• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25

Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022 Đạo đức: (Lớp 4D3)

Tiết 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và hệ thống những kiến thức đã học trong các bài sau: Trung thực trong học tập, Vượt khó trong học tập, Bày tỏ ý kiến, Tiết kiệm tiền của, Tiết kiệm thời gian.

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. Tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. Tôn trọng và

Giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện tốt trong thực tế: Đối với bạn bè, ngoài xã hội, trong lớp, ngoài trường. Phát triển năng Lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi, tự nhận thức bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh. Phiếu học tập 2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV dẫn vào bài mới

-TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 30 phút HĐ1: Ôn lại các kiến thức

*Nhóm 1, 2: Nêu những hành động và việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?

* Nhóm3, 4: Nêu một số biểu hiện lịch sự khi nói năng và cháo hỏi?

Nhóm 6 – Lớp

* Hành động và việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động:

+ Chào hỏi lễ phép.

+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi.

+ Học tập gương những người lao động.

+ Quý trọng sản phẩm lao động…

* Một số biểu hiện lịch sự khi nói năng và chào hỏi:

+ Nói năng nhỏ nhẹ, nhã nhặn,…

+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói.

+ Chào hỏi khi gặp gỡ.

+ Cám ơn khi được giúp đỡ.

+ Xin lỗi khi làm phiền người khác.

(2)

* Nhóm 5, 6: Nêu một số việc làm thể hiện giữ gìn, bảo vệ các CTCC

- GV nhận xét chung, hệ thống lại KT liên quan các bài học

HĐ 2: Xử lí tình huống

- Yêu cầu các nhóm bắt thăm và đóng vai xử lí các tình huống sau:

+ Nam đến nhà Hoàng chơi thì bắt gặp Hoàng đang xé giấy trắng để gấp máy bay chơi.

+ Lan cùng nhóm bạn đang chơi trên sân trường thì thấy thầy Ba đi gần tới. Mấy bạn bảo Lan: Chúng mình không cần chào thầy vì thầy không dạy lớp mình.

+ Hôm nay, nhà trường tổ chức cho HS khối 4 đi thăm quan chùa. Đến sân chùa, thấy con rồng bằng đá giữa sân, Tùng rủ các bạn trèo lên chơi cho thích.

- GV nhận xét chung, lưu ý về các hành vi ứng xử của HS trong từng tình huống

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Cách tiến hành:

Kể chuyện (BT 5 – SGK)

- Yêu cầu HS đọc các câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta cần biết cư xử lịch sự với người khác mà HS đã sưu tầm được.

* Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại ghi nhớ của bài học.

- Nhận xét tiết học, hướng dẫn thực hành ở nhà và chuẩn bị bài sau.

+ Biết dùng những lời yêu cầu và đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.

* Một số việc làm thể hiện giữ gìn, bảo vệ các CTCC:

+ Không viết vẽ bậy lên tường

+ Không leo trèo lên các đồ tâm linh + Dọn dẹp VS sạch sẽ

+ Trang trí, làm mới,...

Nhóm 6 – Lớp

- HS thảo luận, đóng vai và diễn lại tình huống với các cách ứng xử phù hợp

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………..

(3)

Đạo đức: (lớp 5E3)

TIẾT 25. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

(Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em

- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại; Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.

- GD lòng nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại.

- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát vui.

- Giới thiệu bài - ghi bảng.

- HS hát.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

*Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại?

- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật + Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?

- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh

- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - GV nhận xét bổ sung

Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ - HS đưa tình huống

- GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm

Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ

- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.

+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.

+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.

+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.

- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập.

Các nhóm trình bày ý kiến

- HS thảo luận theo tổ

(4)

cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?

- Gọi các đội lên đóng kịch

- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi

+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?

+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?

+ Theo em có thể tâm sự với ai?

- Học sinh làm kịch bản

Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.

Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.

Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.

Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?

Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.

Bắc: Thế cậu về đi nhé...

- 2 học sinh trao đổi + Đứng dậy ngay + Bỏ đi chỗ khác

+ Nhìn thẳng vào mặt người đó + Chạy đến chỗ có người + Phải nói ngay với người lớn.

+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

- GV phát phiếu bài tập.

Câu 1: Bạn cần làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình?

a. Đứng dậy, tránh ra xa để kẻ đó không đụng đến được người mình.

b. Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên, kêu cứu khi cần thiết.

c. Bỏ đi ngay.

d. Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

Câu 2: Em đang ở nhà một mình, có một thanh niên lạ nhận là người cùng cơ quan với bố và nói: “Bố cháu để quên chìa khóa ở nhà, nhờ chú đến lấy”. Lúc này em sẽ:

a. Mở cửa cho chú ấy vào nhà.

b. Không cho chú ấy vào nhà và gọi điện thoại cho bố.

c. Cho chú ấy vào nhà và gọi điện thoại cho

- HS nhận phiếu bài tập.

(5)

bố.

- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học và giao BTVN.

- Thảo luận cặp đôi.

- Báo cáo kết quả.

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2022

ĐẠO ĐỨC (lớp 3C5)

TIẾT 25: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng.

Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

- Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.

- Nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5 phút):

- TC: Bắn tên + TBHT điều hành.

+ Nội dung TC: Kể về 1 việc mình làm thể hiện sự tôn trọng người khác.

- Tổng kết trò chơi – kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

- Tham gia trò chơi.

- Lắng nghe

(6)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành : 25 phút

Hoạt động 1: Sắm vai xử lý tình huống

- Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó.

=> Tình huống: An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “A, đây là thư của anh Hùng đang học Đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé! Nếu em là An, em sẽ nói gì với Hạnh? Vì sao?”.

- Yêu cầu 12 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.

- Yêu cầu học sinh cho ý kiến về:

+ Cách giải quyết nào hay nhất?

+ Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư?

+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?

=> GV kết luận:

+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác, nên cất đi và chờ bác Hải về rồi đưa cho bác.

+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.

Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai.

- Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận về 2 tình huống sau: Em hãy nhận xét hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai, vì sao?

+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không?

+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi

+ Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý cho tình huống, phân vai và tập diễn tình huống.

+ Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

*Dự kiến ý kiến chia sẻ:

 Bác Hải sẽ trách Hạnh vì xem thư của bác mà chưa được bác cho phép và bác cho Hạnh là người tò mò.

 Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.

- Học sinh theo cặp thảo luận rồi chia sẻ kết quả trước lớp, xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Và giải thích vì sao?

 Sai, vì muốn sử dụng đồ đạc người khác phải

(7)

Mai mượn.

- Yêu cầu một số học sinh đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.

=> GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta cần tôn trọng, không được tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.

- Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ

Hoạt động 3: Trò chơi: Nên hay không nên.

- Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để học sinh theo dõi. Yêu cầu các em chia thành 2 đội, sẽ tiếp sức nhau gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào hai cột “nên”

hay “không nên” sao cho thích hợp.

1. Hỏi trước khi xin phép bật đài hay xem tivi.

2. Xem thư của người khác khi người đó không có ở đó.

3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.

4. Nhận giúp đồ đ5c, thư từ cho người khác.

5. Hỏi trước, sử dụng sau.

6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn.

7. Bố mẹ, anh chị ... xem thư của em.

8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bảo quản.

- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, nếu có ý kiến khác và giải thích vì sao.

=> GV kết luận: Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản, giữ gìn khi dùng.

=> Liên hệ thực tế: Y/c học sinh kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.

hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.

 Đúng.

- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.

- Theo dõi hành vi mà giáo viên nêu. Chia nhóm, chọn người chơi, đội chơi và tham gia tiếp sức.

 Nên làm.

 Không nên làm.

 Không nên làm.

 Nên làm.

 Không nên làm.

 Không nên làm.

 Không nên làm.

 Nên làm.

- Lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ bổ sung hoặc nêu ý kiến khác và giải thích vì sao.

- 1 số học sinh kể.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: ( 10p) - Thực hiện nội dung bài học, không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu

(8)

*Củng cố, dặn dò - GV tổng kết.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

không được sự đồng ý của người đó.

- Tuyên truyền mọi người thực hiện như mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

………

Đạo đức: (Lớp 4D2)

Tiết 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II

(Đã soạn ở thứ 2)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Th tõ, tµi s¶n cña mçi ng êi thuéc vÒ

mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem tivi... c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.. c) Hành vi của

c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn viết thư xem Hải viết gì.. Thư từ, tài sản của người khác là sở hữu riêng của họ.. Tình huống 1 :

- Học Sinh biết tôn trọng, giữ, không làm hư hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng....?. - Học sinh có thái

-Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là phải hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng.. -Thư từ, tài sản của người khác là

Bieát ôn laø söï baøy toû thaùi ñoä traân troïng vaø nhöõng vieäc laøm ñeàn ôn, ñaùp nghóa ñoái vôùi nhöõng ngöôøi ñaõ giuùp ñôõ mình,.. vôùi nhöõng ngöôøi coù coâng

b) Đánh dấu + vào ô trống trước những việc nên làm, đánh dấu – vào ô trống trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới dây... Tự ý sử dụng thư

• Thư từ, tài sản của người khác là ……… mỗi người nên cần được tôn trọng.. Xâm phạm chúng là việc làm vi