• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI"

Copied!
112
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ

ĐINH SỸ HÒA

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THANH HOÀN

HUẾ 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Người thực hiện luận văn

ĐinhSỹHòa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Khoa, Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Phan Thanh Hoàn là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôiđể luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Đinh Sỹ Hòa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên: ĐINH SỸ HÒA

Chuyên ngành: Quảnlý kinh tế. Mã số:60 34 04 10 Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:TS. PHAN THANH HOÀN

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư, phát triển sự nghiệp y tế luôn là vấn đề cần thiết, được ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia, là mối quan tâm đặc biệt trong chính sách an sinh xã hội.

Nhà nước đãđưa ra nhiều chính sách xã hội hóa công tác y tế như phát triển BHYT toàn dân và tiếp nhận yêu cầu thanh toán BHYT thông qua cổng tiếp nhận BHXH Việt Nam, trang bị các thiết bị y tế cho các cơ sở y tế công lập nhằm nâng cao chất lượng y tế, đem đến sự hài lòng cho bệnh nhân và huy động được sự đóng góp hết sức to lớn của mọi tầng lớp xã hội.

Qua nghiên cứu các lý luận về tổ chức công tác quản lý tài chính tại các các đơn vị sự nghiệp công lập và việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế, đảm bảo tính tự chủ và phát huy vai trò của Bệnh viện trong mục tiêu của Nhà nước trong vấn đề an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe toàn dân đồng thời tổng kết thực tiễn hoạt động tổ chức tài chính- kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới”

làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu dựa vào phần mềm Excel và SPSS; các phương pháp phân tích, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về thực trạng công tác quản lý tài chính...

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn củacông tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, thống kê mô tả, phân tích one sample T-TEST, so sánh…

nhằm đánh giá các cơ sở khoa học, thực tiễn về thực trạng công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BSCK Bác sĩ chuyên khoa

BV Bệnh viện

BVCL Bệnh viện công lập

BVĐK Bệnh viện đa khoa

BVĐK Bệnh viện Đa khoa

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CBQL Cán bộ quản lý

CBVC-LĐ Cán bộ viên chức- lao động

CN Cử nhân

ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

DVYT Dịch vụ y tế

HCSN Hành chính sự nghiệp

KCB Khám chữa bệnh

KPCĐ Kinh phí công đoàn

KT- XH Kinh tế- Xã hội

NCKH Nghiên cứu khoa học

TH Tổng hợp

TSCĐ Tài sản cố định

TTB

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang thiết bị
(6)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn... ii

Tóm lược luận văn... iii

Danh mục các từ viết tắt...iv

Mục lục...v

Danh mục bảng biểu... viii

Danh mục sơ đồ...ix

MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của luận văn...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG...6

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU...6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vịsự nghiệp có thu...6

1.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cóthu ...10

1.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG [1]...18

1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện công...18

1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của quản lý tài chính bệnh viện công [7].19 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ...39

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh việntại một số địa phương ở Việt Nam ...31

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho bệnh viện đa khoa Đồng Hới...39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀICHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG

HỚI...42

2.1. TỔNG QUANVỀBỆNHVIỆN đa khoa thành phỐ ĐỒng HỚi...42

2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...42

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện...43

2.2. TỰ CHỦ, PHÂN CẤP QUẢN LÝ Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI...46

2.2.1. Tự chủ của Bệnh viện...46

2.2.2. Phân cấp quản lý ở Bệnh viện...49

2.3. THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI...51

2.3.1. Đặc điểm quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...51

2.3.2. Công tác tổ chức quản lý tài chínhở Bệnh viện đa khoa Thành phố Đồng Hới ...53

2.3.3. Công tác khai thác các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...60

2.3.4. Công tác sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa Thành phố Đồng Hới...65

2.3.5 . Công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới...69

2.3.6. Công tác quyết toán tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới...70

2.3.7. Kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...73

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...75

2.4.1. Những mặt đạt được...75

2.4.2. Những tồn tại...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI...82

3.1 Định hướng phát triển bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...82

3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành y tế ...82

3.1.2. Định hướng phát triển bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới ...83

3.1.3. Mục tiêu quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Đồng Hới...84

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới theo cơ chế tự chủ...85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...92

Kết Luận...92

Kiến nghị...92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...95

PHỤ LỤC...97 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Phân cấp quản lý của các Khoa, Phòng...49 Bảng 2.2: Báo cáo kinh phí sử dụng chi lương và lương tăng thêm...55 Bảng 2.3: Kinh phí, cơ cấu NSNN cấp cho Bệnh viện

giai đoạn năm 2015-2017 ...61 Bảng 2.4: Tỷ lệ chi NSNN cho y tế so với GDP từ năm 2012 đến 2017...62 Bảng 2.5: Nguồn thu Viện phí và BHYT của Bệnh viện

giai đoạn năm 2015-2017 ...63 Bảng 2.6: Nguồn thu khác của Bệnh viện giai đoạn năm 2015-2017 ...64 Bảng 2.7: Tổng hợp các nguồn thu của giai đoạn năm2015-2017 ...65 Bảng 2.8: Tình hình thực hiện chi NSNN tại Bệnh viện

giai đoạn năm 2015-2017 ...66 Bảng 2.9: Tổng hợp thực hiện chi từ nguồn viện phí, BHYT và thu khác tại Bệnh

viện giai đoạn năm 2015-2017 ...67 Bảng2.10: Tình hình Tài sảntạitại Bệnh viện giai đoạn năm 2015-2017 ...69 Bảng 2.11: Bảng quyết toán thu-chi của Bệnh viện giai đoạn năm 2015-2017 ...72 Bảng 2.12: Thông tin chung về đối tượng khảo sát tại bệnh viện đa khoa thành phố

Đồng Hới...73 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định one sample T-TEST “4” về công tác quản lý tài

chính bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ...11

Sơ đồ 1.2. Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ ...12

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức quản lý Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...44

Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới...45

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đềtài

Đầu tư, phát triển sự nghiệp y tế luôn là vấn đề cần thiết, được ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia, là mối quan tâm đặc biệt trong chính sách an sinh xã hội. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách xã hội hóa công tác y tế như phát triển BHYT toàn dân và tiếp nhận yêu cầu thanh toán BHYT thông qua cổng tiếp nhận BHXH Việt Nam, trang bị các thiết bị y tế cho các cơ sở y tế công lập nhằm nâng cao chất lượng y tế, đem đến sự hài lòng cho bệnh nhân và huy động được sự đóng góp hết sức to lớn của mọi tầng lớp xã hội.

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều công văn, chính sách đối với hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ của đơn vị, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN). Với mục tiêu vừa phát triển quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi tổ chức công tác quản lý tài chính của đơn vị phảiphù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị.

Nguồn thu tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ do ngân sách nhà nước cấp mà còn do chính từng đơn vị tổ chức cung cấp thêm các hoạt động dịch vụ cho xã hội ngoài nhiệm vụ được nhà nước giao để tạo thêm nguồn thu tài chính của đơn vị mình. Nguồn thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài nhiệm vụ nhà nước giao của từng đơn vị đang có xu hướng tăng dần lên, tỷ trọng thu từ hoạt động sự nghiệp như thu phí, lệ phí, thu hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận trong tổng nguồn thu hàng năm của các đơn vị ngày càng cao, góp phần hết sức quan trọng cho sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới là đơn vị sự nghiệp có thu, là một trong những Bệnh viện thuộc hệ thống công lập của cả nước. Từ năm 2013 đến nay, sau khoảng thời gian thực hiện tự chủ tài chính một phần ngân sách nhà nước thực hiện theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đến nay, Bệnh viện rất chú trọng đến việc đổi mới công tác quản lýtài chính –kế toán, khai thác tối đa các khoản thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi nhằm đảm bảo tự chủ về tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

chính. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần nhìn nhận và khắc phục, thông tin do tài chính mang lại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị bệnh viện và giúp đưa ra các quyết định để phát triển bệnh viện. Do vậy, cần có sự bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo hoạt động tài chính của bệnh viện được quản lý ngày càng tốt hơn.

Qua nghiên cứu các lý luận về tổ chức công tác quản lýtài chính tại các các đơn vị sự nghiệp công lập và việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế, đảm bảo tính tự chủ và phát huy vai trò của Bệnh viện trong mục tiêu của Nhà nước trong vấn đề an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe toàn dân đồng thời tổng kết thực tiễn hoạt động tổ chức tài chính- kế toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chếtự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới”làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài a. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giáthực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoathành phố Đồng Hới. Từ đósẽ đưa ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới theo hướng tự chủ trong thời gian tới.

b. Mục tiêu cth

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện công.

-Tìm hiểu, phân tích về thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố ĐồngHới và từ đó chỉ ra được những mặt đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới.

3.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu củađề tài a.Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoathành phố Đồng Hới, tập trung chủ yếu vào quản lý các nguồn thu-chi NSNN, thu - chi sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

b. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính mà cụ thể là tập hợp, phân tích so sánh các khoản thu-chi NSNN, thu- chi sự nghiệp, quản lý tài sản và quyết toán tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới giai đoạn năm 2015- 2017.

Về không gian

Đề tài được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thậpsố liệu Phương pháp thu thập số liệuthứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp dùng để thu thập, tổng hợp cho luận văn có được thông qua việc quan sát, ghi chép thu thập lại từ các nhân viên Phòng kế hoạch – tài chính, các khoa phòng liên quanđến cơ chế quản lý tài chính và thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu là dựa vào các chế độ tài chính, công văn, các quy định tổ chức thông tin kế toán- tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp y tế có thu, chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính của Bệnh viện.

Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp

Thông tin sốliệu điều tra được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kếsẵn bao gồm 2 phần: phần A là thông tin chung vềmẫu điều tra; phần B là nội dung điều tra khảo sát (Hệthống các tiêu chí, các chỉtiêu cần khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu).

Ở phần A tác giả dự kiến chỉ xây dựng các thông tin chung nhất về đối tượng như độ tuổi, giới tính, thu nhập hàng tháng chứ không hỏi về vị trí nghề nghiệp hay chức vụcông tác bởi vìđiều đó sẽgây nhiễu thông tin trong phần B, như những người có chức vụ cao tâm lý họ sẽ đánh giá tốt hơn. Do đó mẫu được chọn từdanh sách cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Bệnh Việnđa khoa thành phố Đồng Hới và có trình độhọc vấn từtrung cấp trởlên.

Về cỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ100 đến 150 (Hair &

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

tham số ước lượng.

Ngoài ra để xác định kích thước mẫu, tác giả sẽ sử dụng công thức dưới đây.

Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn [11].

n = N

1+ N (e)2

Do đó, với e = 0,1 (10%), số lượng cán bộ công nhân viên là 425 ta tính được kích thước mẫutối thiểu:

n = N

= 425

= 80,95 1+ N (e)2 1+425 (0,1)2

Căncứ vào các phương pháp xác định cơ mẫu, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu nhằm giúp thuận tiện trong quá trình nghiên cứu của tác giả. Số lượng phiếukhảo sát phát ra thực tế là 120 phiếu và được thu thập trong tháng 01 và 02/2018, sau khi loại đi20 phiếu không đảm bảo yêu cầu (thiếu thông tin, đáp án đồng nhất quá lớn,..), số lượng phiếu thu được và đưa vào xử lý là 100.

Phương pháp chọn mẫusơ cấp

Mẫu được chọn ngẫu nhiên từdanh sách cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Bệnh Viện, trong đó phần lớn cán bộ liên quan đến công tác kếhoạch–tài chính, ban lãnh đạo bệnh viện đều tham gia khảo sát.

Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp xử lý số liệuthứ cấp

Các dữ liệu thu thập được từ năm 2015- 2017 tác giả sẽ dùng phần phềm Microsoft excel để tập hợp lại sau đó phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh để đánh giá về công tác tài chính tại bệnh viện qua các năm.

Phương pháp phân tích số liệuthứ cấp

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu dùng để so sánh công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các năm với nhau và so sánh trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau.

Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhânảnh hưởng,xu hướngvận động củacác hiện tượng nghiên cứu. Giá trị so

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

này tác giả sử dụng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá trong nghiên cứu, cụ thể:

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu điều tra được nhập xử lý bằng phần mềm SPSS20.0

Dùng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Kết quả cho ra là giá trị trung bình (MEAN) của các tiêu chí, ý kiến nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp phân tích one sample T - TEST để kiểm định có sự khác nhau vềmức độ trung bình các tiêu chíđánh giá hay không.

5. Kết cấu của luậnvăn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đơn vị sự nghiệp có thu và quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công.

Chương2: Thực trạng công tácquản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới.

Chương3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoathành phố Đồng Hới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG

1.1.CƠ SỞLÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊSỰNGHIỆP CÓ THU 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vịsựnghiệp có thu

a. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp cóthu

Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương), sự nghiệp Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác[1].

Theo Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: “Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công)” [7]. Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập có thu được xácđịnhdựatrên nhữngtiêu chuẩnsau:

- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ởTrungươnghoặc địa phương.

- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu phí, lệ phí theo chế độ Nhà nước quyđịnh.

- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý kế toán theo chế độ Nhà nước quy định.

- Có con dấu và tài khoản riêng, tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước để kiểm soát các khoản thu, chi tài chính.

Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì vàđảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội.Hoạt động sự nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tác động trực tiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất lao động xã hội. Những hoạt động sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủ yếu và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động được Ngân sách Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn có chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để tạo thêm thu nhập, nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cán bộ công chức, viên chức và bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên.

b. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu [3]

- Hoạt động theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao

Hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã tổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường thúc đẩy phát triển con người, phát triển kinh tế. Hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN có thu luôn gắn liền và bị tri phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính phủ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt động này có gắn liền với nhau.

Trong sự nghiệp y tế, hoạt động theo mục tiêu nhiệm vụ được giao gồm các hoạt động về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm;

pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý tài chính ĐVSN phải tuân thủ theo những quy định pháp lý của Nhà nước. Tuỳ theo đặc điểm tạo lập nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp, Nhà nước áp dụng cơ chế quản lý tài chính thích hợp để các đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình phù hợp với xu hướng cải cách khu vực công trong bối cảnh hội nhập. Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính nhằm nâng cao chất lượngdịchvụcông phụcvụxã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Các đơn vị sự nghiệp có chức năng chính là tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ xã hội đồng thời tận dụng khả năng về nhân lực, vật lực của đơn vị để khai thác nguồn thu. Do đó các đơn vị này không thực hiện cơ chế quản lý tài chính như doanh nghiệp mà đòi hỏi một cơ chế quản lý thích hợp để làm tốt cả hai chức năng phục vụ nhân dân và khai thác nguồn thu để phát triển.

Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được tài trợ bằng nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công khai, dân chủ trong đơn vị, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong lĩnh vực Bệnh viện công lập, các đơn vị muốn tăng các khoản thu bằng cách đầu tư vào một số hoạt động SXKD dịch vụ. Các hoạt động này tương đối đa dạng phụ thuộc vào nguồn lực, cơ sở vật chất của đơn vị, cụ thể: khám chữa bệnh dịch vụ, theo yêu cầu; cho thuê mặt bằng (căn tin, hồ bơi, hội trường, bãi giữ xe...);

sản xuất và cung cấp thành phẩm, bán thành phẩm cho bệnh nhân hoặc thị trường bên ngoài...

- Đơn vị sự nghiệp có những đặc điểm khác với loại hình doanh nghiệp trong kinh tế thị trường

Các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán kinh doanh, hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tự bù đắp đủ chi phí và có lãi. Doanh nghiệp phải hoạt động theo quy luật thị trường. Đơn vị sự nghiệp không hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường và không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mình.

Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm,dịchvụ do đơn vị sựnghiệptạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cungứng cho mọithành phần trong xã hội. Tuy nhiên việc cung ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như doanh nghiệp.Nhànước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt độngsự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho người dân nhằm thể hiện vai trò của Nhànướckhi can thiệp vào thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

c. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu[3]

Để quản lý tốt các hoạt động của các ĐVSN có thu cũng như quản lý được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định các đơn vị sự nghiệp có thu tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSN có thu bao gồm:

- Đơnvị sựnghiệp thuộc lĩnh vựcy tế:gồmcáccơsở khám chữa bệnh nhưcác bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tếthuộc cácbộ,ngành vàđịa phương; cơsở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phụchồichức năng, các trungtâm truyềnthông giáo dục sứckhoẻ, các đơn vịcó chức năngkiểm định vắcxin, sinh phẩmy tế, trang thiếtbịy tế,kiểmnghiệm thuốc,hóa mỹ phẩm,thựcphẩm,kiểmdịchy tếthuộccác bộ, ngành,địa phương,các cơsở sản xuất vắc xin, sinh phẩmy tế, máu và các chế phẩmvềmáu, dịch truyềnhoặc các sảnphẩm khác thuộcngành y tế…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo:gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểuhọc, trung học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hoá thông tin nghệ thuật: gồm các đoàn nghệ thuật, trungtâm chiếu phim, nhà văn hoáthông tin,thưviện công cộng,bảotàng, trung tâm thông tin triển lãm,đàiphát thanh, truyền hình…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực thể dục thể thao: gồmcác trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câulạc bộ thể dục thể thao…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế: gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn; các trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng về nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, côngnghiệp, địa chính…

Việc phân loại các ĐVSN có thu theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợi cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

việc phân tích đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau tác động đến nền kinh tế như thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp với hoạt động của các đơn vị này.

* Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên, ĐVSN có thu gồm:

- Đơn vị SNCT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: đây là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại vẫn phải phụ thuộc vào kinh phí do NSNN cấp. Mức tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên luôn nhỏ hơn 100% và được xác định theo công thứcsau:

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động

thường xuyên

= Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100%

Tổngsố chi hoạt động thường xuyên

- Đơn vị SNCT tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: đây là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, không phụ thuộc vào NSNN và Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thườngxuyên chođơnvị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

1.1.2. Đặc điểm quản lý tài chínhđơn vịsựnghiệp có thu

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực cho bệnh viện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

a. Đối với hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao - Lập dự toán thu chi ngân sách

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thựctiễn.Lập dự toán thu, chi năm kế hoạch tại các ĐVSN dựa vào những căn cứ sau:

+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.

+ Dựa vào các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí NSNN kỳ kế hoạch cho các ĐVSN.

+ Các tiêu chuẩn định mức, chế độ thu, chi tài chính, quy định hiện hành.

+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ (incremental budgeting method) và phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ (zero basic budgeting method).

• Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Như vậy phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ[12]

Quản lý bộ phận

Các yếu tố điều chỉnh tăng trong năm nay

Quản lý cấp trên Dự toán năm trước

Dự toán năm nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

TH
(22)

• Phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Như vậy đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị.Phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ1.2. Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sởquá khứ[12]

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở các ĐVSN của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, các ĐVSN có thể nghiên cứu và triển khai áp dụng thử nghiệm phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị.

- Chấp hành dự toán thu chi ngân sách

Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo sau khi lập dự toán, nó có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồngthời phải có

Đánh giá các phương án thay thế Quản lý bộ phận

Các nguồn lực sử dụng cho hoạt động

Tổng lợi ích gia tăng

Quản lý cấp trên Dự toán năm nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Nội dung thu

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 43/2006 và khoản 1, mục VIIIvà thông tư số 71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau: kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp,nguồnviện trợ, quà biếu, tặng. Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị…

* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gồm:

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chương trìnhđào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

* Nguồn thu sự nghiệp gồm:

- Thu từ viện phí và bảo hiểm y tế

Theo quy định của Bộ Tài Chính, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nướcgiao cho Bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang và dịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho Bệnh viện.

- Thu từ phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước, theo chế độ được phép để lại đơn vị.

- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể: phí pháp y; phí kiểm nghiệm; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân…);…

* Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam quy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho Bệnh viện quản lý và sử dụng.

Tuy nhiên Bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đãđịnh từ phía nhà tài trợ. Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theoquyđịnh của pháp luật.

Nội dung chi

* Nhóm chi thường xuyên - Chi cho con người

Chi để duy trì hoạt động của bộ máy bao gồm các khoản chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho các cá nhân. Ngoài các khoản phụ cấp lương như cơ quan hành chính, do đặc thù hoạt động, ở các đơn vị y tế còn có các khoản chi mang tính đặc thù như:

+ Chế độ phụ cấp thường trực 24/24 giờ: Đây là khoản phụ cấp chi trả cho công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn 24 giờ liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trạm y tế xã, phường, thị trấn.

+ Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: Áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

- Chi quản lý hành chính

Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe… Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của Bệnh viện. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh;

trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế... Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của Bệnh viện. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển Bệnh viện.

- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc sửa chữa, phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Việc mua sắm tài sản cố định bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn.

* Chi không thường xuyên khác gồm: Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng; thực hiện chương trìnhđào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức…

Yêu cầu căn bản đối với quản lý chi trong các ĐVSN là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Nguồnlực luôn có giới hạn nhưng nhu cầu không có giới hạn. Hoạt động sự nghiệpdiễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên phải tiết kiệm để đạt hiệu quả trong quản lý tài chính. Do đó phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính.

- Quyết toán thu chi ngân sách

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Quyết toán là bản báo cáo tổng hợp về tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính cũng như các chỉ tiêu công tác chủ yếu trong một thời gian nhất định (quí, năm).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Thông qua quyết toán, các số liệu được tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện về tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí nhà nước, viện trợ và tình hình sử dụng từng loại kinh phí. Mục đích là cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản nhà nước… Điều này giúp cho chính phủ và các cơ quan chức năng có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý, đồng thời phân tích được xu thế phát triển, từ đó định ra chiến lược phát triển và biện pháp quản lý tài chínhở các đơn vị. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính Bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, nhược điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lýở kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.

Hàng quý, hàng năm sau khi đã tiến hành các thủ tục khóa sổ kế toán theo qui định. Kế toán căn cứ vào các biểu mẫu báo cáo quyết toán và hướng dẫn của cơ quan chủ quản vàcơ quan tài chính để làm báo cáo quyết toán. Hồ sơ báo cáo quyết toán phải gửi lên cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính kho bạc nhà nước đúng thời gian qui định.

b. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ

Theo quy định của Nhà nước, các đơn vị được thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bao gồm các đơn vị tự đảm bảotoàn bộ chi phí hoạt động, đơn vịtự đảm bảomột phần chi phí hoạt động.

Lập dự toán thu chi

Đối với hoạt động dịch vụ, cơ quan chủ quản không giao dự toán thu, chi. Đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu, chi để điều hành trong năm. Trước khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục tiêu, nhiệm vụ được giao, các ĐVSN có thu phải trình danh mục đăng ký kê khai giá dịch vụ hoặc trình đề án nếu đơn vị thực hiện góp vốn, liên doanh, liên kết lên cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện và thực hiện các thủ tục kê khai nộp thuế theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Các đơn vị có trách nhiệm công khai danh mục và mức thu của dịch vụ. Phần thu của hoạt động sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước là một nguồn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

tài chính của đơn vị; được quản lý và sử dụng theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn.

Đối với hoạt động liên doanh, liên kết huy động vốn từ các nhà đầu tư, vốn vay tín dụng, huy động từ cán bộ công nhân viên chức để đầu tư trang thiết bị, máy móc thì việc quản lý tài chính cũng tuân theo hướng dẫn tại Nghị định 43/2006/NĐ- CP, Thông tư 71/2006/TT-BTC. Riêng đối với các cơ sở y tế công lập thì được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập, trong đó quy định về việc phân chia thu nhập, mở sổ theo dõi, tổ chức theo dõi quản lý, hạch toán đầy đủ nguồn thu, các khoản chi phí của từng hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật tại chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh, ban hành kèm theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đơn vị thực hiện liên doanh, liên kết sẽ căn cứ vào đề án đãđược các bên tham gia đồng ý để thực hiện việc quyết toán nguồn liên doanh, liên kết. Phần thu của đơn vị từ các hoạt động liên doanh liên kết sau khi thực hiện xong nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phải trích một phần thu theo tỷlệ thống nhất trong đề án góp vốn sau khi trừ các khoản chi phí trực tiếp để bổ sung nguồn kinh phí nhà nước và nguồn này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 43, tiếp đó đơn vị mới thực hiện việc phân chia thu nhập,hoàn vốn[2].

Chế độ báo cáo

Các đơn vị thực hiện quyết toán thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong báo cáo tài chính tổng thể của đơn vị. Riêng đối với các đơn vị thực hiện liên doanh, liên kết thì phải lập báo cáo kết quả hoạt động của các đề án liên doanh, liên kết gửi Bộ chủ quản (đối với các cơ sở thuộc trung ương quản lý), gửi cơ quan chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc địa phương quản lý).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.2.ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG [1].

1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện công

Phạm trù tài chính của một tổ chức thường được quan niệm tương đồng với các quỹ tiền tệ và các loại vốn được sử dụng để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Đối với bệnh viện công, tài chính bệnh viện là sựvận động của đồng tiền để thực hiện mục tiêu phúc lợi về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện. Nó vừa phải thực hiện mục tiêu công bằng trong y tế, vừa phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả tài chính.

Đối với các tổ chức phi lợi nhuận như bệnh viện công, quản lý tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các tổ chức kinh doanh, nhưng với cơ chế tự chủ tài chính thì các nhà quản lý của bệnh viện công phải quan tâm đến tài chính theo hướng tự thu, tự chi; đó không chỉ là huy động và tạo nguồn thu mà còn là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn thu, nhằm bảo đảm cho bệnh viện thực hiện được các chức năng và mục tiêu của mình.

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý tài chính bệnh viện công là sự tác động lên các đối tượng và hoạt động tài chính thông qua quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính, quyết toán và kiểm tra tài chính tại bệnh viện nhằm xác định các nguồn thu và các khoản chi để phục vụ nhiệm vụ khám, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đủ kinh phí và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và công bằng, góp phần thực hiện mục tiêu chung của bệnh việncông [1].

Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính tại bệnh viện công là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư để phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính tại bệnh viện công là quản lý các nguồn thu và các khoản chi bằng tiền của bệnh viện nhằm đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động của bệnh viện và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và công bằng, góp phần thực hiện mục tiêu chung của bệnh viện công.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của quản lý tài chính bệnh viện công [7].

Để thực hiện mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện công là sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và công bằng, quản lý tài chính bệnh viện công phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Duy trì cân đối thu chi: Đây là điều kiện bắt buộc và cần thiết nhất của quản lý tài chính bệnh viện công và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý tài chính mới, tiến tới hạch toán chi phí.

- Huy động và tạo các nguồn thu một cách hợppháp.

- Đầu tưphát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa chuyên sâu của bệnhviện.

- Cải thiện chất lượng các hoạt động thông qua một số chỉ tiêu chuyên môn như: tỉ lệ tử vong, số lượng khám chữa bệnh thành công.

- Công bằng y tế cho các đối tượng phụcvụ.

- Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, cải thiện điều kiện và phương tiện làm việc của bệnhviện.

- Sử dụng các nguồn tài chính một cách có hiệu quả, đem lại giá trị gia tăng cho bệnh viện và các đối tượng có liên quan (người bệnh, cán bộ nhân viên của bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và Nhà nước).

Mục tiêu hiệu quả gắn bó một cách hữu cơ với mục tiêu công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân, thể hiện qua 3 tiêu chí đánh giá: (i) Chất lượng chuyên môn; (ii) Hạch toán chi phí; (iii) Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện của nhân dân trên địa bàn.

Để thực hiện được các mục tiêu quản lý tài chính theo định hướng mục tiêu chung của bệnh viện, thì quản lý tài chính trong bệnh viện công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch của bệnh viện, kế hoạch hoạt động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, với dự toán tài chính của bệnh viện, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện các nguồn lực đầu tư luôn bị hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

+ Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của bệnh viện, đồng thời tập trung kinh phí để từng bước giải quyết những hoạt động ưu tiên đã được xác lập trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bệnh viện.

+ Quản lý chặt chẽ thu-chi tài chính; thực hành tốt công tác kế toán, phân tích hoạt động kinh tế; xác lập vai trò của công tác tài chính-kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh tế bệnhviện.

1.1.1.1. Nguyên tắc quản lý tài chính bệnhviệncông

Cơ chế tự chủ tài chính cho phép bệnh viện chủ động, linh hoạt để có thể huy động và tạo đủ các nguồn thu và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong khuôn khổ luật pháp, đem lại lợi ích cho cả xã hội và bệnh viện. Song bệnh viện công là bệnh viện của Nhà nước, nên quản lý tài chính bệnh viện công đòi hỏi vừa phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước đối với bệnh viện, vừa phải thực hiện các quy chế, quy định do bệnh viện đề ra đối với hoạt động tài chính bệnh viện. Để quản lý tài chính bệnh viện công theo hướng hiệu quả và công bằng, cần thực hiện các nguyên tắcsau:

- Tiến hành thu-chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước và các quy định của bệnh viện về quản lý tài chính.

- Tăng nguồn thu hợp pháp, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn khác như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ, đóng góp của nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước; sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong chitiêu.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích củaNhà nước, bệnh viện và bệnh nhân, cụ thể là lợi ích của các nhóm đối tượng: Nhà nước, bệnh nhân, ban lãnh đạo và nhân viên của bệnhviện.

- Công khai chi phí phải trả cho các loại dich vụ khám chữa bệnh. Từng bước hạch toán chi phí và giá thành khám chữabệnh.

1.2.2.2 . Cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Đối với lĩnh vực y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phân tích, do dân số tăng lên trong khi yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, nhu cầu nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực y tế vẫn rất lớn. Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, giải pháp của ngành y tế là khuyến khích tự chủ, sắp xếp lại bộ máy để cắt giảm nhân sự hành chính, tăng nhân lực làm chuyên môn.

Bên cạnh đó, trong mỗi bệnh viện, có những công việc hoàn toàn có thể thuê ngoài như bảo vệ, hấp sấy, vệ sinh, lái xe… Có những bộ phận, trung tâm có thể thực hiện tự chủ thì không tính vào tổng lượng biên chế. Như vậy sẽ dôi ra nhiều biên chế để tuyển dụng cho những nơi thiếu như vùng sâu, vùng xa, cho những lĩnh vực chưa thể tự chủ. Với việc đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế, tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định rằng sẽ có nhiều hơn nữa đơn vị tự chủ tài chính, giảm số người hưởng lương từ ngân sách trong khi vẫn tăng cường đội ngũ làm chuyên môn, nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh.

Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trên thực tế, so với hai ngành giáo dục và y tế, số lượng cán bộ của hai viện là không nhiều. Tuy nhiên, đại diện hai viện cũng khẳng định sẽ thực hiện chủ trương giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thông qua việc đẩy mạnh tự chủ ở một số đơn vị, giảm đầu mối hành chính, số lượng người làm gián tiếp. Từ đó có thể tăng cường thu hút cán bộ trẻ, cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu khoa học, bảo đảm “chỗ cần thì vẫn tuyển được còn chỗ không cần thì phải giảm”.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP và sau này là nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đây chính là cơ sở pháp lý của hoàn thiện quản lý tài chính bệnh viện công ở nước ta hiện nay. Tại Nghị định này, Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập nhằm phát huy mọi khả năng của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp như sau:

* Tự chủ về các khoản thu, mứcthu:

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh.

- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cáchoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

* Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trựcthuộc.

* Tiền lương, tiền công và thu nhập:

- Tiền lương, tiền công: đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động.

- Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó:

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.

* Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trongnăm

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự nhưsau:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định.

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòngổn định thu nhập.

Đốivới2 Quỹkhen thưởngvà Quỹphúc lợimứctrích tốiđa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơnvị.

1.2.2.3. Những đổi mới trong quản lý tài chính đối với bệnh viện công theo cơ chế tự chủ tài chính

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 tiếp theonghị định 43/2006/

NĐ-CP thì tự chủ tài chính bệnh viện công là yêu cầu cấp thiết và quan trọng của đổi mới tài chính y tế nhằm làm cho bệnh viện công thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình tốt hơn, phát triển và hiệu quả hơn.

* Về mở rộng quyền cho bệnh việncông

Bệnh viện công là các đơn vi sự nghiệp có thu, thực hiện chế độ tự chủ tài chính trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ NSNN và phần còn lại do bện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Xác định tỷ lệ các loại dị tật thận-niệu quản bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.Đối chiếu chẩn đoán dị tật thận-niệu quản trước và sau sinh... ĐỐI

+ Phòng Hành chính Quản trị tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thẩm định thiết kế bàn vẽ thi công và dự toán công trình; trường hợp cần thiết thì Giám đốc thuê tư vấn thẩm

• Chuẩn hóa và hệ thống hóa tất cả các khâu trong quá trình quản lý sự cố và rủi ro tại bệnh viện: làm báo cáo sự cố, điều tra, đưa ra kế hoạch hành động và giám

Xuất phát từ khái niệm trên, có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản của tài sản góp vốn là quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng và hoạt động góp vốn bằng tài sản là quyền SHCN đối

180 5 Một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và các quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ

bản trong lĩnh vực đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; - Hoàn thiện phương

Khái niệm an sinh xã hội An sinh xã hội ASXH, theo nghĩa chung nhất là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển,

CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Báo