• Không có kết quả nào được tìm thấy

90. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "90. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

90. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam (Lần 1) (File word có lời giải)

Câu 41: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước cứng?

A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. NaNO3, KHCO3. C. NaHCO3, KHCO3. D. CaCl2, MgSO4. Câu 42: Chất nào sau đây tan hết trong kiềm dư?

A. Fe. B. MgO. C. Al. D. CaCO3.

Câu 43: Dung dịch Al(NO3)3 không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. Ba(OH)2. B. NH3. C. NaOH. D. HCl.

Câu 44: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. MgCl2. B. FeCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.

Câu 45: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Fe. B. Au. C. Ag. D. Cu.

Câu 46: Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là?

A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3.

Câu 47: Chất nào sau đây không phải chất điện li?

A. NH2CH2COOH. B. H2O. C. C6H5ONa. D. CH3COOCH3. Câu 48: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?

A. Anđehit axetic. B. Saccarozơ. C. Etyl fomat. D. Glucozơ.

Câu 49: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. AlCl3. B. Na2CO3. C. NaHSO4. D. NaHCO3.

Câu 50: Polime nào sau đây được dùng làm cao su?

A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).

C. Poliisopren. D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 51: Fomon là dung dịch có tính sát trùng cao, trong y học nó được dùng để bảo vệ các mẫu vật, ướp xác,…. Fomon là dung dịch của chất nào sau đây?

A. C2H5OH. B. HCOOH. C. HCHO. D. CH3COOH.

Câu 52: Ion kim loại nào sau đây dễ bị khử nhất?

A. Cu2+. B. Mg2+. C. Ag+. D. Na+.

Câu 53: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và được ứng dụng làm nhiệt kế?

A. Li. B. Cs. C. Ag. D. Hg.

Câu 54: Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?

A. Ca. B. Fe. C. Ag. D. Cu.

Câu 55: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và:

A. C17H35COONa. B. C15H31COONa. C. C17H31COONa. D. C17H33COONa.

Câu 56: Chất nào sau đây không phải là este?

A. CH3COOC2H5. B. (C17H33COO)3C3H5.

C. CH3COONH4. D. CH3COOC6H5.

Câu 57: Chất tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:

A. Na2O. B. MgO. C. SO2. D. NaCl.

Câu 58: Cho 34,25 gam Ba vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch CuSO4 ban đầu. Giá trị của m là:

A. 49,0. B. 24,5. C. 24,0. D. 48,5.

Câu 59: Phát biểu nào sau đây đúng?

(2)

A. Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon.

B. Tơ nilon-6,6 rất bền trong môi trường kiềm.

C. Tơ nitron thuộc loại tơ bán tổng hợp.

D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp axetilen.

Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ còn được gọi là đường nho.

B. Thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ.

C. Amilozơ là polime không phân nhánh.

D. Saccarozơ có vị ngọt hơn fructozơ.

Câu 61: Hòa tan 13,4 gam hỗn hợp gồm MgO và Al trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 67,3. B. 58,2. C. 45,7. D. 26,7.

Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

B. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.

C. Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamic.

D. Anilin là một bazơ mạnh, làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

Câu 63: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

Câu 64: Cho các phát biểu sau:

(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa các nguyên tố cacbon.

(b) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

(c) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.

(d) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 65: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Fe tác dụng với Cl2 dư tạo ra muối FeCl2. B. Sắt phản ứng mạnh với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

C. Kim loại Cu tan được trong dung dịch Fe2(SO4)3. D. Sắt là kim loại có tính khử mạnh.

Câu 66: Thủy phân hoàn toàn 1,2 mol một chất béo có công thức (C17H33COO)2C3H5(OOCC17H35) trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được a mol muối natri stearat. Giá trị của a là:

A. 1,2. B. 2,4. C. 3,6. D. 4,8.

Câu 67: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển.

B. Các khí CO, CO2, SO2, NO gây ô nhiễm không khí.

C. Nước thải có chứa các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước.

D. Nước chứa càng nhiều ion NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.

Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn hai amin no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 0,735 mol O2, thu được 11,7 gam H2O. Tổng khối lượng của hai amin đem đốt là:

A. 10,7. B. 9,58. C. 8,46. D. 6,22.

Câu 69: Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 200 ml dung dịch chứa CuCl2 xM và FeCl yM. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 13,84 gam rắn Y gồm hai kim loại.

(3)

Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 91,8 gam; đồng thời thu được 75,36 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,4 và 0,4. B. 0,6 và 0,3. C. 0,6 và 0,4. D. 0,4 và 0,3.

Câu 70: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.

B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.

C. Dung dịch sau điện phân có pH<7.

D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.

Câu 71: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8% về khối lượng) vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y và 1,792 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,4M và HNO3 0,6M, thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 13. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 19. B. 18. C. 12. D. 13.

Câu 72: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).

Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở bước 1, nếu thay ancol etylic bằng ancol metylic thì trong thí nghiệm vẫn thu được etilen.

(b) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra.

(c) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng.

(d) Trong thí nghiệm trên, ở ống số 3 không xuất hiện chất rắn.

(e) Nếu thu khí etilen đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.

(b) Không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi trong.

(c) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

(d) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.

(e) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.

(f) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 74: Hỗn hợp E gồm các axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X có trong m gam E là:

A. 53,40. B. 48,36. C. 51,72. D. 50,04.

(4)

Câu 75: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al trong X là:

A. 18,4. B. 81,6. C. 36,0. D. 64,0.

Câu 76: Hỗn hợp khí Z gồm 0,5 mol H2 và 0,25 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Nung Z một thời gian với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp T có tỉ khối so với H2 bằng 8,2. Dẫn hỗn hợp T qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 72. B. 28. C. 61. D. 24.

Câu 77: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất T không có đồng phân hình học.

B. Chất Z làm mất màu dung dịch nước Br2. C. Chất Y có công thức phân tử là C4H4O2Na2.

D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Câu 78: Cho các phát biểu sau:

(a) Polipropilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(c) Ở điều kiện thích hợp, thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.

(d) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. (e) Tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp.

(f) Phân tử peptit Gly-Val-Glu có 4 nguyên tử oxi.

(g) Tất cả các amino axit đều có tính lưỡng tính.

Số phát biểu đúng là:

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 79: Hỗn hợp A gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 và FeS2, người ta cho m gam A vào bình kín chứa 1,875 mol khí O2 (dư). Nung nóng bình cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu thấy áp suất giảm 10% so vói lúc trước khi nung. Mặt khác, cho m gam A vào H2SO4 đặc, nóng dư thu đươc 35,28 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B chứa 155m/69 (gam) muối. Biết trong A oxi chiếm 19,324%

về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 66. B. 74. C. 91. D. 82.

Câu 80: Cho hai este đều mạch hở; X (hai chức), Y (đơn chức). Đốt x mol X hoặc y mol Y đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol. Cho 14,88 gam hỗn hợp E gồm X (x mol), Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai muối của axit no và hỗn hợp Z chứa 2 ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Cho Z tác dụng hết với Na dư, thu được 0,08 mol H2. Mặt khác, 14,88 gam E làm mất màu vừa hết 0,12 mol Br2. Biết E không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng muối có số phân tử khối lớn hơn có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 48,5%. B. 41,5%. C. 57,5%. D. 47,5%.

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41A 42C 43D 44A 45C 46D 47D 48B 49D 50C

51C 52C 53D 54A 55A 56C 57A 58A 59A 60D

(5)

61B 62B 63B 64D 65C 66A 67D 68C 69C 70A

71B 72C 73C 74D 75C 76D 77A 78D 79D 80D

Câu 58:

nBa = 0,25; nCuSO4 = 0,3

—> nH2 = nCu(OH)2 = nBaSO4 = 0,25

Δm = mBa – mH2 – mCu(OH)2 – mBaSO4 = -49

—> Giảm 49 gam

Câu 59:

A. Đúng: nCH2=CH-CN —> (-CH2-CH(CN)-)n

B. Sai, nilon-6,6 có nhóm amit -CONH- dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm.

C. Sai, tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp

D. Sai, polietilen điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

Câu 61:

nH2 = 0,3 —> nAl = 0,2 —> nMgO = 0,2

—> Muối gồm Al2(SO4)3 (0,1) và MgSO4 (0,2)

—> m muối = 58,2 gam

Câu 62:

A. Sai, lys có 2N (C6H14N2O2) B. Đúng

C. Sai, thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri glutamat D. Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

Câu 63:

Dãy các chất B đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Các dãy còn lại chứa glucozơ, fructozơ không bị thủy phân.

Câu 64:

(a) Đúng (b) Đúng

(c) Sai, lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon đioxit.

(d) Đúng

Câu 65:

A. Sai, Fe + Cl2 —> FeCl3

B. Sai, Fe thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(6)

C. Đúng: Cu + Fe2(SO4)3 —> CuSO4 + FeSO4

D. Sai, Fe là kim loại có tính khử trung bình.

Câu 66:

(C17H33COO)2C3H5(OOCC17H35) + 3NaOH —> 2C17H33COONa + C17H35COONa + C3H5(OH)3

—> a = 1,2

Câu 67:

D sai, hàm lượng NO3-, PO43- quá lớn thì thực vật không sinh sống được.

Câu 68:

Quy đổi 2 amin thành CH2 (a) và NH3 (b) nO2 = 1,5a + 0,75b = 0,735

nH2O = a + 1,5b = 0,65

—> a = 0,41; b = 0,16

—> mAmin = 8,46 gam

Câu 69:

Kết tủa gồm AgCl (u) và Ag (v) nAgNO3 = u + v = 0,54

m↓ = 143,5u + 108v = 75,36

—> u = 0,48; v = 0,06

nCuCl2 = 0,2x và nFeCl3 = 0,2y

Bảo toàn Cl —> 2.0,2x + 3.0,2y = 0,48 (1)

Dung dịch X chứa Fe2+ (0,06), Cl- (0,48), bảo toàn điện tích —> nMg2+ = 0,18

—> Ban đầu nMg = 0,18 và nFe = 0,09

—> mY = 64.0,2x + 56(0,2y + 0,09 – 0,06) = 13,84 (2) (1)(2) —> x = 0,6; y = 0,4

Câu 70:

Tại anot:

Sau t giây —> nO2 = a Sau 2t giây —> nO2 = 2a

—> nH2 = 2,5a – 2a = 0,5a Bảo toàn electron:

2nM + 2nH2 = 4nO2

—> nM = 4a – 0,5a = 3,5a

A sai. M bị khử hết khi ne = 2nM = 7a. Tại thời điểm đang xét ne = 4nO2 = 7,2a > 7a —> Có H2

(7)

Câu 71:

nHCl = 0,08; nHNO3 = 0,12 —> nH+ = 0,2 pH = 13 —> [OH-] = 0,1 —> nOH- dư = 0,04

—> nOH-(Y) = 0,24 = 2nH2 + 2nO

—> nO = 0,04

m rắn = m kim loại + m gốc axit + mOH-

= 0,04.16.92%/8% + 0,08.35,5 + 0,12.62 + 0,04.17 = 18,32 gam

Câu 72:

(a) Sai

(b) Đúng, bông tẩm NaOH loại bỏ sản phẩm phụ như SO2, CO2… (c) Đúng

(d) Sai, ống 3 có chất rắn MnO2:

C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH

(e) Đúng, C2H4 không tan trong H2O nên thu bằng phương pháp dời H2O.

Câu 73:

(a) Sai, Be không tan, Mg tan chậm

(b) Đúng, vì chậu sẽ bị thủng do Al + H2O + Ca(OH)2 —> Ca(AlO2)2 + H2

(c) Đúng, không có 2 điện cực và không có môi trường điện hóa nên chỉ có ăn mòn hóa học (d) Sai, thu được H2 ở catot

(e) Đúng

(f) Đúng: Ba(HCO3)2 + KHSO4 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

Câu 74:

Quy đổi E thành HCOOH (a), C3H5(OH)3 (b), CH2 (c) và H2O (-3b) nO2 = 0,5a + 3,5b + 1,5c = 7,47

nCO2 = a + 3b + c = 5,22

Muối gồm HCOONa (a), CH2 (c)

—> m muối = 68a + 14c = 86,76

—> a = 0,3; b = 0,06; c = 4,74

—> Muối gồm C15H31COONa (0,18) và C17H35COONa (0,12)

nX = b = 0,06 nên X không thể chứa 3 gốc C15H31COO-, cũng không thể chứa 2 gốc C17H35COO-.

—> X là (C17H35COO)(C15H31COO)2C3H5

—> mX = 50,04 gam

(8)

Câu 75:

Y gồm O2 (a) và Cl2 (b) nY = a + b = 0,15

mY = 32a + 71b = mZ – mX

—> a = 0,05; b = 0,1 X gồm Mg (x) và Al (y) mX = 24x + 27y = 7,5

Bảo toàn electron: 2x + 3y = 4a + 2b + 2nH2

—> x = 0,2; y = 0,1

—> %Al = 27y/7,5 = 36%

Câu 76:

Bảo toàn liên kết pi:

2nAnkin = nH2 phản ứng + nBr2

—> nH2 phản ứng = 0,25

—> nT = nZ – nH2 phản ứng = 0,5 mZ = 0,5.2 + 0,25M ankin = 0,5.2.8,2

—> M ankin = 28,8

—> X là C2H2 (0,2) và Y là C3H4 (0,05)

—> %Y = 24,39%

Câu 77:

Z là CH3OH —> X là C2H2(COOCH3)2

Y là C2H2(COONa)2

T là C2H2(COOH)2

T + HBr —> 2 sản phẩm nên T có cấu tạo:

HOOC-C(=CH2)-COOH

—> Phát biểu A đúng.

Câu 78:

(a) Sai, điều chế bằng cách trùng hợp CH2=CH-CH3

(b) Đúng (c) Đúng

(d) Đúng: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5

(e) Đúng

(f) Sai, peptit Gly-Val-Glu có 6 nguyên tử oxi.

(g) Đúng, tính axit ở nhóm COOH, tính bazơ ở nhóm NH2.

(9)

Câu 79:

Đặt nFe3O4 = a và nFeS2 = b

Bảo toàn electron —> nO2 phản ứng = (a + 11b)/4 n khí giảm = (a + 11b)/4 – 2b = 1,875.10%

A với H2SO4, bảo toàn electron:

a + 15b = 1,575.2

—> a = 0,15 và b = 0,2 Đặt nFe2O3 = c và nCuO = d

m = 0,15.232 + 0,2.120 + 160c + 80d (1) Bảo toàn Fe —> nFe2(SO4)3 = c + 0,325 155m/69 = 400(c + 0,325) + 160d (2) mO = 19,324%m = 16(3c + d + 0,15.4) (1)(2)(3) —> c = d = 0,1 và m = 82,8

Câu 80:

nH2 = 0,08 —> nNaOH = nZ = 0,16 —> nO(E) = 0,32 Đốt E —> nCO2 = u và nH2O = v

—> u – v = 0,08.2

mE = 12u + 2v + 0,32.16 = 14,88

—> u = 0,72 và v = 0,56

Quy đổi E thành HCOOH (a), (COOH)2 (b), CH3OH (0,16), H2O (-0,16), CH2 (c) và H2 (-0,12) nNaOH = a + 2b = 0,16

nCO2 = a + 2b + 0,16 + c = 0,72

nH2O = a + b + 0,16.2 – 0,16 + c – 0,12 = 0,56

—> a = 0,08; b = 0,04; c = 0,4

—> nX = b = 0,04 và nY = a = 0,08

Đốt X hoặc Y đều có nCO2 – nH2O = 0,08 nên X có k = 3 và Y có k = 2 X dạng (CH3-OOC-COO-CH2-CH=CH2).rCH2

Y dạng (HCOO-CH2-CH=CH2).sCH2

nCO2 = 0,04(r + 6) + 0,08(s + 4) = 0,72

—> r + 2s = 4

Để 2 ancol có số C kế tiếp nhau và Y không tráng gương thì r = 2 và s = 1 là nghiệm duy nhất.

X là CH3-CH2-OOC-CH2-COO-CH2-CH=CH2).rCH2

Y là CH3-COO-CH2-CH=CH2

Muối gồm CH2(COONa)2 (0,04) và CH3COONa (0,08)

(10)

—> %CH2(COONa)2 = 47,44%

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho 14,88 gam hỗn hợp E gồm X (x mol), Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa hai muối của axit no và hỗn hợp Z chứa 2 ancol

Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử

Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử

Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên

Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên

Khi cho lượng nhỏ mỗi chất tác dụng với nhau từng đôi một trong dung môi nước thì thu được kết quả ở bảng sau:.. W

Khi cho lượng nhỏ mỗi chất tác dụng với nhau từng đôi một trong dung môi nước thì thu được kết quả ở bảng sau:.. W

(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam (c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tímA. (d)