• Không có kết quả nào được tìm thấy

và đối với đời sống của con ngời (T

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " và đối với đời sống của con ngời (T"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỤC LỤC

Mục lục ... trang 1.

Phần 1: Lí do chọn đề tài ... trang 2.

Phần 2: Thời gian, phạm vi, phương pháp, đối tượng nghiên cứu ... trang 3.

I. Thời gian nghiên cứu ... trang 3.

II. Phạm vi nghiên cứu ... trang 3.

III. Phương pháp nghiên cứu ... trang 3.

IV. Đối tượng nghiên cứu ... trang 4.

Phần 3: Nội dung ... trang 4.

A. Cơ sở lí luận ... trang 4.

I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ma tuý ... trang 4.

II. Phương thức sử dụng và tác hại của việc lạm dụng ma tuý. trang 6.

III. Nhận biết người nghiện và cách cai nghiện ma tuý ... trang 8.

IV. Các biện pháp phòng chống ma tuý ... trang 8.

B. Cơ sở thực tiễn ... trang 9.

I. Thuận lợi ... trang 9.

II. Khó khăn ... trang 9.

C. Các giải pháp thực hiện ... trang 10.

I. Khảo sát các đối tượng học sinh trước khi áp dụng ... trang 10.

II. Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn trên. ... trang 11.

III. Các biện pháp tổ chức thực hiện ... trang 11.

D. Kết quả đạt được ... trang 16.

Phần 4: Kết luận ... trang 16.

I. Kết quả nghiên cứu ... trang 16.

II. Ý kiến đề xuất ... trang 17.

Tài liệu tham khảo ... trang 18.

Phần 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

(2)

Loài người đang bước vào thế kỷ 21 với những thành tựu vĩ đại trong khoa học, công nghệ, trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trong củng cố nên hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc không phân biệt màu da, chế độ chính trị và tôn giáo, trong tiến bộ của nền dân chủ. Tuy nhiên bên cạnh những gì có thể rất đáng phấn khởi đó, Cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thử thách và cả những thảm hoạ. Một trong những thảm hoạ đang được cả nhân loại quan tâm đó là tệ nghiện hút và buôn lậu ma tuý. Ma tuý đang gõ cửa từng gia đình, từng mái trường trên hành tinh bé bỏng và rất dễ đỗ vỡ của chúng ta. Ma tuý đang huỷ hoại sức khoẻ, truyền thống đạo đức, trí tuệ của những thanh, thiếu niên mất phương hướng đang lao vào con đường nghiện ngập, ăn chơi phè phỡn, lười biếng và trốn học. Không một quốc gia nào lại có thể tự đặt mình ra ngoài những hậu quả nghiêm trọng mà ma tuý mang lại. Hàng chục triệu con nghiện đang sống cuộc sống vất vưởng, nghèo khổ, tối tăm, bẩn thỉu trên mọi nẻo đường, góc phố, xó chợ thậm chí trong những khu biệt thự sang trọng. Đó thực sự là một gánh nặng cho toàn xã hội, là nguyên nhân của những nỗi bất hạnh khôn cùng và những tội phạm ngày một gia tăng trên khắp mọi nơi của trái đất. Nền kinh tế buôn lậu ma tuý với tổng số tiền trôi nổi hàng trăm tỉ đôla đang băng hoại các cơ cấu kinh tế, tiếp tay cho những băng nhóm, phe phái ...

Tệ nạn ma tuý hiện nay đã và đang là mối lo ngại mang tính chất toàn cầu, có nguy cơ huỷ diệt sự sống loài người. Những người nghiện và buôn bán ma tuý đã gây nhiều thảm hoạ cho con người và xã hội. Hàng chục triệu gia đình rơi vào cảnh nghèo nàn, đói khổ. Chính vì vậy việc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý thực sự đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Liên hợp quốc đã tổ chức uỷ ban quốc tế phòng chống ma tuý (Interpor) và đã có công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý. Gần 20 năm nay cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực đáng kể trong đấu tranh phóng, chống ma tuý. Không thể khoanh tay làm ngơ hoặc lẫn tránh trước thảm hoạ này các quốc gia đã xiết chặt tay, quyết tâm tăng cường hợp tác, tập trung phương tiện, nhân lực, tài lực cho cuộc đấu tranh gay go và phức tạp này.

Việc buôn bán và nghiện hút là vấn đề hết sức lo ngại ở Việt Nam. Xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của nhiều người dân cũng như những phong tục cổ hủ của một số địa phương. Tình trạng buôn bán và hút hít ma tuý ngày càng phổ biến không chỉ ở miền núi mà cả những vùng đồng bằng, nhất là vùng trung tâm thị xã thành phố lớn. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn cấm có tính pháp lệnh: Ngày 30.8.1987 ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 13/CP TW yêu cầu “Tổ chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện” tiếp đó hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại điều 61 đã ghi: nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác”.

Tuy nhiên việc buôn bán và nghiện hút ma tuý vẫn liên tục diễn ra, nhiều người đang bị pháp luật xử tử, tù chung thân, án 10 năm, 20 năm tù giam ... Còn có kẻ vì buôn bán hám lợi, chém giết lẫn nhau. Đó là sự thật đáng đau lòng.

Một thực trạng rất thương tâm đã diễn ra liên tiếp trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý ở học sinh, sinh viên khá phổ biến. Theo báo cáo số liệu 1485/C11 ngày 13.9.1997 của Bộ nội vụ cho thấy: đã phát hiện 2617học sinh, sinh

(3)

viên sử dụng và nghiện ma tuý, trong đó có 832 sinh viên. Điều đáng tiếc là có cả giáo viên mắc nghiện ma tuý như Lai Châu có 24 giáo viên, Sơn La 6 giáo viên, Tuyên Quang có 4 giáo viên ... Ngoài ra nhân dân mắc nghiện ma tuý không kể xiết.

Nhằm chặn đứng, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở các trường học. Bộ giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh hoạt động nội khoá và ngoại khoá nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiến tới “Mái trường không có ma tuý”, một xã hội trong sạch, vững mạnh và văn minh.

Đứng trước thực trạng hết sức đau lòng do tệ nạn ma tuý gây ra, nhất là những học sinh còn quá ngây thơ, trong trắng. Hầu hết các em chưa hiểu được ma tuý là gì?

Ma tuý được tồn tại ở những trạng thái nào? Màu sắc, mùi vị ra sao? Bản chất chất của ma tuý như thế nào? Chính vì vậy mà các em rất thờ ơ với tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội. Là một giáo viên trung học cơ sở được trực tiếp giảng dạy môn Sinh học các khối 6,7 và chủ nhiệm lớp 6A; một trong những bộ môn có thể tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý vào bài giảng. Do vậy tôi xác định rõ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục các em học sinh có nghị lực, nhận thức để tránh xa những cám dỗ do ma tuý gây ra giúp các em có một cuộc sống lành mạnh, trong sáng, gia đình hạnh phúc. Để làm được điều đó đòi hỏi các em học sinh phải hiểu biết nhất định về ma tuý ngay từ khi bước vào lớp đầu cấp ở trường trung học cơ sở. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý ở Sinh học 6”.

Phần 2: THỜI GIAN - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

I. Thời gian nghiên cứu:

- Từ ngày 01/10/2009 - 17/05/2010.

II. Phạm vi nghiên cứu:

- Sinh học 6.

- Thực nghiệm ở lớp 6A, 6B.

III. Ph ươ ng pháp nghiên cứu :

- Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp chủ yếu sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Trên cơ sở sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo tôi nghiên cứu những kiến thức về ma tuý và liên quan đến ma tuý và khả năng tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý vào bộ môn Sinh học ở trung học cơ sở, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này là tập trung khai thác khả năng và cách thức tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý ở Sinh học 6.

2. Phương pháp thực nghiệm.

Dùng phương pháp điều tra thực tế của học sinh và giáo viên ở trường về những hiểu biết về ma tuý và những thuận lợi khó khăn khi giáo viên thực hiện tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào nội khoá và giảng dạy thông qua các tiết dự giờ và rút kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Tôi nghiên cứu những khả năng và cách thức tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý và những thuận lợi khó khăn khi

(4)

thực hiện tích hợp và đã đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn bằng việc trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên lớp.

3. Phương pháp thống kê phân tích, tổng hợp số liệu:

IV. Đ ối t ư ợng nghiên cứu :

- Giáo viên trường THCS Lao Bảo.

- Học sinh lớp 6A, 6B trường THCS Lao Bảo.

Phần 3: NỘI DUNG:

A. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ma tuý:

1. Khái niệm:

a. Ma tuý là gì?

Ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

b. Nghiện ma tuý là gì?

Hiểu theo nghĩa rộng, nghiện ma tuý là tình trạng một số người có thói quen dùng các chất ma tuý, bất chấp sự ngăn cấm của pháp luặt phê phán của người thân và xã hội, và cố bằng các thủ đoạn kể cả gây tội ác để có được các chất ma tuý sử dụng.

Hiểu theo nghĩa hẹp, nghiện ma tuý là sự thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma tuý, làm cho người ta không thể quên và từ bỏ được ma tuý.

2. Đặc điểm của ma tuý:

Ma tuý dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp, khi vào cơ thể người đều có chung đặc điểm sau:

- Làm cho người sử dụng dễ quen thuốc, có ham muốn dùng tiếp (không kiềm chế được)

- Luôn có xu hướng tăng dần liều lượng dùng: liều dùng sau phải cao hơn liều trước, do đó sẽ dẫn đến nghiện do tăng liều, tăng thời gian sử dụng.

- Có sự lệ thuộc về tinh thần và vật chất. Nếu đã nghiện mà ngừng sử dụng sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng.

Tuỳ vào nồng độ cao hay thấp của ma tuý mà có một hoặc hai hay cả ba đặc điểm trên.

3. Phân loại ma tuý:

Ma tuý có mấy trăm loại khác nhau. Thường người ta phân loại theo các nguồn gốc, tác dụng hoặc độc tính của chúng.

a. Dựa theo nguồn gốc: ma tuý được phân làm 2 loại.

* Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên:

- Cây thuốc phiện (cây anh túc): dùng để chiết xuất ra moócphin làm giảm đau khi bị chấn thương, gây đau đớn hoặc sau khi phấu thuật. Thuốc phiện có 3 dạng:

(5)

+ Thuốc phiện sống: là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ quả và lá thuốc phiện, phơi khô và đóng gói, đặc dẻo, có màu nâu đen sẫm, có mùi thơm quyến, ít tan trong nước.

+ Thuốc phiện chín: được bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước nóng hoà tan nhiều lần thuốc phiện nóng, lọc qua vải nhiều lần và sấy khô dịch lọc rồi đóng thành bánh. Nó có mùi thơm hơn thuốc phiện sống và có màu đen sẫm.

+ Xái thuốc phiện: lá phần còn lại trong tẩu sau khi thốc phiện được hút xong.

Thường trong xái thuốc phiện vẫn còn lại một số lượng nhất định moócphin.

- Cây cần sa (cây gai dầu, lanh mèo hay đại mã, bồ đà): hoạt chất của nó thường là hashish, có hoạt tính sinh học mạnh và gây nghiện.

Sản phẩm bất hợp pháp từ cây cần sa thường chế biến thành 3 dạng:

+ Hạt, lá, hoa nén lại thành từng bánh từ 2 đến 10 kg. Những người tiêu thụ nghiền nát, thái nhỏ, phơi khô rồi mang bán lẻ cho các con nghiện để hút (như thuốc lá điếu) hoặc pha như nước chè để uống.

+ Ngoài ra người ta còn chưng cất từ hạt, lá, hoa sau khi đã phơi khô để lấy nhựa (hashish). Màu nhựa của nó giống màu nhựa thuốc phiện, có hàm lượng gấp 8 đến 10 lần so với khi để tươi. Nó thường được đóng bánh nặng từ 0.5 - 1 kg hoặc dạng viên có đường kính từ 1 - 8 cm.

+ Hơn nữa, người ta còn tinh chế cần sa thành dạng tinh dầu lỏng.

- Cây côca mà hoạt chất chính của nó là côcain. Côcain là hợp chất thiên nhiên, có tác dụng gây tê tại chỗ, có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và gây nghiện. Dùng côcain lúc đầu thấy sảng khoái, do thần kinh được kích thích, có những phản xạ hưng phấn, sau đo bị mê man. Dùng ở liều cao, nó sẽ để lại di chứng rối loại chức năng cơ quan thần kinh, sẽ gây ngộ đợc cho người, làm chân tay co quắp, liệt hô hấp và tuần hoàn, cơ thể gây ra tử vong.

- Cây khát (cây catha) người ta nhai lá cây này lức đầu thấy hưng phấn sảng khoái cao độ, dẫn đến việc nói năng bừa bãi, nói nhiều, nói lung tung. Nhiều trường hợp không làm chủ được bản thân, hành động quá kích, thậm chí giống người điên khùng, có khi bị rối loại thần kinh. Từ lá cây này người ta chế tạo ra một số chất, trong có có chất cathinon có cấu trúc hoá học và dược lí rất giống chất amphetamine - một chất kích thích thần kinh cực mạnh mà các vận động viên thường sử dụng để tăng khả năng và hiệu quả thi đấu. Đó chính là nhân tố gây nghiện của amphetamine

* Ma tuý có nguồn gốc nhân tạo: loại ma tuý này có hại hơn ma tuý tự nhiên rất nhiều bởi nó có nồng độ cao, khả năng gây nghiện nhanh và tác động mạnh lên hệ thần kinh làm cho người sử dụng loại này dễ bị kích động gay tội ác ngay.

- Các chất làm giảm đau:

+ Dolargan: là chất làm giảm đau. Giống moócphin, nó gây hưng phấn cho người sử dụng, nhưng ít gây suy giảm hô hấp và ít gây nghiện hơn moócphin nhưng giá thành lại cao hơn 5 đến 10 lần.

+ Hêroin tổng hợp là loại ma tuý được dùng phổ biến ở Châu Âu và một số nước trên thế giới. Hêroin được tinh chế từ thuốc phiện nhưng lại mạnh gấp 10 lần thuốc phiện và gây nghiện rất nhanh.

- Các chất kích thích hệ thần kinh:

(6)

+ Amphetamine: loại này được sản xuất ở dạng bột viên nén, viên con nhộng, ống tiêm ... Khi dùng ở liều cao sẽ làm cho cơ thể bị choáng, suy sụp, không muốn ăn uống, đau đầu ...

+ Methamphetamine (METH) mạnh gấp 500 lần so với thuốc phiện.

- Các chất ức chế thần kinh:

+ Barbiturat: là nhóm chất an thần chống co giật. Dùng lâu hoặc quá nhiều thì sẽ dẫn tới mất trí nhớ, nói ngọng và tổn thương cho hệ tuần hoàn.

+ Methaqualon, mecloqualon, benzodiazepin ... làm giảm đau, an thần, chống co giật, thư giản cơ bắp ...

+ Thuốc an thần Seduxen, mepropamate ... dùng để chữa bệnh chống lo âu, hồi hộp, khó ngủ và đau đầu nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện.

b. Theo mức gây nghiện:

- Loại mạnh: bao gồm những ma tuý luôn gây ra hiện tượng nghiện. Khi cai nghiện, thường gấy ra những rối loạn nghiêm trọng về sinh lý- hội chứng cai nghiện như: Thuốc phiện, Heroin, Cocain, Methamphetamine.

- Loại trung gian: Nếu bị lạm dụng, thường gây nghiện do phản ứng dược lý, gấy tác hại đến cơ thể người dùng bhư thuốc giảm dau: Moócphin, Dolargan hay thuốc an thần gây ngủ như seduxen, mepropamate.

- Loại nhẹ: thường là những chất gây nghiện do phản ứng của tâm lí, không phải chịu sự kiểm soát và nghiêm cấm như: nicôtin từ lá của cây thuốc lá, caphêin chiết xuất từ hạt cà phê.

c. Theo nguồn gốc của ma tuý và cơ chế tác động dược lí các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đầu đàn trong lĩnh vực này của Liên hợp quốc đã thống nhát phân chia ma tuý thánh 5 nhóm như sau:

- Nhóm ma tuý là các chất từ cây thuốc phiện (Opiates) - Nhóm ma tuý là các chất từ cây cần sa (Canabis) - Nhóm ma tuý là các chất kích thích (Stimulants) - Nhóm ma tuý là các chất ức chế (Depssants)

- Nhóm ma tuý là các chất gây ảo giác (Hallucinogens) II. Phương thức sử dụng và tác hại của việc lạm dụng ma tuý:

1. Phương thức sử dụng ma tuý:

Ma tuý được đưa vào trong cơ thể theo các con đường khác nhau:

a. Đưa vào qua hệ hô hấp:

- Hút: thuốc phiện, cần sa.

- Ngửi, hít: hêroin, côcain.

b. Đưa vào qua hệ tuần hoàn:

Ma tuý ở thể lỏng thường được đưa vào cơ thể bằng tiêm chích dưới da, vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch như: hêroin, côcain, moócphin, dolargan ... , nhưng cũng có người dùng cả xái thuốc phiện để tiêm.

c. Đưa vào qua đường tiêu hoá:

- Uống, nuốt: thuốc phiện, meth, thuốc kích thích thần kinh, thuốc an thần hoặc pha côcain vào nước và uống trực tiếp.

- Nhai: lá côca, lá khát.

(7)

2. Tác hại của việc lạm dụng ma tuý:

a. Lạm dụng ma tuý:

- Lạm dụng ma tuý là hiện tượng sử dụng ma tuý ma tuý không phải vào mục đích chữa bệnh với liều lượng và thời gian sử dụng đã được thầy thuốc hướng mà tự ý sử dụng và sử dụng kéo dài với liều cao vì mục đích khác.

- Mọi trường hợp lạm dụng ma tuý đều có thể dẫn đến nhiễm độc ma tuý.

b. Tác hại:

* Đối với cá nhân người nghiện:

- Lúc đầu cảm thấy trong người lâng lâng, dễ chịu, mất đi cảm giác đau đớn.

- Khi đã nghiện thì ma tuý tác động đến tuyến yên làm cho nó không tiết Endorphine – một loại hoocmon có tác dụng giảm đau khi cơ thể bị đau đớn. Sau đo gây rối loại sinh lí như: mất ngủ, suy nhược cơ thể, nôn, chán an, đau bụng, rối loạn nhịp tim, tăng giảm huyết áp đột ngột, sốt, co giật, đau đầu chóng mặt, trí nhớ kém, dễ bị kích động, giảm hoạt năng sinh dục... Gây rối loạn tâm lí giảm sút nhân cách và suy thoái về đạo đức, gây tai biến khi tiêm chích như nhiễm các bệnh lây lan qua đường máu và gây nhiễm khuẩn.

* Đối với gia đình của người nghiện: Gia đình có người nghiện ma tuý thì luôn luôn trong tình trạng bất hạnh như: khánh kiệt về kinh tế, người thân bất hoà, đỗ vỡ về mặt tình cảm và khó có thể hàn gắn.

* Đối với trật tự an toàn xã hội: luôn bị đe doạ.

- Phần nhiều người nghiện ma tuý trở thành những tội phạm hình sự.

- Thường xuyên xãy ra bạo lực trong xã hội.

- Thúc đẩy sự phát sinh các tệ nạn xã hội khác như buôn lậu, trộm cắp, cướp giật và đẩy nhanh tiến độ lây lan của HIV/AIDS.

- Tốn kinh phí lớn để thực hiện cai nghiện nên làm giảm sự phát triển kinh tế.

3. Nguyên nhân của nạn nghiện hút ma tuý:

a. Nguyên nhân chủ quan:

- Bản thân người nghiện ma tuý có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, không hiểu được những tác hại to lớn của tệ nghiện hút ma tuý.

- Lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả.

- Cuộc sống gia đình gặp bế tắc (li hôn, không có công ăn việc làm, thất tình, gặp bất hạnh rủi ro trong cuộc sống)

- Thiếu bản lĩnh, dễ bị người xấu kích động, lôi kéo.

b. Nguyên nhân khách quan:

- Do thói quen và tập quán, phong tục của địa phương.

- Điều kiện sống khó khăn.

- Gia đình không thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em;

những người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu.

- Công tác phòng chóng ma tuý chưa được thườnh xuyên coi trọng.

III. Nhận biết người nghiện và cách cai nghiện ma tuý:

1. Nhận biết nguời nghiện ma tuý:

* Quá trình nghiện ma tuý thường bao gồm 5 giai đoạn sau:

(8)

- Giai đoạn 1: dùng ma tuý thấy người lâng lâng, dễ chịu, khoái cảm; không có thì thấy nhạt nhẽo, thèm muốn ...

- Giai đoạn 2: dùng ma tuý trở thành nhu cầu, thiếu nó thì thèm muốn không chịu nổi, phải tìm ma tuý bằng mọi cách.

- Giai đoạn 3: dùng ma tuý với liều lượng ngày càng tăng.

- Giai đoạn 4: cai ma tuý không cai được, lại cai ... quá trình này diễn ra phức tạp, làm cho người nghiện khốn khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính.

- Giai đoạn 5: ở giai đoạn 4 mà không cai được thì chuyển sang thời kì nguy hiểm – thời kì khủng hoảng tinh thần trầm trọng, dễ dẫ đến những hành vi thiếu lí trí, nguy hiểm.

* Những biểu hiện đầu tiên đối với thanh, thiếu niên vừa bị mắc nghiện:

- Lười học, học kém rồi bỏ học thất thường.

- Thường xin tiền để chi tiêu một cách bí mật.

- Ăn cắp tiền trong gia dình và ngoài xã hội; thế chấp xe.

- Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều hay ngáp vặt.

- Hút thuốc lá nhiều, bướng bỉnh thường xa lánh người thân.

- Lười tắm, sống luộm thuộm, thích cơi với bạ xấu ...

2. Cách cai nghiện ma tuý:

Một khi người dùng đã nghiện ma tuý thì việc cai nghiện ma tuý là rất khó khăn, nhất là đối với các quốc gia nghèo và kém phát triển, nhưng có thể làm được.

Người ta cai nghiện cho những người nghiện ma tuý theo các cách khác nhau:

- Không dùng thuốc: có thể châm cứu, thể dục hoặc thôi miên ...

- Dùng thuốc.

- Kết hợp giữa dùng thuốc và không dùng thuốc.

Địa điểm cai nghiện có thể ở gia đình hoặc ở các trung tâm cai nghiện.

Quá trình cai nghiện ma tuý gồm 3 giai đoạn không thể tách rời:

- Giai đoạn 1: Điều trị hội chứng sau cai.

- Giai đoạn 2: Phục hồi các chức năng của cơ thể.

- Giai đoạn 3: Đề phòng dùng ma tuý trở lại.

IV. Các biện pháp phòng chống ma tuý:

1. Nghị quyết 06 ngày 29.01.1993 của Chính phủ về Tăng cường công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới đã cụ thể hoá 6 chủ trương và biện pháp phòng, chống ma tuý:

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma tuý.

- Vận động xoá bỏ việc trồng cây có chất ma tuý.

- Tổ chức công tác cai nghiện ma tuý.

- Kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển sử dụng các chất ma tuý tiền chất, đấu tranh chống tội phạm về ma tuý.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác phòng, chốnh ma tuý.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

(9)

2. Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 – 2005 được thủ tướng chính phủ ban hành ngày 28.12.2000 đã nêu ra 8 biện pháp phòng chống ma tuý chính:

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý.

- Xoá bỏ và thay thế việc trồng cây có chất ma tuý.

- Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý và kiểm soát tiền chất ma tuý.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quan lí sau cai nghiện ma tuý.

- Tổ chức phòng chống ma tuý trong trường học.

- Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các bài thuóc y học dân tộc và các biện pháp y học khác trong điều trị, cai nghiện ma tuý và phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý.

- Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

I. Thuận lợi:

- CBGV trường đông nên việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm được thực hiện rất thuận tiện và nhận được nhiều ý kiến.

- Trường nằm trên địa bàn thuộc thị trấn có khu thương mại và cửa khẩu quốc tế nên dễ tiếp cận với các thông tin đại chúng.

- Có 10 giáo viên ở trường đã được đi tập huấn trong thời khá dài về vấn đề tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý nội và ngoại khoá tại Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhà trường và phòng giáo dục và đào tạo đã tạo mọi điều kiện về thời gia kinh phí và cơ sở vật chất để tổ chức tập huấn đại trà cho cho giáo viên các môn học có khả năng dạy tích hợp.

- Hàng năm nhà trường có tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho các khối lớp tạo điều kiện để thực hiện tích hợp.

- Trường có trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo để thực hiện tốt các tiết dạy tích hợp giáo dục phòng chống ma tuý.

II. Khó khăn:

- Số tiết (bài học) có khả năng dạy tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma tuý ở chương trình Sinh học 6 rất ít nên nội dung tích hợp bị hạn chế.

- Nhận thức của học sinh về ma tuý còn rất mơ hồ.

- Các thông tin số liệu liên quan đến vấn đề ma tuý trong những năm gần đây khó được cập nhật.

- Các hình ảnh, đoạn phim về giáo dục phòng chống ma tuý mang tính giáo dục cao rất hiếm và khó tìm kiếm.

- Các tài liệu có tính pháp lí liên quan đến vấn đề ma tuý ở trong nhà trường và tại địa phương còn ít.

(10)

- Trường nằm trên địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm liên quan đến ma tuý.

C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

I. Khảo sát đối tượng học sinh trước khi áp dụng đề tài:

Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, ngay từ đầu năm học này tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học sinh trong 2 lớp 6A và 6B bằng phiếu sau:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em chọn:

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ 1. Những loài nào sau đây có khả năng sử dụng để sản xuất ra ma tuý ?

A Cây anh túc (cây thuốc phiện)

B Cây cần sa (cây gai dầu hay cây đại ma) C Cây côca.

D Cây cà phê.

E Cây cà độc dược F Cây thuốc lá.

G Cây khát (cây catha) H Nấm amanita nusscaria.

I Cây chè.

2. Ma tuý được người ta đưa vào trong cơ thể theo con đường nào?

A Đường hô hấp như hút, ngửi, hít.

B Đường tình dục.

C Đường tiêu hoá như uống, nuốt, nhai.

D Đường tuần hoàn (đường máu) như tiêm.

E Đường từ mẹ sang con.

3. Những chất nào sau đây khi đưa vào cơ thể với một lượng vừa phải sẽ gây nghiện?

A Moocphin.

B Amphetamin.

C Cathinon.

D Các dẫn xuất của Amphetamin E Các dẫn xuất của Cathinon.

F Cocain.

G Thuốc Lắc.

H Các thuốc an thần, thuốc ngủ.

I Dolargan J Seduxen.

K Heroin.

L Thuốc giảm đau.

M Thuốc bồ đà.

N Methaphetamin.

(11)

O Barbiturat.

4. Những biểu hiện đầu tiờn nào để nhận biết thanh thiếu niờn nghiện ma tuý?

A Lười học, học sỳt, đi học thất thường, bỏ học.

B Thường xin tiền để chi tiờu một cỏch bớ mật.

C Ăn cắp tiền trong gia đỡnh và ngoài xó hội.

D Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều và hay ngỏp vặt và chảy nước mắt.

E Mặt nổi nhiều mụn.

F Bướng bỉnh, thường xa lỏnh người thõn, thớch chơi với bạ xấu.

H Sỳt cõn, hay bực tức, dễ kớch động, lo õu.

I Hỳt thuốc lỏ nhiều, lười tắm, sợ nước, sống luộm thuộm.

Kết quả thu được như sau:

Lớp Tổng số Hs

Hs trả lời đỳng từ 80 đến 100% số cõu hỏi

Hs trả lời đỳng từ 50 đến 79% số cõu hỏi

Hs trả lời đỳng từ 0 đến 49% số cõu hỏi

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

6A 39 3 7.7 9 23.1 27 69.2

6B 40 2 5.0 10 25.0 28 70.0

TC 79 5 6.3 19 24.1 55 69.6

II. Nguyờn nhõn dẫn đến thực tiễn trờn:

Trường THCS Lao Bảo được xõy dựng trờn địa bàn khu thương mại của khẩu Lao Bảo, nơi mà hàng ngày người dõn tất bật với cụng việc mua bỏn từ sỏng sớm cho đến chiều tối thậm chớ cả đờm khuya. Chớnh vỡ vậy mà phần lớn họ chẳng cũn thời gian để quan tõm đến cỏc vấn đề xó hội núi chung và ma tuý núi riờng.

Học sinh của trường phần lớn là con em địa phương, hàng ngày đa số cỏc em được tự do thoải mỏi với phần lớn thời gian ở nhà mà khụng cú sự quản lớ của người lớn. Điều đú đó tạo cơ hội cho cỏc em say mờ vào cỏc trũ chơi hoạt động vụ bổ như chơi game, tắm sụng ... mà quờn đi nhiệm vụ học tập cũng như cỏc vấn đề núng bỏng trờn toàn cầu. Chớnh vỡ vậy hầu hết cỏc em chưa nhận thức một cỏch đỳng đắn và đầy đủ về ma tuý và tỏc hại của tệ nạn ma tuý.

III. Cỏc biện phỏp tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào tỡnh hỡnh khảo sỏt nhận thức của học sinh về ma tuý và nguyờn nhõn đư đến thực tiễn kết quả khảo sỏt đú; theo điều kiện của trường THCS Lao Bảo và khả năng tớch hợp giỏo dục phũng chống ma tuý vào chương trỡnh Sinh học 6 tụi đó tiến hành tớch hợp giỏo dục phũng chống ma tuý vào hai tiết ở hai bài của Sinh học 6 cụ thể được minh hoạ qua giỏo ỏn của 2 tiết như sau:

Ngày soạn: 03.04.2010. Ngày dạy: 05.04.2010.

Tiết 59:

Bài 48: vai trò của thực vật đối với động vật

và đối với đời sống của con ngời (T

2

)

A.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt đợc:

(12)

1.Kiến thức:- Hiểu đợc tác dụng hai mặt của thực vật đối với con ngời thông qua việc tìm hiểu lấy ví dụ về cây có ích và cây có hại.

- Nêu đợc vài ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức

ăn và nơi ở cho động vật và con ngời.

2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, trả lời câu hỏi theo biểu bảng, vận dụng và hoạt động nhóm

3.Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật và ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại đặc biệt là những cõy cú chất gõy nghiện.

B.Ph ơng pháp chủ yếu :

- Vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.

1.Thầy: - Tranh hình 48.3- 4 SGK; hình ảnh, thông tin về ngời nghiện ma tuý.

2.Trò: - Tìm hiểu và soạn bài, kẻ bảng và su tầm tranh ảnh liên quan.

D.Tiến trình lên lớp:

I.ổ n định : (1’) Kiểm tra sỉ số.

II. Bài cũ: (5’)

? Thực vật có vai trò gì đối với động vật ? Kể tên 1 số loài động vật

ăn thực vật mà em biết?

III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: (1’)

Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Nhà ở và một số đồ đạc cũng nh thức ăn, quần áo….

hằng ngày của chúng ta đợc lấy từ đâu ? nguồn cung cấp các sản phẩm đó một phần lớn từ TV.

2.Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 3: (18’) Cá nhân và nhóm.

- Dựa vào hiểu biết thực tế hãy cho biết:

? TV có thể cung cấp cho chúng ta những gì trong đời sống hằng ngày?

- Hs trả lời: Thức ăn, quần áo, thuốc….

- Hs khác nhận xét, bổ sung.

- Gv cho Hs phân biệt cây cối theo công dụng của chúng.

- Hs các nhóm thảo luận hoàn thành bảng phụ sau mục 1 SGK.

- Gv hớng dẫn Hs ghi tên cây và xếp loại theo công dụng.

- Hs hoàn thành bài tập theo hớng dẫn, Gv đa bảng phụ lên.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng hoàn thiện bảng phụ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv chuẩn xác. Gv hỏi:

? Dựa vào bảng phụ em có nhận xét gì?

MR: ? Theo em nguồn tài nguyên mà con ngời sử dụng do đâu mà có?

? Để nguồn tài nguyên này luôn phong phú chúng ta cần phải làm gì?

- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Gv chốt lại kiến thức.

Hoạt động 4: (13’) Cá nhân.

- Gv y/c Hs quan sát hình 48.3-4 SGK,

đồng thời tìm hiểu  SGK cho biết:

II. Thực vật đối với đời sống con ng - ời:

1. Những cây có giá trị sử dụng:

(Bảng phụ)

- Thực vật nhất là TV hạt kín có công dụng nhiều mặt, có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với đời sống con ngời:

+ Cung cấp lơng thực, thực phẩm

+ Cung cấp gỗ sử dụng trong xây dựng và trong công nghiệp.

+ Cung cấp dợc liệu làm thuốc + Sử dụng làm cảnh.

- Có khi cùng một cây nhng có nhiều công dụng khác nhau, tuỳ bộ phận sử dụng.

TV là nguồn tài nguyên quý giá

chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguồn tài nguyên này để làm giàu cho đất nớc.

2. Những cây có hại cho sức khỏe con ng

ời :

(13)

? Kể tên những cây có hại cho đời sống con ngời và nêu tác hại cụ thể của nó?

- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Gv chốt lại kiến thức và phân tích về các tác hại.

+ Cây thuốc lá: ảnh hởng đến bộ máy hô

hấp, ung th phổi.

+ Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca, cây khát ... gây nghiện, ảnh hởng đến thần kinh và sức khoẻ của bản thân và gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.

+ Cây cà phê, chè gây mất ngủ, ảnh h- ởng đến thần kinh...

? Hãy kể tên một số chất gây nghiện mà em biết và cho biết chúng có nguồn gốc từ loài cây nào?

- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Gv chốt lại kiến thức.

+ Moócphin, codein, narcotin, hêroin đ- ợc tạo ra từ cây thuốc phiện.

+ Thuốc bồ đà, thuốc lắc đợc tạo ra từ cây cần sa.

+ Côcain đợc tạo ra từ cây côca.

+ Cathinon, amphetamin đợc tạo ra từ cây khát.

Ngoài ra các chất gây nghiện bán tổng hợp và tổng hợp.

- Cho Hs quan sát một số hình ảnh ngời mắc nghiệm ma tuý để Hs thấy rõ tác hại.

- MR: Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm thể hiện thái độ bản thân trong việc bài trừ những cây có hại và tệ nạn xã hội.

- Đại diện các nhóm phát biểu, bổ sung.

- Gv chuẩn xác.

- Bên cạnh những cây có lợi, còn có một số cây có hại nh thuốc lá, thuốc phiện, cần sa, cà phê, chè ... nếu ta sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần hết sức thận trọng trong khai thác, sử dụng hoặc tránh sử dụng nó.

IV.Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’) - Hs đọc kết luận chung SGK.

- Cho Hs trả lời 3 câu hỏi và bài tập 4 cuối bài.

V.Dặn dò: (2’)

- Học bài và làm bài tập.

- Hs yếu kém thực hiện câu 1, 2.

- Đọc mục: “ Em có biết”.

- Tìm hiểu và soạn bài 49.

- Su tầm tin, tranh ảnh về phá rừng và trồng rừng.

* Gv nhận xét giờ học:

Ngày soạn: 17.04.2010. Ngày dạy: 19.04.2010.

Tiết 63:

Nấm (tiếp theo).

A.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt đợc:

1.Kiến thức:- Nắm đợc một vài điều kiện thích nghi cho sự phát triển của nấm từ đó liên hệ áp dụng.

- Nêu đợc một vài ví dụ về các loài nấm có ích và có hại.

(14)

2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

3.Thái độ: - Giáo dục ý thức biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da, phòng chống ma tuý.

B.Ph ơng pháp chủ yếu :

- Quan sát, họat động nhóm.

1.Thầy: - Tranh hình 51.5-7 SGK.

2.Trò: - Tìm hiểu trớc bài và mẫu vật.

D.Tiến trình lên lớp:

I.ổ n định : (1’) Kiểm tra sỉ số.

II. Bài cũ: (5’)

? Nấm có đặc điểm giống và khác vi khuẩn nh thế nào?

III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: (1’)

Trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm khác nhau, nhng chúng có nhiều đặc điểm giống nhau về điều kiện sống, cách dinh dỡng. Để biết đợc hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này qua bài học này.

2.Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: (18’) Nhóm và cá nhân.

- GV y/c hs dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức tiết trớc.

- Các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi  mục I sgk.

- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức.

- GV y/c Hs tìm hiểu  mục 1 sgk cho biết:

? Nấm phát triển trong điều kiện nào.

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức

- GV y/c hs tìm hiểu  mục 2 sgk cho biết:

? Nấm không có diệp lục vậy chúng dinh dỡng bằng hình thức nào.

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức

- GV y/c Hs lấy một vài ví dụ để chững minh.

Hoạt động 2: (13’) Cá nhân.

- GV y/c hs tìm hiểu nội dung  và quan sát hình 51.5 sgk cho biết:

? Nấm có vai trò nh thế nào đối với thiên nhiên và con ngời.

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức và lấy 1 vài ví dụ làm dẫn chững để chứng minh điều đó.

- GV y/c hs tìm hiểu nội dung  và quan sát hình 51.6-7 sgk cho biết:

? Nấm có những tác hại nh thế nào đối với TV và đối với con ngời?

II. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm:

1. Đặc điểm sinh học:

a. Điều kiện phát triển của nấm:

* Nấm phát triển trong điều kiện:

- Sử dụng chất hữu cơ có sẳn - Nhiệt độ thích hợp.

b. Cách dinh d ỡng :

- Nấm là cơ thể dị dỡng dinh dỡng bằng 3 hình thức:

+ Hoại sinh + Kí sinh + Cộng sinh.

2. Tầm quan trọng của nấm:

a. Nấm có ích:

* Nấm có tầm quan trọng lớn đối với

đời sóng con ngời và thiên nhiên.

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô

- Sản xuấn rợu, bia, chế biết 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì…

- Làm thức ăn.

- Làm thuốc.

b. Nấm có hại:

- Nấm kí sinh gây bệnh cho TV và con ngời.

(15)

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức

? Loại nấm nào khi sử dụng sẽ gây nghiện và đợc xem là loại ma tuý tự nhiên?

- Hs trả lời, Gv chuẩn xác.

Đó chính là: Nấm amanita nusscaria.

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng…

- Nấm độc gây ngộ độc cho ngời và

động vật.

- Một số loại nấm gây nghiện cho con ngời khi sử dụng nh nấm amanita nusscaria.

IV.Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’) - Hs đọc kết luận SGK.

- GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá.

V.Dặn dò: (2’)

- Học bài và làm bài tập.

- Tìm hiểu và soạn bài . - Chuẩn bị mẫu: địa y.

* Gv nhận xét giờ học:

D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC:

Sau khi ỏp dụng giảng dạy tớch hợp nội dung giỏo dục phũng chống ma tuý vào 2 tiết Sinh học 6 trờn tụi nhận thấy những nhận thức về vấn đề ma tuý của học sinh ở 2 lớp 6A và 6B được năng lờn rừ rệt, cụ thể kết quả đỏnh phiếu của Hs như sau:

Lớp Tổng số Hs

Hs trả lời đỳng từ 80 đến 100% số cõu hỏi

Hs trả lời đỳng từ 50 đến 79% số cõu hỏi

Hs trả lời đỳng từ 0 đến 49% số cõu hỏi

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

6A 39 16 41.0 21 53.9 2 5.1

6B 40 10 25.0 24 60.0 6 15.0

TC 79 26 32.9 45 57.0 8 10.1

Qua kết quả trờn ta thấy sau khi ỏp dụng thỡ: tỉ lệ học sinh trả lời đỳng từ 80 đến 100% số cõu hỏi tăng 26.6%; tỉ lệ học sinh trả lời đỳng từ 50 đến 79% số cõu hỏi tăng 32.9%; tỉ lệ học sinh trả lời đỳng từ 0 đến 49% số cõu hỏi giảm 59.5%.

Phần 4: KẾT LUẬN:

I. Kết quả nghiờn cứu:

- Qua quỏ trỡnh nghiờn cứu, với việc giảng dạy cú tớch hợp nội dung giỏo dục phũng chống ma tuý vào cỏc bài dạy trong chương trỡnh Sinh học 6, tụi nhận thấy đó thu được kết quả đỏng mừng.

Trước hết về phớa học sinh phần lớn cỏc em đó cú những nhận thức đỳng đắn và đầy đủ về ma tuý và tệ nạn ma tuý. Từ đú cỏc em cú ý thức trong việc phũng chống, cú thỏi độ kiờn quyết trước những cỏm dỗ của xó hội. Ngoài ra cũn giỳp cỏc em cú kĩ năng tỡm hiểu thụng tin trờn cỏc phương tiện thụng tin và trỡnh bày trước tập thể tạo khụng khớ thoải mỏi ngay trong giờ học chớnh khoỏ.

(16)

Về phía giáo viên, thấy được khả năng và tác dụng tích hợp các kiến thức xã hội trong các tiết dạy nội khoá là giúp các em mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có ma tuý.

- Việc tổ chức giảng dạy tích hợp nói chung và tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma tuý ở Sinh học cũng như các môn học khác có khả năng tích hợp là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên. Từ đó nhằm giúp các em có những hiểu biết đầy đủ, nhận thức thức đúng đắn về những việc gì nên làm và những việc gì cần phải tránh.

- Để thực hiện tốt những tiết dạy có tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma tuý đòi hỏi giáo viên phải thật sự nhiệt tình và có một trình độ chuyên môn vững vàng, có hiểu biết cơ bản về ma tuý và tệ nạn ma tuý, có đầu óc sáng tạo. Quan trọng hơn cả là gây hứng thú được sự quan tâm tham gia của tất cả các đối tượng học sinh và có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

II. Ý kiến đề xuất:

- Đối với các tổ chuyên môn: cần tổ chức các chuyên đề có liên quan đến vấn đề dạy tích hợp cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm.

- Đối với nhà trường và địa phương: rất mong sự quan tâm hơn nữa và tạo điều kiện cung cấp về tài liệu, băng hình và kinh phí để tất cả các giáo viên có thể tiến hành các tiết dạy có nội dung tích hợp.

- Đối với cấp trên kính mong phòng Giáo dục và Đào tạo có những hướng dẫn cụ thể hơn về việc tổ chức dạy tích hợp các nội dung và ma tuý, môi trường, dân số ... ; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng các nội dung kiến thức cần tích hợp nội khoá vào các môn học.

Ma tuý là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, cần được mọi người, mọi tổ chức xã hội loài người chặn đứng, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ tệ nạn này trên phạm vi toàn thế giới mà nhất là trong các trường học ...Xuất phát từ ý tưởng đó tôi mạnh dạn viết đề tài này đưa ra cùng thực hiện để chúng ta cùng giáo dục các em tránh xa tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng.

Tuy đã có nhiều trăn trở và nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi trình bày nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà bài viết này không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của bạn bè và các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lao Bảo ngày 16.5.2010.

Người thực hiện.

Phan Thị Thanh Nhàn.

(17)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dạy học hiện đại lí luận biện pháp kĩ thuật - TS Đặng Thành Hưng - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Sinh học 6 SGK - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục.

3. Sinh học 6 SGV - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục.

4. Thiết kế bài giảng Sinh học 6 - Nguyễn Khánh Phương - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Dạy học Sinh học ở trường THCS - Tập 1 - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục.

6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007) môn Sinh học - Quyển 1 - Bộ giáo dục đào tạo - Vụ giáo dục trung học - Nhà xuất bản giáo dục.

7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học THCS - Trần Quý Thắng - Nhà xuất bản giáo dục.

8. Sổ tay phòng chống ma tuý - Nguyễn Vũ Trung - Nhà xuất bản giáo dục.

9. Phòng chống ma tuý trong nhà trường - Vũ Ngọc Bừng - Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản công an nhân dân.

10. Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới - PGS. TS Nguyễn Xuân Yêm, TS Trần Văn Luyện - Nhà xuất bản công an nhân dân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các môn này góp phần hình thành nền tảng tri thức về khoa học tự nhiên, rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức khoa học cốt lõi, thiết kế kế hoạch học tập, tổ chức hoạt

Chỉ trong một thời gian ngắn, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ chiến thắng được “giặc đói”, vượt qua tình trạng kiệt quệ của ngân khố trong những ngày đầu

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 64:Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.. Câu 1 trang 111 Vở bài tập Khoa

Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 289 sinh viên nội trú về sự hài lòng đối với dịch vụ ký túc xá tại trường Đại học

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ về ung thư cổ tử cung, dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái

- Việc tập trung vào sản xuất một số sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên và lao đ ộng đ ể xuất khẩu cũng có thể khiến người sản xuất trong một số ngành sản xuất lâm

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập bằng việc sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát về những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kỹ năng