• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tải về Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Lịch sử năm 2020 - 2021 -

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tải về Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Lịch sử năm 2020 - 2021 -"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 5 MÔN LỊCH SỬ 5

A.HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC SÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)

BÀI 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH.

Câu 1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày, tháng năm nào?

Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858.

Câu 2: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?

Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.

Câu 3: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?

Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.

Câu 4: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.

Câu 5: Em biết gì thêm về Trương Định?

+Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.

+Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi.

Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?

(2)

Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước, em vô cùng khâm phục ông.

Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

BÀI 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC.

Câu 1. Theo em vì sao Thực Dân Pháp lại dễ dàng xâm lược nước ta?

Thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta vì:

- Triều đình nhà nguyễn nhượng bộ Thực dân Pháp - Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.

Câu 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.

+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản để phát triển kinh tế.

+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc…

Câu 3: Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? Vì sao?

+ Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đủ để điều khiển quốc gia rồi.

Vì vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc như: đèn treo ngược, không có dầu vẫn sáng (đèn điện); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ, … vua quan nhà Nguyễn không tin đó là sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi nào.

Câu 4 : Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?

+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.

+ Khâm phục lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

Câu 5: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?

Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu

Huân, … còn có Nguyễn Trường Tộ. Ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước thiết tha, muốn canh tân để đất nước phát triển.

Kết luận: Nguyễn Trường Tộ đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước. Nhưng những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.

(3)

BÀI 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

Câu 1. Sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn đất nước ta, trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn diễn ra điều gì?

Trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn chia làm 2 phái: chủ chiến và chủ hoà.

Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp và phái chủ chiến -đại diện là Tôn Thất Thuyết-chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. (Tôn Thất Thuyết người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để kháng chiến chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu để bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định dùng súng trước để dành thế chủ động.)

Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?

Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hoá. Ông còn cho lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.

Câu 3: Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

-Khi biết tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp, tướng Pháp kéo quân từ Bắc Kì vào Huế, cho mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp để bắt ông. Ông cáo bệnh không đến. Tướng Pháp yêu cầu bị bệnh cũng phải có mặt.

-Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuuyết

-Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

-Tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

Câu 4:Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?

Cuộc phản công ở kinh thành Huế thể hiện lòng yêu nước của một số bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.

Câu 5: Chiếu Cần vương có tác dụng gì? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?

Nhờ có Chiếu Cần vương mà từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước, đó là phong trào Cần Vương.

Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công Tráng lãnh đạo; Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

(4)

Kết luận: Năm 1885, sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị, ra Chiếu Cần vương. Từ đó bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần Vương.

BÀI 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu:

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nèn kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển một số ngành như dệt, gốm, đúc đồng, …

Câu 2: Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào?

-Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng khai thác khoáng sản của đất nước ta như khai thác than ở Quảng Ninh, thiếc ở Tĩnh Túc- Cao Bằng, bạc ở Ngân Sơn- Bắc Kạn, vàng ở Bồng Miêu-Quảng Nam.

+Chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt để bóc lột người lao động nước ta bằng đồng lương rẻ mạt.

+Chúng cướp đất của nông dân để xây dựng đồn điền trồng cà phê, chè, cao su.

+Lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ôtô, đường ray xe lửa.

-Các ngành nghề chủ yếu là: nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai mỏ, sản xuất đIện, nước, xi măng, dệt, lập và khai thác đồn điền cao su, cà phê, chè, …

Câu 3. Ai là người được hưởng các quyền lợi do phát triển kinh tế?

Người Pháp là những người được hưởng quyền lợi của sự phát triển kinh tế.

Câu 4: Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào? Sau khi đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội có gì thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?

-Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân.

-Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân.

Câu 5: Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Nông dân Việt Nam bị mất ruộng đất, đói nghèo phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng khổ cực.

Kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn đìên để vơ vét tàI nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành

(5)

kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi trong xã hội Vịêt Nam: các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, …

BÀI 5:PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

Câu 1. Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo?

Phong trào Đông Du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo.

Câu 2: Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?

Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, để sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.

Câu 3 : Kể lại những nét chính của phong trào Đông du?

Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản và được một số người Nhật hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Ông về nước, vận động thanh niên sang Nhật học. Số người sang Nhật học ngày càng nhiều. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề, kể cả việc đánh giày hay rửa bát đĩa trong các quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy, họ vẫn vượt qua khó khăn, hăng say học tập. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du. Vì vậy, tiền của nhân dân trong nước ủng hộ ngày càng nhiều và hàng trăm thanh niên nô nức sang Nhật học. Ai cũng muốn mau chóng học xong để về cứu nước.

Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước ở phía đông nên gọi là phong trào Đông du). Phong trào bắt đầu từ năm 1905 và chấm dứt vào đầu năm 1909; lúc đầu có 9 người, lúc cao nhất (1907) có hơn 200 người sang Nhật học tập.

Câu 4: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du?

Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.

Phong trào Đông du tan rã.

Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tàI cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.

Câu 5: Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?

Tại vì Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là một nước ChâuÁ“đồng văn, đồng chủng” nên hi vọng vào giúp đỡ của họ.

Câu 6: Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?

Phong trào đông Du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 Thực Dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du. ít lâu sau chính phủ

(6)

Nhật ra lệnh trục suất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi nước Nhật. Phong trào Đông Du tan dã.

Câu 7.

Năm 1904 lập hội duy Tân.

Năm 1905 Phan Bội Vhâu sang Nhật Bản tìm kiếm sự giúp đỡ.

Năm 1908 Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu.

Năm 1909 phong trào tan dã

Kết luận: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phong trào Đông du do ông cổ động, tổ chức nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.

BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC.

Câu 1: Nêu một số hiểu biét của em về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tát Thành?

-Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

-Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.

-Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển sang nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900) một phụ nữ có học, đảm đang chăm lo chồng con hết mực.

-Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan, lại được chứng kiến nhiều nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của đế quốc phong kién. Người đã sớm nuôI chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, … nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.

Xuất phát từ lòng yêu nước, rút kinh nghiệm từ thất bại của các sĩ phu yêu nước đương thời, Người không đi về phương Đông mà đi sang phương Tây. Người muốn được đến tìm xem những gì ẩn náu đằng sau các từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” và để

“xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào”.

Câu 2: Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? Ông đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?

-Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài đểtìm con đường cứu nước phù hợp.

-Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương Tây.

-Người không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vì các con đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.

Câu 3: Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? Người đã định hướng giải quyết khó khăn như thế nào?

(7)

-Người biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau.

Bên cạnh đó Người cũng không có tiền.

-Người rủ Tư Lê, một người bạn thân cùng lứa đi cùng, phòng khi ốm đau có người bên cạnh nhưng Tư Lê không đủ can đảm đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài. Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc mệt nhọc và nguy hiểm để được đi ra nước ngoài.

Câu 4: Ý chí quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước của Người như thế nào?

Vì sao Người có được quyết tâm đó?

Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đI tìm đường cứu nước. Bởi vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc.

Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào thời gian nào?

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành với cáI tên mới – Văn Ba - đã ra đI tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin.

Kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

BÀI 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

Từ những năm 1926-1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ.

Từ tháng 6 đến tháng 9 – 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh nhưng chưa tạo được sức mạnh chung, lại còn công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu thống nhất không thể kéo dài, cần phải sớm hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất.

Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh và thời gian nào? Ai là người chủ trì hội nghị, vì sao?

+Đầu xuân năm 1930 (3-2-1930), hội nghị thành lập Đảng được tổ chức ở Hồng Công – Trung Quốc. Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

.+Chỉ có Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam bởi vì: Nguyễn Aí Quốc là người có hiểu biết sâu rộng về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế; được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ…

Câu 3: Nêu kết quả của Hội nghị?

Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng?

(8)

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có ý nghĩa rất quan trọng: Từ đây, cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn và dành được những thắng lợi vẻ vang.

Kết luận: Đầu xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đó cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

(Tháng 10-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) BÀI 8: XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH

(1930-1931)

Câu 1: Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?

Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người này càng đông thêm, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”… Thực dân Pháp cho quân lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người bị chết và hàng trăm người bị thương.

Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10-1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở, …Những kẻ đứng đầu thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng.

Câu 2: Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới?

Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình. Suốt thời kì có chính quyền, ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãI bỏ, tệ cờ bạc, … cũng bị đả phá. Đặc biệt là chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí. Nhân dân ở các xã vui mừng, phấn khởi. Nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, nghe giải thích chính sách hoặc bàn bạc công việc chung. Ai cũng thấy mình thoát được khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh?

+ Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.

+Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Kết luận: Trong những năm 1930-1931, nhân dân Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.

BÀI 9: CÁCH MẠNG MÙA THU Câu 1. Em biết gì về ngày 19 - 8 ?

Ngày 19 – 8 là ngày kỉ niệm cách mạng Tháng Tám.

(9)

Câu 2. Em hãy điền tên các sự kiện dưới đây ?

Cuối năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta.

Tháng 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp để xâm chiếm nước ta.

Giữa tháng 8 – 1945 quân Nhật ở Châu Á thua trận và ra đầu hàng Đồng Minh.

Câu 3. Nhận thấy kẻ thù của dân tộc đang suy giảm đi rất nhiều, Đảng ta đã làm gì? Nhận thấy thời cơ đến, Đảng ta đã nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành

chính quyền trên toàn nước.

Câu 4:Nêu diễn biến tiêu biểu của cuộc biểu tình ngày 19-8-1945 ở Hà Nội, thời gian nổ ra khởi nghĩa ở Huế và Sài Gòn.

+Ngày 18-8-1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng tràn ngập khí thế cách mạng.

+Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành và các tỉnh lân cẫnuống đường biểu dương lực lượng. Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như:

giáo, mác, mã tấu, … tiến về quảng trường Nhà hát lớn thành phố. Đến trưa, đại diện Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay sau đó,cuộc mít tinh đã trở thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ tợ của các đội tự vệ chiến đấu, xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù như: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an binh, …

Khi đoàn biểu tình kéo đến Phủ Khâm sai, lính Bảo an ở đây đã được lệnh sẵn sàng nổ súng. Quần chúng nhất tề hô vang khẩu hiệu, đập cửa, đồng thời thuyết phục lính Bảo an đừng bắn, nhiều người vượt hàng rào sắt nhảy vào Phủ.

Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an đã hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng đã bay phấp phới trên nóc Phủ Khâm sai.

Chiều ngày 19 – 8 -1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

Câu 5. Tiếp theo Hà Nội những nơi nào giành được chính quyền?

Tiếp theo Hà Nội là Huế ( 23 – 8 – 1945 ) tiếp đén là Sài Gòn ( 25 – 8) và đến ngày 28 – 8 -1945 cuộc tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước

Câu 6: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi ngiã giành chính quyền ở Hà Nội?

-Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN đã thúc đẩy các địa phương khác đứng lên giành chính quyền và thúc đẩy tinh thần yêu nước của nhân dân cả nước.

Câu 7: Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

-Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một.

-Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân phong kiến.

Câu 8: Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nước ta?

(10)

Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đI đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Kết luận: Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lênphá tan xiềng xích nô lệ.

Ngày 19 – 8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của nước ta.

BÀI 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Câu 1: Em hãy tả quang cảnh ngày 2-9-1945?

-Hà Nội tưng bừng cờ hoa (thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình).

-Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai, mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ (Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín).

-Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.

Câu 2: Em hãy nêu diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập?

-Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ.

-Các sự việc diễn ra trong buổi lễ:

+Bá Hồ và các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân.

+ Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

+Các thành viên trong Chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào quốc dân.+Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam.

Câu 3. Cuối bảng tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì?

“ Nước Việt Nam có quyền hưởnh tự do và độc lập, và sự thật đã là một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy”

Câu 4: Nêu một số nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập?

Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập,tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 5: Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945?

Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu kỉ nguyen độc lập của dân tộc ta.

Sự kiện này cũng cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 6. Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập? Trong bộ quần áo Ka ki, Bác bước lên lễ đài, giơ tay vẫy trào đồng bào... Bác ra hiệu cho nhân dân im lặng và đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập: “ Hỡi đồng bào cả

nước...”, đọc được nửa chừng Bác lại hỏi: “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”.

(11)

Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị, thân thương và cũng vô cùng kính trọng nhân dân

Kết luận: Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

BÀI 11: ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)

Thống kê các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945?

-1/9/1858: Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta.

- 1862 triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Thực dân Pháp.

-1859-1864: Phong trào chống Pháp của Trương Định. Phong trào đang dâng cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

-5/7/1885: Cuộc phản công ở kinh thành Huế: Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ. Sau cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương, từ đó bùng nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX, phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.

-1905-1908: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài để học tập để đào tạo nhân tài ra cứu nước.

Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam.

+ Đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.

+ Năm 1409 lập hội Duy Tân

+ Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật tìm kiếm sự giiúp đỡ.

+ Năm 1908 Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước Việt Nam.

+ Năm 1909 phong trào Đông Du tan dã.

+ Từ 1905 đến 1908 phong trào Đông Du.

+ 5 – 6 – 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

+ 1929 lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản.

+ Từ 3 – 7 / 2 / 1930 hội nghị thành lập Đảng họp.

+ Ngày 3 / 2 / 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

-1930-1931: Phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh. Nhân dân Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ – Tĩnh.

-8/1945: Cách mạng tháng Tám. Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công của nước ta.

(12)

-2-9-1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.

+ Ngày 2 / 9 / 1945 là ngày quốc khánh của nước ta.

B. BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ, TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP(1945-1954)

BÀI 12: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO

Câu 1: Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế

“ngàn cân treo sợi tóc”?

Nói nước ta đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”-tức tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:

-Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.

-Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, hơn 90%

người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập.

Câu 2: Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì đIều gì có thể xảy ra đối với đất nước ta?

Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì ngày sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói; nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước…

Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.

Câu 3: Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”?

Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy,chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước…

Câu 4: Trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” đó,Đảng và Chính phủ ta đã làm gì để lãnh đạo nhân dân đẩy lùi giặc đói và giặc dốt?

+Đẩy lùi giặc đói:

-Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” để dành gạo cho dân nghèo.

-Chia ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.

-Lập “Quỹ độc lập”, “Quỹ đảm phụ quốc phòng”, “Tuần lễ vàng” để quyên góp tiền cho Nhà nước.

+Chống giặc dốt:

-Mở lớp bình dân học vủơ khắp nơi để xoá nạn mù chữ.

-Xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.

+Chống giặc ngoại xâm:

-Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước.

-Hoà hoãn, nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 5: ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”?

-Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được ngững việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.

(13)

-Nhân dân ta một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng.

Câu 6: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?

-Đảng và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh của toàn dân.

-Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã phát huy được truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân.

-Đảng và Bác đã dựa vào dân.

Két luận: Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.

BÀI 13: “THÀ HI SINH TẤT CẢ,

CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

Câu 1: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta:

-Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.

-Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.

-Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nừu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

Câu 2: Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.Câu 3: Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?

Trước hoàn cảnh đó nhân dân ta không còn con đường nào khác là phảicamf súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 4: Trung ương Đảng và Chính ohủ quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến khi nào? Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?

-Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

-Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 5: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch thể hiện điều gì?

Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?

-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

-Câu thể hiện điều đó rõ nhất là: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

(14)

Kết luận:Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”

BÀI 14: THU ĐÔNG 1947,

VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”

Câu 1: Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, thực dân Pháp có âm mưu gì? Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?

-Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.

-Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.

Câu 2: Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đẫ có chủ trương gì?

Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định:

Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.

Câu 3: Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường, nêu cụ thể từng đường? Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?

* Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường:

-Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.

-Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.

-Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.

*Quân ta đánh địch ở cả ba đường tấn công của chúng:

-Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.

-Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.

-Trên đường thuỷ ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.

Câu 4: Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình trạng như thế nào? Quân ta thu được kết quả ra sao?

-Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.

-Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.

Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến.

(15)

Câu 5: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?

-Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

-Cơ quan đầu não của kháng chiến ở Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.

-Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.

-Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.

Câu 6: Tại sao nói: Việt Băc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?

Tại vì: Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, chúng đã bị ta đánh bại, giặc Pháp chết nhiều vô kể, vì thế có thể nío Việt Bắc thu- đông 1947 là

“mồ chôn giặc Pháp”.

Kết luận: Thu-đông 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội vhủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nhưng Việt Bắc đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”

BÀI 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950 Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?

Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới vì nếu để địch tiếp tục đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt-Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế. Do đó lúc này ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch.

Câu 2: Trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?

-Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy báy bắn phá suất ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.

-Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút quân khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.

Câu 3: Vì sao ta chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?

Bởi vì “Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động”.

Câu 4: Trình bày kết quả của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?

(16)

Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750km trên giải biên giới Việt- Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

Câu 5: Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?

-Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.

-Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.

Câu6: Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?

Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động mở cuộc tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.Kết luận: Thu-đông1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường; Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.

Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 5:

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Theo em, vùng biển nước ta có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?.. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ I. Thành Phố Hồ Chí ; B. phân bố ở những nơi

- Kết quả của hội nghị: Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng nước

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nó cổ vũ phong trào giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên

Em hiểu tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan

Câu 5: Trong phần mềm Word, để thêm một hàng mới nằm bên trên hàng đặt con trỏ soạn thảo, em thực hiện thao tác sau:. a) Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Row Above

Nội dung: + Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan

Chọn đáp án đúng nhất bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1 : Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là gì?. Đứng đầu nhà nước là vua,

Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình... 3. Phần mềm và phân loại