• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn:19/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhân một số thập phân với một số thập phân.Sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân và sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân để làm bài.

HS làm được bài 1, bài 2.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, máy tính - HS : SGK, vở...

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Khởi động : Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"

=>Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS) + HS hô: Thuyền... chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép nhân: ...x 0,1 hoặc 0,01; 0,001...

+ Trưởng trò kết luận và chuyển sang người chơi khác.

=> GV nhận xét, tuyên dương - Kết nối: Giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi bảng 2.Hoạt động thực hành:(25 phút)

Bài 1: Cá nhân

a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả .

a b c (a b) c a (b c)

2,5 3,1 0,6 (2,5 3,1) 0,6 = 4,65 2,5 (3,1 0,6) = 4,65 1,6 4 2,5 (1,6 4) 2,5 = 16 1,6 (4 2,5) = 16 4,8 2,5 1,3 (4,8 2,5) 1,3 = 15,6 4,8 (2,5 1,3) = 15,6

(2)

- GV gọi HS nhận xét

- GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.

+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) khi a = 2,5 b = 3,1 và c = 0,6

- GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại, sau đó hỏi tổng quát :

+ Giá trị của hai biểu thức (ab) c và a (bc) như thế nào khi thay các chữ bằng cùng một bộ số ?

- Vậy ta có : (ab) c = a (bc) - Em đã gặp (ab) c = a (bc) khi học tính chất nào của phép nhân các số tự nhiên ?

- Vậy phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không ? hãy giải thích ý kiến của em.

b)GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.

-Yêu cầu HS làm bài

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.

- GV nhận xét HS.

Bài 2: HĐ cặp đôi

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.

- GV yêu cầu HS làm bài, kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.

Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc bài toán, tìm hiểu và giải.

- HS nhận xét bài làm của bạn

- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.

+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 4,65.

+ Giá trị của hai biểu thức này luôn bằng nhau.

- Khi học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên ta cũng có

(a b) c = a (bc)

- Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì khi thay chữ bằng các số thập phân ta cũng có :

(ab) c = a (bc) - HS đọc đề bài

- HS cả lớp làm bài vào vở ,chia sẻ kết quả. 2 bạn làm bảng phụ

9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5) = 9,65 x 1

= 9,65

0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84 = 10 x 9,84

= 98,4 - Tính

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS làm bài cặp đôi, kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp

a) (28,7 + 34,5 ) 2,4 = 63,2 2,4 = 151,68 b) 28,7 + 34,5 2,4 = 28,7 + 82,8 = 111,5

- HS đọc, lớp đọc thầm.

(3)

- HS làm bài cá nhân- bảng phụ, báo cáo giáo viên.

Bài giải

Người đó đi được quãng đường là:

12,5 x 2,5 = 31,25 (km) Đáp số: 31,25km 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài sau:

Tính bằng cách thuận tiện 9,22 x 0,25 x 0,4

- HS làm bài

Dặn dò: Về nhà sưu tầm thêm các bài toán dạng tính bằng cách thuận tiện để làm.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

Tập làm văn

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả ngư- ời( ND Ghi nhớ).Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu quý người thân, quan tâm đến mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: + Máy tính

+ Bảng phụ viết sẵn đáp án của bài tập phần nhận xét - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) -Khởi đông: Cho Hs hát

- Thu chấm đơn kiến nghị của 5 HS

=> Nhận xét bài làm của HS

- Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nộp bài - HS nghe

- HS viết đầu bài vào vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng

- Qua bức tranh em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?

- GV: Anh thanh niên này có gì nổi bật? Các em cùng đọc bài Hạng A Cháng và trả lời câu hỏi cuối bài - Cấu tạo bài văn Hạng A cháng:

- HS quan sát tranh

- Em thấy anh thanh niên là người rất chăm chỉ và khoẻ mạnh

- HS đọc bài, tự trả lời câu hỏi

- Cấu tạo chung của bài văn tả người

(4)

1- Mở bài

- Từ " nhìn thân hình.... đẹp quá"

- Nội dung: Giới thiệu về hạng A cháng.

- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của hạng A Cháng.

2- Thân bài: Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- HĐ và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc

3- Kết bài: Câu hỏi cuối bài : ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.

- Qua bài văn em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ

gồm:

1. Mở bài: giới thiệu người định tả

2. Thân bài: tả hình dáng.

- Tả hoạt động, tính nết.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

- Bài văn tả người gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu người định tả

+ Thân bài: tả hình dáng, hoạt động của người đó

+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về người định tả - 3 HS đọc ghi nhớ

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV hướng dẫn:

+ Em định tả ai?

+ Phần mở bài em nêu những gì?

+ Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?

+ Phần kết bài em nêu những gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi 2 HS làm vào bảng nhóm gắn bài lên bảng

- GV cùng HS nhận xét dàn bài

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Tả ông em, bố em, mẹ em, chị, anh ,...

- Phần mở bài giới thiệu người định tả - Tả hình dáng, tuổi tác, tầm vóc, nước da, dáng đi...

Tả tính tình:

Tả hoạt động:

- Nêu tình cảm , cảm nghĩ của mình với người đó.

- 2 HS làm vào bảng nhóm - HS nghe

4. Hoạt động vận dụng:(5 phút) - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn vào vở và chuẩn bị tiết

- HS nghe và thực hiện

(5)

sau.

- Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn tả người theo ý hiểu của em.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Lịch sử

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn:

“giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.. Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...Nêu được các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói” “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ... Tự hào về lịch sử dân tộc.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động. Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước. HS yêu thích môn học lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình minh họa trong SGK. Máy tính - HS: SGK, vở

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Khỏi động: Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?

Kết quả của hội nghị ?

- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?

=> GV nhận xét , tuyên dương -Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Học sinh trả lời

- HS nghe

- HS ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

- Học sinh đọc từ "Từ cuối năm- sợi tóc" thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế

"Nghìn cân treo sợi tóc".

+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những

- HS đọc, thảo luận nhóm TLCH

- Tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, đất nước gặp muôn vàn khó khăn.

- Hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp

(6)

khó khăn, nguy hiểm gì?

- Học sinh phát biểu ý kiến.

- Đàm thoại:

+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra?

+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?

* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt (HĐ cả lớp)

- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 2, 3 trang 25, 26 SGK.

+ Hình chụp cảnh gì?

+ Em hiểu thế nào là "Bình dân học vụ"

- Yêu cầu học sinh bổ sung thêm các ý kiến khác.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?

+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?

* Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"

- 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT - cho ai được".

+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?

đình đốn, 90% người mù chữ v.v...

- Đại diện nhóm nêu ý kiến.

- Đồng bào ta chết đói, không đủ sức chống giặc ngoại xâm.

- Chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm.

- HS quan sát

- Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo.

- Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.

- Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.

- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng

- Một số học sinh nêu ý kiến.

3. Hoạt động vận dụng( 4 phút)

- Em phải làm gì để đáp lại lòng mong muốn của Bác Hồ ?

- HS nêu - Dặn dò: VN Sưu tầm các tài liệu nói

về phong trào Bình dân học vụ của nước ta trong giai đoạn mới giành được

- HS nghe và thực hiện

(7)

độc lập năm 1945.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soan: 20/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân . Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân . Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân và nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.HS làm được bài 1, 2, 4(a) .

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ,máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa.VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (5 phút)

- Khởi động: Trò chơi Ai nhanh ai úng:đ

TS 14 45 13 1

TS 10 100 100 10

Tích 450 6500 48 160

+ Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.

=>Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Kết nối: Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung

+ Lắng nghe.

+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ thực hành: (25 phút)

(8)

Bài 1: Làm việc cá nhân - cả lớp - Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm - Cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét bài học sinh trên bảng - Gọi học sinh nêu cách tính.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán

- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân nhẩm để thực hiện phép tính

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng

Bài 4a: Làm việc cá nhân=> Cặp đôi - GV treo bảng phụ

-Yêu cầu HS làm bài

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập

- 3 học sinh làm trên bảng lớp, chia sẻ 375,86 80,475 48,16 + 29,05 26,287 3,4

404, 91 53,468 19264 14448 163,744 - Cả lớp theo dõi

- HS làm bài, chia sẻ kết quả a, 78,29 x 10 = 782,9 78,29 x 0,1 = 7,829

b, 265,307 x 100 = 26530,7 265,307 x 0,01 = 2,65307 c, 0,68 x 10 = 6,8

0,68 x 0,1 = 0,068 - HS làm bài vào vở

-1 HS lên bảng làm trên bảng phụ

a b (a + b) x c

a x c + b x c

2,4 ,8

1,2

(2,4 + 3,8) x 1,2

= 6,2 x 1,2 = 7,4

2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2

= 6,88 + 4,56

= 6, 7,4

2,7 0,8

(6,5 + 2,7) x 0,8

= 9,2 x 0,8 = 7,36

6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8

= 5,2 + 2,16

= 7,36 - Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm

của bạn trên bảng.

- Cho HS thảo luận cặp đôi

- Giáo viên nhận xét chung, chữa bài.

Lưu ý: Giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

Bài 3 (M3, M4) : HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải - GV quan sát, uốn nắn, sửa sai.

- HS nhận xét

+ HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân .

- HS làm bài

Bài giải

Giá tiền 1kg đường là:

38500 : 5 = 7700(đồng) Số tiền mua 3,5kg đường là:

7700 x 3,5 = 26950(đồng) Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít

hơn mua 5kg đường(cùng loại) là:

38500 - 26950 = 11550(đồng) Đáp số:11550 đồng

x

(a + b) x c = a x c + b x c +

(9)

Bài 4b(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm rồi chữa bài. - HS làm bài, báo cáo giáo viên 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3= 9,3x(6,7+ 3,3) = 9,3 x 10 = 93 7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35 = 10 x 0,35 = 3,5 3. HĐ vận dụng: (5 phút)

+ Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo đọ dài.

+ Nêu phương pháp đổi đơn vị đo độ dài.

+ Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nêu

- Lắng nghe và thực hiện.

- Dặn dò: Nghĩ ra các bài toán phải vận dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1,BT2).

Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết cách đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4). HS HTT đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ một cách phù hợp.

* GDBVMT: BT 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong lời nói, viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, máy tính - Học sinh: SGK,VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Khởi động: Cho HS chia thành 2 đội chơi thi đặt câu có sử dụng quan hệ từ.

Đội nào đặt được nhiều câu và đúng hơn thì đội đó thắng.

=> GV nhận xét, tuyên dương - Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(25 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập - HS tự làm bài

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.

(10)

- Gọi HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét kết luận lời giải đúng

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài tập, đổi vở kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp.

- Gọi HS chia sẻ

- Nhận xét lời giải đúng

Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS nhận xét - GVKL:

Bài 4: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm - Đại diện các nhóm trả lời

- GV nhận xét chữa bài

1HS làm bảng phụ.

A Cháng đeo cày. Cái cày của người H mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- HS đọc yêu cầu

- HS tự làm bài, kiểm tra chéo - HS tiếp nối nhau chia sẻ

a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản b) Mà: Biểu thị quan hệ tương phản c) Nếu... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giải thiết - kết quả

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.

b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời , sau rặng tre đen của một làng xa.

c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

d) Tôi đã đi nhiều nơi , đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực , nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt , day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này.

- HS đọc yêu cầu

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận nhóm rồi trả lời

+ Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.

+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

+ Cái lược này làm bằng sừng...

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút) - Đặt câu với các quan hệ từ sau: với,

và, hoặc, mà.

- HS đặt câu.

- Dặn dò: Ghi nhớ các quan hệ từ và cặp từ quan hệ và ý nghĩa của chúng.

Tìm hiểu thêm một số quan hệ từ khác.

- HS nghe và thực hiện.

(11)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, máy tính - HS : SGK, vở viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Thu chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS - Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người - Nhận xét HS học ở nhà .

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nộp bài.

- HS nêu - HS nghe - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành:(25 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài

- Cho HS hoạt động nhóm

- 1 Nhóm làm vào bảng nhóm, gắn bài lên bảng

- Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh

- HS đọc

- HS hoạt động nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển

- Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:

+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.

+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.

+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.

(12)

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?

Bài 2: HĐ nhóm

- Tổ chức HS làm như bài tập 1

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?

- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?

- KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không tràn lan dài dòng.

- Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả

- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...

- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.

Bài làm

- Mái tóc đen dày, cắt ngắn ngang vai…

- Đôi mắt đen, long lanh, dịu hiền ấm áp…

- Khuôn mặt trái xoan ửng hồng…

- Giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm…

- Dáng người thon thả,…

3.Hoạt động vận dụng:(5phút)

- Em học được điều gì từ cách quan sát của tác giả ?

- HS nêu

- Dặn dò: Về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Khoa học THUỶ TINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết 1 số tính của thủy tinh. Nêu được công dụng của thuỷ tinh. Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.Có ý thức bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Thuỷ tinh được làm từ cát trắng lấy từ môi trường nên khai thác cần phải đi đôi với cải tạo và bảo vệ môi trường.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, hình và thông tin trang 60; 61 SGK, một số hình ảnh về các ứng dụng của thủy tinh... Máy tính

- Học sinh: Sách giáo khoa.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Khởi động: Cho Hs thi trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu tính chất và cách bảo quản của xi măng ?

+ Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống ?

=>GV nhận xét

- Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

Hoạt động 1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh

- Cho HS thảo luận nhóm TLCH:

+ Trong số đồ dùng trong gia đình có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng mà bạn biết ?

+ Dựa vào thực tế bạn thấy thuỷ tinh có tính chất gì ?

+ Nếu thả chiếc cốc thuỷ tinh xuống sản nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?

- GV kết luận

Hoạt động 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, sau đó xác định

- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thông thường?

- Kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao?

- GV kết luận

- Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?

- Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, chúng

- Mắt kinh, bóng điện, chai, lọ, li, cốc, chén, cửa sổ, lọ đựng thuốc thí nghiệm, lọ hoa, màn hình ti vi, vật lưu niệm...

- Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu rất dễ vỡ, không bị gỉ

- Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ

- HS lắng nghe

- Các nhóm nh n ậ đồ dùng v trao à đổi, l m b ià à

Thuỷ tinh thường

Thuỷ tinh cao cấp - Bóng đèn

- Trong suốt, không gỉ cứng dễ vỡ - Không cháy, không hút ẩm, không bị axít

n mòn

- lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm

- Rất cứng

- Chịu được nóng, lạnh

- Bền khó vỡ

- Cốc chén, mắt kính, chai, lọ, kính máy ảnh, ống nhòm, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng...

- HS nghe

- Chế tạo bằng cách đun nóng chảy cát trắng và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn

(14)

ta phải bảo quản như thế nào ?

- GV kết luận: Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.

- Để nơi chắc chắn

- Không va đạp vào các vật cứng

- Dùng xong phải rửa sạch để nơi chắc chắn tránh rơi vỡ

- Cẩn thận khi sử dụng

3. Hoạt động vận dụng:(3phút) - Em đã bảo quản và sử dụng đồ bằng thủy tinh trong gia đình mình như thế nào ?

- HS nghe và thực hiện

- Tìm hiểu ích lợi của thủy tinh trong cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 21/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021 Toán

CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên , biết vận dụng trong thực hành tính .Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên. HS cả lớp làm được bài 1, 2 .

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên:sách giáo khoa, bảng phụ, Máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa,VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3phút) - Khởi động: Cho HS hát

- két nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nghe và thực hiện 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

(15)

1. Ví dụ 1:

- GV nêu bài toán

+ Để biết được mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm thương của phép chia 8,4 : 4

- GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện chia 8,4 : 4 như SGK

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 8,4 : 4

- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày cách thực hiện chia của mình

- GV yêu cầu HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên

2. Ví dụ 2:

72,58 : 19 =?

- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính - GV nhận xét

- Cho HS rút ra kết luận

- HS nghe và tóm tắt bài toán

+ Chúng ta phải thực hiện phép tính chia 8,4 : 4

- HS thảo luận theo cặp để tìm cách chia

8,4m = 84dm

84 4

04 21 (dm) 0

21dm = 2,1m Vậy 8,4 : 4 = 2,1 (m) - HS đặt tính và tính

- HS trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét

- 2 đến 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi

- HS lên bảng đặt tính và tính - HS nghe

- HS nêu 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của đề . - Yêu cầu HS làm bài

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của đề . - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi

- Cả lớp theo dõi

+ HS làm việc cá nhân, 2 HS làm bảng a, 5,28 4 b, 95,2 68

1 2 1,32 27 2 1,4 08 0 0

c, 0,36 9 d, 75,52 32

0 36 0,04 11 5 2,36 0 1 92

0 - HS đọc, nêu yêu cầu

+ HS làm việc cá nhân, cặp đôi, chia sẻ

(16)

nêu cách tìm thừa số chưa biết rồi làm bài.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài

trước lớp

+ HS lên chia sẻ trước lớp:

a, x x 3 = 8,4 b,5 x X = 0,25 x = 8,4 : 3 X = 0,25 : 5 x = 2,8 X = 0,05

- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên Bài giải

Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:

126,54 : 3 = 42,18(km)

Đáp số: 42,18km 4. Hoạt động vận dụng:(5 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:

Một HCN có chiều dài là 9,92m;

chiều rộng bằng 3/8 chiều dài. Tính diện tích của hình chữ nhật đó ?

- HS làm bài:

Giải

Chiều rộng HCN là:

9,92 x 3 : 8 = 3,72(m) Diện tích HCN là:

9,92 x 3,72 = 36,8024(m2) Đáp số: 36,8024m2 - Về nhà tìm thêm các bài toán tương

tự như trên để giải.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập đọc

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.

*QP-AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

*Nghe-ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài “người gác rừng tí hon”

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa . máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa

(17)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

- Khởi đông: Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong

=>Giáo viên nhận xét.

-Kết nối: Giới thiệu bài và tựa bài: Người gác rừng tí hon.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. Hình thành kiến thức- Luyện tập thực hành 2.1. Luyện đọc: (12 phút)

- Cho HS đọc toàn bài, chia đọa

- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm

+ Đoạn 1: Từ đầu...ra bìa rừng chưa ? + Đoạn 2: Tiếp...thu lại gỗ.

+ Đoạn 3: Còn lại - Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó

+ HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ

- HS đọc theo cặp.

- 1 HS đọc - HS theo dõi

2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).

*Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.

+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì?

+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh

Bạn là người dũng cảm

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ + Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.

+ Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu.

Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.

(18)

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

+ Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

- Nội dung chính của bài là gì ?

- GV KL:

+ HS nối tiếp nhau phát biểu

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.

- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- HS theo dõi 3. HĐ Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.

- Thi đọc - GV nhận xét Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS nêu giọng đọc - 1 HS đọc toàn bài

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - HS thi đọc diễn cảm

4. Hoạt động vận dụng: (4 phút)

- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?

- Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

- Học sinh trả lời.

- HS nêu

- Về nhà viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Chính tả

HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG ( Nhớ - viết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát . Rèn kĩ năng phân biệt s/x.Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.Làm được BT2a, 3a .

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ. Máy tính.

- Học sinh: VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

(19)

Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút)

- Khởi dộng: Hát

=>Nhận xét quá trình rèn chữ của HS, khen những Hs có nhiều tiến bộ.

-Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

- Gọi HS đọc trong SGK 2 khổ cuối của bài Hành trình của bầy ong.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK

- Yêu cầu HS tìm những từ khi viết dễ lẫn - Luyện viết từ khó

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - 2 HS nối tiếp nhau đọc - Cả lớp đọc thầm

- HS nêu: rong ruổi, nối liền, rù rì, lặng thầm,...

+ HS luyện viết từ dễ viết sai.

2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) + GV cho HS viết bài (nhớ viết) Lưu ý:

- Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ

- HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, viết bài.

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút)

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút) Bài 2: HĐ trò chơi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Thi tiếp sức tìm từ”

- Học sinh nêu yêu cầu của bài

- 2 nhóm học sinh đại diện lên làm thi đua.

sâm - xâm sương - xương sưa - xưa siêu - xiêu

củ sâm - xâm nhập; chim sâm cầm- xâm lược;

sương gió - x ơng tay; sương mu i- xương sườn;

say sưa - ngày

Siêu nước - xiêu vẹo; cao siêu - xiêu lòng; siêu âm

(20)

xưa; sửa chữa - xưa kia; cốc sữa - xa xưa

- liêu xiêu

Bài 3 (phần a): HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả - HS nhận xét

Đáp án:

a. Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh

Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.

b. Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

6. Hoạt động vận dụng: (4 phút)

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.

- Lắng nghe

- Quan sát, học tập.

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện.

- Về nhà tìm hiểu thêm các quy tắc chính tả khác, chẳng hạn như ng/ngh; g/gh;...

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được “ khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1 . Xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 .Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3 .Rèn kĩ năng sử dụng các từ ngữ về môi trường để viết đoạn văn theo yêu cầu.

* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bút dạ, bảng phụ. Máy tính.

- Học sinh: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

(21)

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Khởi động: Cho HS tổ chức thi đặt câu có quan hệ từ.

- Cách tiến hành: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 em, khi có hiệu lệnh các đội lần lượt đặt câu có sử dụng quan hệ từ, đội nào đặt được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. Các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

=> GV nhận xét, tuyên dương -Kết nối Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS nghe và ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành:(25phút)

Bài tập 1: HĐ nhóm

- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học

Bài tập 2 : HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS thi đua giữa các nhóm, nhóm nào tìm được đúng từ sẽ thắng.

- GV nhận xét chữa bài

Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm.

- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn của mình.

- GV nhận xét chữa bài.

+ HS đọc yêu cầu của bài.

+ HS làm việc nhóm. Đại diện của nhóm lên báo cáo:

Đáp án:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật.

- 2 HS nêu lại

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - HS thi đua làm bài:

* Đáp án:

a. Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc.

b. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm

+ HS tiến hành thảo luận nhóm đôi, một số nhóm báo cáo kết quả:

- 2 HS viết vào bảng nhóm, HS dưới lớp viết vào vở

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.

3.Hoạt động vận dụng:(5 phút)

- Đặt câu với mỗi cụm từ sau: Trồng - HS đặt câu

(22)

rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc - GV nhận xét

- Về nhà viết một đoạn văn có nội dung kêu gọi giữ gìn bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn: 22/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên.HS được bài 1,3 .

-Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -

- GV: SGK, bảng phụ, Máy tính.

- HS : SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Khỏi động: Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện": HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

=>GV nhận xét, tuyên dương.

- Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS nghi đầu bài vào vở 2. HĐ thực hành: (27 phút)

Bài 1: HĐ Cá nhân

+ GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề + Yêu cầu HS làm bài.

+ GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu rõ cách tính.

+ HS đọc yêu cầu

+ 2 HS làm bài bảng lớp, lớp làm bảng con

67,2 7 3,44 4 42 9,6 24 0,86 0 0

42,7 7 46,827 9 0 7 6,1 18 5,203 0 027

(23)

Bài 3: HĐ Cặp đôi

+ GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề + HS làm bài theo cặp đôi

+ GV nhận xét chữa bài

+ GV lưu ý cách thêm chữ số 0 vào số dư để chia tiếp. (Bản chất là : 26,5

= 26,50)

Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài, đọc kết quả để báo cáo

Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân

- Cho HS tự đọc đề, tóm tắt bài toán rồi giải sau đó chữa bài.

Tóm tắt

8 bao cân nặng: 243,2kg 12 bao cân nặng:....kg ?

0 - HS đọc yêu cầu

- HS làm bài cặp đôi, chia sẻ trước lớp 26,5 25 12,24 20

15 1,06 0 24 0,612 150 040

00 0

- HS tự làm bài rồi báo cáo giáo viên b) Thương là 2,05 và số dư là 0.14 - HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên

Bài giải

Một bao gạo cân nặng là:

243,2 : 8 = 30,4 (kg) 12 bao gạo cân nặng là:

30,4 x 12 = 364,8 (kg) Đáp số: 364,8kg 3. Hoạt động vận dụng:(3phút)

- Nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện - Về nhà làm bài sau: Tính bằng hai

cách:

76,2 : 3 + 8,73 : 3 =

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Tập đọc

TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: qua nội dung bài giúp HS hiểu những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

-Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(24)

- Giáo dục HS yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Ảnh rừng ngập mặn trong sgk.Máy tính + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Khởi động: Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Vườn chim.

=> Giáo viên nhận xét.

-Kết nối: Giới thiệu bài và tựa bài: Trồng rừng ngập măn.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. Hình thành kiến thức- Luyện tập thực hành 2.1.Luyện đọc: (12 phút)

- Gọi HS đọc toàn bài

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng ngập mặn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 học sinh đọc bài, chia đoạn + Đoạn 1: Trước đây … sóng lớn.

+ Đoạn 2: Mấy năm … Cồn Mờ.

+ Đoạn 3: Nhờ phục hồi… đê điều.

- Học sinh quan sát ảnh minh hoạ SGK.

- Nhóm trưởng điều khiển

+ Từng tốp 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 + Luyện đọc từ khó, câu khó.

+ 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Cả lớp theo dõi

2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH

1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?.

2. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp

+ Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, … làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn.

+ Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói mòn, bị vỡ khi có gió, bão,

- Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

(25)

3. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.

- Tóm tắt nội dung chính.

- GVKL

- Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.

- Học sinh đọc lại - Cả lớp theo dõi 3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)

- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.

- Giáo viên hướng dân học sinh đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từng đoạn văn.

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc 1 đoạn văn tiêu biểu (chọn đoạn 3)

- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.

- HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc

Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

- HS đọc - HS nghe

- HS nghe - HS nghe

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Học sinh thi đọc đoạn văn.

4. HĐ vận dụng: (4 phút)

- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một đoạn mình thích nhất?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.

- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.

- Tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Thể dục

ÔN 5 ĐỘNG TÁCỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Yêu cầu cần đạt.

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể - Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển năng lực về:

2.1. Năng lực chung:

(26)

- Tự chủ và tự học: Tự xemđộng tácvươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung và trò chơi.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, trao đổi,hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác trong bài học, trò chơi vận động bổ trợ môn học.

- NLgiải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức và tập luyện.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện,biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện đượcđộng tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung, và nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.

- NL thể dục thể thao: Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của động tác, bài tập và vận dụng được vào trong hoạt động tập thể từ đó có thể tự rèn luyện trong lớp, trường, ở nhà và các hoạt động khác.

II. Địa điểm – phương tiện 1. Địa điểm: Sân trường 2. Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phụ thể thao, cờ, bóng, còi, mắc cơ, và dụng cụ phục vụ tập luyện cho Hs.

+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

1. Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

2. Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm…., IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu T

G

SL Hoạt động GV Hoạt động HS I. Phần mở đầu

Nhận lớp

7’ - Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

Đội hình nhận lớp

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho Gv.

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,..

- Ép ngang , ép dọc.

- Trò chơi “Chim bay cò bay”

2’

2lx8

n - Gv HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Đội hình khởi động

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- HS khởi động, chơi theo hướng dẫn của Gv II. Phần cơ bản:

*Kiểm tra động tác

23

- Gv gọi 1 -2 Hs lên thực hiện.

- Hs nhận xét việc thực hiện của bạn; Gv nhận

(27)

Văn mình. 1’ xét và khen Hs.

Hoạt động 1

* Kiến thức:

* Ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.

13

’ - Gv nhắc lại kiến thức và thực hiện lại động tác.

- Gv chỉ huy lớp thực hiện, kết hợp sửa sai.

Đội hình Hs quan sát

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs quan sát Gv làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

*Luyện tập

Tập đồng loạt động tác chân

4 lần 2lx8 n

- Gv hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình tập đồng loạt

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs tập theo hướng dẫn của Gv

Tập theo tổ 5 động tác

3 lần 2lx8 n

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- Gv quan sát và sửa sai cho Hs các tổ.

ĐH tập luyện theo tổ

€€€€€€€€

€€€€€€€€€

€€€€€€€€

- Hs tập theo hướng dẫn của tổ trưởng

Thi đua giữa các tổ 5 động tác.

1 lần

2l x 8n - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- Từng tổ lên thi đua, trình diễn

* Vận dụng 1’ - Gv cho Hs nhận biết đúng, sai trên tranh ảnh có tập luyện động tác.

Đội hình vận dụng

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Hs cùng Gv vận dụng kiến thức .

Hoạt động 2

* Trò chơi: “Kết bạn”

5’ - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

ĐH chơi trò chơi

€ €€

€€

€€

€€

€Gv

€

€

€ €

€€

€€

€€€

- Hs chơi theo hướng dẫn của Gv

* Bài tập PT thể lực: 3’ - Gv cho Hs chạy 40m xuất phát cao.

ĐH phát triên thể lực

€€€€€II...

€€€€€II...

€€€€€II...

€Gv

- Hs làm theo hướng dẫn của Gv.

(28)

* Kiến thức chung:

- Luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

- Hs Hình thành phẩm chất chăm chỉ, chăm làm,luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

2’ 1 lần -Gv hướng dẫn Hs làm vệ sinh sân tập, luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng

- Hs thực hành làm vệ sinh sân bãi, luôn giữ cho sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ và gọn gàng sau tiết học.

III. Kết thúc

*Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn Hs tự ôn ở nhà.

* Xuống lớp

Gv hô “ Giải tán” ! Hs hô “ Khỏe”!

3’ 2lx8 n

- GV hướng dẫn thả lỏng

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

ĐH thả lỏng

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

€Gv

- HS thực hiện thả lỏng ĐH kết thúc

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Địa lí

CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

+Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu NX phân bố của công nghiệp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy ở

Biết vận dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân...

nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải qua trái. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ

[r]

• - Ñeám xem trong phaàn thaäp phaân cuûa soá thaäp phaân coù bao nhieâu chöõ soá roài duøng daáu phaåy taùch ôû tích ra baáy nhieâu chöõ soá keå töø ph i sang

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AM..

[r]

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu