• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:10/10/2020 Ngày giảng:15/10

Tiết 11

BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS mô tả được 1số đặc điểm của NST giới tính (chỉ có 1 cặp đồng dạng hoặc không đồng dạng, mang gen quy định giới tính hay tính trạng liên quan đến giới tính) và vai trò của nó với sự xác định giới tính.

- HS trình bày được cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1: 1.

- HS nêu được sự ảnh hưởng của các yếu tố MT trong và ngoài đến sự phân hoá giới tính.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, tư duy lý luận, so sánh.

3/. Thái độ:

- Hiểu được cơ chế sinh con trai con gái => Không có thái độ trọng nam khinh nữ và tuyên truyền cho mọi người xung quanh.

- Gây được hứng thú cho HS, tính tự giác học tập và lòng say mê môn học.

- GD đạo đức:

+ Qua cơ chế NST xác định giới tính , giáo dục nhận thức giới tính cho học sinh, tôn trọng bản thân và các bạn khác giới.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng , bình đẳng giới, hạn chế quan niệm trọng nam khinh nữ (thông qua duy trì tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và tỷ lệ sinh tự nhiên)

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng phê phán: Phê phán những tư tưởng cho rằng việc sinh con trai hay con giái do phụ nữ quyết định.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

(2)

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán, tìm mối liên hệ.

II/. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Tranh H12.2- SGK/38-39.

- Bảng sơ đồ về cơ chế NST xác định giới tính.

- Bài dạy PowerPoint.

2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học - Trực quan.

- Dạy học nhóm.

- Phân tích thông tin.

-Vấn đáp tìm tòi.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

HS1: Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực?

Trả lời:

Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực

- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất (kích thươc nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).

- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn).

- Kết quả: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng.

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.

- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử (4 tinh trùng).

HS2: Vì sao bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

Trả lời: Nhờ có giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n) qua thụ tinh giữa các giao tử đực và cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi.

Vì vậy sự phối các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

(3)

3/. Các hoạt động dạy học: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ, cơ chế nào xác định giới tính của loài? Để trả lời câu hỏi này đi ta nghiên cứu sang tiết 12: Cơ chế xác định giới tính.

Hoạt động 1. Tìm hiểu NST giới tính (15 phút) - Mục tiêu: HS trình bày được 1 số đặc điểm của NST giới tính.

- Phương pháp dạy học: quan sát, đàm thoại - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV chiếu hình 8.2, yêu cầu HS q/s lại bộ NST của ruồi giấm, Tìm những điểm giống nhau, khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và cái?

HS quan sát lại H8.2 và nêu những đặc điểm:

+ Giống nhau có 8 NST (1 cặp hình hạt, 2 cặp hình chữ V).

+ Khác nhau con đực có 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc, còn con cái có 1 đôi hình que.

GV chiếu hình 12.1, yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:

Cặp NST nào là cặp NST giới tính?

HS quan sát hình 12.1 và nêu được cặp 23 là cặp NST giới tính.

Cho biết số lượng và so sánh bộ NST ở nam giới và nữ giới?

HS: - Số lượng: 2n = 23 x 2 = 46.

- Giống nhau ở 22 cặp NST thường.

- Khác nhau ở cặp NST giới tính (23): Nam: XY ; Nữ:

XX.

GV: NST giới tính có ở TB nào? Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?

HS dựa vào nội dung SGK/38 trả lời câu hỏi:

NST giới tính có trong tất cả các tế bào lưỡng bội (2n) của loài.

NST thường NST giới tính

- Mang gen quy định tính trạng không liên quan đến giới tính.

VD màu da, chiều cao…

- Mang gen quy định các TT liên quan đến giới tính (VD: Râu ở người, tiếng hót ở chim, ...) hoặc không liên quan đến giới tính (VD tính trạng khả năng đông của máu,

I/. Nhiễm sắc thể giới tính

- Trong các tế bào lưỡng bội (2n):

+ Có các cặp NST thường.

+ 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng).

- NST giới tính mang gen quy định giới tính (tính đực, cái) và tính trạng liên quan tới giới tính.

(4)

…)

GV chiếu và thông báo ở các loài khác nhau các NST giới tính cũng khác nhau.

NST XX cái NST XY đực

NST XY cái NST XX đực

Người Chim

Đ/v có vú ếch

Ruồi giấm Bò sát

Cây gai Bướm

Chua me Dâu tây

GV: NX và chốt lại kiến thức.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

- Ở người và động vật có vú, ruồi giấm .... XX ở giống cái, XY ở giống đực.

- Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm .... XX ở giống đực còn XY ở giống cái.

...

...

...

Hoạt động 2. Cơ chế xác định giới tính (10 phút) - Mục tiêu: HS trình bày được 1 số đặc điểm của NST giới tính.

- Phương pháp dạy học: quan sát, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GD đạo đức:

+ Qua cơ chế NST xác định giới tính  giáo dục nhận thức giới tính cho học sinh, tôn trọng bản thân và các bạn khác giới.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng , bình đẳng giới, hạn chế quan niệm trọng nam khinh nữ (thông qua duy trì tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và tỷ lệ sinh tự nhiên)

GV chiếu hình H 12.2/39.

Ở đa số những loài giao phối giới tính được xác định vào thời điểm nào của quá trình thụ tinh ?

HS: Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.

GV lưu ý HS: một số loài giới tính xác định trước khi thụ

II/. Cơ chế xác định giới tính

- Cơ chế NST xác định giới tính ở người là:

P: 44A+XX x 44A+ XY GP:22A+X 22A+X; 22A+Y F1: 44A+XX : 44A+XY 1 con gái : 1 con trai - Đa số các loài, giới tính được xác định trong thụ tinh.

- Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế

(5)

tinh. VD: trứng ong không được thụ tinh trở thành ong đực, được thụ tinh trở thành ong cái (ong thợ, ong chúa)...

GV yêu cầu HS q/s phân tích các kí hiệu ở bộ NST.

HS tự nghiên cứu, quan sát H12.2/39 trả lời câu hỏi.

GV: Giới thiệu 1số VD về cơ chế XĐ giới tính ở người và hỏi: Có mấy loại trứng và mấy loại tinh trùng được tạo thành qua giảm phân?

HS: Mẹ tạo ra 1 loại trứng qua giảm phân là 22A + X;

Bố sinh ra 2 loại TT qua GP là 22A + X và 22 A + Y.

GV: Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành con trai và con gái?

HS: Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng X tạo hợp tử XX (sinh con gái); Tinh trùng Y tạo hợp tử XY sinh con trai.

GV:Gọi HS lên bảng trình bày trên tranh cơ chế XĐGT ở người.

GV: Vì sao tỉ lệ sinh con trai hay gái xấp xỉ bằng nhau?

Cơ chế nào đảm bảo sự hình thành bộ NST giới tính của cơ thể qua giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh tạo ra hợp tử.

Trong giảm phân hình thành giao tử: Cơ chế nhân đôi phân li NST => giao tử có bộ NST giảm đi 1 nửa.

- Trong thụ tinh: Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các hợp tử trong thụ tinh => khôi phục lại bộ NST lưỡng bội cho loài.

Tỉ lệ con trai và con gái đúng trong điều kiện nào?

Tỉ lệ này cần được bảo đảm với điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.

GV thông báo: Tỉ lệ nam nữ sơ sinh thường xấp xỉ 1:1 nhưng trong thực tế tỉ lệ này bị thay đổi do nhiều yếu tố; tỉ lệ sống, quan điểm của nhân dân, ...

Quan niệm dân gian cho rằng “sinh con trai hay con gái là do người mẹ” có đúng không ?

HS trả lời: không.

Gv liên hệ thực tế…..Tỉ lệ nam/nữ có ảnh hưởng tới mức độ tăng, giảm dân số, phân công lao động, chính sách KT- XH của mỗi quốc gia. -> phát triển dân số hợp lí bằng cách

xác định giới tính ở sinh vật.

- Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1.

Vì các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

(6)

sinh đẻ có kế hoạch.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở.

...

...

...

Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính (8 phút) - Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

- Phương pháp dạy học: quan sát, đàm thoại - Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GD đạo đức:

+ S ng ố có trách nhi m v i ệ ớ b n ả thân và c ng ộ đ ng ồ , bình đ ng ẳ gi i, h n ớ ạ ch ếquan ni m tr ng ệ ọ nam khinh n ữ (thông qua các y u ế t ố ảnh hưởng t i ớ s ự phân hóa gi i tính)ớ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hãy:

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?

HS nêu đựoc các yếu tố:

+ Hoocmon...

+ Nhiệt độ, cường độ chiếu sáng....

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm đưa ra các ví dụ minh chứng sự hình thành giới tính phụ thuộc vào các yếu tố môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể.

+ N1, 3, 5 , 7: các ví dụ minh chứng giới tính phụ thuộc vào hoóc môn sinh dục?

+ N2, 4, 6 , 8: các ví dụ minh chứng phân hoá giới tính phụ thuộc vào môi trường ngoài?

+ Ứng dụng trong sản xuất?

HS: Hoóc môn, nhiệt độ, cường độ ánh sáng.

- Tiêm hoóc môn Mêtyl - testoron => cá cái -> cá đực.

- Rùa: xx là đực; xy là cái . đực cái

I I

III/. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:

+ Môi trường trong do rối loạn nội tiết hoócmôn sinh dục, làm biến đổi giới tính.

+ Môi trường ngoài: to, nồng độ CO2, ánh sáng.

- Ý nghĩa chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp

(7)

28C 32C

- Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái để tăng năng suất Việc nghiên cứu di tryền giới tính có ý nghĩa gì ?

Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi, cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất.

GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.

mục đích sản xuất.

...

...

...

4/. Củng cố (5 phút) 

GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

A/ Em hãy nêu điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường về cấu tạo và chức năng?

* Các điểm giống nhau:

+ Về cấu tạo:

- Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn.

- Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài.

- Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc khác nhau.

+ Về chức năng:

- Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.

- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như: Nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về hai cực tế bào.

* Các điểm khác nhau:

NST thường NST giới tính

Về cấu tạo

- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.

- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

- Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài.

- Thường tại một cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

- Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài.

Về chức năng

- Chứa gen quy định tính trạng thường.

- Chứa gen quy định tính trạng có liên quan giới tính.

B/ Em hãy trình bày cơ chế sinh con trai hay con gái ở người, quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?

(8)

HS: Quan niệm sinh con trai hay con gái do người mẹ là sai vì ở người mẹ không mang giao tử Y mà chỉ mang giao tử X còn giao tử Y chỉ có ở người bố.

C/ Ở những loài giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 ?

a) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

b) 2 loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài bằng nhau.

d) Xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao tử cái tương đương nhau.

Đáp án d.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK/41.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/41, nghiên cứu trước Bài 13.

Ngày soạn: 10/10/2020 Ngày giảng:17/10

Tiết 12

Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức

- Trình bày được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.

- Giải thích được vì sao Moocgan lựa chọn đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm.

- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.

2/. Kĩ năng

- Quan sát, phân tích kênh hình.

- Hoạt động nhóm. Làm việc với SGK.

- Giải bài tập DT liên kết.

3/. Thái độ

- Góp phần củng cố niềm yêu thích bộ môn và niềm tin vào khoa học.

- Giáo dục ý thức kỉ luật, nghiêm túc trong học tập.

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

4/. Kĩ năng sống và liên môn

- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ, giao tiếp và ứng xử,...

- Liên môn: Môn Công nghệ , GDCD ...

(9)

- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu quy luật DT của MoocGan.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.

- Liên hệ kiến thức lí tuyết trong làm bài tập và giải thích các hiện tượng thực tiễn.

5/. Các năng lực hướng tới a. Năng lực chung:

+ NL tự học; NL giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.

+ NL tự quản lý; NL giao tiếp; NL hợp tác.

+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT);NL sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt + Năng lực kiến thức sinh học.

+ Năng lực nghiên cứu khoa học.

II/. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh phong to H13- SGK/43. Bảng phụ.

2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học - Quan sát tìm tòi.

- Hỏi đáp nêu vấn đề.

- Giảng giải.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Sử dụng câu hỏi củng cố A, B của tiết trước.

3/. Các hoạt động dạy học:

Cho 1 phép lai như sau: ở ruồi giấm Pt/c: xám dài x đen cụt (xám trội hơn đen, dài trội hơn cụt) dự đoán F1, F2?

Học sinh: F1: 100% xám dài.

F2: 9 xám, dài: 3 xám , cụt: 3 đen, dài: 1 đen, cụt.

Còn kết qủa nào nữa không? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời ở bài 13.

Hoạt động 1. Tìm hiểu Thí nghiệm của Moocgan (22 phút).

- Mục tiêu: HS mô tả và giải thích được TN của Moocgan.

- Phương pháp dạy học: quan sát, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

(10)

GV: Menđen chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà lan vì các tính trạng ở đậu Hà Lan trội hoàn toàn, và tự thụ phấn nghiêm ngặt.

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:

- Tại sao Moocgan sử dụng đối tượng ruồi giấm để nghiên cứu?

HS: Thu nhận thông tin do GV cung cấp, xác định được câu trả lời.

GV bổ sung thêm thông tin về ruồi giấm.

- Ruồi giấm là 1 loài ruồi nhỏ có thân xám trắng, mắt đỏ, thường bám vào các trái cây chín. Nó là 1 đối tượng mang nhiều điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền.

GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK, qua đó trình bày thí nghiệm của Moocgan.

HS: nghiên cứu SGK, trình bày.

GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 13 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục ▼ sgk (5’).

HS quan sát hình, suy nghĩ, thảo luận trả lời.

GV gọi HS các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung…

- So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng?

HS: Di truyền phân li độc lập cho 16 tổ hợp (có những tổ hợp lai kiểu hình khác P). Di truyền liên kết gen cho 4 tổ hợp (kiểu hình giống P).

HS so sánh, trả lời được:

- Thí nghiệm của Menđen 2 cặp gen AaBb phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab; FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 -> Xuất hiện biến dị tổ hợp

- Thí nghiệm của Moocgan ♂ F1 cho 2 loại giao tử, có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1 -> không xuất hiện biến dị tổ hợp

I. Thí nghiệm của Moocgan 1. Thí nghiệm:

Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng.

P: Xám, dài x Đen, cụt F1 : 100% Xám, dài Lai phân tích

Ruồi ♂ F1 x ♀ đen, cụt

FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt

2. Giải thích kết quả:

- F1: 100% ruồi xám, dài → tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt.

- Ptc, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản → F1 dị hợp tử về 2 cặp gen

- Nếu 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên phân li độc lập thì FB phải thu được 4 phân lớp kiểu hình với tỉ lệ 1: 1: 1: 1.

- Thực tế, FB xuất hiện 2 phân lớp kiểu hình với tỉ lệ 1:1 = 2 tổ hợp giao tử = 2×1

- Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử.

- Ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau, 2 loại giao tử này kết hợp với 1 loại giao tử cái đã hình thành 2 kiểu gen qui định

(11)

GV chốt lại kiến thức và giải thích thí nghiệm.

- Hiện tượng di truyền liên kết là gì?

HS: nghiên cứu SGK, trả lời.

GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp di truyền liên kết.

Lưu ý: dấu tượng trưng cho NST.

BV: 2 gen B và V cùng nằm trên 1 NST.

Nếu lai nghịch mẹ F1 với bố đen, cụt thì kết quả hoàn toàn khác.

- Hãy giải thích TN của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở Tế bào học.

2 kiểu hình nói trên. Như vậy các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên cùng 1 cặp NST, liên kết hoàn toàn.

3. Kết luận:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

4. Cơ sở tế bào học:

- Gen B: thân xám; gen b: thân đen.

- Gen V: cánh dài; gen v: cánh cụt.

Ptc: Xám. dài x Đen, cụt

BV bv

BV bv

GP: BV bv F1: BV (100% xám, dài)

BV

Đực F1: Xám, dài x Cái đen, cụt

BV bv

bv bv

GF1: BV ; bv bv FB: 1 BV 1 bv

bv bv 1 xám, dài: 1 đen, cụt

(12)

...

...

...

Hoạt động 2. Ý nghĩa của di truyền liên kết (13 phút)

- Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của di truyền liên kết - Phương pháp dạy học: quan sát, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học:chia nhóm, động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV: Nêu tình huống trong TB, số lượng gen lớn gấp nhiều lần số lượng NST (VD TB ruồi giấm có 4000 gen, 2n= 8 NST). Vậy sự phân bố của gen trên NST phải như thế nào?

HS: Nêu được mỗi NST sẽ mang nhiều gen.

GV: Trong giảm phân hình thành giao tử các NST trong cặp tương đồng phân li -> các gen trên NST sẽ phân li như thế nào?

HS: Phân li cùng nhau => Tạo ra nhóm gen liên kết.

GV: Nếu TB 2n = 8 thì số nhóm gen liên kết là?

Công thức tính nhóm gen liên kết?

- HS dựa vào kiến thức hiểu biết để trả lời:

+ Nhóm gen liên kết là hiện tượng một nhóm gen liên kết lại với nhau và được di truyền cùng nhau.

+ Công thức tính nhóm gen liên kết: Số nhóm gen liên kết = Số NST trong bộ đơn bội.

- Cho ruồi giấm 2n = 8, người 2n = 46. Tính số nhóm gen liên kết?

HS: 2n = 8 => 4 nhóm gen liên kết.

2n = 46 => 23 nhóm gen liên kết.

Sự tạo thành nhóm gen liên kết có ý nghĩa gì?

GV: Treo bảng bài tập 3/43 lên bảng, Yêu cầu HS các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành.

HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập 3/43.

GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?

II/. Ý nghĩa của di truyền liên kết

- Trong TB mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên NST.

- Trong chọn giống người ta có thể

(13)

HS: Dựa vào ND SGK trả lời.

GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học.

chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

- Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng NST.

...

...

...

4/ Củng cố (4 phút)

Câu 2,4-sgk: Không thực hiện

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:

A. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

B. Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.

C. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

D. Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.

2. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là:

A. Để xác định số nhóm gen liên kết.

B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.

C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được các nhóm tính trạng có giá trị.

D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.

Đáp án: 1-A; 2-B.

Câu 2. Ở ruồi giấm, các gen quy định các tính trạng như sau:

A: Thân xám, a: Thân đen, B: Cánh dài, b: Cánh cụt.

Đem ruồi giấm thân xám, cánh dài lai với thân đen cánh cụt thu được F1 có tỉ lệ: 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. Biện luận và viết sơ đồ lai.

Trả lời: Biện luận và viết sơ đồ lai theo phép lai phân tích.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/43.

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Hiện tượng phân li độc lập chỉ đúng khi nghiên cứu với mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên 1 NST riêng biệt quy định. Trên thực tế, trong tế bào số lượng NST luôn ít hơn rất nhiều so với

(14)

số lượng gen, do vậy thường có hiện tượng 1 NST phải mang nhiều gen, dẫn đến kết quả là các tính trạng di truyền có liên kết với nhau và đây là hiện tượng mang tính phổ biến.

GV yêu cầu HS nghiên cứu trước Bài 15.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - Cơ thể nam thường rắn chắc khoẻ mạnh,

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng

- Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục → Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho

Tuy nhiên, trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.. - Tỉ

Đối với bờ sông có hệ số thấm cao, hiện tượng thấm tác động mạnh mẽ đến bờ sông và gây mất ổn định khi mực nước dâng cao.. Từ khóa: Sạt lở

Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, duy trì đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của