• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI DVN1 VÀ DVN2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI DVN1 VÀ DVN2 "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI DVN1 VÀ DVN2

Nguyễn Mạnh Hà1*, Vũ Văn Quang2, Trần Thị Linh1

1Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai,

2Viện Chăn nuôi

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn cái hậu bị và nái sinh sản dòng DVN1 và DVN2 nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi. Nghiên cứu sự thành thục tính dục của đàn lợn cái hậu bị, kết quả cho thấy: tuổi động dục lần đầu của hai dòng DVN1 và DVN2 tương đương nhau, lần lượt là 180,87 ngày và 181,17 ngày; khối lượng động dục lần đầu tương ứng là 127,30 và 127,90 kg, tuổi phối giống lần đầu tương ứng 239,73 và 241,03 ngày tuổi; tuổi đẻ lứa đầu tương ứng 354,87 và 355,90 ngày tuổi. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của hai dòng lợn nái DVN1 và DVN2 đạt khá cao, cụ thể: số con sơ sinh/ổ của lợn nái DVN1 là 11,03 con, của DVN2 là 10,79 con; số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,64 con ở dòng DVN1 và 10,27 con ở dòng DVN2; số con cai sữa/ổ đạt 10,13 con (DVN1) và 9,80 con (DVN2); khối lượng cai sữa/ổ đạt 67,10 kg đối với lợn DVN1 và 65,27 kg ở lợn DVN2. Nhìn chung, các chỉ tiêu này của hai dòng lợn nái DVN1 và DVN2 đều có xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3.

Từ khoá: Lợn nái DVN1 và DVN2; thành thục tính dục; tuổi động dục lần đầu; khả năng sinh sản của lợn nái; số con sơ sinh/ổ của lợn nái DVN1 và DVN2

Ngày nhận bài: 26/11/2020; Ngày hoàn thiện: 19/12/2020; Ngày đăng: 21/12/2020

RESEARCH ON REPRODUCTIVE CAPACITY OF DVN1 AND DVN2 SOW

Nguyen Manh Ha1*, Vu Van Quang2, Tran Thi Linh1

1 Thai Nguyen University - Lao Cai Campus,

2National Institute of Animal Husbandry

ABSTRACT

The study cary out on the growing pig and sow of DVN1 and DVN2 keep in Tam Diep Station for Research and Development nucleus pig breed – Thuy Phuong Pig Research Center, National Institute of Animal Husbandry. The result for sexual materity of growing pig show that: the first eatrus of DVN1 and DVN2 is equal, in tern as 180.87 and 181.17 days of age; the live body weight at first estrus is 127.30 kg for DVN1 and 127.90 kg for DVN2; the first service is 239.73 for DVN1 and 241.03 for DVN2 days of age; the first farrow is 354.87 and 355.90 days of age.

Some reproductive capacity characterictics of DVN1 and DVN2 sow is rether high, namely: the piglet per litle is 11.03 of DVN21 and 10.79 of DVN2; the born alive per litle is 10.64 of DVN1 and 10.27 of DVN2; the weaning piglet per litle is 10.13 of DVN1 and 9.80 of DVN2; the weaning weight per litle is 67.10 kg of DVN1 and 65.27 kg of DVN2. Generally, this characterictics of DVN1 and DVN2 also tendentiously increase from first to third farrow.

Keywords: DVN1 and DVN2 sow; sexual materity; first eatrus; reproductive capacity of sow;

piglet per litle of DVN1 and DVN2 sow

Received: 26/11/2020; Revised: 19/12/2020; Published: 21/12/2020

* Corresponding author. Email: nguyenmanhha@tnu.edu.vn

(2)

1. Mở đầu

Nghiên cứu sử dụng lợn cái ngoại làm cái sinh sản cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam luôn được quan tâm bởi vì năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn giống hiện tại ở Việt Nam còn rất thấp. Năng suất sinh sản của lợn nái trong các trại chăn nuôi công nghiệp có trình độ khá cũng chỉ đạt 20 – 22 con cai sữa/nái/năm, tăng khối lượng 700 – 750 gr/ngày và tiêu tốn thức ăn 2,7 – 2,9 kg.

Muốn xây dựng được đàn lợn nái có năng suất cao, sản xuất 26-28 lợn con cai sữa/nái/năm cần sử dụng những nguồn gen tốt làm nguyên liệu nhân giống

Các giống lợn ngoại sử dụng làm cái sinh sản chủ yếu là Landrace, Yorshire và Duroc. Các nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống lợn trên đã được tiến hành.

Đoàn Phương Thuý và cộng sự (2015) [1] đã tiến hành nghiên cứu năng suất sinh sản và hướng chọn lọc đối với giống lợn Landrace, Yorshire và Duroc. Trịnh Hồng Sơn và cộng sự (2020) [2] đã nghiên cứu năng suất sinh sản của các kiểu gen đối với lợn Landrace, Yorshire, Duroc và Petrian. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2010) [3] nghiên cứu n

ăng suất sinh sản, sản xuất của lợn nái Móng Cái, Pietrain, Landrace, Yorkshire và ưu thế lai của lợn lai F1(LR x

MC), F1(Y x MC) và F1(Pi x MC). Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu về các chỉ tiêu sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt lợn nhằm chọn lọc giống lợn có năng sinh sản cao, chất lượng thịt tốt để đưa vào làm giống.

Để cải thiện chất lượng đàn giống trong nước, thời gian vừa qua, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã và đang lai tạo hai dòng lợn:

Lợn DVN1 (♂ Duroc sinh trưởng x ♀ Duroc mỡ giắt), và DVN2 (♂ Duroc mỡ giắt x ♀ Duroc sinh trưởng).

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá khả năng sinh sản của hai dòng lợn DVN1 và DVN2 là cần thiết nhằm góp phần cải thiện năng suất và chất lượng đàn lợn giống hạt nhân phục vụ cho công tác giống và sản xuất.

2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

30 lợn cái hậu bị DVN1, 30 lợn cái hậu bị DVN2, 30 lợn nái DVN1 và 30 lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ (từ 1 đến 3) nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá sinh lý phát dục của 30 lợn cái hậu bị DVN1 và 30 lợn cái hậu bị DVN2.

Đánh giá khả năng sinh sản của 30 lợn nái DVN1 và 30 lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ (từ 1 đến 3).

2.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Nội dung 1: Đánh giá sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị DVN1 và DVN2

Bố trí thí nghiệm: Lựa chọn 30 lợn cái hậu bị dòng DVN1 và 30 lợn cái hậu bị dòng DVN2 để theo dõi các chỉ tiêu sinh lý phát dục.

Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2

Bố trí thí nghiệm: Lựa chọn 30 lợn nái sinh sản dòng DVN1 và 30 lợn nái sinh sản dòng DVN2 đã đẻ từ 1-3 lứa để theo dõi các chỉ tiêu khả năng sinh sản. Lợn được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp theo dõi gián tiếp:

Thu thập kế thừa số liệu về các chỉ tiêu sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2 của cơ sở nghiên cứu thông qua hệ thống sổ sách theo dõi và trên các file dữ liệu Excel trong máy tính.

Phương pháp theo dõi trực tiếp:

Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi đàn lợn DVN1 và DVN2 (bao gồm cái hậu bị và nái sinh sản) hàng ngày. Các số liệu được theo dõi, cân đo và ghi chép hàng ngày vào sổ.

Các chỉ tiêu theo dõi

Đối với lợn cái hậu bị: Tuổi động dục lần đầu (ngày tuổi), khối lượng động dục lần đầu

(3)

(kg), tuổi phối giống lần đầu (ngày tuổi), khối lượng phối giống lần đầu (kg), tuổi đẻ lứa đầu (ngày tuổi).

Đối với lợn nái sinh sản: số con sơ sinh/ổ (con), số con sơ sinh sống/ổ (con), khối lượng sơ sinh/ổ (kg), khối lượng sơ sinh/con (kg), tuổi cai sữa (ngày), số con cai sữa/ổ (con), khối lượng cai sữa/ổ (kg), khối lượng cai sữa/con (kg), khoảng cách lứa đẻ (ngày).

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Excel 2007, sau đó được xử lý bằng chương trình SAS 9.1. Các tham số thống kê gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD). So sánh các giá trị trung bình theo phương pháp Tukey ở mức ý nghĩa P<0,05.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị DVN1 và DVN2

Hoạt động sinh lý sinh dục là hết sức quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Kết quả kiểm tra về sinh lý phát dục của 30 lợn cái hậu bị DVN1 và 30 lợn cái hậu bị DVN2 được thể hiện ở bảng 1.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu về sinh lý phát dục ở lợn cái hậu bị DVN1 và DVN2 có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Các chỉ tiêu về tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu của lợn cái DVN1 và DVN2 cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên lợn lai 3 giống LRYSMS của Nguyễn Thị Hương (2018) [4].

Tuổi phối giống lần đầu của lợn DVN1 và DVN2 tương đương với lợn Landrace và Yorshire được trao đổi gen nuôi tại Trung tâm giống lợn Thuỵ Phương [2].

Khối lượng phối giống lần đầu của lợn DVN1 và DVN2 cao hơn so với lợn Landrace và Yorshire nuôi tại Thái Bình [5].

Tuổi đẻ lứa đầu của lợn cái hậu bị DVN1 thấp hơn lợn cái F1(LxY) và F1(YxL) của Nguyễn Tiến Mạnh (2012) [4], Đặng Vũ Bình (2001) [7] và tương đương với kết quả nghiên cứu trên lợn nái Landrace và Yorkshire của Đoàn Phương Thúy và cs, (2015) [1].

3.2. Khả năng sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2

Bảng 1. Sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu DVN1 DVN2

n Mean ± SD n Mean ± SD

Tuổi động dục lần đầu (ngày) 30 181,17±3,18 30 180,87±3,04

Khối lượng động dục lần đầu (kg) 30 127,3±2,89 30 127,9±3,56

Thời gian động dục (ngày) 30 5,93±0,74 30 6,13±0,63

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 30 239,73±3,64 30 241,03±3,37 Khối lượng phối giống lần đầu (kg) 30 156,03±6,07 30 153,97±7,25

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 354,87±3,49 30 355,9±3,23

Bảng 2. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu DVN1 DVN2

n Mean±SD n Mean ±SD

Số con sơ sinh/ổ (con) 90 11,03±1,26 90 10,79±1,43

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 90 10,64±1,28 90 10,27±1,42

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 90 1,46±0,20 90 1,5±0,20

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 90 15,46±2,38 90 15,24±2,1

Số con cai sữa (con) 90 10,13±1,27 90 9,8±1,41

Khối lượng cai sữa/con (kg) 90 6,65±0,49 90 6,69±0,46

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 90 67,1±7,16 90 65,27±8,03

Thời gian cai sữa (ngày) 90 23,86±1,76 90 23,36±1,71

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 60 169,93±8,68 60 170,2±8,99

(4)

Nhìn chung các chỉ tiêu về khả năng sinh sản giữa lợn nái DVN1 và DVN2 ở bảng 2 có chênh lệnh nhưng sự sai khác không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

So sánh với một số kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản trên đàn nái ngoại cho thấy: một số chỉ tiêu về số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ ở lợn nái DVN1 và DVN2 cao hơn so với lợn nái Landrace và Yorshire [7], [3].

Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái DVN1 là 169,93 ngày và lợn nái DVN2 là 170,20 ngày, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu về khoảng cách lứa đẻ của lợn nái DVN1 và DVN2 thấp hơn so với kết quả công bố của tác giả Đặng Vũ Bình (2001) [7], nghiên cứu năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại Landrace và Yorshire được nuôi ở các tỉnh miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1996-2001 cho kết quả khoảng cách lứa đẻ tương ứng là 179,62 và 183,85 ngày.

3.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 qua 3 lứa đẻ đầu

Kết quả năng suất sinh sản của 30 lợn nái DVN1 qua 3 lứa đẻ đầu được thể hiện ở bảng 3.

Ở bảng 3, chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái DVN1 qua 3 lứa đẻ đầu có xu hướng thấp nhất ở lứa 1, tăng ở lứa 2 và đạt giá trị cao nhất ở lứa 3: ở lứa đẻ 1 số con sơ sinh/ổ đạt lần lượt là 10,60 con, lứa 2 đạt 11,13 con, lứa 3 đạt 11,37 con, tương ứng số son sơ sinh sống/ổ đạt 10,20 con; 10,60 con và 11,13 con. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các lứa đẻ tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với xu hướng chung: sinh sản của lợn nái thấp nhất ở lứa 1 tăng dần ở lứa 2 và đạt giá trị cao nhất ở lứa 3 và 4 sau đó có xu hướng giảm dần ở các lứa tiếp theo.

Khoảng cách lứa đẻ có sự khác nhau rõ rệt giữa các lứa đẻ của lợn nái DVN1, (P<0,05).

Khoảng cách lứa đẻ ở lứa thứ 2 là 173,83 ngày, dài hơn ở lứa thứ 3 (166,03 ngày).

3.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ đầu

Bảng 3. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 qua 3 lứa đẻ đầu

Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

n Mean ±SD n Mean ±SD n Mean ±SD Số con sơ sinh/ổ (con) 30 10,60b±1,13 30 11,13ab±0,82 30 11,37a±1,61 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 30 10,20b±1,03 30 10,60ab±0,81 30 11,13a±1,7 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 30 1,49±0,21 30 1,44±0,17 30 1,46±0,21 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 30 15,18±2,78 30 15,23±2,22 30 15,98±2,08 Số con cai sữa (con) 30 9,53b±0,86 30 10,47a±1,04 30 10,40a±1,61 Khối lượng cai sữa/con (kg) 30 6,76±0,5 30 6,51±0,44 30 6,69±0,51 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 30 64,30b±5,95 30 67,93a±5,72 30 69,08a±8,74 Thời gian cai sữa (ngày) 30 23,67±1,71 30 23,90±1,79 30 24,00±1,84 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 30 173,83a±10,56 30 166b,03±3,18 Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng nếu có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Bảng 4. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ đầu

Chỉ tiêu Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3

n Mean ±SD n Mean ±SD n Mean ±SD Số con sơ sinh/ổ (con) 30 9,97c±1,35 30 10,83b±0,95 30 11,57a±1,48 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 30 9,50c±1,25 30 10,13b±0,94 30 11,17a±1,51 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 30 1,54±0,19 30 1,51±0,21 30 1,45±0,19 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 30 14,52b±2,34 30 15,24ab±2,05 30 15,96a±1,67 Số con cai sữa (con) 30 9,00b±0,91 30 9,93a±1,34 30 10,47a±1,53 Khối lượng cai sữa/con (kg) 30 6,74±0,46 30 6,67±0,47 30 6,66±0,45 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 30 60,61b±6,84 30 65,84a±6,32 30 69,35a±8,42 Thời gian cai sữa (ngày) 30 22,77b±1,61 30 23,77a±1,68 30 23,53ab±1,74 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 30 174,63a±10,77 30 165,77b±2,75 Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng nếu có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

(5)

Kết quả năng suất sinh sản của 30 lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ đầu được thể hiện ở bảng 4.

Chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái DVN2 qua 3 lứa đẻ đầu cũng có xu hướng tương tự như lợn nái DVN1: tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3. Sự sai khác về 2 chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái DVN2 giữa 3 lứa đẻ là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái DVN2 có xu hướng tương tự như của lợn nái DVN1 là lứa 2 có khoảng cách lứa đẻ dài hơn so với lứa 3 cụ thể: ở lứa thứ 2 là 174,63 ngày và ở lứa thứ 3 là 165,77 ngày. Sự sai khác về khoảng cách lứa đẻ giữa các lứa là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

4. Kết luận

Các chỉ tiêu về mức độ thành thục tính dục của hai dòng lợn nái DVN1 và DVN2 là tương đương nhau: tuổi động dục lần đầu giao động từ 180,87 đến 181,17 ngày; khối lượng động dục lần đầu từ 127,30 đến 127,90 kg, tuổi phối giống lần đầu từ 239,73 đến 241,03 ngày tuổi và tuổi đẻ lứa đầu từ 354,87 đến 355,90 ngày tuổi.

Khả năng sinh sản của hai dòng lợn nái DVN1 và DVN2 khá cao: số con sơ sinh/ổ của lợn nái DVN1 là 11,03 con, của DVN2 là 10,79 con; chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,64 con ở dòng DVN1 và 10,27 ở dòng DVN2; chỉ tiêu số con cai sữa/ổ đạt 10,13 con (DVN1) và 9,80 con (DVN2); khối lượng cai sữa/ổ đạt 67,10 kg đối với lợn DVN1 và 65,27 kg ở lợn DVN2. Cả hai dòng lợn DVN1 và DVN2 qua 3 lứa đẻ đầu có các chỉ tiêu số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ đều có xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. T. P. Doan, H. V. Pham, M. X. Tran, T. V.

Luu, S. V. Doan, T. D. Vu, and B. V. Dang,

"Reproductive productivity and selective orientation for Duroc, Landrace and Yorkshire sows at Dabaco Nuclear Pig Company Limited," (in Vietnamese), Journal of Science and Development, vol. 08, no. 13, pp. 1397-1404, 2015.

[2]. S. H. Trinh, and P. D. Pham, "Reproductive performance of genetically modified Landrace, Yorkshire, Duroc and Pietrain pigs at the Thuy Phuong Pig Research Center," (in Vietnamese), Journal of animal science and technology, vol.

255, no. 3.20, pp. 19-24, 2020.

[3]. D. V. Nguyen, H. Q. Bui, T. H. Giang, T. D.

Dang, T. V. Nguyen, V. Q. Tran, and V. T.

Nguyen, "Breeding and production performance of Mong Cai, Pietrain, Landrace, Yorkshire sows and crossbred heterosis F1(LR x MC), F1(Y x MC) và F1(Pi x MC),"

(in Vietnamese), Journal of animal science and technology – Vietnam National Instutute of Animal Sciences, vol. 22, pp. 29-36, 2010.

[4]. H. T. Nguyen, "Growth and reproduction of Landrace pigs x (Yorkshire x VCN15) through generations and the productivity of offspring when mated to pietrain x Duroc males," (in Vietnamese), Doctoral thesis in Agriculture, National Institute of Animal Husbandry, Ha Noi, 2018.

[5]. S. H. Trinh, Q. V. Vu, and H. H. Le, "The growth, sexual and reproductive physiology of L and Y pigs raised at Indovina Thai Binh Company," (in Vietnamese), Journal of animal science and technolog, Vietnam National Instutute of Animal Sciences, vol.

254, no. 2.20, pp. 7-11, 2020.

[6]. M. T. Nguyen, "Evaluate the fertility and growth of two pigs crossed between F1 (LxY) and F1 (YxL) sows mated to PiDu male raised in some farms in Ninh Binh," (in Vietnamese), Master's thesis in agriculture, Hanoi Agricultural University I, 2012.

[7]. B. V. Dang, "Reproductive performance of Landrace and Yorkshire sows raised in the northern hatcheries (1996-2001)," (in Vietnamese), Journal of agricultural science and technology, Vietnam National Instutute of Animal Sciences, vol. 1, no. 2/2003, pp. 113- 117, 2001.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả phân tích cho việc giải toàn bộ trình tự ADN ty thể hoặc giải trình tự một số vùng trên ADN ty thể như vùng kiểm soát, cytochrome b… giúp xác định những

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị và phẩm chất tinh dịch của lợn đực trưởng thành đối với hai giống lợn Landrace và Yorshire

Thí nghiệm lựa chọn được 4 giống lúa nếp cạn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao đó là: Khẩu Nua Trạng, Khẩu

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng và liều lượng đạm bón đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Tam thất (Panax pseudoginseng Wall) giai đoạn vườn ươm

Do đó, trong điều kiện chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình nên sử dụng lợn nái lai F1(YL) làm cái nền sinh sản để phối giống với lợn đực thuần Duroc hoặc đực lai PiDu75, sản

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tái sinh bao gồm cách thức khử trùng hạt, thành phần môi trường tái sinh, nồng độ các chất kích thích sinh trưởng,… đã được tối