• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

* Yêu cầu đối với bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã đọc:

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu (nếu có).

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.

- Nhận xét, đánh gía nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nhân vật.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Giới thiệu nhân vật

“Hoàng tử bé – nhân vật của nhà văn … “Xin vui lòng … vẽ hộ tôi một con cừu.”

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật

“Hoàng tử bé được nhà văn miêu tả như là “một cậu bé thật khác thường”. Nhưng không phải bằng lời mà bằng một bức vẽ minh hoạ … Sự xuất hiện bất ngờ mà rất tự nhiên của hoàng tử bé trong sa mạc bắt đầu bằng giọng nói …

- Nêu rõ đặc điểm nhân vật dựa trên bằng chứng trong tác phẩm

“Mặc dù nhiều lúc hoàng tử bé bắt đầu cảm thấy chán vì sự kì quặc … lắng nghe, thì thầm, chia sẻ, …”

- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trogn việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

(2)

“Hoàng tử bé đã rời xa Trái Đất và trở về hành tinh của mình. Nhưng giọng nói của cậu dường như vẫn ngân lên trong tâm trí …. sẻ chia, thấu hiểu.”

* Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Hãy quan tâm đến những đặc điểm nổi bật, sự độc đáo hoặc những phẩm chất tích cực của nhân vật vì cách chọn nhân vật để phân tích phản ánh quan niệm , suy nghĩ của người viết.

b. Tìm ý

Em có thể tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

- Nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, tác phẩm nào?

- Vì sao em yêu thích nhân vật? Điều gì khiến em quyết định lựa chọn phân tích nhân vật này?

- Nhân vật có những đặc điểm nào nổi bật (ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ, …) ? Những đặc điểm đó cho thấy điều gì về phẩm chất, giá trị của nhân vật?

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?

- Nhân vật gợi cho em liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học gì?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật.

- Thân bài:

+ Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.

(3)

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, …

+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật

- Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

2. Viết bài

Khi thực hành viết bài văn phân tích nhân vật yêu thích, em cần chú ý vai trò của các phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Có thể tách phần Thân bài thành các đoạn theo các ý chính đã dự kiến. Sử dụng các chi tiết, bằng chứng làm rõ đặc điểm nhân vật theo hai cách: tóm tắt hoặc trích nguyên văn.

* Bài văn mẫu tham khảo

Khép lại đoạn trích “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, ta không những ấn tượng với khả năng lắng nghe đặc điểm của nhân vật “tôi” mà còn nhớ mãi hình ảnh người bố đầy dịu dàng, yêu thương. Nhân vật người bố chính là “món quà” của người con, là người đã khám phá, dẫn dắt biết bao tài năng của con.

Qua đoạn trích, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu miêu tả đặc điểm, tính cách của người bố qua hành động và lời nói, nhưng có một chi tiết cũng có thể cho ta thấy về ngoại hình của nhân vật này. Khi người bố cứu thằng Tí khỏi con sông, ông đã: ẵm nó về nhà, nắm ngược hai chân dốc xuống, chắc hẳn ông phải là một người đàn ông có sức khoẻ khá tốt, mới có thể cứu được người như vậy. Qua chi tiết này, người đọc cũng cảm nhận được sự dũng cảm, anh hùng của nhân vật người bố.

(4)

Ông đã không chút do dự, lập tức “quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra” rồi cứu mạng thằng bé.

Bên cạnh sự dũng cảm, tôi còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và yêu thương con cái từ nhân vật. Mở đầu câu chuyện, tác giả kể về khu vườn – nơi người bố trồng rất nhiều hoa. Tại đây, người bố đã rủ con cùng tưới cây và chơi một trò chơi rất thú vị: “Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một.” và nói: “Đố con hoa gì?”. Có thể nói, chính người bố đã dẫn dắt và tìm thấy được khả năng đặc biệt của nhân vật tôi. Thông qua nhiều lần chơi và luyện tập, cuối cùng người con cũng có thể đoán được hết vườn hoa. Ngoài đoán được tên các loài hoa, người bố còn cùng con tham gia trò chơi đoán tìm đồ vật và khoảng cách. Nhờ được luyện tập khả năng này nhiều lần nên đôi tai của người con rất thính, chính cậu bé đã lắng nghe được tiếng kêu của thằng Tí ngoài bờ sông và cứu mạng nó. Nhân vật người bố không những là người chơi cùng con, mà còn là người dạy cho con những bài học quý giá. Đó là việc biết trân trọng những âm thanh của mỗi cái tên, và những món quà khi ta được trao tặng. Qua câu chuyện, ta còn cảm nhận được tình cảm của người con dành cho bố, một tình cảm hết sức ngây thơ và trong sáng: “A!

Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!”.

Tóm lại, hình tượng nhân vật người bố được tác giả miêu tả khá chân thực bằng nhiều hình ảnh, chi tiết khác nhau. Nhà văn đã thể hiện các đặc điểm của nhân vật chủ yếu thông qua các hành động mà người bố thực hiện. Đối với đứa con, người bố là những gì quý giá nhất, là tấm gương soi sáng cuộc đời con.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết để tự kiểm tra dựa trên những gợi ý sau:

- Tên nhân vật, tên sách, tác giả và các chi tiết liên quan có chính xác không?

- Bằng chứng cho các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện đã đủ và phù hợp chưa?

(5)

- Có lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, tổ chức đoạn văn hay không?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì thành ngữ đẽo cày giữa đường chỉ những người nghe theo lời người khác một cách thụ động, và không biết suy nghĩ cái nào đúng, cái nào sai.. Học

– Bài học cuộc sống được thể hiện trong truyện ngụ ngôn đã đọc và một số điểm đáng chú ý về cốt truyện, nhân vật, tình huống,.... của

Những cảm xúc, suy nghĩ về mẹ của nhân vật Hồng khi phải xa cách và khi được gặp mẹ..

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

- Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết): thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận

+ Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.. + Trong hoạt động

Nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống ước lệ mẫu mực: Ước lệ hệ thống nhân vật, ước lệ hình dáng, màu sắc các hạng người trong xã hội, ước lệ các loại đào kép,

Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy.. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu