• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 07/09/2018

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 10 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 1: Vẽ trang trí

Tiết 1: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT

I. Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt - Kĩ năng: Tập tạo ra ba độ đậm nhạt : đậm, đậm vừa, nhạt bằng màu hoặc bằng bút chì (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí và bài vẽ tranh.

- Thái độ: HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II. Chuẩn bị

1.

Giáo viên

:

- Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.

- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt - Phấn màu 2. Học sinh: - Vở tập vẽ , bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: Sách VTV, bút chì, màu vẽ.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV: Giới thiệu cho học sinh một số bài vẽ có ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt.

? Theo em đâu là sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt ? - 2HS nhận xét.

- GV: Để hiểu rõ về ba độ đậm nhạt hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 1: Vẽ đậm, vẽ nhạt.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p) - Yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3/VTV2 trang 4.

? Tìm màu đậm, đậm vừa, nhạt ở các hình tròn (hình1)?

? So sánh độ đậm, nhạt của các màu trong hình vuông trang trí (hình 2)?

? So sánh độ đậm, nhạt của các màu trong hình chữ nhật trang trí (hình 2)?

- GVKL: Màu sắc có rất nhiều độ đậm, nhạt

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Màu đậm: Đen, xanh lam.

- Màu đậm vừa: Xám, tím, cam.

- Màu nhạt: Ghi, tím nhạt, vàng.

- Màu nền đậm: màu đen.

- Màu nhạt: màu trắng.

- Màu đậm vừa tím.

- Màu đậm: nâu, xanh lam.

- Màu đậm vừa: hồng, đỏ, xanh lục.

- Màu nhạt: vàng, xanh non.

- HS lắng nghe.

(2)

khác nhau. Nhưng có 3 sắc độ chính Đậm, đậm vừa, độ nhạt. Ngoài 3 độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhờ có ba độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh động hơn.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt (7p) - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 3 bông hoa trang 5.

? Em thấy trong bài có hình ảnh gì?

? Theo em vẽ màu vào ba bông hoa có màu đâm, nhạt như thế nào?

- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ màu.

+ Vẽ các màu khác nhau vào ba bông hoa, như: màu vàng, đỏ, tím,...

+ Vẽ lá: Xanh non, xanh lục, xanh lam,...

+ Chọn màu nền: Hoa ,lá màu sáng thì vẽ màu nền đậm hoặc hoa, lá màu đậm thì vẽ màu nền nhạt.

Lưu ý: Khi vẽ các em vẽ viền trước, bên trong sau để màu không ra ngoài hình vẽ, vẽ đều và kín màu không để bài có chỗ hở trắng.

- GV:Cho Hs xem một số bài vẽ của Hs năm trước.

3.Hoạt động 3: Thực hành (17p) a, Vẽ màu vào hình bông hoa.

- Tập tạo ra ba độ đậm nhạt : đậm, đậm vừa, nhạt bằng màu hoặc bằng bút chì.

- Vẽ các màu khác nhau vào ba bông hoa, lá, nền.

b, Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông.

- Tìm vị trí vẽ ba cánh hao còn thiếu.

- Vẽ 2 hình lá vào 2 nửa vòng tròn ở 2 góc.

- Vẽ màu vào các họa tiết và nền

- GV quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài ngay trên lớp.

4.Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá (4p) - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành trưng bày trên bảng yêu cầu học sinh nhận xét:

? Bài vẽ màu hay chì?

? Có đủ 3 sắc độ đậm, đậmvừa, nhạt chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS quan sát.

- 3 bông hoa giống nhau.

- 2HS nêu cách vẽ.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV2, trang 5,6.

- HS quan sát và nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Hs chú ý nghe.

(3)

- GV: Nhận xét chung, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến xây dung bài.

* Dặn dò

- Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách,báo và tìm ra độ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau

- Sưu tầm tranh thiếu nhi.

- Xem trước bài 2: Xem tranh thiếu nhi

- HS nghe dặn dò.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 07 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 10 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 1: Vẽ trang trí

Tiết 1: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím.

- Kĩ năng: Tập pha các màu da cam, xanh lá cây, tím (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Pha đúng màu da cam, xanh lục, tím.

- Thái độ: HS yêu thích màu và ham thích vẽ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Hộp màu, bảng các màu cơ bản, màu nước hoặc màu bột 2. Học sinh: - Giấy vẽ, vở thực hành

- Màu nước, sáp màu, bút dạ, bút lông...

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: Sách GK, VTV, bút chì, màu vẽ.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

GV vẽ một hình tròn nhỏ trên một tờ giấy, vẽ màu vàng sau đó chồng màu đỏ lên.

- Màu hình tròn trên tờ giấy còn là màu vàng không? Vì sao?

- GV: Có nhiều màu sắc khác nhau, Làm thế nào để biết tên các màu và cách pha để ra ra các màu thì hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 1: Màu sắc và cách pha màu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (6p)

* Màu cơ bản

- Quan sát H1/SGK trang 3

? Nêu tên ba màu cơ bản?

- GV cho HS quan sát cụ thể ba màu: Đỏ, vàng,

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

- Đỏ, vàng, lam.

(4)

lam.

* Cách pha màu: Da cam, lục, tím.

? Em hãy quan sát H2/SGK trang 3, nêu cách pha màu da cam, xanh lục, tím từ ba màu cơ bản?

*Các cặp màu bổ túc

- Em hãy quan sát H3/SGK trang 4, kể tên các cặp màu bổ túc- Vì sao gọi là màu bổ túc- Tác dụng của các màu này?

- GVKL: Các màu pha được từ hai màu cơ bản đạt cạnh sẽ tạo thành các cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên thêm rực rỡ.

* Màu nóng

- Em hãy quan sát H4/SGK trang 4, nêu tên các màu nóng? Tại sao gọi là màu nóng?

- GV: Màu nóng là những màu đỏ đậm, đỏ, đỏ cam, da cam, vàng cam, vàng. Vì nó gây cảm giác ấm, nóng.

* Màu lạnh

- Em hãy quan sát H5- SGK trang 4, Kể tên các màu lạnh? Tại sao gọi là màu lạnh?

- GV: Các màu tím, chàm, xanh lam, xanh đậm, xanh lục, xanh lá mạ được gọi là màu lạnh vì nó gây cảm giác mát, lạnh.

- Kể tên một số đồ vật, cây, hoa, quả? Cho biết chúng có màu gì? Là màu nóng hay màu lạnh?

2. Hoạt động 2: Cách pha màu (6p)

- Em hãy đọc phần 2 cách pha màu trong SGK trang 5.

- Cách pha màu bằng Bột màu?

- Cách pha màu bằng Màu nước?

- Cách pha màu bằng Chì màu, sáp màu?

- GV vừa nhắc lại cách pha màu và thực hành cho HS quan sát.

* Cách pha màu bột: Dùng nước sạch và keo trộn các màu bột với nhau tạo màu mới. Tùy lượng màu pha trộn sẽ ra các màu sắc khác nhau.

* Cách pha màu nước: Dùng nước sạch pha trộn các màu với nhau sẽ được màu mới. Chú ý khi pha cho lượng nước và màu vừa phải.

* Sáp màu và chì màu: Có thể vẽ chồng các

- Đỏ - Vàng -> Da cam.

- Đỏ - Lam -> Tím.

- Lam - Vàng -> Xanh lá cây.

- Đỏ - Xanh lục - Vàng - Tím - Lam – Da cam - HS lắng nghe.

- Đỏ đậm, đỏ, đỏ cam, da cam, Vàng cam, vàng.

- HS lắng nghe.

- Tím, Chàm, Xanh lam, Xanh đậm, Xanh lục, Xanh lá mạ.

- HS lắng nghe.

- 3HS nêu.

- HS đọc SGK.

- HS theo dõi GV pha màu.

(5)

màu lên nhau để tạo màu khác.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập pha ba màu: da cam, lục, tím.

- GV bao quát lớp và hướng dẫn trực tiếp để HS biết sử dụng chất liệu và cách pha màu: Tùy theo lượng màu ít hay nhiều của hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba đậm hay nhạt

- GV yêu cầu HS chép lại bảng màu nóng, lạnh từ hình 1 trang 4 vào VTV trang 5.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV gọi khoảng 3 HS lên bảng.

? Giới thiệu bài vẽ của em cho cho cô và các bạn?

? Mức độ hài lòng của em về bài vẽ của mình?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ tốt để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn chậm cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò:

- Làm bài tập trong VTV trang 6.

- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để giờ sau vẽ bài.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì, màu, tẩy.

- HS pha màu trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình.

- HS chép lại bảng màu nóng, lạnh từ hình 1 trang 4 vào VTV trang 5.

- 3HS lên bảng giới thiệu bài vẽ của mình.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe dặn dò.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 7 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 5B ngày 10 tháng 9 năm 2018

5A ngày 12 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 1: Thường thức mĩ thuật

Tiết 1: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- Kĩ năng: HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh (điều chỉnh).

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

2. Mục tiêu riêng:

(6)

* Em Thùy lớp 5B.

- Dạtđược các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Quan sát và nêu được một số hình ảnh trong tranh.

- Tập vẽ hình ảnh lớp học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ

- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (7p) - 1 HS đọc mục 1 trong SGK trang 3.

- GV cho hs xem ảnh chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân và đặt câu hỏi.

- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm nào - Ở đâu- Ông mất năm nào-

- Ông tốt nghiệp trường gì-

- Ngoài sáng tác ông còn làm việc gì-

- Ông sáng nhiều nhất vào giai đoạn nào-

- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mà em biết-

- Cả lớp lắng nghe.

- HS chú ý quan sát, chuẩn bị trả lời.

- Sinh năm 1906 tại Hà Nội, quê ở làng Xuân Cầu - Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên, mất năm 1954.

- Tốt nghiệp Trường CĐ Mĩ thuật Đông Dương năm 1931.

- Hiệu trưởng đầu tiên của Trường mĩ thuật kháng chiến mở ở Việt Bắc.

- Năm 1939 -1944.

- Thiếu nữ bên hoa huệ , Nghỉ chân bên đồi.

- Em

Thùy5B ngồi đọc bài tại chỗ.

- Em Mạnh 5A nghe bạn đọc.

(7)

- GVKL: Họa sĩ Tô Ngọc vân sinh 1906 tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường CĐ Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường mĩ thuật kháng chiến mở ở Việt Bắc. Năm 1939 - 1944 là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông. Năm 1954 họa sĩ đã hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Tô Ngọc Vân là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên tiếp thu nghệ thuật phương Tây một cách sáng tạo và biết kế thừa những giá trị của nghệ thuật truền thống. Ông để lại nhiều tác có giá trị nghệ thuật cao trong đó có tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Năm 1969 ông đã được Nhà nư- ớc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

2.Hoạt động 2: Xem tranh (20p) - GV cho HS quan sát tranh trong VTV trang 4 và trả lời các câu hỏi.

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Hình ảnh thiếu nữ được họa sĩ vẽ như thế nào?

? Em có nhận xét gì về bố cục của bức tranh?

? Nhận xét về màu sắc trong bức tranh ?

? Hình ảnh thiếu nữ và hoa huệ có

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hoải vào VBT trang 4.

- Thiếu nữ, bình hoa huệ.

- Thiếu nữ trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.

- Có bố cục chặt chẽ.

- Màu trắng chiếm phần lớn, màu xanh, màu hồng tạo nên hòa sắc nhẹ nhàng.

.

- Em

Thùy5B ngồi tại chỗ thảo luận cùng các bạn trong nhóm.

- Em Mạnh 5A nhắc lại câu trả lời.

(8)

gì liên quan đến nhau?

- GVKL: Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" tranh vẽ một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi nghiêng đầu bên bình hoa huệ, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa trông rất duyên dáng và mang nét đẹp dịu dàng của người co gái Hà Nội thời trước. Tranh vẽ bằng sơn dầu, có bố cục chặt chẽ, đường nét uyển chuyển, các mảng sáng tối đơn giản và tinh tế.

Màu sắc chiếm phần lớn trong tranh là màu trắng, màu xanh, màu hồng tạo nên hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật hiện đại Việt Nam.

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (5p)

- Nêu cảm nghĩ của mình khi xem xong bức tranh?

- GV nhận xét chung lớp học, tuyên dương nhóm HS tích cực, nhắc nhở HS có ý thức chưa tốt.

* Dặn dò:

- Về nhà sưu tầm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- Vẽ tranh đề tài tự do vào VTV trang 5.

- Chuẩn bị bài 2: Màu sắc trong trang trí

- Mang đầy đủ: VTV, SGK,bút chì, màu vẽ, thước kẻ.

- Thiếu nữ duyên dáng, màu sắc trong tranh nhẹ nhàng, ánh sáng lan toả trên toàn bộ bức tranh làm bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết, hoa huệ trắng tinh khiết -> thể hiện hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò - Làm bài tập.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ nêu cảm nhận khi xem tranh.

Khối 3

(9)

Ngày soạn: Ngày 9 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 3A: ngày 12 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài1: Thường thức mĩ thuật

Tiết 1: XEM TRANH THIẾU NHI (đề tài Môi trường)

( Lồng ghép GDBVMT) I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS tiếp xúc làm quen với tranh của thiếu nhi,của hoạ sĩ về đề tài này.

- Kĩ năng: Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh (điều chỉnh).

- HS khá, giỏi: Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường (GDBVMT)

* GDBVMT: Biết cách và có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh TN về đề tài môi trường và đề tài khác.

- Tranh của hoạ sĩ có cùng đề tài.

2. Học sinh: - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài môi trường.

- Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: VTV, bút chì, màu vẽ.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV: Giới thiệu một số tranh đề tài trường học và tranh bảo vệ môi trường trong cuộc sống .

? Tranh vẽ về đề tài gì?

- Tranh vẽ về đề tài: Vệ sinh môi trường.

? Các tranh trên vẽ những hoạt động gì ? - Trồng cây, chăm sóc cây,bảo vệ rừng...

- GV: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động 1: Xem tranh (25p)

-Yêu cầu HS quan sát tranh “Chăm sóc cây xanh” tranh bút dạ của bạn Nguyễn Ngọc Bình HS lớp 3.

? Tranh vẽ nội dung gì?

- HS quan sát tranh.

- Tranh vẽ những bạn đang chăm sóc, tưới cây.

- Hình ảnh chính là các bạn đang tưới

(10)

? Nêu hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh?

? Hình dáng và động tác các hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu?

? Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?

- GV yêu cầu HS xem tranh “Vệ sinh đường phố”, :Dọn vệ sinh”, “Ô

nhiễm”, Tiếng kêu” trong VTV trang 4

? Tranh vẽ nội dung gì?

? Những hình ảnh nào thể hiện rõ nội dung?

? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?

? Các hình ảnh phụ và khung cảnh xung quanh có tác dụng gì?

? Cách sắp xếp các hình ảnh ở từng bức trang như thế nào?

? Màu sắc của từng bức tranh ra sao?

? Em thích bức tranh nào? Vì sao?

- GVKL: Các em vừa được xem hai bức tranh vẽ về đề tài môi trường của các bạn. Trong tranh các bạn thể hiện rõ nội dung, hình ảnh của tranh, bố cục chặt chẽ, màu hài hòa.

* GDBVMT: Là một người học sinh các em cần phải làm gì để cho môi trường ngày càng trong lành, sạch đẹp hơn?

- GV: Là học sinh các em phải luôn giữ vệ sinh không những ở trường, lớp, mà cả ở nhà và nơi công cộng.

2. Nhận xét đánh giá (3p)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung tranh.

* Dặn dò:

- Chuẩn bị bài 2: Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.

- Mang đầy đủ: VTV, bút chì, màu vẽ, thước kẻ.

cây, hình ảnh phụ cây.

- Hình dáng sinh động được thay đổi liên tục.

- Màu xanh.

- Hs quan sát, trả lời.

- Đề tài môi trường - Người dọn vệ sinh.

- Cây cối, con đường, sân,...

- Làm rõ nội dung và tranh sinh động hơn.

- Cân đối.

- Phù hợp với nội dung tranh.

- HS nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Luôn giữ vệ sinh trường, lớp, không vứt rác bừa bãi ra sân trường lớp học, chăm sóc cây, vườn hoa…

- HS chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

Khối 1

(11)

Ngày soạn: Ngày 9 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 1A,1B ngày 12 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 1: Thường thức mĩ thuật

Tiết 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS tiếp xúc,làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Kĩ năng: Làm quen, tiếp xúc với tranh của thiếu nhi (điều chỉnh).

- Thái độ: Thêm yêu thích các bức tranh cuả thiếu nhi.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên...)

2. Học sinh: - Vở tập vẽ, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS: VTV, bút chì, màu vẽ.

3. Bài mới.

- GV giới thiệu bài (2p)

? Em hãy kể lại những trò chơi ngày hè mà em đã tham gia cùng các bạn?

- 2 HS kể.

- GV: Tập bơi vào ngày hè cũng là một trong những hoạt động bổ ích đối với các em. Vậy trong hoạt động đó được vẽ vào tranh như thế nào? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi ( 6p)

- GV cho HS xem một số tranh vui chơi.

- Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ tranh.

- Cảnh vui chơi ỏ sân trường: Nhảy dây, múa hát, kéo co...

- Vui chơi ngày hè: Tắm biển, thả diều, tham quan du lịch...

- Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

(12)

xem tranh của các bạn.

2. Hoạt động 2: Xem tranh ( 20p)

- GV cho HS xem tranh trong VTV trang 4,5.

? Tranh vẽ những gì?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích bức tranh đó?

* Tranh Cô giáo em (tranh bút dạ của học sinh)

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Những người trong tranh đang làm gì?

? Em kể tên những màu sắc có trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính (làm rõ nội dung bức tranh), hình ảnh nào là phụ(hỗ trợ làm rõ nội dung chính)?

? Các hình ảnh trong tranh tranh diễn ra ở đâu?

? Màu nào được vẽ nhiều hơn?

- GV cho HS quan sát tranh “Biển quê em”,

“Chăn trâu” , “Đôi bạn”

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Những người trong tranh đang làm gì?

? Em kể tên những màu sắc có trong tranh?

? Các tranh trên, em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích bức tranh đó?

- GVKL : Muốn thưởng thức được các hay, cái đẹp của tranh thì các em cần trả lời được các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về bức tranh.

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (5p) - Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học. khen ngợi, động viên, khích lệ các em trả lời đúng, động viên các em trả lời chưa đúng.

* Dặn dò:

- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.

- Chuẩn bị bài 2: Vẽ nét thẳng, chuẩn bị đầy đủ VTV, bút chì, màu vẽ.

- HS quan sát tranh.

- Cô gáo em, biển quê em, chăn trâu, đôi bạn.

- 3 HS nêu.

- Cô giáo và các bạn học sinh - Đang ở sân trường

- Xanh, đỏ, tím, vàng.

Cô giáo và học sinh là hình ảnh chính, cây cối, lớp là hình ảnh phụ - Sân trường.

- Màu xanh,

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

TUẦN 2

(13)

Khối 2

Ngày soạn : Ngày 14/09/2018

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 17 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 2: Thường thức mĩ thuật

Tiết 2: XEM TRANH THIẾU NHI

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

- Kĩ năng: Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.

- HS năng khiếu: Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.

- Thái độ: Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.

* Dạy ứng dụng phòng học thông minh- Hoạt động 1: Xem tranh (Quảng bá hình ảnh).

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Tranh in trong Vở Tập vẽ 2 (nếu có).

- Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 2.

III. Hoạt động dạy -học 1. Tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Con hãy cho cô biết có mấy độ đậm, nhạt ? - HS: Có 3 độ: Đậm, đậm vừa, độ nhạt.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Bài mới.

- Giới thiệu bài: (2p)

GV giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi việt Nam.

- Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Xem tranh (27p)

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong VTV 2, trang 7.

* Tranh “Mẹ và em bé”( tranh của Hồ Thị Thắm).

? Tranh vẽ về nội dung gì?

? Có những hình ảnh nào trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Em có nhận xét gì về màu sắc trong mỗi bức tranh?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Mẹ và em bé.

- Mẹ, em bé, tường nhà.

- mẹ bế em bé là hình ảnh chính, tường nhà là hình ảnh phụ.

- Cân đối, chặt chẽ.

- Tươi sáng.

(14)

? Em thích hình ảnh nào? Màu sắc nào?

* GV cho HS quan sát tranh “ Chúng em đi chơi công viên” (tranh Của Vũ Văn An – 7 tuổi).

- Tranh “ Hai bạn Han –Sen và Gơ re ten

” (tranh Của Vũ Văn An – 7 tuổi).

- GV phát phiếu cho HS thảo luận nhóm đôi theo, thừi gian 7 phút.

? Tranh vẽ về nội dung gì?

? Có những hình ảnh nào trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Em có nhận xét gì về màu sắc trong mỗi bức tranh?

? Em thích hình ảnh nào? Màu sắc nào?

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu 5 nhóm đứng dạy báo cáo kết quả.

- GVKL: Các em vừa được xem ba bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới. Đây là những bức tranh đẹp vẽ và ca ngợi về tình cảm của mẹ con và bạn bè.

2. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá (3p) - Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số HS có phát biểu ý kiến xây dựng bài, động viên những HS trả lời chưa tốt.

*Dặn dò:

- Về nhà tập nhận xét về nội dung, cách vẽ các bức tranh.

- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì,màu vẽ, lá cây.

- Tự nêu.

- Quan sát tranh

- Thảo luận nhóm đôi.

- 5 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Lắng nghe.

- HS chú ý nghe.

- Nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày14 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 17 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 2: Vẽ theo mẫu Tiết 2: VẼ HOA, LÁ

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS nhận biết đượchình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.

(15)

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Thái độ: HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:- SGK, SGV, Một số tranh ảnh hoa lá có màu sắc đẹp.

- Một số hoa, lá thật

- Tranh hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của HS.

2. Học sinh: - Mẫu hoa, lá thật, SGK, Vở tập vẽ...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Nêu cách pha màu: da cam, xanh lá cây, tím - 2HS trả lời.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hoa, lá. Em hãy kể tên một số loại hoa lá mà em biết?

- 2 HS kể.

- GV Mỗi loại có hình dáng và màu sắc khác nhau. Cách vẽ một bông hoa hay một chiếc lá như thế nào hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ hoa, lá.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p) - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về hoa và lá thật.

? Em hãy nêu tên của bông hoa, chiếc lá?

? Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá?

? Màu sắc của mỗi loại hoa, lá?

? Nêu sự khác nhau về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá mà em biết?

- GV cho HS xem ảnh và bài vẽ hoa, lá ?

? Ảnh chụp và bài vẽ khác nhau như thế nào?

? Nhận xét vầ cách sắp xếp, hình vẽ và màu sắc các bông hoa, chiếc lá trong bài vẽ?

? Bài vẽ hoa, lá có đẹp không?

- GV: Trong thiên nhiên có rất nhiều loại

- HS quan sát và trả lời câu hỏi - Hoa hồng, cúc, đồng tiền...

- Lá sắn, khoai, tía tô...

- Hoa hồng đỏ,cúc vàng...

- Lá màu xanh, tía tô màu tím...

- 3 HS nhận xét.

- HS quan sát.

- Ảnh: được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết.

- Tranh: vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào hoa, lá.

- Sắp xếp cân đối, hình vẽ giống mẫu, màu sắc hài hòa.

- Đẹp.

- HS lắng nghe.

(16)

hoa, lá. Mỗi loại có hình dáng và màu sắc khác nhau.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá (7p)

- HS quan sát H 2,3 SGK/7, em hãy thảo luận nhóm đôi nêu cách vẽ một bông hoa, một chiếc lá.

- Yêu cầu 2 nhóm trình bày.

- Yêu cầu HS quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ.

- GV vẽ mẫu lên bảng.

+ B1: Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.

+ B2: Vẽ khung hình chung của hoa và lá cân đối giữa tờ giấy.

+ B3: Vẽ phác hình bằng nét thẳng mờ.

+ B4: Sửa hình hoàn chỉnh hình vẽ.

+ B5: Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- Yêu cầu HS vẽ một bông hoa, một chiếc lá đã chuẩn bị.

- GV đến từng bàn quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm cho HS.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét

- Cách sắp sếp hình trong tờ giấy?

- Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu?

* Như các em thấy trong cuộc sống có rất nhiều loại hoa và lá mỗi loại đều có vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc. Em sẽ làm gì đối với hoa, lá trong thiên nhiên?

- GV nhận xét chung, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.

*Dặn dò:

- Quan sát các con vật và tranh, ảnh các con vật.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì, màu, tẩy.

- Quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ.

- 2 nhóm đứng dạy trả lời.

- HS quan sát

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS làm bài vào VTV, trang 8

- HS trưng bày bài.

- HS nhận xét theo cảm tiêu chí GV đưa ra.

- Chăm sóc cho cây, hoa như tưới nước, bón phân. Bảo vệ cây.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe dặn dò.

(17)

Khối 5 - Tuần 2,3

Ngày soạn: Ngày 08 tháng 9 năm 2017

Ngày giảng: 5B: Ngày 17, 24 tháng 9 năm 2018 5A: Ngày 19, 26 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ (2 tiết) Bài 2: Màu sắc trong trang trí

Bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường I. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

- Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết sử dụng lá cây để tạo các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả…

- Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

* Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 5B.

- Đạt được các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Nêu tên được một số loại lá.

- Quan sát và nhắc lại được một số câu trả lời.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

- Phương pháp: Vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

III. Đồ dùng và phương tiện

* GV chuẩn bị:

- Sách giáo khoa Mĩ thuật 5.

- Lá cây (lá rụng, lá khô), giấy vẽ, màu vẽ, băng dính hai mặt, keo dán.

- Sản phẩm sáng tạo từ lá cây.

- Hình minh họa các sản phẩm từ lá cây.

* Học sinh chuẩn bị:

- Sách giáo khoa Mĩ thuật 5.

- Lá cây (lá rụng, lá khô), giấy vẽ, màu vẽ, băng dính hai mặt, keo dán.

IV. Các hoạt động dạy - học

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng/Phương tiện/sản phẩm của HS Hoạt động 1 (Tiết 1)

Bài 2: Màu sắc trong trang trí

Mục tiêu Kết quả

- Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết sử dụng lá cây để tạo

- Kiến thức: Biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết sử dụng lá cây để tạo

(18)

các sản phẩm như đồ chơi, con vật, quả.

- Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

các sản phẩm như đồ chơi, con vật, quả.

- Thái độ: biết giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

*Khởi động

1. Tìm hiểu

GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tạo hình cho những chiếc lá”

* Cách chơi: GV vẽ lên bảng một số chiếc lá có hình dáng khác nhau. Yêu cầu HS tưởng tượng và vẽ thêm nét vào chiếc lá vẽ trên bảng để tạo thành những hình ảnh mới theo trí tưởng tượng.

- GV: Từ những chiếc lá có hình dáng khác nhau các em sẽ tạo ra được rất nhiều sản phẩm đẹp theo ý thích. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu chủ đề 4: Sáng tạo cùng chiếc lá- Tiết 1: Bài 2: Màu sắc trong tranh trí

- Cho HS quan sát một số loại lá cây cô chuẩn bị và trả lời các câu hỏi sau:

? Em nhận ra những lá cây gì?

? Hình dạng, cấu tạo và màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào? (phiến lá to, nhỏ, có hình tròn, hình bầu dục, hình tam giác, hình tim,... mép lá có răng cưa, lõm, lượn sóng,...)?

- Yêu cầu HS quan sát tranh H2/SGK? trang 7 và tranh do GV tạo từ lá cây.

? Từ lá cây có thể tạo ra những đồ vật, con vật gì?

? Có thể sử dụng nhiều loại lá cây để tạo một bức tranh không? Các lá cây được kết

- Tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe.

- HS hoạt động cá nhân.

* Em Mạnh 5A quan sát và nêu tên lá cây.

* Em Thùy5B được ngồi tại chỗ trả lời.

- Quan sát.

- Con bướm, cá,...

- Cái ấm, bát,...

- Có. Lá to, lá nhỏ.

- Phấn màu.

- Lá cây thật.

- Sản phẩm làm từ lá cây.

(19)

2. Cách thực hiện tạo hình sản phẩm bằng lá cây

3. Thực hành.

hợp với nhau như thế nào?

? Sản phẩm tạo hình từ lá cây có thể có thể kết hợp được với các chất liệu khác không? Vì sao?

- GV tóm tắt: Mỗi chiếc lá đều có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng. Khi biết kết hợp với nhau sẽ tạo ra rất không?

- Có thể kết hợp lá cây với các chất liệu khác như giấy màu, vải, đất nặn... hoặc vẽ thêm màu sắc để tạo sản phẩm và làm sản phẩm thêm sinh động.

- Nên sử dụng lá cây rụng hoặc lá cây khô, hạn chế sử dụng lá cây tươi để góp phần bảo vệ môi trường.

- GV hướng dẫn cách tạo hình sản phẩm từ lá cây: Bộ ấm chén và con bướm.

* Cách 1: Tưởng tượng hình ảnh rồi chọn lá cây có hình dáng , màu sắc phù hợp để tạo hình sản phẩm.

* Cách 2: Từ hình dạng của lá cây đã chọn, tưởng tượng ra hình ảnh sản phẩm và thực hiện tạo hình.

? Em sẽ tạo hình gì từ lá cây?

? Em sẽ sử dụng lá cây để tạo hình như thế nào?

? Em có kết hợp lá cây với các vật liệu khác không?

- GV cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo từ lá cây.

? Em hãy sử dụng các loại lá cây đã chuẩn bị để tạo sản phẩm theo ý thích.

- GV: Tạo sản phẩm cân đối vào khổ giấy A4.

- Hạn chế cắt lá, giữ nguyên

- Kết hợp với màu vẽ, giấy màu tạo cho sản phẩm sinh động.

- Lắng nghe.

- HS theo dõi GV làm mẫu.

* Em Mạnh 5A quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS tham khảo bài.

- Làm bài cá nhân.

* Em Thùy 5B làm bài tại chỗ.

* Em Mạnh 5A tập làm bài.

- Sản phẩm tạo từ lá cây.

- Tạo sản phẩm con vật hoặc đồ vật.

(20)

4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đánh giá.

hình dáng, màu sắc của lá.

? Trưng bày sản phẩm trên bảng.

? Em có thấy thích thú khi tham gia tạo hình từ lá cây không? Tại sao?

? Em đã tạo hình sản phẩm gì?

Em làm như thế nào để hoàn thiện sản phẩm?

? Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao? Em học hỏi được gì từ sản phẩm của bạn?

- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khích lệ các HS chưa hoàn thành bài.

- HS tự trưng bày sản phẩm

- Cá nhân trả lời.

* Em Thùy5B ngồi tại chỗ chia sẻ bài cùng các bạn.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2 (Tiết 2)

Bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường

Mục tiêu Kết quả

- Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết sử dụng lá cây để tạo tranh đề tài Môi trường.

- Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.

- Kiến thức: Biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết sử dụng lá cây để tạo tranh đề tài Môi trường.

- Thái độ: Biết giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.

*Khởi động 1. Tìm hiểu

- GV tổ chức cho HS hát 1 bài

- GV chia lớp làm 4 nhóm.

Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Cho HS quan sát một số loại lá cây của nhóm chuẩn bị và thảo luận các câu hỏi sau:

- Em nhận ra những lá cây gì ?

- Hình dạng, cấu tạo và màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào?(phiến lá to,

- Cả lớp hát.

- HS hoạt động theo nhóm.

- Thảo luận cùng nhau.

* Em Thùy5B được ngồi tại chỗ thảo luận cùng các bạn.

* Em Mạnh 5A quan sát

- Lá cây rụng, lá khô,...

(21)

2. Cách thực hiện tạo tranh đề tài Môi trường bằng lá cây

nhỏ, có hình tròn, hình bầu dục, hình tam giác, hình tim,... mép lá có răng cưa, lõm, lượn sóng,...)?

- Yêu cầu các nhóm trả lời.

Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS quan sát Tranh trong SGK- trang 82,83,84 và tranh do GV tạo từ lá cây.

- Từ lá cây có thể tạo ra những bức tranh gì-

- Có thể sử dụng nhiều loại lá cây để tạo một bức tranh không- Các lá cây được kết hợp với nhau như thế nào- - Sản phẩm tạo hình từ lá cây có thể có thể kết hợp được với các chất liệu khác không- Vì sao-

- GV tóm tắt: Mỗi chiếc lá đều có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng. Khi biết kết hợp với nhau sẽ tạo ra rất nhiều bức tranh đẹp.

- Có thể kết hợp lá cây với các chất liệu khác như giấy màu, vải, đất nặn... hoặc vẽ thêm màu sắc để tạo sản phẩm và làm sản phẩm thêm sinh động.

- Nên sử dụng lá cây rụng hoặc lá cây khô, hạn chế sử dụng lá cây tươi để góp phần bảo vệ môi trường.

- Cho HS quan sát tranh đề tài Môi trường từ lá cây.

- Các nhóm thảo luận tìm ra cách tạo 1 bức tranh đề tài môi trường- (2p)

- Yêu cầu các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS quan sát.

- Tranh Đàn cá, vệ sinh sân trường.

- Có. Lá to, lá nhỏ, lá dài, lá ngắn, màu sắc đậm, nhạt khác nhau của lá.

- Có thể kết hợp với giấy màu, vải, đất nặn để tạo cho tranh thêm sinh động.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- Nhóm 1 trả lời.

* Em Thùy5B đại diện cho nhóm được

- Tranh đề tài môi trường tạo từ lá cây.

- Tranh minh họa từ lá cây.

(22)

3. Thực hành.

4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đánh giá.

- GV nhận xét và hướng dẫn cách tạo tranh đề tài môi trường từ lá cây.

- Chọn nội dung đề tài.

- Tưởng tượng hình ảnh chính, phụ rồi chọn lá cây có hình dáng , màu sắc phù hợp để tạo hình ảnh làm rõ nội dung về môi trường.

- Chọn lá có màu đậm, màu nhạt.

- Có thể kết hợp với giấy màu hoặc màu vẽ để tạo cho bức tranh thêm sinh động.

- Nhóm em sẽ sử dụng lá cây để tạo tranh có nội dung gì về đề tài môi trường- - GV cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo từ lá cây.

- Mỗi nhóm hãy sử dụng các loại lá cây đã chuẩn bị để tạo một bức tranh về đề tài Môi trường (khổ giấy A3).

- GV: Hạn chế cắt lá, giữ nguyên hình dáng, màu sắc của lá.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng.

? Em có thấy thích thú khi tham gia tạo tranh từ lá cây cúng các bạn trong nhóm không?Tại sao?

- Các nhóm lên giới thiệu tranh của nhóm mình (nội dung, hình ảnh, màu sắc, cách chọn lá để hoàn thiện sản phẩm)?

ngồi tại chỗ trả lời.

- Theo dõi GV làm mẫu.

- 4 nhóm trả lời.

- Các nhóm tham khảo bài.

- Làm bài theo nhóm.

* Em Thùy 5B ngồi tại chỗ làm bài cùng các bạn.

* Em Mạnh 5A nhặt dán keo cùng các bạn.

- 4 nhóm trưng sản phẩm trên bảng.

* Em Thùy5B ngồi tại chỗ trả lời.

- Đại diện nhóm lên giới thiệu tranh của nhóm mình.

- Tranh môi trường tạo từ lá cây:

Đàn cá trong hồ nước xanh.

- Mỗi nhóm tạo một tranh đề tài môi trường.

(23)

- Em thích sản phẩm nào của nhóm nào?Vì sao?

? Em học hỏi được gì từ sản phẩm của nhóm bạn?

- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khích lệ các HS chưa hoàn thành bài.

- HS nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 16 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 3A: Ngày 19 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 2: Vẽ trang trí

Tiết 2:

VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS tìm hiểu cáh trang trí đường diềm đơn giản.

- Kĩ năng: Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu đường diềm.

- HS năng khiếu: Vẽ được các hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm (đơn giản,đẹp).

- Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và đã hoàn chỉnh.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

3.Bài mới

*Giíi thiÖu bài (1p)

- GV giới thiệu cái đĩa có trang trí đường diềm, cái quạt.

? Em thấy hai đồ vật trên được trang trí như thế nào?

- HS: Được trang trí bằng đường diềm có họa tiết và màu sắc rất đẹp.

- GV: Các đồ vật trên được trang trí bằng hình hoa, lá cách điệu được sắp xếp nhác lại, xen kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp, kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí cho đồ vật đẹp hơn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (6p)

- Cho HS quan sát đường một số đường diềm - HS quan sát và trả lời câu

(24)

? Họa tiết là hình gì?

? Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?

? Em có nhận xét gì về màu nền và màu họa tiết?

? Đường diềm có những màu nào?

- GV cho HS quan sát hai đường diềm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh (VTV 3 trang 8)

? Em có nhận xét gì về hai đường diềm này?

? Có những họa tiết nào ở đường diềm?

? Cách sắp xếp họa tiết như thế nào?

? Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu họa tiết gì?

? Những màu nào được vẽ trên đường diềm?

2. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết và vẽ màu (5p) - Yêu cầu HS quan sát hình ở vở Tập vẽ 3 và chỉ cho HS thấy những họa tiết đã có ở đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp bài.

- Vẽ minh họa bảng cho HS quan sát.

- Kẻ các trục để vẽ cho họa tiết đối xứng cho đều và cân đối.

- Vẽ họa tiết ở ô số 1 vào ô số 3, ô số 2 vào ô số 4.

- Chỉnh sửa cho họa tiết cân đối và đều nhau.

- Vẽ màu theo ý thích.

+ Các họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu (dùng 3,4 màu). Nên vẽ màu nền, màu họa tiết khác nhau về đậm nhạt. Không vẽ màu ra ngoài họa tiết.

hỏi.

- Hoa, lá, con cá, co bướm,..

- Lặp đi lặp lại, nối tiếp kéo dài, nhắc lại, xen kẽ.

- Họa tiết đậm thì nền nhạt, họa tiết nhạt thì nền đậm, Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu, cùng độ đậm, nhạt.

- Xanh lam, xanh no, hồng,...

- Quan sát.

- Bài hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh

- Hoa, lá, hình bán nguyệt, đường thẳng.

- Nhắc lại nối tiếp kéo dài, xen kẽ.

- Thiếu họa tiết hoa lá ở ô 3,4.

- Đỏ, vàng, xanh lục, tím.

- Quan sát hình ở VTV 3.

- HS theo dõi GV vẽ.

(25)

- GV cho HS tham khảo một số bài trang trí đường diềm.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm phần thực hành ở VTV 3.

- Vẽ họa tiết đều, cân đối.

- Chọn 3?4 màu. Họa tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu. Màu có đậm, nhạt.

- GV đến từng bàn để quan sát để hướng dẫn, bổ sung.

4. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá (3p) - GV cùng HS chọn một số để nhận xét.

? Họa tiết đều, cân đối chưa?

? Vẽ màu đúng chưa? Có đậm, nhạt chưa ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.

*Dặn dò:

- Chuẩn bị bài 3: Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả.

- VTV3, bút chì, tẩy, màu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV 3, trang 8.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS chú ý nghe

- HS nghe dặn dò

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 16 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 1A, 1B ngày 19 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bµi 2:VÏ nÐt th¼ng

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết được các loại nét thẳng.

- Kĩ năng: Tập vẽ phối hợp nét thẳng để tạo hình đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: có thể vẽ thêm hình cho bài thêm sinh động (mây, trời...).

- Thái độ: Thích dùng nét thẳng để vẽ tranh theo ý thích.

II. Đồ dùng dạy- học

1. Giáo viên: - Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng.

(26)

- Một bài vẽ minh hoạ.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu.

III. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu 1.Tổ chức (1p)

2. Kiểm tra đồ dùng (1p) 3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: giới thiệu nét thẳng (5p) - GV cho học sinh quan sát hình ảnh trong VTV1 trang 7.

? Trong các tranh, ảnh trên đâu là nét thẳng?

? Đâu là nét nghiêng?

? Đâu là nét gấp khúc?

? Hình ảnh nào được tạo từ nét thẳng?

? Hình ảnh nào được tạo từ nét nghiêng?

? Hình ảnh nào được tạo từ nét gấp khúc?

- GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng... HS thấy rõ hơn về các nét “thẳng ngang”,

“thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng thành cái bảng.

Ví dụ: Quyển vở cô cầm trên tay có nét thẳng ngang nét thẳng đứng.

- Gv đặt câu hỏi:

? Em hãy tìm những đồ vật nào có nét thẳng, ngang, nét xiên và nét gấp khúc.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ nét thẳng, xiên (5p)

- GV vẽ các nét lên bảng để HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- Nét thẳng “ngang” nằm ngang.

? Vẽ nét thẳng như thế nào?

- Nét thẳng nghiêng (xiên).

? Vẽ nét thẳng nghiêng như thế nào ? - Nét thẳng đứng.

- HS quan sát hình trong VTV1 trang 7.

- Nhà, cây.

- Mái nhà - Cành lá.

- Nhà.

- Mái nhà.

- Mái ngói.

- HS quan sát.

- Vẽ từ trái sang phải.

- Vẽ từ trên xuống.

(27)

- Nét “gấp khúc” (nét gãy).

? Vẽ nét gấp khúc như thế nào?

- GV yêu cầu HS xem VTV1 để các em rõ hơn về nét thẳng (vẽ theo chiều mũi tên).

- GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi.

* Vẽ núi là nét gì ?

* Vẽ nước là nét gì ?

* Vẽ cây là nét gì?

* Vẽ đất là nét gì?

- GV: dùng nét thẳng đứng, nghiêng, ngang có thể vẽ nhiều hình.

- Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS làm bài vào VTV.

a. Vẽ bức tranh có nét thẳng, nét nghiêng, nét gấp khúc (trang 8)

b. Vẽ ngôi nhà có hàng rào, phía sau có dãy núi (trang 9).

- Vẽ nét bằng tay, cầm bút nhẹ nhàng, đưa nét thoải mái.

- Vẽ màu theo ý thích, vẽ 2, 3 màu, vẽ màu theo ý thích gọn gàng sạch sẽ, màu không chờm ra ngoài.

- GV đến từng bàn quan sát, giúp đỡ HS làm bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3p) - GV thu một số bài của HS dán lên bảng để nhận xét:

? Bạn vẽ nét gì trong bài ?

? Kể tên màu sắc bạn vẽ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét bổ sung, khen ngợi HS vẽ bài đẹp.

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản.

- Chuẩn bị đồ dùng: VTV1, chì, màu, tẩy.

- Vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên.

- HS quan sát.

- Nét gấp khúc.

- Nét ngang.

- Nét thẳng đứng, nét nghiêng.

- Nét ngang.

- HS lắng nghe.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV1, trang 8,9.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS chú ý nghe

- HS nghe dặn dò.

(28)

TUẦN 3 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 21/09/2018

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 24 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ theo mẫu Tiết 3: VẼ LÁ CÂY (Giáo dục BVMT) I. Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẽ đẹp của một vài loại lá cây.

- Kĩ năng: Biết cách vẽ lá cây.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu lá, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên.

* GDBVMT: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét).

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Tranh hoặc ảnh, lá thật một vài loại lá cây.

- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra đồ dùng (1p)

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

3. Bài mới.

*Giới thiệu mới (1p)

- Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 6p) - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc.

Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.

? Nêu tên các loại lá trên?

? Hình dạng, cấu tạo màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào (phiến lá to, nhỏ, có hình tròn, hình bầu dục, hình tam giác, hình tim,...

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Lá bưởi, mít, lá trầu, tía tô, ổi.

- 2 HS nêu.

(29)

mép lá có răng cưa, lõm, lượn sóng,...)?

? Màu sắc của những chiếc lá đó như thế nào?

? Các loại lá cây trên có giống nhau không?

- GVKL: Mỗi chiếc lá đều có hình dáng (cân đối, màu sắc khác nhau của lá già, lá non, màu sắc thay đổi theo mùa). Có nhiều loại lá cây có hình dạng cân đối, mện mại có thể sử dụng làm họa tiết trang trí..

2. Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá (7p)

? HS quan sát cách vẽ trong VTV2/ trang 10 và nêu cách vẽ cái lá?

- GV nêu lại cách vẽ và vẽ từng bước lên bảng.

- Vẽ hình dáng chung của chiếc lá.

- Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống cái lá.

- Vẽ màu theo ý thích (có thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ ...).

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (17p) - Yêu cầu học sinh vẽ một chiếc lá vào VTV2.

- Quan sát kỹ cái lá trước khi vẽ.

- Vẽ hình vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 2.

- QuaVẽ hình dáng của cái lá.

- Vẽ màu theo ý thích: Có màu đậm, có màu.

- GV đến từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3p) - GV cùng HS chọn một số bài trưng bày trên bảng để nhận xét.

? Hình dáng (rõ đặc điểm chưa) ?

? Màu sắc (phong phú chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét bài.

* GDBVMT:

? Theo em cây xanh có tác dụng như nào với

- Đỏ, xanh, vàng, tím.

- Không giống nhau - HS nghe

-

3 HS nêu cách vẽ.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV trang 10.

- HS chú ý quan sát.

- Nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- Nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS nghe GV nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- Cung cấp khí ô xi, làm cho môi trường trong lành.

(30)

môi trường?

? Là học sinh các em phải làm gì để cây xanh cho lá luôn tươi tốt?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh hăng hái xây dựng bài và HS có bài vẽ tốt.

* Dặn dò:

- Quan sát hình dáng màu sắc một vài loại cây khác nhau.

- Sưu tầm tranh, ảnh về cây.

- Chuẩn bị: VTV, bút chì, màu vẽ.

- Phải chăm sóc: tưới cây, nhổ cỏ, bảo vệ cây xanh,...

- HS lắng nghe.

- HS nghe và chuẩn bị bài.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 21tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 24 tháng 9 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ tranh

Tiết 3: ĐỀ TÀI CON VẬT QUEN THUỘC (Giáo dục BVMT)

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật và vẽ màu theo ý thích.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.

* GDBVMT: HS yêu mến các con vật, biết cách chăm sóc vật nuôi, phế phán những hành động săn bắt động vật trái phép (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - SGK, SGV

- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh: - SGK, VTV

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Tranh, ảnh con vật.

III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (2p)

Trước khi vào bài mới cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi “Xem hình vẽ

(31)

đoán con vật”. Cách chơi như sau: Cô sẽ vẽ một phần của con vật, dựa vào đó các em sẽ đoán xem cô vẽ con vật gì.

1. Con mèo 2. Con gà con 3. Con bò

? Những con vật cô vẽ trên nhà các em có nuôi không?

- GV đây là những con vật rất quen thuộc với chúng ta.Vậy lớp mình có muốn vẽ tranh về đề tài con vật không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ tranh đề tài các con vật quen thuộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5p) - GV cho HS xem một số tranh ảnh về các con vật.

? Em hãy nêu tên các con vật?

? Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật?

? Các bộ phận chính của con vật?

? Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa? Em thích con vật nào nhất?

Vì sao?

? Em sẽ vẽ con vật nào? Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng con vật em định vẽ?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có nhiều con vật gần gũi và quen thuộc như: mèo, chó, trâu, lợn, gà, chim, cá...Mỗi con vật đều có hình dáng và màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

- Khi các con vật đi, đứng, ăn, nằm,... đều có hình dáng khác nhau.

- Muốn vẽ được một bức tranh đẹp về con vật cần quan sát kĩ và ghi nhớ màu sắc, đặc điểm, hình dáng (khi hoạt động) cùng với cảnh vật xung quanh: như cây, núi, hoa, cỏ,..

2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật (7p)

? Yêu cầu HS quan sát hình gợi ý cách vẽ con mèo trong SGK/10, thảo luận nhóm đôi, nêu các bước vẽ tranh con vật?

- GV vẽ mẫu lên bảng.

- Vẽ hình ảnh chính là con vật gồm các bộ phận đầu, mình, chân, đuôi... cho cân đối giữa khổ giấy.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Con cá, mèo, gà trống, trâu.

- Con cá vàng thân dẹt, màu vàng, đuôi mềm mại.

- Con gà trống: mào đỏ, bộ lông rực rỡ.

- Con trâu: thân to, đầu có hai sừng, 4 chân, màu đen.

- HS nêu.

- Đầu, thân, chân , đuôi.

- 2 HS kể.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- HS theo dõi GV vẽ.

(32)

- Vẽ các bộ phận cho rõ đặc điểm con vật.

- Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động như: hoa, bướm, mặt trời....

- Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS xem 3 bức tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp để nhận xét.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ bức tranh con vật quen thuộc mà em thích.

- Yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật em định vẽ.

- Suy nghĩ cách sắp hình và vẽ cho cân đối với tờ giấy

- Vẽ theo các bước đã hướng dẫn.

- Có thể vẽ 1 hoặc nhiều con vật và vẽ thêm cảnh cho sinh động.

- Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung.

- Trong khi HS vẽ, GV quan sát chung và gợi ý, hướng dẫn, bổ sung cho từng em, nhất là những em còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:

? Cách chọn con vật (đã đúng đề tài chưa)?

? Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)?

? Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động)?

? Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung)?

? Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, nhạt)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

* GDBVMT:

? Qua bài học các em thấy con vật có lợi ích gì?

- HS quan sát và nhận xét.

- HS làm bài cá nhân vào VTV 4, trang 11.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 3HS nhận xét.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Cung cấp thức ăn bổ dưỡng như gà, vịt, lợn; là nguồn sức lực giúp con người trong sản xuất như trâu, bò; có tác dụng giúp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc, của một số loại lá cây.. * Biết sử dụng lá cây để tạo các sản phẩm như đồ vật, con

Kiến thức: - Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây.. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC

- Giáo viên giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu (H.1) hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hình dạng, màu sắc, tác dụng

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 5p) - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng

- Giáo viên giới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- Giáo viên giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu (H.1) hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hình dạng, màu sắc, tác dụng của

- GVgiới thiệu một số lá cây khác nhau để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các loại lá cây.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT

Để trả lời câu hỏi này, bài viết sau đây mời bạn đọc cùng đến với hướng tiếp cận hình học cho chứng minh một số hệ thức lượng giác.. CÁC