• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thời gian sử dụng của một loại sản phẩm M là biến ngẫu nhiên X (đơn vị: năm) có phân phối mũ với thời gian sử dụng trung bình là 3 năm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thời gian sử dụng của một loại sản phẩm M là biến ngẫu nhiên X (đơn vị: năm) có phân phối mũ với thời gian sử dụng trung bình là 3 năm"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 1/2 Câu I (4,5 điểm)

1. Giáo viên chia ngẫu nhiên 8 cuốn sách cho 4 học sinh M, N, P, Q sao cho số sách mỗi học sinh nhận được là một số lẻ. Tính xác suất học sinh M nhận được 5 cuốn sách.

2. Khả năng mỗi khách mời A, B, C đến dự sự kiện E là như nhau và bằng 0,3. Biết A xung khắc với B, C nên khả năng A và B hay A và C cùng tới là bằng 0. Khả năng B và C cùng tới là 0,2. Biết có ít nhất 1 người trong 3 khách A, B, C tới dự. Tính xác suất đó là khách mời A.

3. Thời gian sử dụng của một loại sản phẩm M là biến ngẫu nhiên X (đơn vị: năm) có phân phối mũ với thời gian sử dụng trung bình là 3 năm. Một người mua 20 sản phẩm M về sử dụng. Tính xác suất có ít nhất 15 sản phẩm trong 20 sản phẩm này có thời gian sử dụng vượt quá thời gian sử dụng trung bình.

4. Nhà máy Q sản xuất một loại trục máy A có đường kính là biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn với đường kính trung bình là 1,55 cm và độ lệch chuẩn là 0,04 cm. Trục máy A có đường kính chênh lệch so với đường kính trung bình không quá 0,03 cm là trục đạt chuẩn. Tính tỷ lệ trục máy A đạt chuẩn của nhà máy M.

Câu II (5,5 điểm)

1. Nghi ngờ giá điện tăng làm tăng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình ở vùng A. Khảo sát chi tiêu của các hộ gia đình ở vùng A tháng trước và sau khi tăng giá điện, ta có dữ liệu biến ngẫu nhiên D bằng chi tiêu tháng sau tăng giá điện trừ chi tiêu tháng trước tăng giá điện (đơn vị: trăm ngàn đồng)

D (-10)-(-8) (-8)-(-6) (-6)-(-3) (-3)-0 0-3 3-6 6-9 9-11 11-13

Số hộ 5 24 40 56 76 65 58 35 23

Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho nhận xét về ý kiến giá điện tăng làm tăng chi tiêu của các hộ gia đình vùng A.

2. Khảo sát thời gian tìm được việc đúng chuyên ngành của một số sinh viên được chọn ngẫu nhiên của 2 ngành A, B thuộc trường Đại học Q sau khi ra trường, ta thu được số liệu:

Số tháng 0-1 1-3 3-6 6-8 8-10 10-12 12-15 15-18 18-21 21-24

Số sinh viên A 8 20 36 65 76 56 42 30 18 2

Số sinh viên B 17 42 60 124 148 110 78 50 30 3

a. Hãy cho nhận xét về ý kiến thời gian trung bình sau ra trường tìm được việc đúng chuyên ngành của sinh viên ngành A và B thuộc trường Đại học Q là như nhau với mức ý nghĩa 3%.

b. Tìm khoảng tin cậy 98% cho tỷ lệ sinh viên ngành A của trường Q có việc làm đúng chuyên ngành sau 6 tháng ra trường.

c. Muốn tìm khoảng tin cậy cho thời gian trung bình sau ra trường tìm được việc đúng chuyên ngành của sinh viên ngành B thuộc trường Q với sai số là 0,45 tháng thì độ tin cậy là bao nhiêu?

3. Khảo sát số dân X (đơn vị: ngàn người) trong phạm vi bán kính 1 km từ 1 cửa hàng tiện lợi, doanh thu Y (đơn vị: chục triệu đồng) của cửa hàng tiện lợi thuộc chuỗi S trong 1 tuần, ta có:

X 6,0 6,5 6,8 7,0 7,1 7,5 8,0 8,2 8,4 8,8 9,0 9,1 9,3 Y 9,0 9,3 9,5 9,8 10,0 10,5 11,0 11,5 11,8 12,0 12,5 13,0 13,4

Với số liệu này có thể dự đoán giá trị trung bình của Y theo giá trị của X bằng hàm hồi quy tuyến tính thực nghiệm được không? Nếu có, hãy viết hàm hồi quy tuyến tính thực nghiệm này.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN TOÁN ---

ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: XÁC SUẤT - THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

Mã môn học: MATH132901

Đề thi có 2 trang. Thời gian: 90 phút.

Sinh viên được phép sử dụng tài liệu.

(2)

Số hiệu: BM1/QT-PĐBCL-RĐTV Trang: 1/2 Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức) Nội dung kiểm tra

[CĐR 2.1]: Sử dụng được giải tích tổ hợp để tính xác suất

theo quan điểm đồng khả năng. Câu I

[CĐR 2.2] Sử dụng được các công thức tính xác suất, đặc

biệt là xác suất có điều kiện. Câu I

[CĐR 2.3]: Lập được bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Sử dụng được hàm phân phối xác suất và hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục.

[CĐR 2.4]: Tính định được kỳ vọng, phương sai, median, mod của biến ngẫu nhiên và cách sử dụng các số đặc trưng này.

Câu I

[CĐR 2.5]: Sử dụng được phân phối siêu bội, nhị thức,

Poisson, chuẩn và mối liên hệ giữa các phân phối này. Câu I [CĐR 2.6]: Tính được giá trị của trung bình mẫu, phương

sai mẫu bằng máy tính bỏ túi.

[CĐR 2.8]: Sử dụng được các tiêu chuẩn kiểm định giả thiết để giải quyết các bài toán liên quan và áp dụng được trong thực tế.

Câu II

[CĐR 2.7]: Tìm được (giá trị) của khoảng tin cậy cho tỷ lệ,

trung bình và phương sai ứng với số liệu thu được. Câu II [CĐR 2.9]: Sử dụng được hàm hồi qui tuyến tính thực

nghiêm. Câu II

Ngày tháng 6 năm 2019 Trưởng bộ môn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Syntactic complexity in ESL writing In Applied Linguistics and Second Language Acquisition (SLA), syntactic complexity, accuracy, lexical complexity, and fluency (CALF)

[r]

The problem posed when using MIMO in combination with the Rake receiver, we need to make sure that the beam generated at the receiver will have the receiving

Tuy nhiên, việc tỉ lệ ngƣời dân không có kiến thức về kháng sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao cũng là một vấn đề quan trọng, bởi lẽ ngƣời dân sử dụng

Khảo sát số sinh viên tìm được việc làm đúng chuyên ngành sau 3 tháng ra trường thì thu được dữ liệu: trong 400 sinh viên trường A được khảo sát có 180 sinh viên

Vậy thời gian sau ra trường trung bình sinh viên tìm được việc đúng chuyên ngành của 2 chuyên ngành là

Nhưng khi b giảm đến lúc  b thì trên màn sáng sẽ không quan sát thấy bất cứ cực tiểu nào nữa, nghĩa là trên màn sáng ta chỉ thấy vân sáng trung tâm (hay nói cách

Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ một hộp chứa 10 sản phẩm và được cả 2 sản phẩm đều đạt chuẩn, tính xác suất để trong 10 sản phẩm của hộp này có đúng 1 sản phẩm không đạt