• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án HK1 năm học 2018- 2019 môn Âm nhạc 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án HK1 năm học 2018- 2019 môn Âm nhạc 8"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giảng:29/8/2018 Tiết 1

Học hát: BÀI MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

I.

MỤC TIÊU . 1. Kiến thức:

- HS biết tên tác giả và hát đúng lời ca, giai điệu bài hát Mùa thu ngày khai trường.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ và thực hành tốt kỹ năng gõ đệm và vận 3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục các em tình yêu mái trường, thầy cô và bạn bè; yêu cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Vũ Trọng Tường - Máy tính, máy chiếu.

- Đàn phím điện tử, máy tính,bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu một số quy định chung về môn học.

- Kể tên các bài hát đã học trong CT ÂN lớp 7, đặc biệt là bài về chủ đề: Mái trường?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

- Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV trình diễn bài hát Mùa thu ngày khai trường và nghe qua đĩa nhạc - GV hướng dẫn HS quan sát bảng phụ để nhận xét bài hát.

1. Tìm hiểu bài:

- Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, viết ca khúc cho thiếu nhi như.

+ Lời du của mẹ + Chị Hằng

+ Cây bàng mùa hạ

Bài hát Mùa thu ngày khai trường viết ở giọng Cdur, nhịp 2/4, hình thức 2 đoạn đơn.

- Đoạn 1: tính chất âm nhạc tình cảm, tha thiết, sôi nổi hào hứng.

- Đoạn 2: Tha thiét, đằm thắm và dàn trải

(2)

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng mẫu âm mi- ma- mê- mô với sắc thái legato và staccato.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Phân tích câu hát và hát mẫu.

+ Bắt nhịp cho HS hát kết hợp sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, đánh nhịp và vận động theo bài hát.

2. Học hát bài:

Mùa thu ngày khai trường.

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

a.

khởi động giọng bằng mẫu âm Mi- ma- mê- mô

b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 6 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Tiến trống trường...xanh lá + Câu 2: Mùa thu sang...mùa thu + Câu 3: Mùa thu ơi...ước mơ + Câu 4: Tung bay...vai em + Câu 5: Mùa thu ơi...sách mới + Câu 6: Tiếng hát ngày...trời thu

c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca,song ca, tốp ca

+ Gõ đệm và vận động theo nhạc.

4. Củng cố:

- Gọi từng nhóm HS lên bản thực hành và kết hợp với các kĩ năng nâng cao.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả của HS.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Mùa thu ngày khai trường, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Chép bài tập đọc nhạc số 1 vào vở.

******************************************************************

(3)

Giảng: 15/9/2018

Tiết 2

Ôn tập bài hát: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1

I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Mùa thu ngày khai trường, đọc đúng TĐN số 1.

2. Kỹ năng

- Thực hành đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN số 1.

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 1 3. Thái độ

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu tham khảo...

- Máy tính, máy chiếu.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảngTM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nội dung lời ca và tính chất âm nhạc của bài hát Mùa thu ngày khai trường?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- GV yổ chức cho HS ôn tập bài hát theo hình thức tập thể, nhóm, cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy.

- Cho 5 nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát GV sử mẫu và rút kinh nghiệm cho một số nhóm HS đó và cho điểm.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 1.

1. Ôn tập bài hát:

Mùa thu ngày khai trường.

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường.

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Thực hiện theo các hình thức tập thể, nhóm, tổ, cá nhân.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 1

Trích: Chiếc đèn ông sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên.

(4)

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Cdur.

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- TĐN số 1 gồm 4 câu, viết ở nhịp 2/4, giọng Cdur.

- Cao độ: C- D- E- G- A- C

- Trường độ:

- tiết tấu: 2/4

- Tính chất của bài đọc rộn ràng, linh hoạt, vui tươi, tự hào.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 1 kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Mùa thu ngày khai trường, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Đọc nhạc, ghép lời tốt bài TĐN số 1.

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 3

******************************************************************

(5)

Tuần 3

Giảng:15/9/201 8

Tiết 3

Ôn tập bài hát: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1

â m Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Mùa thu ngày khai trường, và TĐN số 1 2. Kỹ năng

- Có kĩ năng gõ đệm và biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số1 3. Thái độ

- HS nắm được những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Hoàn;

xuất sứ , giá tri và nội dung nghệ thuật của bài hát Một mùa xuân nho nhỏ - Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu bài hát Một mùa xuân nho nhỏ và một số bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Trần Hoàn.

- Máy tính, bảng TM.đàn phím điện tử.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 bài TĐN số 1 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

-Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát - GV chỉ huy cho HS ôn bài theo phần nhạc đệm ghi âm trên đàn.

- Cho HS ôn bài hát kết hợp các kĩ năng nâng cao.

-Kiểm tra, đánh giá cho 1số nhóm HS Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 1.

- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN - Cho HS ôn bài theo hình thức cá

1. Ôn tập bài hát:

Mùa thu ngày khai trường.

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 trích: Chiếc đèn ông sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên - Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm ...

(6)

nhân, nhóm, tập thể kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+Đánh nhịp, ghép lời ca, gõ đệm...

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

- Cho HS quan sát ảnh NS Trần Hoàn - Cho HS nghe và cảm nhận về một số trích đoạn tiêu biểu của ông như:

+ Sơn nữ ca.

+ Lời người ra đi.

+ Giữa mạc tư khoa nghe câu hò VD.

+ Thăm bến nhà Rồng.

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất bài Một mùa xuân nho nhỏ qua đĩa và trình diễn của GV.

- HS đọc thông tin trong SGK sau đó tóm tắt cấu trúc, nội dung giá trị nghệ thuật của bài hátvà ghi lại các nét chính vào vở. GV tóm tắt và kết luận

3. Âm nhạc thường thức:

Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ

a. Nhạc sĩ: Trần Hoàn.

- Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích (còn có bút danh là Hồ Thuận An) Ông sinh năm 1928 ở Hải Lăng Quảng Trị, nguyên là Bộ trưởng Bộ VHTT. Ông tham gia hoạt động âm nhạc từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ Ông hoạt động ở chiến trường Trị Thiên Huế và có rất nhiều ca khúc thành công và nổi tiếng. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

b. Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

- Bài thơ một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc năm 1980; bài hát mang chất liệu trữ tình dân ca Huế ví như một bức tranh xuân đầm ám và tràn đầy tình cảm. Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn đơn, nhịp 6/8 với giai điệu phóng khoáng, trong sáng và sâu lắng...

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 1 kết hợp với kĩ năng nâng cao - GV tổ chức trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán và hát câu hát bất kỳ trong bài hát Mùa thu ngày khai trường

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thiện bài học trên lớp và làm bài tập SGK - Đọc và ghi nhớ lại bài ÂNTT - Chuẩn bị cho nội dung tiết 4

******************************************************************

(7)

Giảng: 22/9/2018 Tiết 4

Học hát: BÀI LÍ DĨA BÁNH BÒ I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Giúp HS có một số hiểu biết về dân ca, làm quen với hát Dân ca; thuộc lời ca, giai điệu của bài hát Lí dĩa bánh bò

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng gõ đệm và vận động đơn giản, phù hợp theo bài hát 3. Bài học:

-HS được nghe trích đoạn một số làn điệu dân ca Nam Bộ tiêu biểu, qua đó thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật, tự hào về truyền thống, bản sắc VH riêng của VHNT.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu về tranh ảnh sinh hoạt văn hóa dân gian

- Máy tính, bảng TM, đàn phím điện tử.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Biểu diễn bài hát Mùa thu ngày khai trường, đọc TĐN số1 kết hợp vận động.

- Kể tên những sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Trần Hoàn.

3. Bài mới (Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát.

- Cho HS quan sát trên bản đồ hành chính VN để biết được vị trí vùng ĐB Nam Bộ.

- Cho HS quan sát trên ảnh để biết được cảnh sinh hoạt VHDG của đồng bào Nam Bộ đồng thời kể tên những bài Lí đã được học từ cấp mầm non, tiểu học đến nay.

- GV hướng dẫn cho HS nắm được khái niệm Lí

-Cho HS nghe và cảm nhận ban đầu về bài Lí dĩa bánh bò.

1. Tìm hiểu bài:

- Lí là những khúc hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt inh thần của đồng bào Trung Nam bộ. Đó là những ca khúc ngăn gọn, súc tích và có cấu trúc mạch lạc thường được hình thành từ những câu thơ lục bát.

- Lí dĩa bánh bò có giai điệu vui tươi, lời ca hóm hỉnh và dược hình thành từ 2 câu thơ:

Hai tay bưng đĩa bánh bò Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi.

(8)

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng mẫu âm mi- ma- mê- mô với sắc thái Legato

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Phân tích câu hát và hát mẫu

+ Bắt nhịp cho HS hát kết hợp sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca,song ca, tốp ca

+ Gõ đệm, vận động phụ họa theo bài hát

2. Học hát bài:

Lý dĩa bánh bò

Dân ca Nam Bộ a. khởi động giọng bằng mẫu âm

b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Hai tay...bánh bò + Câu 2: Giấu cha...cho trò + Câu 3: i i i trò...i i i trò + Câu 4: Tình tính tang...i i i i i i

c. Củng cố- kiểm tra:

- Học lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng nâng cao của bài - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả học tập của HS 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát tốt bài hát Lí dĩa bánh bò, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ đúng phách.

- Làm bài tập SGK và chép bài tập đọc nhạc số 2 vào vở.

******************************************************************

Giảng: 29/92018 Tiết 5

Ôn tập bài hát: LÝ DĨA BÁNH BÒ

(9)

Nhạc lý: GAM THỨ, GIỌNG THỨ Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Lí cây đa, đọc đúng TĐN số 2. Nắm được khái niệm, cấu tạo, tính chất và vận dụng nhịp 4/4 vào bài TĐN.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 2 3. Bài học

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học- Bảng phụ chép bài TĐN số 2

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể kết hợp gõ phách bài hát Lí dĩa bánh bò - Bài chép TĐN số 2.

- Nhắc lại đôi nét về Hội Lim và nhgệ thuật hát Quan họ 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy - Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

HD HS hiểu về gam moll, giọng moll.

- Cho HS nhắc lại cấu tạo của gam dur;

quan sát và nhận xét cấu tạo của gam moll; phân biệt sự khác nhau giữa gam moll và gam dur.

1. Ôn tập bài hát:

Lý dĩa bánh bò

Dân ca Nam Bộ

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Nhạc lí: Gam thứ- giọng thứ a. Khái niệm:

- Gam moll là hệ thống 7 bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung:

(10)

- Cho HS nghe và cảm nhận về tính chất gam Amoll; trích đoạn một số ca khúc viết ở giọng moll

- GV giới thiệu gam Amoll, cho HS rút ra KN về gam moll, giọng moll,GV kết luận Hoạt động III.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 2.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Amoll - Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài - Hướng dẫn HS đọc nhạc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Ghép lời ca, gõ đệm, vận động phụ họa.

- Giọng moll có âm chủ đồng thời là tên của giọng, giai điệu được xây dựng trên các bậc âm của gam moll

3. Tập đọc nhạc: TĐN số

Trích: Trở về Surientô Bài hát I- ta- li- a - TĐN số 2 gồm 4 câu, nhịp 3/4 giọng Amoll

- Cao độ: (La, xi, đô, rê, mi, fa) A- H- C-D-E- F

- Trường độ:

- Tiết tấu: 3/4

- Tính chất của bài đọc vừa phải, nhẹ nhàng.

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 2 kết hợp với các kĩ năng nâng cao - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài trên lớp- Làm bài tập SGK

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 6. Đọc trước bài Âm nhạc thường thức.

******************************************************************

(11)

Giảng:

6/10/2018

Tiết 6

Ôn tập bài hát: LÍ DĨA BÁNH BÒ Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN 2

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- HS hoàn thiện bài hát Lí dĩa bánh bò, và TĐN số 2 2. Kỹ năng.

- Có kĩ năng gõ đệm và biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số2 3. Thái độ.

- HS nắm được những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân;

xuất sứ , giá trị và nội dung nghệ thuật của bài hát Hò kéo pháo.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu bài hát Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân - Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 bài TĐN số 2 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe, cảm nhận lại bài hát.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy

- Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 2.

- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN

1. Ôn tập bài hát:

Lý dĩa bánh bò

Dân ca Nam Bộ

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 trích: Trở về Suriento Bài hát: I- ta- li- a

(12)

- Cho HS ôn bài theo cá nhân, nhóm, tập thể với các kĩ năng nâng cao:

+Đánh nhịp, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ Hoàng Vân đồng thời nghe và cảm nhận về một số trích đoạn tiêu biểu của ông:

+ Quảng Bình quê ta ơi + Tình ca Tây Nguyên + Bài ca xây dựng + Ca ngợi Tổ Quốc + Em yêu trường em + Mùa hoa phượng nở...

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất bài Hò kéo pháo qua đĩa và trình diễn của GV.

- HS đọc thông tin trong SGK sau đó tóm tắt cấu trúc, nội dung giá trị nghệ thuật của bài hát ghi lại các nét chính vào vở. GV tóm tắt và kết luận

- Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm và đánh nhịp.

3. Âm nhạc thường thức:

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân

Ông tên thật là Lê Văn Ngọ ( còn cóp bút danh là Y Na) sinh năm 1930 tại Hà nội.

Ông tham gia hoạt động âm nhạc từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp từ lúc còn nhỏ. Hoàng Vân có rất nhiều bài hát nổi tiếng, đặc biệt ông còn có mệnh danh là “nhạc sĩ tuổi thơ với rất nhiều ca khúc hay dược các em thiếu nhi yêu thích.

Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

b. Bài hát: Hò kéo pháo

Bài hát Hò keo pháo ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp khi ông trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và được chứng kiến mọi diễn biến của địch, những gian nan vất vả của bộ đội vượt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Chính điều ấy đã thôi thúc nhạc sĩ viết nên ca khúc này.

4. Củng cố

- Cho các nhóm HS lên bảng thực hành bài hát, bài TĐN số 2 kết hợp với kĩ năng - Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài học trên lớp, làm bài tập SGK - Chuẩn bị cho nội dung ôn tập tiết 7

******************************************************************

(13)

Giảng:

13/10/2018

Tiết 7: ÔN TẬP I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra 1 tiết.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức:

8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tóm tắt tiểu sử nhạc sĩ Hoàng Vân 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS ôn tập các bài hát

- Cho HS nghe và cảm nhận lại 2 bài hát.

- Hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện mẫu âm theo đàn)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 2 bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm hát theo nhạc đàn.

+ Hát theo tay chỉ huy.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS ôn TĐN số1 và số 2.

- Cho HS nghe và nhớ lại 2 bài TĐN - Hướng dẫn HS khởi động giọng (đọc

1. Ôn tập bài hát:

+ Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường + Lí dĩa bánh bò

Dân ca Nam Bộ.

* Khởi động giọng

Mẫu âm: Mi- ma- mê- mô

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

Biểu diễn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc : + TĐN số 1:

Trích: Chiếc đèn ông sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên

(14)

thang âm Cdur)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 2 TĐN theo hình thức tập thể, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động III.

* Hướng dẫn HS ôn tập nhạc lí.

- GV nêu câu hỏi ôn tập và phát phiếu học tập cho các nhóm HS.

? Gam moll, giọng thứ, cấu tạo giọng của nó?

- Cho HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp chia nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài

+ TĐN số 2:

Trích: Trở về Surientô Bài hát I- ta- li- a - Ôn tập bài TĐN có ghép lời ca.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Biểu diễn.

a. Khái niệm:

- Gam moll là hệ thống 7 bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung:

- Giọng moll có âm chủ đồng thời là tên của giọng, giai điệu được xây dựng trên các bậc âm của gam moll

4. Củng cố:

- Tác giả của 2 bài hát Mùa thu ngày khai trường và Lí dĩa bánh bò? Nội dung của 2 bài hát đó?

- Bài TĐN số 1, 2 có những kí hiệu nào về gam, giọng moll? Đánh nhịp bài TĐN số 2 5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết.

******************************************************************

(15)

Ngày giảng:

27/10/2018

Tiết 8 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra, đánh giá HS nửa học kì I.

- HS làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực và đạt kết quả cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học. Đàn phím. Câu hỏi kiểm tra (thực hành) 2. Học sinh:

- Chuẩn bị kiến thức âm nhạc.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3………

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu yêu cầu đối với giờ kiểm tra.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

KIỂM TRA 1 TIẾT

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Thực hành: XL: Đ 1. Thực hành hát:

- Em hãy chọn và hát một trong 2 bài hát dưới đây?

* Mùa thu ngày khai trường. (Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường).

* Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ) 2. Bốc thăm tập đọc nhạc

*TĐN số 1: - Chiếc đeng ông sao (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)

*TĐN số 2: -Trở về Su-ri-en-tô (Bài hát I-ta-li-a)

I. Thực hành:

1. Thực hành hát:

- HS: Hát thuộc lời, hát to trôi chảy, rõ ràng, thể hiện đúng sắc thái, phong cách rõ ràng.

2. TĐN: - Đọc đúng cao độ và trường độ , thể hiện đúng giai điệu.

4. Củng cố:

- Xếp loại và nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chép bài hát Tuổi hồng - Chuẩn bị nội dung tiết 9

********************************************************************

(16)

Ngày giảng:

3/11/2018

Tiết 9 Học hát: BÀI TUỔI HỒNG

I.

MỤC TIÊU . 1. Kiến thức:

- HS biết tên tác giả và hát đúng lời ca, giai điệu bài hát Tuổi hồng 2. Kỹ năng:

- Học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ và thực hành tốt kỹ năng gõ đệm và vận động 3. Thái độ:

- Qua bài học giáo dục các em tình yêu mái trường, thầy cô và bạn bè; yêu cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nhạc sĩ Trương Quang Lục

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét , đánh giá và rút kinh nghiệm bài kiểm tra 1 tiết 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sĩ Trương Quang Lục.

GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Trương Quang lục

- Cho HS quan sát, nghe và cảm nhận GV trình diễn bài hát Tuổi hồng và nghe qua đĩa nhạc

- GV hướng dẫn HS quan sát bảng phụ để nhận xét bài hát.

1. Tìm hiểu bài:

- Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh năm 1933, quê ở Quảng Ngãi. Ông là hội viên hội nhạc sĩ VN và đồng thời là hội viên hội nhà báo VN.

Là cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954; sau khi thống nhất đất nước, ông chuyển vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài các sáng tác thành công trong lĩnh vực ca khúc, ông còn viết rất nhiều bài hát thiếu nhi nổi tiếng.

Bài hát Tuổi hồng viết ở giọng Ddur, nhịp 2/4, hình thức 2 đoạn đơn. Gồm có 2 lời ca - Đoạn 1: Mô tả bước chân các em nhỏ trên đường đến trường

- Đoạn 2: Diễn tả niềm vui của các em

(17)

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng mẫu âm mi- ma- mê- mô với sắc thái legato và staccato.

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Phân tích câu hát và hát mẫu.

+ Bắt nhịp cho HS hát kết hợp sửa hát sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm, đánh nhịp và vận động theo bài hát.

2. Học hát bài: Tuổi hồng

Nhạc và lời: Trương Quang lục a. khởi động giọng bằng mẫu âm

Mi- ma- mê- mô b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 6 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Vui sao...ngày ngày + Câu 2: Tuổi hồng...chim bay + Câu 3: Tuổi hồng ...cành lá + Câu 4: Tuổi hồng ...rực lên + Câu 5: La la la...ước mơ + Câu 6: La la la...tuổi hồng ơi Lời 2 tương tự

c. Củng cố- kiểm tra:

- Hát bài hát kết hợp với kỹ năng:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

+ Gõ đệm và vận động theo nhạc.

4. Củng cố:

- Gọi từng nhóm HS lên bản thực hành và kết hợp với các kĩ năng nâng cao.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả của HS.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt bài hát Tuổi hồng, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ chính xác.

- Chép bài tập đọc nhạc số 3 vào vở.

******************************************************************

(18)

Ngày giảng:

10/11/2018

Tiết 10 Ôn tập bài hát: TUỔI HỒNG

Nhạc lý: GIỌNG SONG SONG, GIỌNG LA THỨ HÒA THANH Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 3

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Tuổi hồng, đọc đúng TĐN số 3. Nắm được khái niệm, cấu tạo, tính chất của giọng song song, giọng la thứ hòa thanh.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 3 3. Bài học

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, Giáo án.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nội dung lời ca và tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi hồng, bài chép TĐN số 3.

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao:

Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy

- Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS nhận biết về giọng song song, giọng la thứ hòa thanh

- Cho HS nhắc lại cấu tạo của gam dur, gam moll; thứ tự 4 hóa biểu ở hệ thống dấu # và b

1. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng

Nhạc và lời: Trương Quang Lục

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Nhạc lí:

Giọng // và giọng Amoll hòa thanh a. Giọng song song: Là cặp giọng dur và moll cùng có chung hóa biểu. VD:

Cdur - A moll (không dấu hóa) Fdur - Dmoll (mọt dấu b)

(19)

- Cho HS quan sát cặp giọng // và rút ra nhận xét – GV kết

- Cho HS quan sát , nghe và cảm nhận về tính chất gam Amoll hòa thanh; trích đoạn một số ca khúc viết ở giọng moll - GV giới thiệu gam Amoll, cho HS rút ra KN về gam Amoll hòa thanh. GV Kluận Hoạt động III.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 3.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Amoll hòa thanh

- Cho HS luyện cao độ và tiết tấu của bài - HDHS đọc nhạc với cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:+ Ghép lời ca, gõ đệm, VĐPH

Gdur - Emoll (mọt dấu #) b. Giọng la thứ hòa thanh: Là giọng thúe có bậc 7 nâng lên 1/2c so với giọng Amoll

3. Tập đọc nhạc: TĐN số 3

Trích: Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót Nhạc: Ba Lan Đặt lời: Hoàng Anh - TĐN số 3 gồm 4 câu, nhịp 3/4 giọng Amoll hòa thanh

- Cao độ: (La, xi, đô, rê, mi, sol#) - Trường độ:

- Tiết tấu: 3/4

- Tính chất của bài đọc vừa phải, nhẹ nhàng.

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS lên bảng thể hiện bài hát, bài TĐN số 3 kết hợp với các kĩ năng nâng cao. Phân biệt điểm khác nhau giữ Amoll tự nhiên và Amoll hòa thanh?

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả học tập của HS.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài trên lớp- Làm bài tập SGK

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 11. Đọc trước bài Âm nhạc thường thức.

******************************************************************

(20)

Ngày giảng:

17/11/2018

Tiết 11 Ôn tập bài hát: TUỔI HỒNG Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN 3

Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU VÀ BÀI HÁT BÓNG CÂY KƠ-NIA I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- HS hoàn thiện bài hát Tuổi hồng, và TĐN số 3 2. Kỹ năng.

- Có kĩ năng gõ đệm và biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số3 3. Thái độ.

- HS nắm được những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu; xuất sứ , giá trị và nội dung nghệ thuật của bài hát Bóng cây kơ-nia.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu bài hát Bóng cây kơ-nia của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8 vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhắc lại khái niệm giọng // , Phân biệt 2 giọng Amoll tự nhiên, Amoll hòa thanh?

- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 3?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe, cảm nhận lại bài hát.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy

- Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 3

1. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng

Nhạc và lời: Trương Quang Lục

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3

Trích: Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót Nhạc: Ba Lan

(21)

- GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN - Cho HS ôn bài theo cá nhân, nhóm, tập thể với các kĩ năng nâng cao:+Đánh nhịp, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho HS lên bảng đọc, GV sửa mẫu Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia

Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ đồng thời nghe và cảm nhận về một số trích đoạn tiêu biểu của ông:

+ Đoàn vệ quốc quân + Những ánh sao đêm + Thuyền và biển

+ Anh ở đầu sông em cuối sông + Nhớ ơn Bác

+ Đội kèn tí hon...

HS đọc bài trong SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ.

- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất bài Bóng cây kơ-nia qua đĩa và trình diễn của GV.

- HS đọc thông tin trong SGK sau đó tóm tắt cấu trúc, nội dung giá trị nghệ thuật của bài hát ghi lại các nét chính vào vở. GV tóm tắt và kết luận

Đặt lời: Hoàng Anh Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm và đánh nhịp. Với hình thức nhóm, tập thể, cá nhân

3. Âm nhạc thường thức:

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân

Ông tên thật là Lê Văn Ngọ ( còn có bút danh là Y Na) sinh năm 1930 tại Hà nội.

Ông tham gia hoạt động âm nhạc từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp từ lúc còn nhỏ. Hoàng Vân có rất nhiều bài hát nổi tiếng, đặc biệt ông còn có mệnh danh là “nhạc sĩ tuổi thơ với rất nhiều ca khúc hay dược các em thiếu nhi yêu thích.

Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

b. Bài hát: Bóng cây kơ-nia

Bài hát được viết vào năm1971 khi đất nước còn bị chia cắt làm 2 miền, cuộc chiến giải phóng Miền Nam còn nhiều gian khổ, đồng bào Miền Nam và nhất là đồng bào Tây Nguyên đang rên xiết dưới ách kìm kẹp của bọn Mỹ.

Hình ảnh cô gái và bà mẹ ngày ngày lên dẫy nhìn bóng cây kơ-nia và nhớ tới người thân của mình đi xa, với tâm trạng cả đồng bào miền Nam đang hướng ra miền Bắc, chờ đợi người thân của mình trở về giải phóng quê hương

4. Củng cố

- Cho các nhóm HS lên bảng thực hành bài hát, bài TĐN số 3 kết hợp với kĩ năng - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, tổng kết.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài học trên lớp, làm bài tập SGK - Chuẩn bị cho nội dung ôn tập tiết 12

******************************************************************

(22)

Ngày giảng 24/11/2018.

Tiết 12 Học hát: BÀI HÒ BA LÍ

Dân ca Quảng Nam I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Giúp HS có một số hiểu biết về điệu Hò, làm quen với hát Hò Quảng Nam; thuộc lời ca, giai điệu của bài hát Hò Ba Lí

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng gõ đệm và vận động đơn giản, phù hợp theo bài hát và cách Hò 3. Bài học:

-HS được nghe trích đoạn một số điệu Hò Quảng Nam tiêu biểu, qua đó thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật, tự hào về truyền thống, bản sắc VH riêng của VHNT.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu về tranh ảnh sinh hoạt văn hóa dân gian - Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Biểu diễn bài hát Tuổi hồng đọc TĐN số 3 kết hợp vận động.

- Kể tên những sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

3. Bài mới (Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát.

- Cho HS quan sát trên bản đồ hành chính VN để biết được vị trí vùng Quảng Nam.

- Cho HS quan sát trên ảnh để biết được cảnh sinh hoạt VHDG của đồng bào

Quảng Nam đồng thời kể tên những bài Hò từ trước đến nay.

- GV HD HS nắm được khái niệm Hò.

Phân tích một số thuật ngữ tiếng xô, đệm - Hò: thường lấy ND công việc hoặc là địa danh, nơi xuất xứ để đặt tên cho điệu Hò.

- Ngoài ra còn lấy tiếng xô hay tiếng đệm

1. Tìm hiểu bài:

- Hò là một khúc hát dân ca thường hát khi lao động, để động viên, cổ vũ, giải trí khi làm việc mệt nhọc, bày tỏ tình cảm với quê hương đất nước, con người...

- Trên đất nước ta có nhiều điệu Hò khác nhau: Hò Đồng Tháp, Hò Hụi, Hò Giã Gạo, Hò Sông Mã...

- Lời ca trong Hò thường bắt nguồn từ những câu thơ Lục bát

- Hò Ba Lí là dân ca Quảng Nam được xây dựng từ câu ca dao (tiếng

(23)

để đặt tên điệu Hò cho thêm phần độc đáo -Cho HS quan sát bảng phụ đồng thời nghe và cảm nhận ban đầu về bài Hò ba lí

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học bài hát.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ và chia câu hát.

- Cho HS khởi động giọng mẫu âm mi- ma- mê- mô với sắc thái Legato

- Hướng dẫn HS học hát theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu hát.

+ Phân tích câu hát và hát mẫu

+ Bắt nhịp cho HS hát kết hợp sửa hát sai + Nối toàn bài.

- Hdẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

+ Thể hiện sắc thái tình cảm

+ Hát hòa giọng và các hình thức đơn ca,song ca, tốp ca

+ Gõ đệm, vận động phụ họa theo bài hát

xô; ba lí)

- Trèo lên trên dẫy khoai lang.

Chẻ tre đan xịa cho nàng phơi khoai 2. Học hát bài: Hò ba lí

Dân ca Quảng Nam a. khởi động giọng bằng mẫu âm

Mi- ma- mê- mô b. Học lời ca giai điệu.

Chia thành 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Ba lí...tình tang + Câu 2: Trèo lên...tình tang + Câu 3: Chẻ tre...phơi khoai + Câu 4: Khoan hố ...hò khoan c. Củng cố- kiểm tra:

- Học lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát kết hợp với các kĩ năng nâng cao của bài - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả học tập của HS 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát tốt bài hát Hò ba lí, kết hợp kỹ năng gõ đệm, ngân nghỉ đúng phách.

- Làm bài tập SGK và chép bài tập đọc nhạc số 4 vào vở.

******************************************************************

(24)

Giảng:28/11/2018 Tiết 13 Ôn tập bài hát: HÒ BA LÍ Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4 I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hoàn thiện bài hát Hò ba lí, đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4.

2. Kỹ năng

- HS rèn kĩ năng gõ đệm và vận động đơn giản theo bài hát, bài TĐN số 4 kết hợp ghép lời ca.

3. Bài học

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, GA

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 7 vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nội dung lời ca, tính chất âm nhạc và hát bài Hò ba lí?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe và cảm nhận lại bài hát.

GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy

- Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS đọc TĐN số 4.

- GV cho HS quan sát trên bảng phụ để nhận xét bài TĐN về nhịp, giọng, cao

1. Ôn tập bài hát: Hò ba lí

Dân ca Quảng Nam

- Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Tập đọc nhạc: TĐN số 4

Trích: Chim hót đầu xuân Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn - TĐN số 4 gồm 2 câu, nhịp 2/4 giọng

(25)

độ, trường độ, tiết tấu các kí hiệu âm nhạc và chia câu nhạc theo lời ca.

- Cho HS luyện tên nốt và thang âm Amoll

- Cho HS luyện cao độ, tiết tấu của bài - HDHS đọc theo cách nối móc xích:

+ GV đàn giai điệu từng câu nhạc, phân tích cao độ, trường độ.

+ Bắt nhịp, sửa đọc sai cho HS.

+ Nối toàn bài.

- HD HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

Ghép lời ca, gõ đệm, vận động phụ họa

Cdur

- Cao độ: (Đô- Rê- Mi -Ph - Sol- La) C- D- E- F- G- A

- Trường độ:

- Tiết tấu: 3/4

- Tính chất của bài đọc vừa phải, nhẹ nhàng.

-

4. Củng cố

- Cho từng nhóm HS thể hiện bài hát, bài TĐN số 4 kết hợp với các kĩ năng nâng cao - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai.

- GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm về kết quả học tập của HS 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài trên lớp- Làm bài tập SGK

- Chuẩn bị cho nội dung tiết 14. Đọc trước bài Âm nhạc thường thức.

******************************************************************

(26)

Ngày giảng:

5/12/2018

Tiết 14 Ôn tập bài hát: HÒ BA LÍ Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN 4

Âm nhạc thường thức: MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- HS hoàn thiện bài hát Hò ba Lí, và TĐN số 4 2. Kỹ năng.

- Có kĩ năng gõ đệm và biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp tốt bài TĐN số3 3. Thái độ.

- HS nắm được tên, đặc điểm và âm sắc của một số nhạc cụ dân tộc.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu ảnh một số nhạc cụ dân tộc.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng TM.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8 vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 bài TĐN số 4?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn tập bài hát.

- Cho HS nghe, cảm nhận lại bài hát.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp các kĩ năng nâng cao: Gõ đệm, hát bè canon, hát theo tay chỉ huy

- Cho 5 nhóm HS lên biểu diễn bài hát, GV sửa mẫu.

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 4 - GV đàn cho HS nghe lại bài TĐN Cho HS ôn bài theo cá nhân, nhóm, tập thể với các kĩ năng nâng cao:

1. Ôn tập bài hát: Hò ba Lí Dân ca Quảng Nam - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Vận động phụ họa đơn giản.

2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Trích: Chim hót đầu xuân Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn - Ôn bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm và đánh nhịp.

(27)

+Đánh nhịp, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho HS lên bảng đọc, GV sửa mẫu.

Hoạt động III:

*Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc

- Cho Hsquan sát tranh ảnh của cá loại nhạc cụ dân tộc:

+ Cồng ,Chiêng + Đàn T,rưng + Đàn đá

- Cho HS nghe và cảm nhận về âm sắc các nhạc cụ trên.

- HS đọc thông tin trong SGK sau đó tóm tắt hình dáng, đặc điểm của các nhạc cụ.

GV kết luận

Hát với hình thức nhóm, tập thể, cá nhân.

3. Âm nhạc thường thức:

a. Cồng, Chiêng

- Là nhạc cụ thuộc bộ gõ làm bằng đồng thau, dùng dùi gõ. Cồng , Chiêng càng to thì tiếng càng trầm; nhỏ thì tiếng càng to.

Đây là nhạc cụ thiêng để tế lễ thần và đình trong các lễ hội dân gian.

b. Đàn T,rưng

- Là nhạc cụ làm bằng các ống nứa có kích thước khác nhau dùng dùi gõ. Âm thanh phụ thuộc vào kích thước ống nứa;

âm sắc khá đặc biệt, có cảm giác như tiếng suối, tiếng thác đổ hay xào xạc gió thổi vào cây rừng.

c. Đàn đá

- Là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam được làm bằng các thanh đá có kích thước khác nhau. Âm thanh phụ thuộc vào kích thước thanh đá. Người xưa quan niệm đàn đá là phương tiện nối liền cõi âm –

dương, trời đất với thần linh, hiện tại và quá khứ.

4. Củng cố

- Cho các nhóm HS lên bảng thực hành bài hát, bài TĐN số 4 kết hợp với kĩ năng - Cho HS tự nhận xét, đánh giá, sửa sai. GV đánh giá chung, tổng kết.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn chỉnh bài học trên lớp, làm bài tập SGK - Chuẩn bị cho nội dung ôn tập tiết 15

******************************************************************

(28)

Ngày giảng:

12/12/2018

Tiết 15: ÔN TẬP

Bài đọc thêm: ÂM VANG MỘT BÀI CA I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra học kì 1.

- Cho HS đọc bài đọc thêm 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

3. Thái độ:

- Tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những hình thức linh hoạt để hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi dựa trên nội dung bài đọc thêm nhưng không kiểm tra kết quả đọc thêm.

- Rèn ý thức tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Đàn phím điện tử, máy tính, bảng.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hát tập thể 4 bài hát đã học?

3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

*Hướng dẫn HS ôn tập các bài hát - Cho HS nghe và cảm nhận lại 4 bài hát.

- Hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện mẫu âm theo đàn)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập lại 4 bài hát theo hình thức tập thể, tổ, nhóm và cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm hát theo nhạc đàn.

+ Hát theo tay chỉ huy.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

1. Ôn tập bài hát:

+ Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường + Lí dĩa bánh bò

Dân ca Nam Bộ + Tuổi hồng

Nhạc và lời: Trương Quang Lục + Hò ba Lí

Dân ca Quảng Nam - Ôn tập lời ca và giai điệu của bài.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Biểu diễn.

(29)

Hoạt động II.

*Hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về Quốc tế ca.

- Cho HS nghe và cảm nhận bài hát Quốc tế ca trong đĩa nhạc.

- Hướng dẫn HS đọc SGK và tóm tắt nội dung vào vở.

- Tích hợp nội dung:

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những hình thức linh hoạt để hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi dựa trên nội dung bài đọc thêm nhưng không kiểm tra kết quả đọc thêm

2. Bài đọc thêm:

Âm vang một bài ca Quốc tế - Tích hợp nội dung:

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- HS trao đổi dựa trên nội dung bài đọc thêm.

- từ bao đời nay, những đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam khi đứng nghiêm chào cờ, không ai không biết bài Quốc tế ca- bài ca chính thức của những người cộng sản trên toàn thế giới

- Bài thơ Quốc tế được sáng tác năm 1871 của nhà thơ lớn nước Pháp.

Năm 1902 Quốc tế ca được dịch ra tiếng Nga.

- Ở VN Bác Hồ phỏng dịch thành thơ lục bát vào năm 1927 và năm 1930 được bí mật phổ biến rộng rãi trong cả nước sau đó công khai

- Suốt nhiều thập kỉ qua, Quốc tế ca được xem là bài ca chính thức của Đảng ta.

4. Củng cố:

- Cho từng nhóm HS thể hiện 4 bài hát kết hợp với các kĩ năng.

- Cho HS tự nhận xét, đánh giá. GV đánh giá chung, rút kinh nghiệm.

- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài đọc thêm để có những hiểu biết về bài Quốc tế ca 5. Hướng dẫn về nhà:

- Hát và thể hiện tốt 4 bài hát đã học - Chuẩn bị cho tiết 16 ôn tập.

******************************************************************

(30)

Tuần 16

Giảng: 19/12/2018

Tiết 16

ÔN TẬP ( ĐƯA DÂN CA VÀO CHƯƠNG TRÌNH ) I.

MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá kết quả kiểm tra học kì 1 và biết thêm bài hát dân ca Nam Bộ Hoa thơm bướm lượn

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chính xác, thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Nghe giai điệu bài Hoa thơm bướm lượn 3. Thái độ:

- Qua bài học, giáo dục HS niềm say mê, yêu thích bộ môn nghệ thuật Âm nhạc.

- Rèn ý thức tự học cho HS.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : 1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tư liệu nội dung ôn tập.

- Chuẩn bị bài Hoa thơm bướm lượn

- Đàn phím điện tử,máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 8, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức: sĩ số 8A1...8A2...8A3...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Chuẩn bị nội dung ôn tập và bài chép Hoa thơm bướm lượn 3. Bài mới ( Giới thiệu bài)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động I:

* Hướng dẫn HS ôn 4 bài TĐN.

- Cho HS nghe và nhớ lại 4 bài TĐN - Hướng dẫn HS khởi động giọng (đọc thang âm Cdur)

- GV tổ chức, hướng dẫn HS ôn tập 4 bài TĐN theo hình thức tập thể, nhóm, cá nhân kết hợp với các kĩ năng nâng cao:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca.

+ Gõ đệm, vận động phụ họa.

- Cho vài nhóm HS lên bảng trình diễn bài hát, GV sửa mẫu.

1. Ôn tập Tập đọc nhạc :

+ TĐN số 1: Trích: Chiếc đèn ông sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên + TĐN số 2: Trích: Trở về Surientô Bài hát I- ta- li- a + TĐN số 3: Trích

Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót Nhạc : Ba Lan

Lời: Hoàng Anh

+TĐN số 4: Trích Chim hót đầu xuân Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn - Ôn tập bài TĐN có ghép lời ca.

- Luyện tập với các kĩ năng nâng cao:

+ Gõ đệm theo phách, nhịp.

+ Biểu diễn.

(31)

Hoạt động II.

* Hướng dẫn HS học hát bài dân ca - GV cho HS quan sát trên bảng . - Cho HS nghe và hiểu về dân ca.

- Hướng dẫn HS ôn luyện các kĩ năng nâng cao:

GV sơ qua cho HS biết về dân ca Quan họ Bắc Ninh.

2. Nghe hát: bài

Hoa thơm bướm lượn Dân ca Nam Bộ

Bài hát có 4 câu hát nhỏ:

+ Câu 1: Ấy hoa...hoa thơm + Câu 2: Ố tình ...ối a + Câu 3: Bơ cái duyên...du hời + Câu 4: Bướm dạo ...nó bay 4. Củng cố:

- GV đàn giai điệu cho HS ôn kĩ 4 bài TĐN có ghép lời ca và kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

- Hát bài hát Hoa thơm bướm lượn kết hợp phụ họa và hoàn chỉnh bài hát 5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra học kì 1 - Học thuộc bài Hoa thơm bướm lượn

******************************************************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn của Bác đối với những người có công với đất

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác :.. + Bác Hồ không những tiếp nhận truyền

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn của Bác đối với những người có công với đất

Giữa nhiệt độ của vật và vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật có mối liên hệ với nhau như thế nào?.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động hình thành kiến thức a. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:.. - Hướng dẫn HS trao đổi và tìm

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể 3.Thái độ: GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.. * Giáo dục HS học tập và làm theo tấm

Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3-> 5 câu) trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người?.. d. Tìm một đại