• Không có kết quả nào được tìm thấy

: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ ": HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
103
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)BÄÜ GIAÏO DUÛC VAÌ ÂAÌO TAÛO ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC KINH TÃÚ. ́. uê. LÃ THË LAN PHÆÅNG. ho. ̣c K. in. h. tê. ́H. HOAÌN THIÃÛN CÄNG TAÏC QUAÍN TRË RUÍI RO TÊN DUÛNG ÂÄÚI VÅÏI KHAÏCH HAÌNG CAÏ NHÁN TAÛI NGÁN HAÌNG THÆÅNG MAÛI CÄØ PHÁÖN ÂÁÖU TÆ VAÌ PHAÏT TRIÃØN VIÃÛT NAM -CHI NHAÏNH QUAÍNG BÇNH. Đ. ại. CHUYÃN NGAÌNH: QUAÍN LYÏ KINH TÃÚ MAÎ SÄÚ: 8 34 04 10. Tr. ươ ̀n. g. LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC KINH TÃÚ NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC: TS. LÃ NÆÎ MINH PHÆÅNG. HUÃÚ, 2018.

(2) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.. ́. uê. Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2018. tê. ́H. Học viên. Tr. ươ ̀n. g. Đ. ại. ho. ̣c K. in. h. Lê Thị Lan Phương. i.

(3) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi.. ́. uê. Tôi xin chân thành cảm ơn, Phòng Đào tạo Sau đại học – trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. ́H. khoa học tại trường.. tê. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Lê Nữ Minh Phương là người trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên. in. h. cứu và hoàn thành luận văn.. ̣c K. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình nhiệt tình giúp đỡ tạo. ho. điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn. ại. động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.. Đ. Tôi xin chân thành cảm ơn!. ươ ̀n. g. Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2018. Tr. Học viên. Lê Thị Lan Phương. ii.

(4) TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên : LÊ THỊ LAN PHƯƠNG. ́. tê. ́H. uê. Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo : Ứng dụng Mã số : 8 34 04 10 Niên khóa : 2016 – 2018 Người hướng dẫn: TS. LÊ NỮ MINH PHƯƠNG Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài - Công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, việc kiểm soát rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng luôn được đặt ra và đồng thời là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng.. ho. ̣c K. in. h. - Tuy nhiên trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình vẫn còn những hạn chế như: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng, phân loại đối tượng khách hàng, kiểm soát quá trình cấp tín dụng …Vì vậy, làm sao để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân là vấn đề đặt ra cho BIDV Quảng Bình nói riêng và BIDV nói chung.. Tr. ươ ̀n. g. Đ. ại. 2. Phương pháp nghiên cứu - Số liệu điều tra được tổng hợp theo phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; - Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng như EXCEL và SPSS 20. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016. Tác giả rút ra những hạn chế, tồn tại trên nhiều nội dung từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. Từ những đánh giá đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình. Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với BIDV Quảng Bình nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.. iii.

(5) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. CBQHKH. Cán bộ Quan hệ khách hàng. CIC. Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. DPRR. Dự phòng rủi ro. DVR. Dịch vụ ròng. HĐV. Huy động vốn. LNTT. Lợi nhuận trước thuế. NHNN. Ngân hàng Nhà nước. NHTM. Ngân hàng thương mại. QHKH. Quan hệ khách hàng. QTRRTD. Quản trị rủi ro tín dụng. RRTD. Rủi ro tín dụng. TDH. Trung dài hạn. TDN. Tổng dư nợ. TMCP. Thương mại cổ phần. TSĐB. Tài sản đảm bảo. Đ. ại. ho. ̣c K. in. h. tê. ́H. ́. Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển. uê. BIDV. TTS. Tổng tài sản Xếp hạng tín dụng nội bộ. Tr. ươ ̀n. g. XHTDNB. iv.

(6) MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii. ́. uê. DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix. ́H. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1. tê. 2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2. h. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2. in. 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3. ̣c K. 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7 PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8. ho. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ..........................................................8. ại. 1.1 Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng..............................................................8. Đ. 1.1.1 Khái niệm tín dụng.............................................................................................8. g. 1.1.2 Khái niệm tín dụng đối với khách hàng cá nhân................................................9. ươ ̀n. 1.1.3.Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ..........10 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.............11. Tr. 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân...................................11 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.....................................12 1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân........................13 1.3 Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân .......................20 1.4 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước .........................23 1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới..........................................................................23 1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....25. v.

(7) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH...................................28 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...........................................................................................................................28 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................28 2.1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình ......29. ́. uê. 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương. ́H. mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình ........................38. tê. 2.2.1 Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân .................................................38 2.2.2.Tình hình cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ......................................39. in. h. 2.2.3 Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Quảng Bình ......................................................................................40. ̣c K. 2.3 Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình................................................43. ho. 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng .........................................................43. ại. 2.3.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân..................................46. Đ. 2.3.3 Phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng ............................49 2.3.4. Chính sách khách hàng....................................................................................53. ươ ̀n. g. 2.3.5. Công cụ kiểm tra giám sát...............................................................................56 2.4. Phân tích quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Quảng Bình thông qua số liệu khảo sát. Tr. từ phía khách hàng cá nhân .......................................................................................58 2.4.1.Thông tin chung về đối tượng khảo sát............................................................58 2.4.2.Phân tích Cronbach’s Alpha.............................................................................59 2.4.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................62 2.5. Kết quả và Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng .............................73. 2.5.1 Những kết quả đạt được ...................................................................................73 2.5.2 Những hạn chế về công tác quản trị rủi ro .......................................................74. vi.

(8) Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH ..............................................77 3.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình đến năm 2020 ......................................................................77 3.1.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Quảng Bình.........................................77 3.1.2. Mục tiêu hoạt động..........................................................................................77. ́. uê. 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá. ́H. nhân tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình ................81. tê. 3.2.1. Giải pháp trước mắt để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của KHCN ........................81 3.2.2 Các giải pháp điều tiết và giám sát rủi ro.........................................................83. in. h. 3.2.3 Các giải pháp lâu dài ........................................................................................87 KẾT LUẬN ...............................................................................................................92. BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG. ho. QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG. ̣c K. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................93. Đ. BẢN GIẢI TRÌNH. ại. NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2. Tr. ươ ̀n. g. XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN. vii.

(9) DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang. Bảng 2.2:. Các chỉ tiêu về huy động vốn ..............................................................34. Bảng 2.3:. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH, kỳ hạn và theo loại tiền.........35. Bảng 2.4:. Cơ cấu thu dịch vụ theo dòng sản phẩm .............................................36. Bảng 2.6:. Tình hình dư nợ cho vay KHCN của BIDV Quảng Bình ...................38. Bảng 2.7:. Dư nợ cho vay KHCN theo thời gian khoản vay (Năm 2014 - 2016) 39. Bảng 2.8:. Dư nợ cho vay KHCN theo ngành nghề kinh doanh (Năm 2014 - 2016) 40. Bảng 2.9:. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm.........................................41. Bảng 2.10:. Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh từ 2014-2016 .............................42. Bảng 2.11:. Tình hình trích lập DPRR....................................................................43. Bảng 2.12:. Đánh giá về tài sản bảo đảm................................................................43. Bảng 2.13 :. Tỷ lệ Nợ xấu phân theo Nhu cầu cho vay KHCN...............................47. Bảng 2.14:. Thực trạng khách hàng theo loại Nợ ...................................................48. Bảng 2.15:. Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình................49. Tr. ươ ̀n. g. Đ. ại. ho. ̣c K. in. h. tê. ́H. ́. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình....................32. uê. Bảng 2.1:. viii.

(10) DANH MỤC HÌNH Trang. Hình 2.1:. Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Quảng Bình............................30. Hình 2.2:. Mô hình hoạt động trong công tác tín dụng ........................................44. Hình 2.3 :. Quy trình cấp tín dụng theo mô hình TA2 ..........................................45. Tr. ươ ̀n. g. Đ. ại. ho. ̣c K. in. h. tê. ́H. ́. Các khâu kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng ...........................15. uê. Hình 1.1:. ix.

(11) PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho nguồn vốn luân chuyển nhịp nhàng tới các chủ thể, các ngành, lĩnh vực khác hoạt động hiệu quả. Và ngược lại sự hoạt động yếu kém của dù chỉ một ngân hàng sẽ rất dễ gây ảnh hưởng xấu khôn lường đến cả hệ thống và. ́. uê. nền kinh tế. Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện. ́H. đúng các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng. tê. chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh. h. của Ngân hàng thương mại.. in. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với KHCN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn. ̣c K. chế rủi ro tín dụng KHCN, ngân hàng phải có các biện pháp để thực hiện tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả của rủi ro.Việc phòng chống rủi ro được. ho. thực hiện bởi các nhân viên, các cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên, trong ngân hàng, các nhân viên có suy nghĩ và hành động khác nhau, có thể trái ngược hoặc cản. ại. trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất.. Đ. Như vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết trong việc hạn chế rủi ro,. g. giúp ngân hàng đề ra những mục tiêu cụ thể để ngân hàng đi đúng hướng và xây. ươ ̀n. dựng các kế hoạch hành động chi tiết, có hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tr. của các ngân hàng, việc kiểm soát rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng luôn được đặt ra và đồng thời là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đã đạt được nhũng thành tích nhất định trong quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình vẫn còn những hạn chế như: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng, phân loại đối tượng khách hàng, kiểm soát quá trình cấp tín dụng …. 1.

(12) Căn cứ vào những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở những vấn đề về lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, Đề tài sẽ đi. ́. uê. sâu đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân và đề. ́H. xuất những giải pháp mang tính thực tiễn, dần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng. tê. Bình trong giai đoạn tới.. h. 2.2. Mục tiêu cụ thể. in. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tín dụng ngân. ̣c K. hàng và quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.. - Đánh giá thực trạng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với. ho. khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.. ại. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro. Đ. tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt. g. Nam – Chi nhánh Quảng Bình.. ươ ̀n. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề liên quan đến công tác. Tr. quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình; - Thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2014 – 2016; Khảo sát số liệu khách hàng cá nhân năm 2017; Đề xuất giải pháp đến năm 2020.. 2.

(13) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, số liệu + Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV và BIDV Quảng Bình, NHNN chi nhánh Quảng Bình, từ các cơ quan thống kê, báo (số liệu từ năm 2014-2016). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảo. ́. uê. cũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài.. ́H. + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ. tê. cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên các khách hàng có liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – CN. in. h. Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dung:. - Năng lực trả nợ; - Tài sản đảm bảo;. ̣c K. - Thu nhập;. ho. - Thái độ và tư cách khách hàng.. ại. Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen. Đ. (1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát. ươ ̀n. g. không nên dưới 100. Mô hình khảo sát trong luận văn gồm 05 nhân tố độc lập với 19 biến. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là từ 19 x 5 = 95. Như vậy, đề tài sẽ thu thập tối thiểu là 95 phiếu khảo sát.. Tr. Tuy nhiên, để số lượng quan sát không dưới 100 và trong quá trình thu thập. số liệu có thể xảy ra trường hợp nhiều khách hàng không trả lời hoặc trả lời không đúng nên đề tài tiến hành phát thêm 30 phiếu khảo sát. Do đó, tổng số phiếu khảo sát đề tài sẽ thu thập là 125(35 phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho khách hàng tại quầy giao dịch ở Ngân hàng, 90 phiếu gửi thông qua email). Sau 01 tháng, đề tài thu lại được 123 phiếu khảo sát (tỷ lệ phản hồi là 98,4%). Trong đó, 35 phiếu thu trực tiếp tại quầy giao dịch và 88 phiếu nhận được qua email.. 3.

(14) 4.2. Phương pháp phân tích + Đối với số liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp truyền thống như: - Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Quảng Bình.. ́. uê. - Phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian được sử dụng nhằm so. ́H. sánh, đánh giá biến động qua các năm 2014 - 2016. + Đối với số liệu sơ cấp:. tê. a) Phương pháp thống kê mô tả. in. h. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên. ̣c K. những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. b) Độ tin cậy Cronbach’s Alpha. ho. Theo Joseph Franklin Hair, Jr. (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa. ại. như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải. Đ. các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế.. ươ ̀n. g. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường và để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng, ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ. Tr. Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp. Theo nhiều nhà nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, hệ số Cronbach’s Alpha: - Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu; - Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường là sử dụng được;. 4.

(15) - Từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiện một phép kiểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình của những người khác để loại bỏ những biến này. Nó làm sạch thang đo bằng cách loại các biến “rác” trước khi xác định các nhân tố đại diện. Hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng không có tương quan thật tốt với toàn bộ thang đo và có thể bị loại bỏ.. ́. uê. Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở. ́H. lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3.. tê. c) Phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng một cách phổ biến trong các. in. h. nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với các nghiên cứu lượng hóa một vấn đề định tính như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân. ̣c K. hàng. Khả năng thanh toán khoản vay tín dụng của khách hàng cá nhân được kết tinh bởi nhiều yếu tố (items) như đã được thiết kế trong bộ câu hỏi. Vì vậy, nếu áp. ho. dụng phân tích thống kê mô tả và các kiểm định thống kế sẽ có khối lượng công. ại. việc rất lớn và hiệu quả phân tích không cao. Vì vậy, phương pháp phân tích nhân. Đ. tố khám phá (Exploring Factor Analysis – EFA) được sử dụng. Trong phương pháp này tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá. ươ ̀n. g. sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích. Tr. nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). - Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được. 5.

(16) xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), tức không tạo nên sự khác. ́. ́H. vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu.. uê. biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm. tê. d) Phân tích hồi quy đa biến. Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (khả năng. in. h. thanh toán) với các biến độc lập (thu nhập, năng lực trả nợ, tài sản đảm bảo và thái độ - tư cách của khách hàng).. ̣c K. Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối liên hệ, qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.. ho. Phương pháp phân tích được lựa chọn là Stepwise, đây là phương pháp được. ại. sử dụng rộng rãi nhất trong cá nghiên cứu.. Đ. Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi làm. ươ ̀n. g. hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư,… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy, ta thường. Tr. thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm đó. Tiêu chuẩn chấp nhận phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là: - Kiểm định F phải có giá trị sig < 0,05 - Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance > 0,0001.. 6.

(17) e) Kiểm định T-test - Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm định T-test. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó. - Với việc đặt giả thuyết H : Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước( µ = 0. µ ). Và đưa ra đối thuyết H : giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước( µ ≠ µ ). 0. 1. 0. ́. uê. Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. Để chấp. ́H. nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau: Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H và chấp nhận đối thuyết H . 1. tê. 0. Nếu giá trị p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.. in. h. Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05. 5. Kết cấu của luận văn. ̣c K. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách. ho. hàng cá nhân. ại. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đ. tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Quảng Bình Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách. Tr. ươ ̀n. g. hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Quảng Bình. 7.

(18) PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1 Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng 1.1.1 Khái niệm tín dụng. ́. uê. Tín dụng là hoạt động truyền thống của các tổ chức tín dụng nói chung và của các NHTM nói riêng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, mang lại. ́H. nguồn thu chủ yếu cho các NHTM, đồng thời có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt. tê. động ngân hàng khác phát triển.. h. Tín dụng ngân hàng nói chung được hiểu là một giao dịch về tài sản giữa. in. bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay, trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản. ̣c K. cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.. ho. Trong quan hệ giao dịch giữa người cho vay và người đi vay thể hiện các nội dung sau:. ại. - Tài sản trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền.. Đ. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, khi. g. hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay.. ươ ̀n. Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là. Tr. yếu tố hết sức cơ bản trong quản lý tín dụng, là lý do mà ngân hàng phải thực hiện phân tích kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách. khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. 8.

(19) 1.1.2 Khái niệm tín dụng đối với khách hàng cá nhân Khó có thể nêu lên một định nghĩa chính xác về cho vay khách hàng cá nhân, song theo cách hiểu cơ bản và đơn giản nhất: “Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh”. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân. ́. uê.  Về đối tượng. ́H. Với đặc điểm đối tượng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có. tê. nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ. in. h. chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh. ̣c K. tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau.. ho.  Thời gian vay vốn. ại. Thời gian vay vốn của khách hàng cá nhân đa dạng, bao gồm các khoản vay. Đ. ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn. Còn đối vói những khoản. ươ ̀n. g. vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn..  Quy mô vốn và số lượng các khoản vay. Tr. Thông thường thì các khoản cho vay khách hàng cá nhân có quy mô vốn. thường nhỏ hơn cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với các NHTM hoạt động theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ thường có số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn.  Chi phí cho vay Chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường lớn cả về chi phí nhân lực và công cụ. Bởi đối tượng cho vay khách hàng là. 9.

(20) cá nhân có diễn biến phức tạp, số lượng các khoản vay là lớn, song quy mô mỗi khoản vay lại tương đối nhỏ. . Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay của các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn so với các khoản cho vay khách hàng là doanh nghiệp. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay khách hàng cá nhân tính trên mỗi đơn vị đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kém nhạy bén với lãi suất.. ́. uê.  Rủi ro tín dụng. ́H. Các khoản cho vay khách hàng cá nhân bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng. tê. cao. Bởi đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có tình hình tài chính dễ thay đổi tùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ.Trong hoạt động sản xuất kinh. in. h. doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh trên thị. ̣c K. trường kém. Do vậy Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản. Mặt khác việc thẩm định và quyết định cho vay khách. ho. hàng cá nhân thường không đầy đủ về thông tin cũng là một trong những lý do dẫn. ại. tới tình trạng rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân.. Đ. 1.1.3 Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại  Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. ươ ̀n. g. Rủi ro tín dụng KHCN là loại rủi ro phát sinh do khách hàng là cá nhân không có khả năng hoàn trả hoặc không muốn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền nợ của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng. Tr. không thu hồi được đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi của các khoản vay, hoặc việc hoàn trả của khách hàng không đúng kỳ hạn như đã định.  Tác động của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân a) Đối với ngân hàng Đối với ngân hàng, khi gặp rủi ro, có nghĩa là không thu hồi được vốn đã cấp và lãi của khoản vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, ảnh. 10.

(21) hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời khi gặp phải rủi ro cho vay, ngân hàng cũng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng, là hoàn cảnh mà không một ngân hàng nào muốn rơi vào. b) Đối với khách hàng cá nhân Đối với bản thân khách hàng cá nhân không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và. ́. uê. thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.. ́H. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các cá nhân đi vay khác cũng bị hạn chế. tê. hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM thắt chặt cho vay. c) Đối với nền kinh tế. in. h. Đối với nền kinh tế, hoạt động nhịp nhàng của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng, liên quan đến các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Ngân. ̣c K. hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, doanh nghiệp cần vay vốn vì ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng, nền kinh tế cũng phải chịu hậu quả nặng. ho. nề, giá cả tăng, sức mua giảm, tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh, mất ổn định. ại. kinh tế và xã hội.. Đ. Tóm lại, tác hại của rủi ro tín dụng là rất lớn và phạm vi rất rộng. Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ. ươ ̀n. g. trong phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế. Một cách khác, việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng là vô cùng quan trọng.. Tr. 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền nhàn rỗi từ những chủ thể thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Bên cạnh đó, rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề, muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được. 11.

(22) lợi nhuận. Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại NHTM là vấn đề bức xúc cả trên lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được. Quản trị rủi ro tín dụng KHCN là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm. uê. 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. ́. thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng.. ́H. Ngân hàng muốn quản trị tốt rủi ro tín dụng đối với KHCN cần xây dựng. tê. một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thống nhất, mang tính logic và chặt chẽ, đáp ứng các nội dung sau:. h. a) Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp. in.  Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những. ̣c K. vấn đề như: mức độ rủi ro chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.  Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây các chính sách tín dụng, xây. ho. dựng các quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng.. ại.  Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Đ. mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt.. g. b) Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý. ươ ̀n.  Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm: những biểu hiện của người vay, mục. tiêu, cơ cấu tín dụng.. Tr.  Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhóm. khách hàng.  Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới.  Việc cấp tín dụng cần dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ các khoản vay, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.. 12.

(23) c) Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng  Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.  Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể.  Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. 1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân. ́. uê. 1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng Rủi ro luôn đi song hành với hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vậy làm. ́H. thế nào để Ngân hàng xác định nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối. tê. tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro và tần suất xảy ra để từ đó có biện pháp hạn chế,. in. toàn và hiệu quả là điều quan trọng.. h. giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất hoặc trong giới hạn cho phép mới đảm bảo an. ̣c K. + Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Nhóm các dấu hiệu này còn được gọi với một tên khác là nhóm các dấu hiệu. ho. cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau: - Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình. ại. kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính,. Đ. hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh. g. bạch, thuyết phục.. ươ ̀n. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc. thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh. Tr. kỳ hạn trả nợ.. Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt. động của khách hàng, cụ thể: sự gia tăng đột biến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với cường độ lớn; sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, giảm quỹ tiền mặt; tăng. 13.

(24) doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có, các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp, thay đổi theo chiều hướng xấu về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh thu; lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh thu, số lượng khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ được kéo dài, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình, tăng giá trị quá cao thông qua đánh giá lại tài sản… Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình. ́. uê. quản lý.. ́H. + Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:. tê. - Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm. hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;. in. h. của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách. ̣c K. - Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các. ho. nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;. ại. - Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng;. Đ. - Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;. ươ ̀n. g. + Những dấu hiệu cảnh báo khác Bên cạnh những dấu hiệu có nguồn gốc từ chính bản thân khách hàng còn một. số dấu hiệu cảnh báo khác xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng. Những. Tr. dấu hiệu này cũng đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt lưu tâm để có ứng xử cho phù hợp. Nhóm các dấu hiệu cảnh báo này còn được gọi là nhóm dấu hiệu cảnh báo từ xa, bao gồm: Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.. 14.

(25) 1.2.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng Sau khi nhận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các Ngân hàng cần tiến hành đánh giá và lượng định rủi ro. Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản cho vay, các ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng. Ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng, bao gồm mô hình phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng.. ́. uê. Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ. ́H. quan. Còn đối với mô hình lượng hoá thì có ưu điểm so với phương pháp truyền thống. tê. là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay, với chi phí thấp, khách quan và do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.. in. a) Kiểm soát rủi ro:. h. 1.2.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro. ̣c K. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn. ho. cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng. ại. chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm. Kiểm soát trước khi cho. Tr. ươ ̀n. g. Đ. mức độ thiệt hại. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:. Kiểm soát sau khi cho vay. Kiểm soát trong khi cho. Hình 1.1 Các khâu kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. 15.

(26) - Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro tín dụng: + Ngân hàng thu thập và phân tích thông tin rủi ro môi trường như diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, chính trị, văn hóa và xã hội để điều chỉnh danh mục khoản vay theo hướng thích hợp + Ngân hàng chủ động trong việc tiến hành theo dõi, thu thập, phân tích đánh giá các thông tin khách hàng định kỳ về năng lực tài chính, vị thế kinh doanh, biến. uê. - Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng. ́. động nhân sự, … để có những biện pháp kịp thời.. ́H. + Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc Ngân hàng nâng cao hiệu quả. tê. công tác thẩm định trước khi cho vay đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản giải. in. vay có vấn đề để ngăn ngừa và giảm thiểu.. h. ngân, các khoản nợ sau khi giải ngân, phát hiện ra những dấu hiệu của các khoản. + Giảm thiểu tổn thất bằng cách khôi phục vốn từ những khoản vay có vấn đề. ̣c K. để giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng như ước tính những nguồn có sẵn để thu hồi khoản vay, tìm hiểu và hoàn tất các thủ tục pháp lý nếu khách hàng có chủ định. ho. không hoàn trả vốn vay; kiểm soát tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo quyền hợp. ại. pháp đối với tài sản thế chấp nhằm đạt được quyền bán tài sản và sử dụng tiền thu được bù đắp khoản vay bị tổn thất.. Đ. b) Tài trợ rủi ro:. ươ ̀n. g. Tài trợ rủi ro tín dụng là việc chuẩn bị các nguồn tài chính để bù đắp cho những tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra nhằm tránh cho Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng.. Tr. - Các biện pháp tự khắc phục rủi ro tín dụng: Ngân hàng sẽ dùng nguồn thu nhập, vốn tự có để bù đắp, giảm thấp thiệt hại. sau khi rủi ro tín dụng xảy ra. Chính vì vậy, khi cho vay Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Ngân hàng, bởi vì tự khắc phục rủi ro có thể làm tăng động lực kinh doanh nhưng đồng thời buộc Ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn vì Ngân hàng là người gánh chịu tổn thất một khi rủi ro tín dụng xảy ra. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra và gây tổn thất quá. 16.

(27) lớn thì Ngân hàng sẽ khó chống đỡ nổi và nguy cơ dẫn đến phá sản là rất lớn. - Chuyển nhượng tài sản: Đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không có ý muốn trả nợ, sau khi Ngân hàng đã thực hiện mọi phương án để thu hồi vẫn không hiệu quả thì việc thanh lý là phương án giải quyết cuối cùng để bảo toàn vốn, hoặc thu lại một tỷ lệ vốn nhất định. Trong hoạt động này, Ngân hàng có thể yêu cầu sự hợp tác từ khách hàng hoặc nhờ pháp luật can thiệp nếu cần thiết.. ́. uê. - Các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng:. ́H. + Bán nợ: là một phương pháp khả thi trong nền kinh tế của các nước mà các. tê. tổ chức có thế mạnh hơn trong việc thu hồi nợ so với Ngân hàng cho vay, hoặc các Ngân hàng ngoài nước mới vào thị trường nội địa muốn tìm kiếm một vị trí chổ. in. h. đứng. Họ mua lại các khoản vay từ Ngân hàng cho vay và tiến hành việc cơ cấu hoặc đòi nợ từ chủ khoản vay.. ̣c K. + Chứng khoán hoá: việc tích hợp các khoản vay tốt lẫn những khoản vay có vấn đề có thể đưa ra hoặc không đưa ra ngoại bảng cho một tổ chức thực hiện việc. ho. phát hành chứng khoán. Người mua chứng khoán sẽ thanh toán khoản nợ và thu. ại. hồi lại vốn từ người phát hành hoặc người mua lại. Như vậy, Ngân hàng đã. Đ. chuyển giao rủi ro cho một số tổ chức hay cá nhân trong nền kinh tế. 1.2.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro. ươ ̀n. g. Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo. Đối với Hội đồng Quản trị và. Tr. Tổng giám đốc thì các báo cáo chỉ tập trung vào đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu ra các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến lược.  Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng a) Nhân tố chủ quan  Thông tin quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống thông tin RRTD được chia thành 2 loại: - Các thông tin có tính vĩ mô, định hướng:. 17.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa Theo Khoản 1 điều 3 mục 1 chương II Quyết định số 102/QĐ-HĐTV-KTNB của Ngân hàng Nông nghiệp

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Với mục tiêu phát triển ổn ñịnh và bền vững, họat ñộng

Các biện pháp ngân hàng đã thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp Ø Tổ chức lại công tác quản trị tín dụng Ø Hoàn thiện quy trình và tổ chức thực hiện tốt quy

Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại VietinBank Phú Tài Để tăng cường được năng lực và hiệu quả cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của

Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Cán bộ tín dụng sai sót khi thực hiện qui trình cấp tín dụng, Công tác thu thập thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác

- Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng - Đối với hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng cụ thể Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại MBBank Đà

Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Eximbank Chi Nhánh Buôn Ma Thuột - Luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng tín

Thứ tư, Tư vấn khách hàng áp dụng các biện pháp nhằm giảm rủi ro về mức độ chấp nhận để cho vay Một số chỉ tiêu định hạng tín dụng có thể khắc phục bằng cách nâng cao năng lực quản