• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 14 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021

CHÀO CỜ

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 14: NGHĨ NHANH, LÀM GIỎI.

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

HS có khả năng:

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Tự phục vụ bằng cách chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Học sinh: việc làm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe các chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(2)

- GV cho HS nghe các chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

- Hỏa hoạn gây thiệt hại như thế nào?

- Khi gặp đám cháy chúng ta gọi điện thoại cho ai? Gọi số mấy? hoặc sẽ báo cho ai?

- Khi chúng ta trong đám cháy, chúng ta sẽ làm gì để thoát khỏi đám cháy?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS nghe các chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

-HS trả lời

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 4: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết một số biển báo giao thông phổ biến.

- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.

+HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thường gặp.

- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.

+Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

a. Giáo viên:

- Một số biển báo.

- Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

(3)

b. Học sinh:

-Vở, bút.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. 1. HĐ khởi động: (3’)

-Nghe bài hát về biển báo giao thông.

-Dẫn dắt vào bài: Biển báo hiệu giao thông đường bộ- Ghi đề.

-HS lắng nghe.

2. HĐ thực hành (15’) a. Sắm vai xử lí tình huống

*Tình huống 1

- HS quan sát tranh 1 trang 18 đọc nội dung tình huống và trả lời câu hỏi:

+Nếu là Bống, em sẽ nói gì với anh trai? Vì sao?

+HS nêu cá nhân.

+Cho HS nhận xét.

-GV chốt nội dung.

*Tình huống 2

- HS quan sát tranh 2 trang 18 đọc nội dung tình huống và trả lời câu hỏi:

+Nếu là Bống, em sẽ nói gì với em trai? Vì sao?

+HS nêu cá nhân.

-Yêu cầu HS nhận xét.

-GV chốt nội dung.

b. Vẽ và nêu ý nghĩa một biển báo mà em biết

-Yêu cầu HS vẽ và nêu ý nghĩa một biển báo mà em biết..

-Nhận xét.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Nếu là Bông em sẽ nói với anh trai không được đi vào đường này. Vì đây là đường ngược chiều.

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

- Nếu là Bông em sẽ giải thích cho em trai biết là không được vào khu vực này. Vì đây là khu vực cấm người đi bộ qua lại trên tuyến đường này.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

-HS trình bày.

3. Vận dụng (15’)

-Cho HS tham gia trò chơi “Chấp hành biển báo giao thông”.

- GV chia lớp thành 2 đội, chia bảng làm 2 phần mỗi phần đính sẵn 5 biển

-HS tham gia trò chơi.

-HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

(4)

báo. Đội nào gắn đúng tên biển báo và nhanh hơn thì đội đó chiến thắng.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

- Nhận biết được một số loại biển báo giao thông.

Tốt Đạt Cần cố gắng

- Tuân thủ chỉ dẫn của biển báo giao thông khi tham gia giao thông.

Tốt Đạt Cần cố gắng

- HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

* Củng cố - dặn dò: (2’)

-Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học.

- GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài sau: Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TOÁN

BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

- Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng. Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh

(5)

và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh.

-GV giới thiệu bài…

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15)

Mục tiêu: Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

- HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh.

- HS nhắc lại tên bài

a. Giới thiệu độ dài đoạn thẳng và cách thực hành đo độ dài đoạn thẳng

- GV vẽ đoạn thẳng AK

- GV hướng dẫn HS cách đặt thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng AK, lưu ý vị trí đặt thước, vị trí nhìn để đọc số đo, GV khẳng định đoạn thẳng AK có

- HS nhận biết đoạn thẳng AK.

- HS quan sát và lắng nghe

độ dài 5 cm, giới thiệu cách viết.

- GV gọi một vài HS lên thực hành đo độ dài đoạn thẳng AK và đọc kết quả.

b. Giới thiệu độ dài đường gấp khúc

- GV cho HS quan sát và nhận ra đường gấp khúc ABCD,

- GV gọi lần lượt từng HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.

- GV giới thiệu độ dài đường gấp khúc chính là tổng độ dài các đoạn thẳng trước AB, BC và CD.

- GV lưu ý cho HS nêu được muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- HS nhắc lại: đoạn thẳng AK có độ dài 5cm

- HS lên thực hành đo độ dài và đọc kết quả.

- HS HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.

-HS nhắc lại độ dài đường gấp khúc ABCD 11 cm

- HS nhắc lại : muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

(6)

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (7’)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

Bài 1: Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả.

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

- GV lưu ý cho HS nhắc lại kĩ thuật sử dụng thước để đo độ dài đoạn thẳng.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hành cá nhân đo độ dài mỗi đoạn thẳng và nêu kết quả.

Gọi HS chữa miệng

*GV chốt lại cách đo độ dài đoạn thẳng

4. Hoạt dộng vận dụng (5’)

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng

- HS nêu kết quả - HS khác nhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ

về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

- GV chia nhóm tổ chức cho học sinh đo một số đồ vật trong lớp như sách, vở, hộp bút, bàn, ghế, bảng, …

- GV nhận xét

* Củng cố- dặn dò (3’)

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Dặn HS về nhà đo những đồ dùng trong gia đình.

- Chuẩn bị bài học sau

- HS hoạt động nhóm

- Các nhóm báo cáo cách đo và số liệu đo được.

- HS nhận xét

- HS nêu ý kiến - Hs nghe, ghi nhớ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

(7)

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (TIẾT 5) LUYỆN VIẾT ĐOẠN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của mình với người thân.

- Phát triển kĩ năng đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. Biết viết câu thể hiện tình cảm của mình với người thân.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện nói về từ ngưc chỉ tình cảm của người thân trong gia đình

-GV – HS nhận xét

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. HĐ hình thành kiến thức (15’)

*HĐ 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm câu trả lời.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẽ trước lớp

- 2 -3 HS thi giới thiệu về bản thân

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- 1 HS đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời:

- HS trả lời: a.Trong đoạn văn trên bạn nhỏ kể về mẹ.

b.Những câu thể hiện rõ tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ là “ được ai khen tôi nghĩ ngay đến mẹ”, “ tôi rất yêu mẹ tôi”.

C. Mẹ được bạn nhỏ yêu quý vì bạn nhỏ nhận ra tình cảm mà mẹ dành cho mình.

(8)

- GV nhận xét, chốt

3. Thực hành vận dụng (15’)

*HĐ 2. Viết 3 - 5 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em muốn kể về ai trong gia đình + Em có tình cảm như thế nào với người đó ? Vì sao ?

- GV cho đại diện một số (3 – 4) nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét

* Củng cố :

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

-HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu

- HS dựa vào gợi ý và trả lời:

- HS trình bày kết quả thảo luận:

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS nhắc lại nội dung bài học

- HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (TIẾT 6) ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc được một bài thơ hoặc câu chuyện về tình cảm của bố mẹ với các con;

chia sẻ với người khác bài thơ, câu chuyện đó.

- Đọc mở rộng được một bài thơ, câu chuyện về tình cảm giữa bố mẹ với các con.

(9)

Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu

chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.

- HS có trách nhiệm (ý thức việc tự tìm đọc về bài thơ, câu chuyện được giao)

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Phiếu đọc sách, 1 số sách đọc liên quan

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS thi nói tên những bài hát về thiếu nhi

- Hát 1 bài hát

- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới 2. HĐ hình thành kiến thức (15’)

*HĐ 1. Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm gia đình.

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách, những bài báo hay về tình cảm gia đình.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc theo nhóm.

3. Thực hành vận dụng (15’)

HĐ 2. Chia sẻ với các bạn cảm xúc của em về bài thơ, câu chuyện đó.

- GV cho HS làm việc nhóm các em có thể đọc. Trao đổi trong nhóm về tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. Nói cảm xúc của mình về bài thơ, câu chuyện mình đã đọc( hay hoăc không hay, thích hay không thích ? Vì sao ?)

- GV mời một vài em đọc và chia sẽ cảm xúc của mình về bài thơ

-HS thực hiện

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu những cuốn sách, những bài báo hay về tình cảm gia đình.

- HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS làm việc nhóm trao đổi cùng bạn

-HS lắng nghe - HS lắng nghe

(10)

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

* Củng cố :

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài Mẹ

+ Rèn chính tả phân biệt l/n

+ Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình;

dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

+ Luyện viết câu viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tiếp tục tìm đọc các bài viết về tình cảm gia đình

- HS nhắc lại những nội dung đã học

- HS nhắc lại nội dung chính

-HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 29: CÁNH CỬA NHỚ BÀ (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: CÁNH CỬA NHỚ BÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ. Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ.

- Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình. Biết chia sẻ trải nghiệm,suy nghĩ, cảm xúc về tình yêu thương bạ nhỏ với ông bà và người thân - Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Em thấy những ai trong bức tranh?

-HS quan sát, trả lời.

+ Trong bức tranh có hai bà cháu.

(11)

+ Hai bà cháu đang làm gì ở đâu?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(30’)

Hoạt động 1: Đọc bài “ Cánh cửa nhớ bà”

- GV đọc mẫu toàn bài: giọng chậm, thể hiện sự nhớ nhung tiếc nuối .

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)theo 3 khổ thơ + Đoạn 1: Khổ thơ thứ nhất: lúc em còn nhỏ

+ Đoạn 2: Khổ thứ 2 mỗi năm em lớn lên + Đoạn 3: Còn lại. Lúc em trưởng thành - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

then, thấp bé, cắm cúi, ô trời, khôn nguôi - Luyện đọc tách khổ thơ:

Ngày /cháu còn/ thấp bé Cánh cửa/ có hai then Cháu /chỉ cài then dưới Nhờ/ bà cài then trên

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm ba.

TIẾT 2:

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’) Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.124.

- GV cho hs thảo luận nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi:

Câu 1: Ngày cháu còn nhỏ ai thường cài then trên của cánh cửa?

Câu 2: Vì sao khi cháu lớn bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?

Câu 3: Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của khổ thơ trong bài?

+ Hai bà cháu đang cùng nhau đóng cửa, bà cài then cửa trên còn cháu thì cài then cửa dưới.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- Đại diện nhóm trả lời. HS khác nhận xét.

+ Ngày cháu còn nhỏ bà thường cài then trên của cánh cửa

+ Vì khi cháu lớn lưng bà còng thấp xuống nên chỉ với để cài được then dưới của cánh cửa.

+ Bức tranh 3 thể hiện nội dung khổ thơ 1 - bức tranh 1 thể hiện nội dung khổ thơ 2 - bức tranh 2 thể hiện nội dung khổ thơ 3

+ Câu thơ nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới là:

Mỗi lần tay đẩy cửa

(12)

Câu 4: Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài tập 1,2 vào VBTTV/tr.64.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Hoạt động 3: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 3 VBTTV/tr.65.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Tìm những từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ “cửa”

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124.

- HDHS thực hiện nhóm 4.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 4,5 VBTTV/tr.65.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

*Củng cố:

- Hôm nay em học bài gì? Sau bài học em thấy mình cần làm gì?

- GV nhận xét giờ học.

Lại nhớ bà khôn nguôi

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 2, nối tiếp tìm từ chỉ hoạt động.

+ Những từ chỉ hoạt động: đẩy, cài, về

- 1-2 hs đọc.

- HS thảo luận nhóm

-Nối tiếp đại diện các nhóm HS chia sẻ.

+ Các từ ngữ có tiếng cửa: đóng của, gõ cửa, lau cửa, mở cửa, làm cửa, tháo cửa, sơn cửa, bào cửa…

-HS trả lời

- HS lắng nghe

(13)

* Dặn dò:

- Dặn hs chuẩn bị bài học sau.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

TOÁN

BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

- Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng. Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc. Thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- HS yêu thích môn học toán, vẫn dụng được kiến thức vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

- HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi - GV cho HS nhắc nêu lại những điều thú vị trong tiết học trước

- GV giới thiệu bài…

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS nhắc lại tên bài 2. Hoạt động thực hành, luyện tập (18’)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

Bài 2:

a)Tính độ dài đường gấp khúc ABCD trong hình sau:

(14)

- GV nêu BT2 câu a

-Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu cách tính

- Chiếu bài và chữa bài của HS

- HS nêu đề toán - HS làm bài vào vở - HS nêu cách tính

- HS nhận xét bài của bạn - HS đổi chéo vở chữa bài.

b)Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNPQ sau:

- GV nêu BT2 câu b

- GV hướng dẫn HS đo độ dài các đoạn thẳng theo nhóm đôi.

- Gọi đại diện trình bày.

- GV nhận xét, chốt độ dài các đoạn thẳng trên màn hình

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu cách tính

- Chiếu bài và chữa bài của HS

*GV chốt lại cách tính độ dài đoạn thẳng.

Bài 3:

a)Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.

b)Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7cm - Gv yêu cầu HS nêu đề bài

- Hs nêu đề toán

- HS đo theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm báo cáo - HS khác nhận xét

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm bài vào vở - HS nêu cách tính

- HS nhận xét bài của bạn - HS đổi chéo vở chữa bài.

- HS lắng nghe

- Hs nêu đề toán - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi

tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chiếu bài và chữa bài của HS

*GV chốt vẽ đoạn thằng có độ dài cho trước

- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước . - Đại diện các nhóm báo cáo

- HS khác nhận xét - HS lắng nghe.

- HS thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước vào vở

- HS nhận xét bài của bạn - HS đổi chéo vở chữa bài.

- HS lắng nghe

(15)

3. Hoạt dộng vận dụng (9’)

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

Bài 4: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi : a)Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề - xi – mét?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng

- HS nêu đề bài

- HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng

b)Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất?

Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?

- GV gọi HS báo cáo

- GV nhận xét

c) GV yêu cầu HS đọc độ dài mỗi đoạn thẳng và thực hành tính được độ dài các đường gấp khúc theo nhóm đôi.

-GV gọi HS báo cáo

*GV chốt cách tính độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc

* Củng cố- dặn dò (3’)

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Đại diện các nhóm báo cáo - HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Dặn HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ xem có những đường nào đi từ nhà đến trường và đường nào ngắn nhất, đường nào dài nhất?

- Chuẩn bị bài học sau

-HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

(16)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 8: ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Đường và phương tiện giao thông (tiết 2)

2. Hình thành kiến thức(8p)

Hoạt động 3: Một số phương tiện giao thông

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 9 SGK trang 43 và trả lời câu hỏi:

+ Nói tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình?

+ Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số phương tiện giao thông người dân ở địa phương thường đi lại?

Chúng có tiện ích gì?

+ Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao?

- GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các phương tiện giao thông khác: khinh khí cầu,

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình: ô tô, tàu thủy, máy bay, xe máy, tàu hỏa, xe đạp, thuyền, xích lô.

+ Phương tiện đó đi trên giao thông: đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô), đường thủy (tàu thủy, thuyền), đường hàng không (máy bay), đường sắt (tàu hỏa).

(17)

tàu điện ngầm.

2. Luyện tập, thực hành(17p)

Hoạt động 4: Thu thập thông tin Bước 1: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu HS:

+ Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng trong nhóm.

+ Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm và

khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa (có thể trình bày theo từng nhóm: nhóm theo đường giao thông hoặc nhóm theo đặc điểm, tiện ích).

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm có cách trình bày sáng tạo.

Bước 3: Chơi trò chơi “Đố bạn”

- HS trả lời:

+ Ở địa phương em người dân đi lại bằng những phương tiện giao thông: ô tô, xe gắn máy, xe đạp.

Chúng có tiện ích: đi lại thuận tiện, ít tốn kém thời gian.

+ Em thích đi bằng phương tiện giao thông: xe đạp vì bảo vệ môi trường.

- HS trao đổi, làm việc theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Máy bay: nhanh, ít tốn kém thời gian.

+ Tàu thủy: di chuyển khá nhanh.

+ Xe đạp: bảo vệ môi trường.

+ Ô tô: thuận đi lại mọi thời tiết và ít tốn kém thời gian.

- HS chơi trò chơi:

A: Phương tiện giao thông nào có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường?

B: Đó là xe đạp.

- HS nêu theo yêu cầu

(18)

- GV hướng dẫn từng cặp HS chơi trò chơi:

Một HS nói đặc điểm, một HS đoán tên phương tiện giao

thông.

- GV gọi một số cặp HS lên chơi trước lớp. Những HS còn lại nhận xét và hoàn thiện cách chơi.

- Yêu cầu HS nêu các phương tiện giao thông và tiện ích của chúng ở địa phương em.

Hoạt động 5: Một số loại biển báo giao thông

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 45 và trả lời câu hỏi:

+ Có những loại biển báo giao thông nào?

Kể tên các loại biển báo giao thông theo từng loại.

+ Tìm điểm giống nhau của các biển báo trong mỗi loại biển báo giao thông.

+ Kể tên những biển báo giao thông khác thuộc ba loại mà em biết.

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Có những loại biển báo giao thông: Biển báo chỉ dẫn (đường người đi bộ sang ngang, bến xe buýt), biển báo cấm (cấm người đi bộ, cấm ô tô), biển báo nguy hiểm (giao nhau với đường sắt có rào chắn, đá lở).

- Điểm giống nhau của các biển báo trong mỗi loại biển báo giao thông:

+ Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

+ Biển báo cấm: có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

+ Biển báo nguy hiểm: có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

- Những biển báo giao thông khác thuộc ba loại mà em biết: biển báo cấm đi ngược chiều và dừng lại; biển báo chỉ dẫn đường ưu tiên; biển báo cảnh báo đi chậm.

(19)

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 6: Xử lí tình huống Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS:

+ Từng cá nhân chia sẻ cách xử lí tình huống trong hai tình huống SGK trang 46.

+ Cả nhóm cùng phân công đóng vai và xử lí tình huống.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần đóng vai xử lí tình huống của cả nhóm.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu và phân biệt một số biển báo giao thông

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS quan sát tranh, đóng vai và xử lí tình huống.

- HS trình bày:

+ Tình huống 1:

Ban nữ: Mình chạy sang đường nhanh đi.

Bạn nam: Bạn ơi, không nên chạy sang đường khi tàu hòa sắp đến, rất nguy hiểm.

+ Tình huống 2:

Anh: Anh em mình đi đường này cho kịp giờ học nhé!

Em: Chúng ta không được đi vào đường ngược chiều, rất nguy hiểm, sẽ bị xe đi đối diện đâm vào.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

(20)

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.

- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết. Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa, tờ giấy, que tính, thước thẳng, cây bút để HS thực hành xếp hình

- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi nhận diện hình - GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn, chữ nhật

- HS lắng nghe, ghi vở 2. Thực hành, luyện tập (17’)

Bài 1 (trang 90)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật. Vận dụng đặc điểm các hình đó để ghép thành các hình

a)

(21)

b) HÌnh C là tứ giác -Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS quan sát và nêu tên hình, đặc điểm hình

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả trong 03 phút

- GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a. hình b có nhiều cách ghép

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần b. YC nêu đặc điểm hình tứ giác

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu

- 3-4 HS TL(hình chữ nhật, hình tam tác).

- HS TL nhóm, QS các hình A, B, C và so sánh các mảnh bìa dùng để ghép với các hình đó. Xác định được vị trí cần ghép của mỗi mảnh bìa.

Nêu các làm và kết quả của mình.

- HS đưa kết quả thảo luận nhóm

- HS nhận xét

- HS đưa kết quả thảo luận nhóm HS nhận xét

3. Vận dụng (10') Bài 2 (trang 90)

Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm các hình để thực hành xếp hình từ hình phẳng cho trước

- Cho HS đọc YC

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát quy trình gấp trong SGK hoi:

Quy trình gấp:

- B1: Tờ giấy màu hình vuông đặt úp mặt, chéo góc, gấp đôi lấy dấu rồi mở ra

- B2: Gấp 2 đỉnh 2 bên trùng vào đường dấu giữa tạo thân cá

- B3+4: Gấp ngược 2 đỉnh về phía cạnh ngoài (theo đường gấp góc ngoài) tạo vây cá

- B5:Lật úp con cá lại

- B6: Vẽ thêm miệng, mắt cá

+ Để gấp được con cá cần chuẩn bị những

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

- HS trả lời: gấp con cá bằng giấy màu.

- HS quan sát quy trình và trả lời:

(22)

gì?

+ Quy trình gấp con cá gồm mấy bước?

+ Để bài gấp đẹp, khi gấp chú ý điều gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 gấp con cá theo quy trình. GV quan sát, giúp đỡ - GV cho các nhóm trình bày quy trình gấp trước lớp, nêu rõ cách thực hiện ở từng bước.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV cho HS trưng bày cá đã gấp và vẽ trang trí vào giấy A3 theo nhóm 4

- Tổ chức trưng bày “Viên hải dương học” và cho HS đi tham quan

- GV cho học sinh nêu cảm tưởng sau khi đi tham quan bài của lớp

- GV nhận xét, tuyên dương

+ tờ giấy màu hình vuông, bút màu.

+ 6 bước

+ Gấp đều 2 bên, miết kĩ nếp gấp - HS thảo luận nhóm bốn gấp cá theo quy trình.

- Đại diện các nhóm lên bảng gấp và trình bày

- HS nhận xét

- HS trưng bày sản phẩm nhóm 4 -HS treo sản phẩm của nhóm và tham quan bài của lớp

- 5-6 HS chia sẻ ý kiến riêng

* Củng cố - dặn dò: (3’)

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 29: CÁNH CỬA NHỚ BÀ (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA Ô, Ơ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Ô, Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Ông bà xum vầy cùng con cháu

- HS có tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Ô,Ơ.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(23)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu:5’

*Khởi động: HS hát tập thể.

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa.

- GV hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20’)

* Hoạt động 1: Viết chữ hoa.

- GV giới thiệu chữ mẫu viết hoa . - GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Ô,Ơ.

+ Chữ hoa Ô,Ơ gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Ô.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Tương tự với chữ hoa Ơ

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Ô.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng

“Ông bà xum vầy bên con cháu”

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

Ông bà xum vầy bên con cháu + Viết chữ hoa Ô đầu câu.

- HS hát

- HS quan sát mẫu.

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS quan sát - HS nêu

+ Cao 5 ô, rộng 4 ô.

-HS quan sát

-HS luyện viết bảng con - HS nhận xét

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

(24)

+ Cách nối từ Ô sang ng.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ô,Ơ và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Củng cố

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- xem lại bài

- HS viết vảo vở.

- HS trả lời

-HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 29: CÁNH CỬA NHỚ BÀ (TIẾT 4) NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN BÀ CHÁU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ước mơ gặp được cô Tiên thực hiện được điều ước gặp lại bà.

- Nói được kỉ niệm đáng nhớ của mình về ông, bà.

- HS có kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ MỞ ĐẦU (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Khám phá: (15’) Hoạt động 1: Kể về bà cháu

- GV kể chuyện cho học sinh nghe 2 lượt.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh,

-HS quan sát và trả lời -HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

(25)

trả lời câu hỏi:

+ Cô tiên cho hai anh em cái gì?

+ Khi bà mất hai anh em đã làm gì?

+ Vắng bà hai anh em cảm thấy như thế nào?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Tổ chức cho HS kể về ông bà của mình với những kỉ niệm về những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’) Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi nhớ về ông bà của mình

- YC HS nhớ lại những ngày vui vẻ hay khi được nghe ông bà kể chuyện

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- HS trả lời.

+ Cô tiên cho hai anh em một hạt đào.

+ Khi bà mất hai an hem đến bên mộ bà gieo hạt đào chẳng bao lâu mọc lên cây đào sai trĩu quả, những quả đào long lánh như vàng bạc.

+ Vắng bà hai anh em rất buồn, trống trải và nhớ bà.

+ Cô tiên hóa phép cho bà sống lại ba bà cháu vui, hạnh phúc bên gian nhà cũ.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

(26)

(5p)

Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS viết 2-3 câu về ông bà của mình:

có thể viết một hoạt động em thích nhất, hay kỷ niệm mình mắc lỗi bị bà trách , cảm xúc, suy nghĩ của em về việc đó … - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.64.65

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Chuyện tham khảo

Bà cháu

1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng."

2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.

3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã.

4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?" Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại."

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

(theo Trần Hoài Dương) IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

Buổi chiều:

TIẾNG VIỆT

BÀI 30: THƯƠNG ÔNG (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: THƯƠNG ÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(27)

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. Trả lời được các câu hỏi của bài. Phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu viết đoạn văn theo câu hỏi gợi ý theo chủ đề.

- Đọc mở rộng được bài thơ nói về ông và cháu. Hiểu nội dung bài: Biết được tình yêu thương gần gũi, gắn bó của ông và cháu

- Biết yêu quý chia sẻ, tôn trọng và yêu thương của ông và cháu. Có tình yêu thương với người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (5’) Khởi động:

- Kể lại những việc em đã làm khiến người thân vui?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’)

Hoạt động 1: Đọc bài “ Thương ông”

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

quẳng, lon ton, khập khiễng khập khà, thềm nhà , nhăn nhó…

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

TIẾT 2:

3. Hoạt động luyện tập thực hành: (25’) Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.65.

Câu 1: Ông của Việt bị làm sao?

- Yêu cầu hs suy nghĩ và trả lời - GV nhận xét, tuyên dương

Câu 2: Khi thấy đau Viết đã làm gì để

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi, hay nhóm bốn.

- HS đọc câu hỏi và trả lời (khổ thơ 1)

+ Ông của Việt bị đau chân , nó sưng tấy bước lên nhà rất khó khăn.

- HS đọc câu hỏi và trả lời (khổ 2) + Khi thấy ông đau Việt lại gần động

(28)

giúp ông?

- GV nhận xét, tuyên dương

Câu 3: Theo ông, vì sao Việt tuy bé mà khỏe?

- Yêu cầu hs suy nghĩ và trả lời

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HDHS học thuộc lòng 1 khổ thơ bất kỳ mà mình thích.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến, nhấn giọng ở các từ gợi tả hình ảnh hai ông cháu, thể hiện sự yêu thương chia sẻ.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p Hoạt động 3: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr 66

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.127

- HDHS đặt câu tìm câu thơ thể hiện Ông khen Việt.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết dấu X vào bài 2, VBTTV/tr66

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

viên Ông , đỡ tay ông cho ông vịn vai mình để đỡ ông bước lên thềm.

- HS đọc câu hỏi và trả lời (khổ 3) + Theo ông Việt tuy bé mà khỏe bởi có tình yêu thương ông

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS đọc - HS thực hiện

- HS thực hiện.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

(29)

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 30: THƯƠNG ÔNG (TIẾT 3) NGHE – VIẾT: THƯƠNG ÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đẹp 2 khổ đầu của bài Thương Ông theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr và vần ac, at. Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’) - GV cho hs hát

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV nêu yêu cầu nghe – viết.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2,a,b.

- HDHS hoàn thiện bài tập 3 a.b vào VBTTV/ tr.66.

- HS hát.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con các chữ hoa T, N, Đ, K

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi vở kiểm tra.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

Đáp án a/ Điền Tr hay Ch:

Lần đầu tiên học chữ Bé tung tăng khắp nhà

(30)

- GV chữa bài, nhận xét.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Em nhận biết thêm điều gì sau bài học?

- Liên hệ về thực hiện hàng ngày với mọi người thân trong gia đình.

- GV nhận xét giờ học.

Chữ gì như quả trứng gà

Trống choai nhanh nhảu đáp là O…O b/ Điền các tiếng phù hợp là:múa hát, quét rác,rửa bát, cô bác, ca nhạc, phát quà

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 30: THƯƠNG ÔNG

LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, cây cối , người và hoạt động từng người theo tranh.

- Trả lời được được câu hỏi theo nội dung các bức tranh. Ôn lại vốn từ chỉ người, sự vật, chỉ hoạt động.

- HS có kĩ năng nói và viết theo câu hỏi về nội dung theo chủ đề tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5P) - GV cho hs hát.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: ( 15P)

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HS hát

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

(31)

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các đồ vật.

+ Các hoạt động.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)

Hoạt động 2: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đọc đoạn thơ

- GV tổ chức HS tìm các từ ngữ chỉ hoạt động có trong đọan thơ

- YC HS làm bài 4 vào VBT/ tr.66.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- 3-4 HS nêu.

+ Tên đồ vật: nồi chảo, rổ ,rau, quạt điện, tôvít, bình tưới, chổi, đồ chơi trẻ em

+ Các hoạt động: sào sau, nhặt rau, sửa quạt, tưới nước, quét nhà, xếp- chơi đồ chơi.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ câu trả lời: may, thêu, chạy, nối, sửa.

- HS đọc.

(32)

- HDHS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Ông đang làm gì? Trước mặt ông và bạn có gì?

+ Bà đang làm gì? Bà đang ngồi ở đâu?

+ Bố ,mẹ đang làm gì? Bố cầm khăn lau là gì? Sao bố đeo găng tay? mẹ đang đứng ở đâu?

+ Bạn nhỏ đang làm gì? Đang ngồi đâu?

Trước mặt có gi?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài mới.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : + Ông đang chơi cờ với bạn

+ Bà đang xem ti vi

+ Mẹ và bố đang lau dọn vệ sinh nhà cửa

+ Bạn nhỏ đang viết bài - HS chia sẻ.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

_______________________________________

Toán

Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.

+ Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.

+ Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5’)

- GV cho HS chơi nhận diện hình - HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn,

(33)

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

chữ nhật

- HS lắng nghe, ghi vở 2. Thực hành, luyện tập(20’)

Bài 3

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 3 yêu cầu gì?

- GV YC HS quan sát trah phần a và trả lời:

+Cần chuẩn bị tờ giấy hình gì?

+Cắt tờ giấy thành các hình gì? Cắt thành mấy hình?

+ Làm thế nào để cắt được?

-GV nhận xét, chốt quy trình gấp cắt.

Lưu ý HS miết đường gấp kĩ rồi mới mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp.

-GV cho HS thực hiện gấp cắt cá nhân.

-Cho HS thực hiện trước lớp -GV nhận xét, khen

-GV cho HS thảo luận nhóm 3, dùng những mảnh ghép vừa cắt xếp thành các hình phần b vào phiếu nhóm, lưu ý HS dùng hồ cố định hình tạo được

-Cho HS trình bày sản phẩm trước lớp -GV hỏi: để tạ hình đẹp cần chú ý điều gì?

- Nhận xét đánh giá và tuyên dương HS

- 1HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu cầu phần a, b - HS quan sát tranh, trả lời:

+Hình vuông +8 Hình tam giác

+ Gấp đôi, gấp đôi lần nữa, gấp đôi thêm lần nữa lấy dấu gấp sau đó mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu

HS nhận xét -HS lắng nghe

-HS làm việc cá nhân -1 HS thưc hiện trước lớp Hs nhận xét

-HS đưa kết quả thảo luận nhóm HS nhận xét

-HS xếp hình trong nhóm 3

-Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm

-HS nêu theo cảm nhận HS nhận xét

Bài 4

-Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán yêu cầu gì?

- GV hỏi định hướng:

+Hình tứ giác có đặc điểm gì?

+Có thể dùng đồ vật nào để xếp hình?

-GV cho HS thảo luận nhóm 2 xếp hình trên bàn

-GV quan sát giúp đỡ

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- Xếp đồ vật thành hình tứ giác -HS trả lời:

+Có 4 cạnh

+Bút chì, bút mực, bút màu, thước kẻ, que tính

HS nhận xét, bổ sung - HS xếp hình nhóm 2

(34)

-GV cho HS trình bày trước lớp

-GV nhận xét, tuyên dương -Các nhóm lên xếp hình HS nhận xét, bổ sung

3. Vận dụng (6’) Bài 5

-Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài toán yêu cầu gì?

- GV cho HS quan sát bảng 1 và hỏi:

+Trong bảng có những hình nào?

+Các hình xếp theo quy luật nào?

-GV chốt, hướng dẫn HS vân dụng quy luật để tìm hình còn thiếu trong bảng 2 - YC HS thảo luận nhóm 4 tìm các hình còn thiếu, vẽ vào phiếu học tập

-GV cho HS trình bày trước lớp

- Nhận xét, đánh giá, khen,….chốt bài.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS trả lời: tìm các hình còn thiếu -HS trả lời:

+tròn, vuông, tam giác

+Trong mỗi hàng, mỗi cột có đủ 3 loại hình

-HS lắng nghe

-HS thảo luận tìm hình còn thiếu rồi điền kết quả phiếu học tập.

-2-3nhóm trình bày Lớp QS, nhận xét….

*Củng cố - dặn dò(4’)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

………

………

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.

- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết được các vấn đề thực tiễn, đơn giản liên quan tới đoạn thẳng và đường gấp khúc.      - Phát

Dây treo cờ là 1 đoạn thẳng Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểmH. Điểm được vẽ bằng 1

Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta lấy độ dài các đoạn thẳng cộng lại

Ghi tên các điểm vào mỗi đường gấp khúc rồi viết (theo mẫu):.. Nối các điểm để đường gấp khúc gồm:.. a) Hai

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được

- Biết giải toán có một phép tính nhân và tính độ dài đường gấp khúc. b.Kĩ năng:- Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân vào tính

- Hôm nay các em sẽ được làm quen với đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc. - Ghi đầu bài lên bảng.. đoạn thẳng AB, BC, CD. - HS làm trên bảng làm, lớp