• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI): TIẾT 3: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Nguyễn Khuyến I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI): TIẾT 3: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Nguyễn Khuyến I"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7 TUẦN 10 (TỪ 08/11/2021 ĐẾN 13/11/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI):

TIẾT 3: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Nguyễn Khuyến I. Đọc – tìm hiểu chú thích

1. Tác giả: Nguyễn Khuyến 2. Tác phẩm

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Hoàn cảnh sáng tác: Khi người bạn thân là Dương Khuê đến thăm nhà thơ sau nhiều năm xa cách.

- Đại ý: Tình bạn đậm đà, thắm thiết của nhà thơ và bạn mình.

II. Đọc – tìm hiểu văn bản.

1. Câu thơ đầu:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

- Cách gọi: “bác” thể hiện sự kính trọng và tình cảm thân thiết giữa 2 người.

-> Giọng thơ: tự nhiên, hồ hởi, phấn chấn.

=> Nhà thơ vui mừng khi có bạn đến thăm.

2. Sáu câu tiếp theo: Hoàn cảnh tiếp bạn.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

-> Giọng thơ dí dỏm, liệt kê, nói quá.

=> Nhà thơ không có bất cứ gì để tiếp đãi bạn.

3. Câu thơ cuối:

Bác đến chơi đây, ta với ta - Cụm từ: “Ta với ta” chỉ chủ nhân (tác giả) - và khách (bạn)

=> Tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên mọi lễ nghi tầm thường của cuộc sống.

III. Ghi nhớ: Sgk/104.

TIẾT 4: ĐẠI TỪ; QUAN HỆ TỪ ĐẠI TỪ

I. Thế nào là đại từ

* VD: Sgk/54

a: Nó lại khéo tay nữa - Nó: trỏ người.

- Vai trò ngữ pháp: làm chủ ngữ trong câu.

b. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm

(2)

[2]

- Nó: trỏ vật.

- Vai trò ngữ pháp: làm định ngữ.

c. Người học giỏi nhất lớp là nó - Nó: trỏ người.

- Vai trò ngữ pháp: làm vị ngữ trong câu.

d. Mọi người đều yêu mến nó - Nó: trỏ người.

- Vai trò ngữ pháp: làm bổ ngữ.

=> Đại từ

* Ghi nhớ 1: Sgk/55 II. Các loại đại từ.

1. Đại từ để trỏ

* DV: Sgk/55

a. tôi, tao, tớ, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó…

-> đại từ trỏ người hoặc vật.

b. bấy, bấy nhiêu…

-> đại từ trỏ số lượng.

c. vậy, thế…

-> đại từ trỏ hoạt động, tính chất của sự vật

*Ghi nhớ 2: Sgk/56 2. Đại từ để hỏi

* DV: Sgk/56 a. ai, gì…

-> đại từ hỏi người hoặc vật.

b. bao nhiêu, bấy nhiêu…

-> đại từ hỏi người hoặc vật.

c. sao, thế…

-> đại từ hỏi người hoặc vật.

*Ghi nhớ 3: Sgk/56 QUAN HỆ TỪ

I. Thế nào là quan hệ từ.

* VD: Sgk/96

a. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.

(Khánh Hoài)

- Của: Nối định ngữ với danh từ trung tâm -> quan hệ sở hữu.

b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

- Như: Nối bổ ngữ với tính từ trung tâm -> quan hệ so sánh.

c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài - Bài Học đường đời đầu tiên)

- Bởi …nên: Nối 2 vế của câu ghép chính phụ -> quan hệ nguyên nhân – kết quả.

- Và: nối hai vị ngữ của một vế câu ghép -> qhệ bổ sung.

d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung vào được việc gì cả.

(Lý Lan)

(3)

[3]

- Nhưng: Nối câu 1 và câu 2 -> quan hệ tương phản.

=> Đại từ.

* Ghi nhớ: Sgk/97.

II. Sử dung quan hệ từ.

* VD 1: Sgk/97.

a. Khuôn mặt của cô gái.

c. Cái tủ bằng gỗ anh vừa mới mua.

e. Giỏi về Toán.

i. Quyển sách đặt ở trên bàn

-> Có thể có hoặc không có qua hệ từ.

h. Làm việc ở nhà/ Làm việc nhà

-> Không có quan hệ từ câu văn thay đổi ý nghĩa.

c. Nó đến trường bằng xe đạp/ Nó đến trường xe đạp b.Lòng tin của nhân dân/ Lòng tin nhân dân.

g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây/ Viết một bài văn phong cảnh Hồ Tây -> Không có quan hệ từ câu không rõ nghĩa.

* VD 2: Sgk/97.

a. Nếu trời mưa thì con đường sẽ ướt.

b. Tuy nhà xa nhưng em luôn đi học đúng giờ.

c. Vì chăm chỉ học tập nên em luôn đạt điểm cao.

-> Quan hệ từ được dùng thành cặp.

* Ghi nhớ: Sgk/98.

B. LUYỆN TẬP: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa.

Bài tập bài ĐẠI TỪ: Sgk/56, 57.

(4)

[4]

Bài tập bài QUAN HỆ TỪ: Sgk/98,99.

Bài tập 1/ 98. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau.

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ.

Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm

(5)

[5]

nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

(Cổng trường mở ra)

Bài tập 3/98: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a. Nó rất thân ái bạn bè.

b.Nó rất thân ái với bạn bè.

c. Bố mẹ rất lo lắng con.

d. Bố mẹ rất lo lắng cho con.

e. Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

h.Tôi tặng quyển sách này anh Nam.

i.Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

k.Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

l. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

Bài tập 4/99: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó.

Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ.

- Chuẩn bị bài dự án theo hướng dẫn của giáo viên.

(6)

[6]

2. MÔN TOÁN 2.1 ĐẠI SỐ

Bài 11,12.SỐ VÔ TỈ -KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI- SỐ THỰC I/ Số vô tỉ

Bài toán: sgk/40

x2 =2

=> x = 1,414213562373095…là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ta gọi những số như vậy là số vô tỉ

- Số vô tỉ được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

-Tập hợp số vô tỉ ký hiệu là I II/ Khái niệm về căn bậc hai

1) Định nghĩa :

Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a Ví dụ :72 =49 ; (-7)2 = 49 ta có 7 và -7 là hai căn bậc hai của 49 Nhận xét:

Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: số dương kí hiệu là a và số âm kí hiệu là a .

Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết 0=0. Số âm không có căn bậc hai .

Ví dụ :

*Số dương 4 có hai căn bậc hai là 4 = 2 ( vì 22 = 4 )

- 4 = -2 ( vì (-2 )2 = 4 )

*Số 9

25 có hai căn bậc hai là:

9 25 =

3 5 ( vì

3 2

5

  

  = 9 25 ) - 9

25 = - 3 5 ( vì

3 2

5

− 

 

  = 9 25 ) 2) Chú ý: (SGK/41)

?2 / 41sgk Viết các căn bậc hai của 3 ; 10 ; 25 Giải.

* Căn bậc hai của 3 là 3 và - 3

* Căn bậc hai của 10 là 10 và - 10

* Căn bậc hai của 25 là 25= 5 và- 25= -5

Chú ý: các số 3 ; 10 ; 5 ; 6 là những số vô tỉ . III/Số thực:

(7)

[7]

Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực . Vd: 2 ; 3

5 ; −0,234 ; 1 37

− ; 2 ;  . . . là các só thực Ký hiệu tập hợp số thực là R

?1

Cách viết x R cho ta biết x là số thực nghĩa là x có thể là số hữu tỉ hoặc là số vô tỉ

* So sánh hai số thực :

* Với a b R a,  ;   b 0 ab Ví dụ : 5,7R,7  5 0 7  5

*Trục số thực: Xem sgk

* Chú ý : sgk/44

ÔN TẬP CHƯƠNG 1 A/ Lý thuyết

1) Quan hệ giữa các tập hợp số N, Z, Q, R:

N : tập các số tự nhiên.

Z : tập các số nguyện.

Q : tập các số hữu tỉ.

I : tập các số vô tỉ.

R : tập các số thực.

N  Z  Q  R ; I  R; Q  I = 

2) Ôn tập số hữu tỉ:

 Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng a

b với a, b  Z; b  0

 Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0

 Số hữu tỉ âm là số hữu tỉ bé hơn 0

 Số 0 không là số hữu tỉ đương cũng không phải là âm

3 3 6

5 5 10

− −

= =

(8)

[8]

a) Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

xx

=   neáu x 0 -x neáu x 0 b) Phép tính trong Q ( học SGK / 48 ) B / Luyện tập

Dạng 1: Thực hiện phép tính Bài 96 / 48 SGK

a) 4 5 4 16

1 0,5

23+21−23+ + 21 = 4 4 5 16

1 0.5

23 23 21 21

 −  + + +

   

   

= 1 + 1 + 0,5 = 2,5

b) 3 1 3 1

.19 .33 7 3−7 3 = 3 1 1

19 33

7 3 3

 − 

 

 = 3.

(

14

)

7 − = -6

d) 1 5 1 5

15 : 25 :

4 7 4 7

− − − 

   

   

= 1 1 5

15 25 :

4 4 7

 −  − 

   

    =

(

10 .

)

7

5

 

− −  = 14 Bài 97 / 49 SGK

a) (-6,37 . 0,4) . 2,5= -6,37 . (0,4 .2,5) = -6,37.1 = -6,37

b) (-0,125) . (-5,3) . 8 = (-0,125 . 8) . (-5,3) = (-1) . (-5,3) = 5,3

d) (-0,375 ) . 41 3 . (-2)

3 = 3 13 8 . 3

− .(-8) = 13 Bài 99 / 49 SGK

P = 3 1 1

0,5 : ( 3) : ( 2)

5 3 6

− −  − + −−  −

   

   

= 1 3 :

( )

3 1 1

2 5 3 12

− −  − + −

 

 

= 11 1 1 1 10 . 3 3 12

− − + − = 11 1 1 30+ −3 12 = 22 20 5

60 + −

= 37 60

5

3

-1 0 1

(9)

[9]

Dạng 2 : Tìm x

Bài 98 (b,d) / 49 SGK b) y : 3

8 = -1 31 33 y = 64 3

33 8.

− = 8

−11 c) 2

15 . y + 3 7 = -

4 5  2

15 . y = - 4 5 -

3 7

 y = 43 15

− : 7 5 =

43 21

d) 11

−12y + 0,25 = 5 6  11

−12y = 5 1 6−4  11

−12y = 7 12  y = 7 11

12: 12

− 

 

  = 7

−11 Bài 101 / 49 SGK

a) |x| = 2,5  x =  2,5

b) |x| = -1,2  không tìm được giá trị nào của x c) |x| + 0,573 = 2

 |x| = 2 – 0,573  |x| = 1,427  x =  1,427

d) 1

4 1

x+ − = −3  1 3 3 x+ =

1 3 3

1 3

3 x x

 + =



 + = −



3 1 3 3 1

3 x

x

 = −



 = − −



22 3 31

3 x

x

 =

 = −



Bài Tập ở nhà:

Bài 1. Thực hiện phép tính:

(10)

[10]

a) 6 3 21 15 7. 5

+ − b) 3 1 3 1

.26 .44 4 7− 4 7 c)

2 0

1 2 1

8 3 : 4 2018

− −   − + 

    d)

22 25

3 5

5 . 3

  − 

   

    Bài 2. Tìm x, y biết:

a) 5 1

4 2

x+ = b) 9

7 2

x = c) 1 2

6 3

x− = d) 7 4

x y

= và x+ = −y 22 Bài 3.

Nhân dịp năm học mới, mẹ bạn An muốn mua bộ sách giáo khoa lớp 7 cho An, mẹ bạn An tìm thấy trên trang web bán hàng online Shopee có chương trình khuyến mãi giảm 5% cho bộ sách cần tìm và còn được miễn phí vận chuyển tận nhà. Hỏi mẹ An phải trả bao nhiêu tiền nếu đặt mua bộ sách trên, biết rằng giá niêm yết của bộ sách là 114500 đồng.

Bài 4.

Hai lớp 7A và 7B đi lao động trồng cây. Biết rằng tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 7A và lớp 7B là 4,5 và số cây lớp 7A trồng được nhiều hơn hai lần số cây của lớp 7B là 20 cây. Tính số cây mỗi lớp đã trồng.

(11)

[11]

C B

A 2.2 HÌNH HỌC

Bài 2. HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU 1. Định nghĩa: in nghiêng/110

2. Kí hiệu

ABC = A'B'C' 

' '; ' '; '

; ;

' A B A

A A B

C A C BC B C

B B

A C

 C

 = =

= = =

 =

Ví dụ: Cho biết, Hãy tìm các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau?

Giải

ABC EDF

 =  (gt)

=>A=E B; =D C; =F (hai góc tương ứng)

và AB = ED, AC = EF; BC = DF (hai cạnh tương ứng)

B. LUYỆN TẬP:

Bài 1: Cho ABC = MNP, A=60 ,O B=35O a) Tìm các cạnh tương ứng bằng nhau.

b) Tính các góc còn lại của hai tam giác.

Giải.

a) ABC = MNP

=> AB = MN, BC = NP, AC = MP(hai cạnh tương ứng) b) 𝐴̂ + 𝐵̂ + 𝐶̂ = 180º (tổng 3 góc cả tam giác)

F

D

E

(12)

[12]

1800

C= − −A B

0 0 0 0

180 60 35 85

C= − − =

ABC = MNP (gt)

, ,

A M B N C P

= = = = (hai góc tương ứng

0 0 0

60 , 35 , 85

M N P

= = = =

Bài tập về nhà.

Bài 1: Cho ABC = DEF, B=20 ,O F =75O

a) Tìm các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

b) Tính các góc còn lại của hai tam giác.

Bài 2: Cho ABC = MNP, AB = 6 cm, BC = 8 cm, MP = 10 cm. Tính chu vi của mỗi tam giác trên.

(13)

[13]

3. MÔN VẬT LÝ

BÀI 9 . TỔNG KẾT CHƯƠNG I. QUANG HỌC B- Bài tập:

Câu 1: Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:

A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta

B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

D. Vật sáng cũng là nguồn sáng Câu 2: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 3: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Câu 4: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là vật sáng?

A. Đèn dầu đang cháy

B. Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt Trăng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây?

A. Song song

B. Phân kì

C. Hội tụ

D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì

Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?

A. Trong môi trường trong suốt

B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

C. Trong môi trường đồng tính

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

Câu 7: Chùm sáng song song gồm ... trên đường truyền của chúng

(14)

[14]

A. Các tia sáng giao nhau

B. Các tia sáng không giao nhau

C. Các tia sáng chỉ cắt nhau một lần

D. Các tia sáng loe rộng ra

Câu 8: Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng Nguyệt thực

A. Nguyệt thực xảy ra ban đêm.

B. Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Nguyệt thực xảy ra ban ngày.

D. Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản

A. Chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. Nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. Không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. Không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 10: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

A. Nhật thực một phần

B. Nguyệt thực

C. Nhật thực toàn phần

D. Nhật thực

(15)

[15]

4. MÔN LỊCH SỬ Tiết 19

BÀI TẬP LỊCH SỬ

Bài 1. Lựa chọn các từ phù hợp trong nhóm các từ cho sẵn Cổ Loa, vua, quan văn, quan võ, châu, tướng, Tiết độ sứ điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thông tin dưới đây.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn ……… làm kinh đô. Ngô Quyền quyết định bỏ chức ……… của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương ……… đứng đầu triều đình, quyết định mọi việc; đặt ra các chức

………….., ………... Ở địa phương, Ngô Quyền cử các ………….. trong coi các

……… quan trọng.

Bài 2. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1. Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế A Dân chủ

B Quân chủ chuyên chế C Tư bản chủ nghĩa D Cộng hòa quý tộc

Câu 2. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

A Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước B Chấm dứt ách thống trị phương Bắc C Thiết lập quan hệ hòa hiếu với Trung Hoa D Tái thiết lập nền độc lập

Câu 3. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

A Có địa thế bằng phẳng thuận lợi cho việc tập trung dân cư B Địa hình cao cư dân ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt

C Là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh địa hình hiểm trở thuận lợi cho phòng thủ đất nước D Tập trung nhiều nhân tài có thể giúp vua xây dựng đất nước

Câu 4. Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lê là gì?

A Trận Chi Lăng.

B Trận Xương Giang C Trận Bạch Đằng

D Trận trên sông Như Nguyệt

Câu 5. Để phát triền nông nghiệp, thời Đinh – Tiền Lê đã đưa ra những biện pháp khuyến nông nào?

A Tổ chức lễ cày tịch điền, khai khẩn đất hoang, chú trọng thủy lợi B Chia ruộng đất cho nông dân cày cấy

C Giảm tô thuế cho nông dân

D Đào sông, nạo vét kênh, đắp đê phòng lụt Câu 6. Nhà Lý được thành lập năm nào?

A Năm 1010 B Năm 1009 C Năm 1054 D Năm 1005

Câu 7. Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

(16)

[16]

Bài 3. Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Lý theo trình tự thời gian và nội dung

**********

Tiết 20

Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ (Tiết 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Vua, chia cho nông dân canh tác và nộp thuế.

- Nhà Lý quan tâm và đề ra nhiều biện pháp khuyến nông như: tổ chức lễ cày tịch điền, khai hoang, chăm lo thuỷ lợi, bảo vệ sức kéo trâu bò  Nông nghiệp rất phát triển, nhiều năm mùa màng bội thu.

2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp a. Thủ công nghiệp:

- Trong dân gian nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, … rất phát triển.

- Các nghề làm đồ trang sức, nghề làm giấy, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm được mở rộng.

- Nhiều công trình được tạo dựng: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh.

b. Thương nghiệp:

- Buôn bán trao đổi trong nước và nước ngoài phát triển.

- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất sầm uất với thương nhân nước ngoài.

- Thăng Long trờ thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế dưới thời Lý? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, biên giới mà không cho tự do đi lại trong nội địa?

C. Dặn dò

- HS ghi chép bài đầy đủ.

- Nghiên cứu thêm SGK để hoàn thành Bài tập lịch sử - Xem trước bài

(17)

[17]

5. MÔN ĐỊA LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề 4: CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHÁC ( Bài 19+21+23)

I. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC:

1. Đặc điểm môi trường:

- Chiếm 1 diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất.

- Vị trí: dọc 2 bên đường chí tuyến, giữa đại lục Á-Âu, ven biển có dòng biển lạnh.

- Khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày, đêm rất lớn .Lượng mưa rất thấp, lượng bốc hơi rất lớn.

+Hoang mạc đới nóng: mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

+Hoang mạc đới ôn hòa: mùa đông rất lạnh, mùa hạ mát.

- Cảnh quan: bề mặt là sỏi đá và cồn cát

2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường:

- Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi.

- Các loài thích nghi với môi trường bằng cách: tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể…

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở:

A. Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến.

B. Nơi có dòng biển lạnh chạy ven bờ C. Nằm sâu trong nội địa

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Môi trường hoang mạc là môi trường có:

A. Khí hậu khô hạn và khắc nghiệt B. Biên độ nhiệt năm thấp

C. Lượng mưa nhiều D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Đặc điểm cảnh quan của môi trường hoang mạc:

A. Cây mọc nhiều tầng, rậm rạp B. Các loài cây lá kim phát triển mạnh C. Bề mặt bao phủ bởi cát, đá sỏi D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Động vật trong các hoang mạc phần lớn là các loài nào:

A. Động vật ăn cỏ B. Bò sát, côn trùng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Các loài thực vật và động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn bằng cách nào:

A. Tự hạn chế sự mất nước

B. Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể C. Hoạt động vào ban đêm

D. Tất cả đều đúng

* Dặn dò:

- Làm bài phần B. Luyện tập trên trang web: lophoc.hcm.edu.vn - Tự học bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Xem tiếp bài 21 SGK ( Môi trường đới lạnh)

(18)

[18]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Tiết 10_ Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học)

NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Đạo đức:

- Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống;

- Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện.

2. Kỉ luật:

- Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo;

- Tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả, chất lượng cao.

3. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật:

- Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật;

- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

4. Ý nghĩa:

- Người có đạo đức và biết tuân thủ kỷ luật được mọi người tôn trọng, quý mến B . LUYỆN TẬP :

Câu 1: Em hãy cho biết đạo đức là gì? Em hãy kể những phẩm chất đạo đức em đã được học?

Câu 2: Theo em, kỉ luật là gì ? Nêu một số việc làm thể hiện kỉ luật ? C . DẶN DÒ:

- Ghi phần nội dung bài học ( 1,2,3,4 ) vào vở . - Làm phần luyện tập ( câu 1,2 ) .

- Đọc trước bài 6 : Tôn sư trọng đạo .

(19)

[19]

7. MÔN TIẾNG ANH

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 28: UNIT 4: AT SCHOOL B1, 2 – The library

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY:

- Library (n) : thư viện → librian (n) : thủ thư - rack (n): giá, giá đỡ (để treo, hoặc gác đồ đạc)

- science (n) : khoa học , môn khoa học→ Scientist (n) : nhà khoa học - → natural science: khoa học tự nhiên

- → science book (n): sách khoa học - Chemistry (n): hóa học,môn hóa học - Biology (n): sinh học, môn sinh học

- on the left ≠ on the right : bên trái ≠ bên phải - Dictionary (n): từ điển

- Back (n) : đằng sau , phía sau → at the back of : ở phía sau, ở cuối - To read (v) : đọc → reader (n) : sách luyện đọc , đọc giả

- Reference book (n): sách tham khảo

- to follow (v) : theo, đi theo → follow me : theo tôi - middle (n): giữa

- → in the middle of: ở giữa GRAMMAR:

Prepositions of position ( giới từ chỉ vị trí) 1.IN:

Ex: There are a lot of books in the library.

2. ON:

Ex: Newspapers and magazines are on the racks.

3. IN FRONT OF:

Ex: Novels are on the shelf in front of you.

4. BEHIND:

Ex: Dictionaries are on the shelf behind the librarian‟s desk.

5. NEXT TO:

Ex: Geography books are on the shelf next to science books.

6. On the left (of):

Ex : In Britain people drive cars on the left.

7. On the right (of):

Ex:The newspapers are on the racks on the right.

8. At the back of:

Ex: There is a small garden at the back of the house.

(20)

[20]

9. In the middle of:

Ex: The librarian's desk is in the middle of the library.

Nội dung bài nghe:

Librarian: As you can see, this is our library and those are our books. These racks have magazines and those have newspapers. These shelves on the left have math and science books: chemistry, physics and biology. Those shelves on the right have history and geography books, dictionaries and literature in Vietnamese.

Hoa: Are there any English books?

Librarian: Yes. Those books at the back of the library are in English. There are readers, novels, reference books and dictionaries. OK. Now, follow me to the video room next door.

B. BÀI TẬP Now answer (page 48)

a) Where are the magazines? (Các cuốn tạp chí ở đâu?) b) Where are the newspapers? (Các tờ báo ở đâu?) c) What books are on the left? (Sách gì ở bên trái?) d) What books are on the right? (Sách gì ở bên phải?)

e) Where are the books in English? (Các sách tiếng Anh ở đâu?) f) What time does the library open? (Mấy giờ thư viện mở cửa?

g) What time does it close? (Mấy giờ thư viện đóng cửa?)

Answer keys:

a) The magazines are on the racks.

b) The newspapers are on the racks, too.

c) On the left are the shelves of Math and Science books.

d) On the right are the shelves of History and Geography books, dictionaries and Literature in Vietnamese.

e) The books in English are at the back of the library.

f) The library opens at 7 am.

g) It closes at half past 4.30 pm.

2. Listen. Then practice with a partner.

Nội dung bài nghe: (page 48)

(21)

[21]

Nga: Good morning.

Librarian: Good morning. Can I help you?

Nga: Yes. Where can I find the math books, please?

Librarian: They’re on the shelves on the left.

Nga: Do you have magazines and newspapers here?

Librarian: Yes. They're on the racks in the middle.

Nga: Thank you very much.

Librarian: You're welcome.

TIẾT 29: UNIT 4: AT SCHOOL B3, 4 – The library

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY:

- Congress (n): Quốc hội (Hoa kỳ)

→ The United States’ Library of Congress. (Thư viện Quốc hội Hoa kỳ) - capital (n) : thủ đô

- to receive (v): nhận được , tiếp nhận - copy (n): bản in, ấn bản

- to contain (v) : chứa, đựng , bao gồm - to employ (v) : thuê ( nhân công)

- employee (n) : công nhân , người làm thuê - employer (n): Người chủ, người thuê

B. BÀI TẬP Nội dung bài nghe:

One of the world's largest libraries is the United States’ Library of Congress. It is in Washington D.C, the capital of the USA. It receives copies of all American books. It contains over 100 million books. It has about 1,000 km of shelves. It has over 5,000 employees.

3. Listen. Where are they?

Nội dung bài nghe: (page 48)

Mr. Tan: OK, everyone. Are you ready? Let's tidy the library. Now, Ba. Could you put all the English books on the shelves behind the librarian's desk, please?

Ba : Yes, Sir.

Minh : Where shall I put the science books, Mr. Tan?

(22)

[22]

Mr. Tan: Oh, they will go on the bookshelf next to the study area. Please put the math books on that shelf too. Let’s keep the math and science books together next to the study area.

Minh : Ok.

An: I have some history books. Where do you want them?

Mr. Tan: Put them with the geography books. They are on the shelf next to the science books.

Kien : And how about these magazines and newspapers?

Mr. Tan: Oh, they can go on the racks in the center of the room.

Kien : In the center of the room. Fine.

Mr. Tan: Do you all know what to do? Does anyone have any questions? No? Ok. Let's begin.

Answer keys:

1. Study area 4-5. Magazines - newspapers 2. Science and Math books 6-7. English books 3. Geography, History books 8. Librarian's des

4. Read. Then answer.

Questions :

a) Where is the Library of Congress? (Thư viện Quốc Hội ở đâu b) How many books does it have? (Nó có bao nhiêu sách?) c) How long are its shelves? (Các kệ sách của nó dài bao nhiêu?) d) How many people work there? (Có bao nhiêu người làm việc ở đó?) e) Why is it so large? (Tại sao nó rộng như vậy?)

Answer keys

a) The library of Congress is in Washington D.C.

b) It has over 100 million books.

c) The shelves are about 1.000 km long.

d) Over five thousand people work there.

e) Because it contains so many books.

EXERCISE:

(23)

[23]

I. Use the words in the box to fill in the blanks:

card index racks author uniform

library title dictionary librarian

1. I keep an English ... beside me when I‟m reading an English book.

2. Charles Dickens is my favorite……….

3. People use the… ... to find a book in the library.

4. Magazines and newspaper are on the… ... in the middle.

5. What‟s the ... of that book? – It‟s “Oliver Twist”

6. She works in a library. She is a……….

7. You can borrow books from the……….

8. Vietnamese students have to wear school……….

II. Fill in the blanks with prepositions:

1. The science books are... the left.

2. There are a lot of books, newspapers, magazines, etc.

... t he library.

3. Magazines and newspapers are……….the racks…

...

the middle.

4. Are there any English books……….the shelves next ... the study area?

5. You can find the physics books ... the back of the library.

6. The United States‟ Library of Congress is ...Washington DC.

7. Those books are… ... English.

8. Washington DC is the capital… ... the USA.

III. Matching:

A B

1. go a. school uniform 1…………

2. have b. food for student 2…………

3. wear c, one hour for lunch 3…………

4. read d. to bed at ten 4…………

5. buy e. a book from a shelf 5…………

6. sell f. the math books 6…………

(24)

[24]

7. take g. over 100, 000books 7…………

8. study h. snacks and drinks at a break. 8…………

9. find i. how the world changes 9…………

10. contain j. about wonderful things 10…………

TIẾT 30: UNIT 5: WORK AND PLAY A1 – IN CLASS

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY:

- To learn (v):

- to use (v): Dùng, sử dụng

➔ useful (a) ≠ useless (a): Hữu dụng ≠ Vô dụng

➔ usefully (adv) : thật hữu dụng - to interest (v):

➔ be interested in (sb/ sth)(adj) : thích, quan tâm ( đến ai/ cái gì)

➔ be interesting (adj) : hấp dẫn, thú vị - map (n): bản đồ

- experiment (n) : cuộc thí nghiệm → experimental (adj) :

➔ to do an experiment: thí nghiệm, làm thí nghiệm 1. Listen and read:

B. BÀI TẬP

(25)

[25]

Now ask and answer five questions about Mai.

A : What does Mai study in her Geography class? (Mai học gì trong giờ Địa Lý?) She studies maps and learns about different countries.

B : What is Mai's favorite class? (Giờ học ưa thích của Mai là gì?) Her favorite class is Computer Science.

Gợi ý:

1. What does Mai do? (Mai làm nghề gì?)

=> She is a student.

2. What school does she go to? (Mai học trường nào?)

=> She goes to Quang Trung School

3. Which grade is she in? (Cô ấy học khối nào?)

=> She is in grade 7

4. How often does she go to school? (Cô ấy đi học mấy ngày một tuần?)

=> She goes to school six days a week.

5. What does she do in Physics class? (Cô ấy làm gì trong giờ học Vật Lý?)

=> She does some experiments.

6. What is Mai's last lesson today? (Giờ học cuối cùng của Mai hôm nay là gì?)

=> She goes to school six days a week.

(26)

[26]

8. MÔN ÂM NHẠC

Kiểm tra giữa kì 1 1. Đề kiểm tra:

Học sinh lựa chọn trình bày 1 trong 4 bài sau đây:

1. Bài hát Mái trường mến yêu 2. Bài hát Lí cây đa

3. Tập đọc nhạc số 1: Ca ngợi tổ quốc 4. Tập đọc nhạc số 2: Ánh trăng

2. Yêu cầu cần đạt: Đạt được 2/3 yêu cầu sau:

a. Đối với bài hát:

- Thuộc lời bài hát,

- Hát đúng giai điệu bài hát - Hát diễn cảm bài hát b. Đối với bài TĐN:

- Thuộc tên nốt bài TĐN

- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN - Đọc TĐN có sác thái

(27)

[27]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 6: VẼ TRANH PHONG CẢNH (TIẾT 2)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Học sinh xem lại phần kiến thức đã học trong Bài 6 tiết 1.

B. LUYỆN TẬP:

Học sinh hoàn thành bài “Tranh phong cảnh”.

(28)

[28]

10. MÔN THỂ DỤC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Chạy nhanh (Chạy cự li ngắn)

➢ Ôn tập: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.

Học mới: Sẵn sàng xuất phát, Ngồi xuất phát.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT HÌNH MINH HỌA

1. Sẵn sàng xuất phát:

a. “Chuẩn bị”: Đứng chân trước chân sau, mũi bàn chân trước cách vạch xuất phát 1,5 bàn chân, mũi bàn chân thứ hai cách vạch xuất phát 3 bàn chân, khoảng cách 2 bàn chân cách nhau 1 bàn chân. Khuỵu gối, kiểng gót, hai tay đặt phía sau vạch xuất phát, rộng bằng vai. Trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân trước và hai tay, mắt nhìn thẳng về phía trước đợi lệnh xuất phát.

b. “Chạy”: Sau khi nghe lệnh “Chạy” thì nhanh chóng đạp mạnh và duỗi thẳng hai chân, đồng thời hai tay đẩy nhẹ, đưa đùi chân sau về trước, hai tay đánh phối hợp.

2. Ngồi xuất phát:

a. “Chuẩn bị”: Đứng chân trước chân sau, mũi bàn chân trước đặt sát vạch xuất phát, mũi bàn chân thứ hai cách vạch xuất phát 2 bàn chân. Sau đó ngồi xuống ở gót chân sau, hai chân co gối, kiểng gót, hai tay thả lỏng tự nhiên để hai bên đùi, mắt nhìn thẳng phía trước đợi lệnh xuất phát.

* “Chạy”: Khi nghe lệnh “Chạy” thì nhanh chóng vươn người, đạp mạnh hai chân ra sau, co gối chân sau đưa đùi về trước. Hai tay đánh phối hợp tích cực.

B. LUYỆN TẬP:

1.Khởi động,:

Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang. (Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp)

2. Tập luyện:

a. Kẻ 1 vạch xuất phát (phấn, băng keo) dài khoảng 50cm rộng 3cm. Thực hiện các lệnh “Chuẩn bị” và “Chạy” của 2 tư thế Ngồi xuất phát và Sẵn sàng xuất phát. Mỗi tư thế nên thực hiện 3 đến 5 lần.

(29)

[29]

b. Thực hiện 2 bài tập Chạy nâng cao đùi và Chạy đạp sau (hoặc bài tập chạy gót chạm mông tại chổ nếu không có không gian tập luyện). Lượng vận động 30 giây/tổ x 3 tổ.

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập học sinh cần thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

(30)

[30]

11. MÔN TIN HỌC

Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Hàm trong chương trình bảng tính:

Hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước

Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể 2./ Cách sử dụng hàm:

- B1: Chọn ô cần nhập hàm - B2: Gõ dấu =

- B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp - B4: Nhấn phím Enter để kết thúc B. LUYỆN TẬP:

1./ Hàm trong chương trình bảng tính:

Hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước

Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể 2./ Cách sử dụng hàm:

- B1: Chọn ô cần nhập hàm - B2: Gõ dấu =

- B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp - B4: Nhấn phím Enter để kết thúc

(31)

[31]

12. MÔN SINH HỌC

CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM (Tiết 1) Trai sông

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

❖ Nơi sống: Trai sông là đại diện của ngành thân mềm sống ở đáy ao hồ, sông ngòi, chui rúc trong bùn.

I. HÌNH DẠNG, CẤU TẠO:

1. Vỏ trai:

* Vỏ: gồm 2 mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Vỏ trai có 3 lớp:

+ Lớp sừng bọc ngoài (che chở).

+ Lớp đá vôi ở giữa.

+ Lớp xà cừ ở trong cùng.

2. Cơ thể trai gồm:

- Dưới vỏ là áo trai. Mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi.

- Mặt trong áo tạo thành khoang áo. Có ống hút và ống thoát.

- Bên trong khoang áo có:

+ 2 tấm mang.

+ lỗ miệng, tấm miệng.

+ chân, thân.

II. DI CHUYỂN (Học sinh tự đọc)

- Chân trai dạng lưỡi rìu → di chuyển chậm chạp.

III. DINH DƯỠNG:

- Nhờ 2 đôi tấm miệng và hai đôi tấm mang, trai lấy được thức ăn và ôxi.

- Trai dinh dưỡng thụ động.

IV. SINH SẢN - Trai phân tính.

- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự bảo vệ đó có hiệu quả?

- Câu 2: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

- Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 19 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM (Tiết 2) Một số thân mềm khác

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. MỘT SỐ ĐẠI DIỆN:

- Ngành thân mềm rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở khắp mọi nơi:

(32)

[32]

✓ Mực và bạch tuộc có lối sống bơi lội tự do ở biển.

✓ Sò sống vùi mình trong cát ở biển.

✓ Ốc sên sống trên cạn.

✓ Ốc vặn sống ở ao ruộng.

- Ốc sên ăn thực vật có hại cho cây trồng.

II. MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM.

- Nhờ thần kinh phát triển nên mực, ốc sên và 1 số thân mềm khác có giác quan phát triển và có tập tính thích nghi với lối sống đảm bảo sự tồn tại của loài.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?

- Câu 2: Nêu một số tập tính ở mực?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 21 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

(33)

[33]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 10.

BÀI 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Vai trò của giống cây trồng:

Giống cây trồng tốt có tác dụng : - Làm tăng năng suất cây trồng.

- Tăng chất lượng nông sản.

- Tăng vụ.

- và Làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.

II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt:

_ Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

_ Có chất lượng tốt.

_ Có năng suất cao và ổn định.

_ Chống chịu được sâu bệnh.

III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng:

Có 4 phương pháp chính:

- Phương pháp chọn lọc.

- Phương pháp lai.

- Phương pháp gây đột biến.

- Phương pháp nuôi cấy mô.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau:

1) Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

2) Kể tên các phương pháp chọn tạo giống cây trồng mà em biết?

C. DẶN DÒ.

- Xem nội dung bài vừa học và vào trang lophoc hoàn tất các câu hỏi trắc nghiệm (có điểm danh).

- Xem trước bài 11.

(34)

[34]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 7/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

(35)

[35]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

11 Tin học

12 Sinh học

13 Công nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

Với mục tiêu khảo sát sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc khi làm việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế dưới sự tác động của các

Xưởng dịch vụ của Hyundai Quảng Trị có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng về một dịch vụ chuyên nghiệp trong việc sửa chữa xe, đại tu xe, làm đẹp xe, độ xe,…

đội ngũ nhân viên hỗ trợ bưng vác, sắp xếp hàng hóa vào kho và lên các kệ bán hàng sau khi giao hàng đến; công ty giao hàng đến tận nơi cho khách hàng; nhân

Tuy nhiên, có 2 nhân tố vẫn chưa phản ánh được mức độ ảnh hưởng đã đưa ra trong nghiên cứu như: Cơ hội đào tạo - thăng tiến và đồng nghiệp tới sự hài lòng công việc của

Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), ngón cái và ngón trỏ sẽ cầm ở hai bên đế cầu sao cho quả cầu thẳng đứng, quả cầu cách thân người

Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề

- Học khái niệm: Yêu thương con người và đoàn kết, tương trợ - Thực hiện và nộp sản phẩm. - Xem trước nội dung: ý nghĩa của yêu thương con người và đoàn kết