• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm)

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Tốt nhất, ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất.

Nó thật sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù tan nát trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.”

(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh) a. Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?

b. Hai hạt lúa khiến em liên tưởng đến những con người có cách sống như thế nào ?

c. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học được gợi lên từ văn bản trên.

Câu 3. (12 điểm)

Hãy làm sáng tỏ nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt trong đoạn trích Nước Đại Việt ta (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam).

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh: ………..……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT

THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019-2020

Môn: NGỮ VĂN 8

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (8 đ)

a. Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, nghị luận.

b. Hai hạt lúa khiến em liên tưởng đến những con người có cách sống như thế nào ?

- Hạt lúa thứ nhất khiến ta liên tưởng đến những con người có lối sống ích kỷ, an phận, không phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ.

- Hạt giống thứ hai khiến ta liên tưởng đến những con người sống có trách nhiệm, biết dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp.

c. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học được gợi lên từ văn bản trên.

1. Tóm tắt câu chuyện và rút ra ý nghĩa: câu chuyện kể về cách xử sự của hai hạt lúa.

+ Hạt lúa thứ nhất: chỉ biết bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không muốn hi sinh “ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế nhưng nó lại không nghĩ đến tương lai, sợ phải đối đầu với gian nan, thử thách và cuối cùng nó đã bị chết dần, chết mòn.

+ Còn hạt lúa thứ hai thì ngược lại: Nó muốn mình có một cuộc sống mới, mặc dù biết có thể sẽ gặp phải gian nan, vất vả. Và cuối cùng nó được hồi sinh, mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt, mang đến cho đời những hạt lúa mới.

→ Ý nghĩa câu chuyện: “Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ” nghĩa là đừng sống một cuộc đời quá an phận, vô nghĩa hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách để sống có ý nghĩa hơn.

0.5

0.5

0.5

6,5 2.0 0.5

0.5

1.0

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 2. Giải thích, bàn bạc, mở rộng vấn đề nghị luận, rút ra bài học từ

câu chuyện

+ Trong cuộc sống, vẫn luôn tồn tại những con người với những phong cách sống, quan điểm sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau: câu chuyện của hai hạt lúa giúp ta liên tưởng đến những cách sống, quan điểm sống đối lập nhau của con người trong cuộc sống.

+ Lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, là lối sống không đẹp.

Một cuộc đời an phận sẽ không cho ta những trải nghiệm mới lạ.

Người có lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân có thể sẽ gặp phải những kết cục không tốt đẹp. Người sống cuộc đời an phận, sợ phải đối đầu với gian nan, thử thách sẽ không thể phát triển, khó thành công.

+ Thử thách là một phần của cuộc sống. Qua những thử thách, con người sẽ được tôi luyện cả về trí tuệ lẫn phẩm cách. Chỉ khi dám chấp nhận một cuộc đời khác bạn mới có thể có được những thành công bất ngờ và đó cũng là cách khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người. Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình, không nên ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.

- Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt thể hiện lối sống cống hiến, sẻ chia, dám dấn thân, chấp nhận khó khăn, thử thách vì những mục đích cao đẹp. (Lấy dẫn chứng)

- Phê phán không ít người sống nhỏ nhen, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình; sống an phận, không phấn đấu. (Lấy dẫn chứng)

- Rút ra bài học cho bản thân:

+ Cần lựa chọn cho bản thân lối sống tích cực, không ích kỉ, nhỏ nhen.

+ Cần tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú hơn, sống vị tha, chan hòa, biết sẻ chia với mọi người

+ Sống và cống hiến.

4.5

0.5

1.0

1.0

0. 5

0.5

1.0

Câu 2 (12đ)

Đề bài: Hãy làm sáng tỏ nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt trong đoạn trích Nước Đại Việt ta (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam).

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và đoạn trích Nước Đại Việt ta.

- Nêu vấn đề nghị luận: nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

1.0

b. Thân bài

- Sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa (ở hai câu thơ đầu), Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Điều đó, được thể hiện sâu sắc trong đoạn văn bản “Như nước Đại Việt ta từ trước….Song hào kiệt đời nào cũng có”.

- Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ

10.0 1.

0

2.0

(4)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong

tục tập quán, truyền thống lịch sử riêng, chủ quyền riêng. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc.

- Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta, là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam. Tiếp nối vì cùng khẳng định ý thức dân tộc dựa trên hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn phát triển vì đến Nguyễn Trãi, ý thức dân tộc được khẳng định dựa trên ba yếu tố bổ sung đó là văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

- Nguyễn Trãi đã phát huy ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc một cách sâu sắc, mạnh mẽ vốn đã được nói đến trong Sông núi nước nam.

Đó là lời khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc “mỗi bên xưng đế một phương”

- Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc nền văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản, hạt nhân để xác định chủ quyền, độc lập dân tộc.

- Nghệ thuật lập luận trong văn chính luận Nguyễn Trãi rất chặt chẽ và giàu sức thuyết phục:

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ mang tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ: “từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”.

+ Sử dụng biện pháp so sánh: đặt ta ngang hàng với Trung Quốc (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).

2.0

2.0

2.0

1.0

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

1.0 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3

11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt.

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt.

7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, chưa

hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan

(5)

man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.

0 điểm: bỏ giấy trắng ./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan