• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 20: THỰC HÀNH:

QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Xác định được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.

- Vẽ được các tế bào ở các kì của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.

- Rèn luyện được kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.

II. CHUẨN BỊ

- Kính hiển vi quang học có vật kính x 10 x 40, thị kính x 10 và x 15.

- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành được chuẩn bị sẵn theo các bước sau:

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x 40.

- Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.

- Vẽ tế bào ở một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.

IV. THU HOẠCH

(2)

Ảnh các kì nguyên phân ở rễ hành

- Để nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản, cần chú ý các hoạt động điển hình của NST tại mỗi kì:

+ Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

+ Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Hai crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST đơn dãn xoắn, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào để phân chia tế bào chất.

- Chú ý: Cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau vì:

+ Góc độ quan sát khác nhau.

+ Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tế bào vi khuẩn ở bựa răng là tế bào nhân sơ: có kích thước nhỏ, khó quan sát cấu trúc tế bào, có hình dạng đa dạng, bắt màu đỏ với thuốc nhuộm fuchsine. - Tế bào

Trả lời câu hỏi 4 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 103 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bởi hóa chất colchicine

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng

Enterobacter loài vi khuẩn kị khí gram âm tuỳ ý thường được tìm thấy trong ruột của động vật có vú nhưng cũng có thể được tìm thấy trong miệng..

+ Nguyên nhân của sự thay đổi vành đai đất: càng lên cao nhiệt độ càng giảm dẫn đến quá trình phá hủy đá gốc diễn ra chậm dẫn đến quá trình hình thành đất kém và càng

+ Cách nuôi cấy mẫu: lấy nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có anh sáng rọi tới, cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm, rạ, cỏ khô cắt nhỏ.. Đặt lọ ở

- Nghiêm túc quan sát theo nhóm với các nội dung được phân công để hoàn thành bài thu hoạch.. - Ghi chép lại các thông tin quan sát được theo yêu cầu của bài ngay tại chỗ

- Dụng cụ: kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kính đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thủy tinh.. - Hóa chất: xanh