kết thúc:

- Chuyển hoạt động khác

đã học và đưa ra cho cả lớp cùng phát âm.

- Trẻ quan sát chữ q và lắng nghe cô phát âm.

- Trẻ nói về đặc điểm chữ q.

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích.

- Trẻ qian sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ p in và viết thường.

-Trẻ thực hiện

-Trẻ thực hiện

- Chữ p,q

(19)

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

……….

………..

………..

Thứ 5 ngày 07 tháng 4 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG :LQVT: Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Quan sát hình ảnh về nước

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết đo dung tích của một vật bằng các dụng cụ đo khác nhau.

- Biết so sánh và diễn đạt kết quả đo.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- 1 thùng đựng nước. 3 chai nước và các dụng cụ đo dung tích nước.

- Thẻ số từ 1-10.

- Mỗi nhóm trẻ có 3 chai nước, khay đựng, bát nhựa to, bé, ca inôc, nắp nhựa.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô mời trẻ cùng xem một đoạn phim về nước - Các con vừa xem gì?

- Con thấy những gì trong đoạn phim?

- Bạn nào còn có ý kiến gì khác nữa?

- Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con phải làm gì?

- Để tiết kiệm nguồn nước sạch chúng ta phải làm như thế nào?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con học bài đo dung tích nhé 3. Hướng dẫn

-Đoạn phim về nước

- Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt

- Các nguồn nước trong môi trường.

- Không vứt rác bừa bãi xuống nước.

- Không xả nước bừa bãi, vặn vòi chặt sau khi sử dụng xong.

(20)

a.Hoạt động 1: Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.

- Trong gia đình các con thường đựng nước bằng gì?

- Trên đây cô có gì?

- Dùng để làm gì?

- Cô muốn các bạn giúp cô đo độ cao của chiếc xô bằng các gang tay của mình.

( Mời lần lượt 3 nhóm lên đo)

- Chúng mình vừa được đo rồi con thấy kết quả đo thế nào?

- Vậy với một độ cao nhất định nhưng đã có các kết quả đo khác nhau vì độ dài gang tay của mỗi bạn là khác nhau.

b. Hoạt động 2: Đo dung tích của một vật bằng các đơn vị đo.

- Hôm nay khai trương cửa hàng bán nước. Cô bán hàng mời các bạn đến thăm quan và giúp cô bán hàng và cô sẽ tặng cho chúng mình một món quà đấy.

Chúng mình cùng đi và xem đó là món quà gì nhé!

- Cô bán hàng đã tặng các nhóm những gì?

- Con thấy 3 chai nước này như thế nào?

+ Cô giải thích: Nước đựng trong chai gọi là dung tích của chai nước.Nước đựng trong bát gọi là dung tích của bát nước.Nước trong cốc gọi là dung tích của cốc nước.

- Cô tặng cho các nhóm các dụng cụ đo nước đó là:

Từ 3 chai nước và các dụng cụ đo khác nhau các nhóm hãy giúp cô bán hàng đong nước và xem điều gì xảy ra từ những chai nước này nhé!

(Các nhóm đong nước, cô bao quát trẻ) Hỏi trẻ:

- Với 3 chai nước giống nhau, có dung tích bằng nhau, nhưng đo được các kết quả đo khác nhau.

+ Để xem có đúng như kết quả đo của các nhóm không.Mời các nhóm cùng quan sát lên xem cô làm thí nghiệm.

( Cô đong, trẻ đếm)

+ Khẳng định lại: Đúng như kết qủa đo của các nhóm.

Với dụng cụ đo có dung tích càng nhỏ thì số lần đo

- Vâng ạ

- Xô, chậu, bể, tét nước...

-1 cái xô - Đựng nước

- Trẻ nói số gang tay đo được.

- Chai nước

- 3 chai nước giống nhau, nước trong chai bằng nhau.

- Các nhóm đong nước

- DT chai nước bằng 4 lần dt cốc nước.

- DT chai nước bằng 3 lần dt bát ăn cơm.

DT chai nước bằng 8 lần dt bát con.

(21)

càng lớn. Với dụng cụ đo có dung tích lớn thì số lần đo càng nhỏ.

c. Hoạt động 3: Luyện tập

- Cô bán hàng gửi cho 3 nhóm những chai nước lọc, rất hấp dẫn bây giờ chúng mình giúp cô đong nước bán hàng nhé!

( 2 nhóm đong và đặt thẻ số) Trẻ nói kết quả đo

Cô kiểm tra kết quả đo của 2 đội.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con học bài gì?

- Giáo dục trẻ chăm chỉ học bài 5. Kết thúc

- Cho trẻ ra sân chơi

- Với bát nhỏ thì đong 8 lần, nhưng với bát to thì đong 3 lần là đầy chai nước.

- Đo dung tích

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

…..

………..

………..

………...

………

…..

………..

………..

………...

………

…..

Thứ 6 ngày 08 tháng 04 năm 2022 Tên hoạt động: Tạo hình: Thiết kế chuông gió ( Ứng dụng steam)

Đối tượng người học: Trẻ 5-6 tuổi

STEAM

Science (Khoa học):

- Lực và tác động lực - Dao động tạo ra âm thanh - Cấu tạo của chuông gió

(22)

- Khoa học tính chất nguyên vật liệu

Technology (Công nghệ):

-Sử dụng và tiếp cận công nghệ: Sử dụng kéo, keo dán, giấy thủ công, hộp nhựa…

- Tạo ra công nghệ: Sử dụng nguyên vật liệu theo khoa học để thiết kế thành công chuông gió.

Engineering (Kỹ thuật): Giải pháp thiết kế, bản vẽ thiết kế và quy trình kỹ thuật thiết kế chuông gió.

Maths (Toán học): Tính toán kích thước, số lượng nguyên vật liệu.

Arts (Nghệ thuật): Thiết kế chuông gió vừa thẩm mỹ, sáng tạo, vừa mang lại niềm vui cho trẻ nhỏ. Khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu tái chế góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Cầu đường có đặc điểm như thế nào?

- Cầu đường được làm bằng những nguyên vật liệu gì?

- Cấu tạo của cầu đường như thế nào?

KIẾN THỨC GIÁO VIÊN CẦN BIẾT

- Các bước để thực hiện và tạo ra một chiếc cầu đường.

- Nguyên vật liệu để tạo ra được một chiếc cầu đường.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cấu tạo của chuông gió.

- Trẻ biết được khi các vật khác nhau khi va chạm vào nhau sẽ tạo ra âm thanh khác nhau.

- Trẻ biết tính chất các nguyên vật liệu như: vỏ sò, thanh tre, giấy, hộp nhựa 2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng cắt, dán, đo….

- Phối hợp các kỹ năng đã học để vẽ bản thiết kế - Phát triển khả năng tư duy tưởng tượng, sáng tạo.

- Có khả năng làm việc nhóm, lắng nghe, thuyết trình, phản biện, bảo vệ chính kiến.

- Biết hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong khi thực hiện.

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô và trẻ:

- Vỏ sò, thanh tre, dây buộc, bìa cát tông, ống hút, hộp nhựa, giấy thủ công…

2. Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong phòng học

III. T CH C HO T Đ NG

3. Thái độ:

- Tích cực, hứng thú tham gia hoạt động

(23)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Thu hút

- Đặt vấn đề: Chuông gió là một vật trang trí thường gặp trong nhiều gia đình, chuông gió thường được đặt treo ở các vị trí đón gió như trước cửa nhà, cửa sổ, trên cành cây ngoài vườn…

Chuông gió không chỉ mang lại những âm thanh thư giãn mà nó còn được coi như một sản phẩm mang lại sự may mắn, bình yên cho ngôi nhà bởi những âm thanh phát ra rất thư giãn và dễ chịu.

Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau thiết kế chuông gió cho chính ngôi nhà của chúng ta bằng các nguyên vật liệu tái chế nhé.

- Đưa ra câu hỏi: Vậy chiếc chuông gió được tạo thành như thế nào? Có những kiểu chuông gió nào? Làm sao để chúng ta thiết kế ra một chiếc chuông gió thật đẹp để treo trong gia đình mình?

Hoạt động 2: Khám phá

*Khám phá các vấn đề khoa học:

-Tìm hiểu âm thanh phát ra từ đâu:

+ Theo các con làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra âm thanh?

+ Âm thanh phát ra từ đâu?

+Tổ chức thí nghiệm dùng 1 cốc thủy tinh đựng 2/3 lượng nước bên trong, dùng thìa inox gõ nhẹ vào thành cốc, sau đó lắng nghe âm thanh và quan sát mặt nước bên trong

→ Cô giải thích: Chúng ta thấy khi gõ chiếc thìa vào thành cốc thì mặt nước bên trong cốc rung lên, có sự dao động và âm thanh từ thành cốc phát ra, từ đó chứng tỏ âm thanh phát ra khi có sự va động giữa các vật với nhau.

+ Củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh thử nghiệm đặt bàn tay lên cổ là

Nói "A" → Chúng ta thấy tay ta cảm nhận được cổ rung, vậy âm

- Trẻ lắng nghe

- Trả lời

- Khám phá chuông gió

(24)

thanh phát ra được từ miệng ta là do có sự dao động.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chuông gió:

+ Theo các con khi nào thì chiếc chuông gió sẽ tạo ra âm thanh?

=> Cô ( Hoặc trẻ) giải thích: Khi gió thổi hoặc chạm tay vào các vật treo trên chuông, các vật sẽ va đập vào nhau sẽ tạo ra âm thanh ( Có thể = thực hành trực tiếp hoặc qua video nghe âm thanh tiếng chuông gió)

- Tìm hiểu cấu tạo của chuông gió:

+ Chiếc chuông gió được tạo lên gồm có các phần nào?

=> Cô ( Hoặc trẻ) giải thích bằng lời hoặc cho trẻ xem hình ảnh, video để trẻ biết: Chuông gió được tạo lên bởi phần dây buộc; phần thân chuông; phần treo các vật ( các dây chuông)

* Khám phá về nguyên vật liệu:

- Gợi ý cho trẻ tự phân chia thành các nhóm (Mỗi nhóm 4-5 trẻ) Các nhóm tự thảo luận chọn ra 1 người làm nhóm trưởng.

- Cho các nhóm khám phá về các nguyên vật liệu như: Vỏ sò, thanh tre, dây buộc, ống hút, hộp nhựa, giấy thủ công… và chỉ ra các tính chất của nguyên vật liệu khi sử dụng ( Quan tâm đến tính chất tạo ra âm thanh của các nguyên vật liệu)

+ Gợi ý cho trẻ khám phá nguyên vật liệu bằng các cách khác nhau: Có thể sử dụng các giác quan, sử dụng các dụng cụ khác để tìm hiểu (VD: Vỏ sò cho lên tai để nghe, dùng thìa để gõ hoặc gõ 2 vỏ sò vào nhau…, dùng tay để bẻ….)

Hoạt động 3: Giải thích

* Trẻ giải thích, trình bày kết quả khám phá về nguyên vật liệu.

- Các con đã khám phá ra những nguyên vật liệu nào có thể sử dụng để làm chuông gió? Vì sao?

+ Cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả khám phá của nhóm

- Phám phá về nguyên vật liệu

(25)

mình: Trẻ giải thích về những nguyên vật liệu mà trẻ đã khám phá? Nêu nguyên vật liệu có thể dùng làm chuông gió? Vì sao lại chọn nguyên vật liệu đó?

VD: Con thấy được vỏ sò thì cứngvì dùng tay không bẻ được, áp vào tai thấy có nghe thấy âm thanh phát ra, có thể tạo ra âm thanh nếu dùng thìa hoặc vật khác gõ vào. Vì vậy vỏ sò có thể dùng để làm dây chuông. Con thấy hộp nhựa cứng, khó bị bóp méo có thể dụng làm thân chuông gió để treo các dây chuông xung quanh, con thấy dây len mềm, kéo ra khó bị đứt vì vậy có thể dùng làm dây buộc chuông….

* Giáo viên tổng kết lại kiến thức về nguyên lý hoạt động của chiếc chuông gió và cách tạo ra âm thanh từ các vật, cách làm chuông gió (Để làm thành chiếc chuông gió các con có thể sử dụng các dây len để làm dây buộc, dùng hộp nhựa, bìa cứng…

làm thân chuông, dùng các vật tạo ra âm thanh như vỏ sò, thanh tre, gỗ, vỏ bia…)

Hoạt động 4: Mở rộng

- Liên hệ thực tiễn: Con biết các kiểu chuông gió nào? Làm từ nguyên vật liệu gì?

- Áp dụng cụ thể: Với cácnguyên vật liệu chúng ta vừa khám phá có thể sử dụng chúng để tạo ra các đồ vật gì mà các con biết?

- Khắc sâu kiến thức cho trẻ.

Hoạt động 5: Quy trình thiết kế 1- Đặt vấn đề.

-Đưa ra vấn đề cần giải quyết “Thiết kế chuông gió”.

- Nêu ra những tiêu chí về chiếc chuông gió cần tạo ra: Chuông gió phải tạo ra được âm thanh khi có gió thổi. Có độ ổn định và

(26)

an toàn khi treo, có độ bền nhất định, có độ thẩm mỹ cao.

2- Lên phương án thiết kế sản phẩm, đề xuất giải pháp khả thi -Cho các nhóm về thảo luận để đưa ra ý tưởng. Cô gợi ý cho trẻ trao đổi về các nội dung:

+ Các con hãy cùng trao đổi xem sẽ thiết kế ra chiếc chuông gió có như thế nào? Gồm các phần nào? Kích thước của chuông gió như thế nào? (Làm chiếc chuông gió to hay nhỏ). Các con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để làm chuông gió? Các con sẽ làm chuông gió như thế nào để khi treo lên có gió thổi sẽ phát ra âm thanh? Và khi treo lên sẽ an toàn?

-GV Tổng hợp lại các giải pháp.

3- Đánh giá các giải pháp, lựa chọn giải pháp tốt nhất

-Các nhóm lên trình bày giải pháp. Cô gợi ý cho trẻ trình bày về các nội dung mà cô đã gợi ý trong phần đề xuất giải pháp.

+ Cô và các nhóm sẽ đánh giá các giải pháp của từng nhóm đưa ra dựa trên các tiêu chí đưa ra về việc thiết kế chiếc chuông gió.

Giải thích cho trẻ hiểu giải pháp nào là tốt, giải pháp nào là chưa tối ưu (Có thể giải thích bằng lời bằng thí nghiệm mô phỏng….) để trẻ hiểu nên chọn giải pháp nào để thực hiện.

-GV tổng hợp lại những giải pháp tối ưu để thiết kế chuông gió ( Có thể cô đưa ra thêm một vài gợi ý về giải pháp mà trẻ chưa nêu ra được )

4- Thiết kế sản phẩm.

-Các nhóm bắt đầu thực hiện việc chế tạo ra chiếc chuông gió bằng giải pháp mà nhóm tự chọn.

- Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các thành viên:

+ Phân công vẽ bản thiết kế về chiếc chuông gió.

+ Phân công tìm nguyên vật liệu, công cụ cần thiết.

- Trẻ nêu ý tưởng

-Về nhóm và nêu ý tưởng

(27)

+ Phân công chế tạo chuông gió.

- Giáo viên quan sát và hỗ trợ tư vấn cho trẻ cách thức thiết kế hoàn thành sản phẩm chiếc chuông gió.

5- Thử nghiệm/Đánh giá/Cải tiến mô hình - Tiến hành kiểm tra sản phẩm mà trẻ tạo thành.

+ Treo chuông gió xem có an toàn không.

+ Dùng quạt hoặc thổi xem có tạo ra âm thanh không.

6- Chia sẻ

- Mời lần lượt các nhóm cử người lên thuyết trình giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. Cô gợi ý các nội dung thuyết trình cho trẻ bằng câu hỏi:

+ Nhóm con đã tạo thành chiếc chuông gió như thế nào? Nhóm đã phân công công việc cho nhau như thế nào? Nhóm con có gặp khó khăn gì trong quá trình làm chiếc chuông gió không?

Con có thích sản phẩm của nhóm con không? Có phần nào trong sản phẩm của nhóm con mà con thấy chưa được cần phải thay đổi làm khác đi không? Các con học được điều gì? Các con chia sẻ cảm xúc của mình khi tham gia hoạt động?

- Giáo viên và trẻ nhận xét, đóng góp ý kiến cho các sản phẩm.

Hoạt động 6: Đánh giá

- Cho trẻ tự nhận xét, đánh giá (Con thấy con đã tham gia hoạt động cùng các bạn như thế nào? Con đã làm những công việc gì trong nhóm….)

- Các nhóm đánh giá, nhận xét nhau.

- Giáo viên nhận xét chung cả lớp ( Quan tâm trò chuyện đến những trẻ còn yếu, giúp trẻ có thể tham gia vào hoạt động lần sau tốt hơn)

- Kết thúc buổi học và giới thiệu, mở rộng, chuyển chủ đề tiếp

-Trẻ vẽ thiết kế - Trẻ thực hiện

- Trẻ thử nghiệm

- Trẻ trình bày và nghe ý kiến nhận xét

- Trẻ tự nhận xét sp

(28)

theo: Ngoài các kiểu chuông gió mà hôm nay các nhóm đã thiết kế, theo các con chúng ta còn có thể tạo ra chiếc chuông gió như thế nào nữa? (Gợi ý cho trẻ tạo chuông gió tầng, chuông gió hình con vật….)

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giáo dục trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi hoạt động ngài trời - Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi.. - Quản lý, bao quát