• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30 Ngày soạn: 16/04/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021 Tập đọc

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Trả lời được các câu hỏi 1,3,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 2 (M3, M4).

2. Kỹ năng: Đọc rõ ràng toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ. Chú ý các từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mững rỡ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

*GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Khởi động: 4’

- Gọi 4 HS đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi của bài.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Cho cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.

- Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi.

Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó.

2.2. Luyện đọc : 30’

a. GV đọc mẫu

Chú ý: Đoc toàn bài với giọng ấm áp,

- HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ Những từ ngữ, câu văn nào cho ta thấy cây đa sống rất lâu?

+ Tìm những hình ảnh được tả các bộ phận của cây đa?

+ Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những hình ảnhđẹp nào của quê hương?

- Nghe.

- HS đọc thầm

(2)

trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm; Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ; Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc nối tiếp từng câu + Luyện đọc:

+ Bài tập đọc có mấy đoạn?

- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp + Đọc câu

- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp(lần 2)

Giải nghĩa từ:

+ Hồng hào có nghĩa là gì?

+ Lời non nớt có nghĩa là gì?

+ Trìu mến có nghĩa là gì?

+ Mừng rỡ có nghĩa là gì?

- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - 1 HS đọc cả bài

Tiết 2 2. 3. Tìm hiểu bài: 17’

- GV gọi HS đọc lại cả bài

- Gọi 1HS đọc lại đoạn 1 của bài.

- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào

- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?

GV giảng: Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta.

- Gọi 1HS đọc lại đoạn 2 của bài.

- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì?

- Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?

- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho

- HS đọc nối tiếp câu

- Từ: quây quanh, trở lại,lời non nớt, reo lên...

- Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn - 4 HS đọc nối tiếp đoạn

+ Thưa Bác,/hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.//Cháu biết nhận lỗi.//Thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.//

(Giọng ân cần, động viên) - 4 HS đọc

+ Là da đỏ hồng, thể hiện sức khoẻ tốt + Là lời trẻ em ngây thơ

+ Là thể hiện tình thương yêu + Vui mừng lộ rõ ra bên ngoài - HS đọc từng đoạn trong nhóm - 4 HS đọc cá nhân đoạn 1

- HS lắng nghe, 1 HS đọc - 1 HS đọc lại

- Chạy ùa tới quây quanh Bác ai cũng muốn được nhìn Bác cho rõ hơn.

- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.

- 1 HS đọc lại

- Các cháu có vui không?

- Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,...của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em

- Những ai ngoạn sẽ được chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.

(3)

những ai?

- Gọi 1HS đọc lại đoạn 4 của bài.

- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?

- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?

- Chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?

* GV: HS hiểu được Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở học hành của thiếu nhi. Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

2.4. Luyện đọc lại: 15’

- Yêu cầu HS đọc phân vai . - GV nhận xét.

- Em đã ngoan chưa? Nếu em là một bạn trong bài tập đọc, em có xứng đáng được nhận kẹo Bác Hồ cho không?

3. Vận dụng: 3’

- Tộ là một em bé như thế nào? Em cần làm gì khi có lỗi?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc câu chuyện để ngày mai học giờ kể chuyện.

- HS đọc

- Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.

- Vì Tộ biết nhận lỗi

- 4 HS lên bảng chỉ vào bức tranh và kể lại

- Lắng nghe.

- 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé Tộ)

- HS nêu:

- Tộ là một em bé ngoan. Cần nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi.

- Nghe

--- Toán

LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Biết tính chu vi hình tam giác.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

* Bài tập cần làm: BT1; BT2 (cột 1,3); BT4; BT5.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(4)

- Giáo viên: Sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.

- Nhận xét, khen.

2.Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Giới thiệu trực tiếp vào bài.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập:32’

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/c HS làm bài.

- Chữa bài : Nhận xét Đ - S.

+ Y/c một số HS nêu cách tính miệng.

+ Nhận xét, khen...

* Rèn kĩ năng cộng các số có ba chữ số.

Bài 2: Y/c HS nêu yêu cầu của bài.

- Nêu cách đặt tính và tính?

- Y/c HS làm bài.

- Chữa bài : Nhận xét bài trên bảng.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.

+Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau, nêu nhận xét....?

* Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện các phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000.

Bài 3: Y/c HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK, trả lời.câu hỏi, giải thích lí do

- Chốt câu trả lời đúng.

+ Vậy hình b khoanh vào một phần mấy số con vật ?

* Củng cố kĩ năng nhận biết 1/4 số con vật trong mỗi hình.

Bài 4: Y/c 1 HS đọc đề bài.

+ Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?

- Kết hợp tóm tắt lên bảng:

- Tóm tắt: Gấu: 210 kg Sư tử nặng hơn gấu: 18 kg Sư tử nặng...kg ?

- 2 HS Đặt tính và tính:

234 + 321 = 368 + 630 = 564 + 132 = 756 + 23 = - HS nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe.

Bài 1: 1 HS nêu Tính:

- HS làm bài cá nhân - HS đọc kết quả nối tiếp.

- 2 HS nêu, nhận xét.

Bài 2: 1 HS nêu: Đặt tính rồi tính - 1HS

- 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

- 2 HS.

- 2 HS trong bàn....

Bài 3: 1 HS đọc, Hình nào đã khoanh 1/4 số con vật?

- HS quan sát, trả lời..

- Lắng nghe và nhận xét.

+ Hình a khoanh vào 1/4 số con vật.

- 1/3 số con vật.

- Lắng nghe.

Bài 4: 1 HS đọc

- Theo dõi - 1 HS

(5)

- Y/c HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?

- Y/c 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng.

+ Y/c HS nêu lời giải khác?

* Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.

Bài 5: Y/c HS đọc yêu cầu.

- Y/c HS đọc số đo độ dài các cạnh của tam giác.

- Y/c 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài : Nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách tính chu vi hình tam giác?

+ GV nhận xét, khen.

*Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tam giác.

3. Vận dụng: 3’

- Y/c nêu các nội dung tiết luyện tập.

- NX giờ học.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau....

- Bài toán về nhiều hơn.

- HS làm bài

Bài giải

Con sư tử nặng số ki lô gam là:

210 + 18= 228( kg ) Đáp số : 228 kg - Nghe.

Bài 5: 1 HS đọc - 1 HS

- HS làm bài

Bài giải

Chu vi hình tam giác ABC là:

300 + 200 + 400 = 900 (cm) Đáp số: 900 cm - 2 HS

- 1 HS nêu.

- Nghe.

- Thực hiện.

--- Chính tả - Nghe viết

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.

- Làm được bài tập 2a.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết bảng - HS viết bảng: cái xắc, xuất sắc,

(6)

nháp các từ sau - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết lại đoạn 1 của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng và làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ch; êt/êch 2. 2. Hướng dẫn viết chính tả: 28’

a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn cần viết - Yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn.

- Đây là đoạn nào của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng?

- Đoạn văn kể về ai?

b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu?

- Nêu cách trình bày một đoạn văn?

- Ngoài các chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm từ dễ lẫn và khó viết luyện viết?

- Chỉnh sửa lỗi cho HS d. Viết chính tả

- Đọc cho HS nghe một lần.

- Đọc cho HS viết bài e. Soát lỗi

- Đọc cho HS soát lỗi;

g. Chữa bài

- Thu vở chữa bài.

2. 3. Hướng dẫn làm bài tập: 5’

Bài 2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

- Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT.

- Nhận xét bài làm và đánh giá HS

đường xa, sa lầy.

- Nghe.

- Thực hiện theo yêu cầu, cả lớp nghe và đọc thầm theo.

- Đây là đoạn 1

- Đoạn văn kể về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng.

- Đoạn văn có 5 câu

- Khi trình bày một đoạn văn chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào 1 ô....

- Tên riêng: Bác Hồ

- Viết và đọc các từ: Bác Hồ. ùa tới, quây quanh, hồng hào.

- Mở vở viết bài - Nghe đọc và soát lỗi.

- Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

- Làm bài theo yêu cầu Đáp án:

a) cây trúc, chúc mừng. trở lại. che chở.

b) ngồi bệt; trắng bệch, chênh chếch, đồng hồ chết

(7)

3. Vận dụng: 3’

- Hôm nay viết chính tả bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện vết thêm.

- Ai ngoan sẽ được thưởng ---

Ngày soạn: 17/4/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 Toán

PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ)TRONG PHẠM VI 1000

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.

- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: BT 1 (cột 1,2); BT2 (phép tính đầu và phép tính cuối); BT3;

BT4.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.

- Y/c HS nhận xét . GV nhận xét.

2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Giới thiệu trực tiếp vào bài.

2. 2. Trừ các số có ba chữ số:10’

- Nêu phép tính và viết bảng.

- HD thực hiện tính trên các ô vuông...

- Hướng dẫn cách đặt tính, cách tính.

( Tương tự như thực hiện phép trừ số có 2 chữ số)

- Y/c HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- Nhận xét, chốt lại...

2. 3. Hướng dẫn làm bài tập: 22’

* Đặt tính và tính: 2 HS 438+ 230 785 + 14

- Lắng nghe.

- HS theo dõi : 635 - 214 = ? - HS quan sát và tính.

635 * 5 trừ 4 bằng 1 viết 1

- 214 * 3 trừ 1 bằng 2 viết 2 421 * 6 trừ 2 bằng 4 viết 4 - 2 HS nêu và thực hiện lại.

- Lớp nghe, nhận xét.

Bài 1: 1 HS nêu Tính:

484 586 590 693 - - - -

241 253 470 152

243 333 120 541

(8)

Bài 1: Y/c HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/c HS làm bài vào vở.

- Y/c 4 HS làm bài trên bảng.

- Chữa bài : nhận xét Đ/ S

- Y/c HS thực hiện tính 4 phép tính . Gọi HS nêu KQ các phép tính còn lại.

- Chốt KQ đúng.

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra, nêu N/xét

* Cách thực hiện phép trừ số có 3 chữ số.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/c HS làm bài vào vở.

- Y/c 2 HS làm bài trên bảng phụ

- Chữa bài :Y/c HS nêu cách thực hiện.

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Chốt KQ đúng

+ Y/c dưới lớp đổi chéo vở - kiểm tra...

*Lưu ý HS cách đặt tính cho thẳng cột, đặc biệt là ở các phép tính có số trừ là số có hai chữ số.

Bài 3: Y/c HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/c HS đọc và phân tích mẫu.

- Y/c 2 HS làm trên bảng; Lớp làm vở - Chữa bài:

+ Cho HS nhận xét bài trên bảng.

+ GV kiểm tra xác suất.

* Kĩ năng trừ nhẩm các số tròn trăm Bài 4: Y/c HS đọc đề bài.

+ Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - Kết hợp tóm tắt lên bảng...

- Y/c 1 HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Cho1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài : Nhận xét bài trên bảng.

+ Yêu cầu HS nêu lời giải khác.

3. Vận dụng: 3’

- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính?

- NX giờ học. Dặn dò:

- 4 HS thực hiện, theo dõi, nhận xét.

- 4 HS nêu nối tiếp, nhận xét.

- HS thực hiện, nhận xét bài bạn.

Bài 2: 1 HS nêu đặt tính rồi tính:

- HS làm bài.

548 732 592 395

- - - -

312 201 222 23

236 531 370 372

- HS thực hiện, N/xét....

- Lắng nghe.

Bài 3: 1 HS nêu Tính nhẩm (theo mẫu):

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

a. 500 - 200 = 300 600 - 400 = 200 600 - 100 = 500 900 - 300 = 600 700 - 300 = 400 800 - 500 = 300

b.1000 - 200 = 800 1000 - 400 = 600 1000 - 500 = 500 Bài 4: 2 HS đọc...

- HS trả lời...

Bài giải Đàn gà có số con là :

183 - 121 = 62 (con ) Đáp số : 62 con gà -1 HS nêu, lớp nghe, nhận xét.

- 2 HS

- Lắng nghe, thực hện

(9)

--- Kể chuyện

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

- Dựa vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Một số HS biết kể lại cả câu chuyện (BT2) (M3, M4). Kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ (BT3).

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.

4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...

*GD.KNS: Giúp học sinh biết tự nhận thức ; biết ra quyết định đúng .

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào.

- Nhận xét, đánh giá từng HS 2. Bài mới.

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Cho HS hát bài “Đi học”.

- Trong giờ kể chuyện hôm nay, lớp mình sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, đặc biệt lớp mình sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé.

2. 2. Hướng dẫn HS kể:

a. Dựa vào các tranh dưới đây, hãy kể lại từng đoạncủa câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

Bước 1. Kể trong nhóm.

- GVchia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức rranh trong nhóm.

Bước 2. Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình

- 5 HS kể lại chuyện theo vai( người dẫn chuyện, ông , Xuân, Vân, Việt)

- Lớp hát.

- Nghe.

- HS kể trong nhóm. Khi HS kể, các em khác lắng nghe để nhận xét, góp ý và bổ sung cho bạn

- Mỗi nhóm 2 HS lên kể

(10)

bày trước lớp

- Yêu cầu HS nhận xét - Đánh giá các HS kể tốt Gv gợi ý:

Tranh 1.

- Bức tranh thể hiện cảnh gì?

- Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu?

- Thái độ của các em nhỏ ra sao?

Tranh 2.

- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

- Ở trong phòng họp, Bác và các cháu thiệu nhi đã nói chuyện gì?

- Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác?

Tranh 4.

- Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì?

- Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ?

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS tham gia thi kể - Nhận xét, đánh giá HS

- Gọi HS lên kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, đánh giá HS.

c. Kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo lời của bạn Tộ

- Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng danh là “tôi”

- Gọi 1 HS K kể mẫu.

- Nhận xét, đánh giá từng HS 3. Vận dụng: 3’

- Em đã học được đức tính tốt gì của Tộ?

- Nhận xét, tiết học.

- Nhận xét, bạn kể

- Bác Hồ dắt tay hai cháu thiếu nhi.

- Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,..

- Các em vui vẻ vây quanhBác, ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

- Bức tranh vẽ cảnh Bác, cô giáo và các cháu thiếu nhi ở trong phòng họp - Bác hỏi các chảu chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt các cháu không,..các cháu có thích ăn kẹo không?

- Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được kẹo ạ

- Bác xoa đầu và chia kẹo cho Tộ - Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi - Mỗi lượt 4 HS thi kể, mỗi em kể một đoạn.

- 2 HS K kể toàn bộ câu chuyện

- HS suy nghĩ và tập kể

- Đứng nhìn Bác chia kẹo cho bạn, tôi thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan,...

- thật thà, dũng cảm…

(11)

- Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.

--- Tập viết

CHỮ HOA M (kiểu 2 )

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa M kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần)

2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Mắt sáng như sao là 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ).

- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gv yêu cầu HS viết bảng chữ A - HS dưới lớp nhắc cụm từ ứng dụng - HS viết chữ: Ao

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu MĐYC tiết học: Trong giờ Tập viết này, các con sẽ tập viết chữ M hoa và cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao.

2. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 7’

a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa M:

- GV đưa lần lượt chữ mẫu M treo lên bảng

- Chữ hoa M cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa M gồm mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết móc hai đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong) DB

- 2 HS viết bảng lớp,dưới lớp viết bảng con

- 2,4 HS nhắc: Ao liền ruộng cả

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con

- HS nhận xét.

- Nghe.

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li (6 đường kẻ)

- Gồm 4 nét: nét móc 2 đầu(trái-phải), nét móc xuôi trái và một nét móc là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.

- HS quan sát, lắng nghe.

(12)

ở ĐK2.

+ Nét 2: Từ điểm DB ở nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi trái, DB ở ĐK1.

+ Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ M trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái M

- GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu.

2. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

7’

a. Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng:

- GV đưa cụm từ: Mắt sáng như sao - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

b. Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét:

- Cụm từ Mắt sáng như sao có mấy chữ, là những chữ nào?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Khoảng cách giữa các chữ viết như thế nào?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

*Nối nét:Liền mạch.

c. Hướng dẫn viết chữ Mắt vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Mắt vào bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

2. 4. Hướng dẫn HS viết vở Tập viết:18’

- Gv nhắc nhở HS cách để vở, ngồi viết,..

- Gv cho HS quan sát vở Tập viết mẫu.

- Gv đưa lệnh viết:

+ 1 dòng chữ m cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ mắt cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2,4 lượt.

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- Tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.

- Có 4 chữ ghép lại với nhau.

- Cao1li:ă, a, n, ư, o./ Cao 2,5li:M,g,h cao 1,25 li: s/ cao 1,5 li: t.

- Khoảng cách giữa các chữ viết bằng một con chữ o.

- Dấu sắc đặt trên chữ ă của tiếng Mắt, sáng.

- HS tập viết chữ Mắt 2,4 lượt.

- HS thực hiện theo lệnh GV đưa ra để viết

(13)

- Gv giúp đỡ Hs yếu, kém, viết chậm.

2. 5. Chữa bài: 3’

- GV thu 5-7 bài chữa

- GV yêu cầu HS chữa bài của bạn.

- GV nhận xét bài chấm và cho HS quan sát bài mẫu viết đẹp.

3. Vận dụng: 3’

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà viết phần bài ở nhà của mình.

- HS đổi chéo vở để chữa bài

+ Nhận xét lôi viết sai của bạn: chính tả, cỡ chữ, kiểu chữ,...

- Theo dõi

--- Ngày soạn: 18/ 4/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1,2,4), 4.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Viết sẵn nội dung bài tập 3. Vẽ sẵn các hình bài tập 5.

- Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.

- GV nhận xét, khen....

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:1’

2.2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’

Bài 1: Y/c HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/c HS tự làm bài vào vở.

- Y/c 2 HS nêu miệng kết quả.

* Đặt tính và tính:

734 - 321 868 - 630 564 - 132 756 - 23 - HS nhận xét, chữa bài.

Bài 1: 1 HS đọc Tính

682 987 599 425 676 351 255 148 203 215

(14)

- Y/c nêu lại cách thực hiện...

- Nhận xét, khen...

*Cách thực hiện phép trừ số có3 chữ số.

Bài 2: Y/c HS nêu yêu cầu.

- Y/c 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện một số phép tính cụ thể.

- Y/c 1 HS khá đọc kết quả cột 3.

- Nhận xét, khen....

*Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện các phép tính trừ không nhớ các số có ba chữ số.

Bài 3: Y/c HS nêu yêu cầu.

- Y/c 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài của bạn.

+ Giải thích cách làm bài.

+ Y/c dưới lớp so sánh đối chiếu.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Y/c nêu lại cách tìm Số BT, ST. H.

* Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép trừ.

Bài 4: Y/c HS đọc đề bài.

+ Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - Kết hợp tóm tắt lên bảng.

- Y/c nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Y/c 1 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Y/c nhận xét, chữa bài.

- Bài tập củng cố kiến thức gì?

*Củng cố kĩ năng giải bài toán về ít hơn.

Bài 5: Y/c HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/c HS làm bài cá nhân.

- Đọc kết quả và chỉ trên hình vẽ.

331 732 451 222 461 - Nhận xét bài của bạn.

- 2 HS nêu lại cách thực hiện các phép tính 2,4.

Bài 2: 1 HS nêu Đặt tính rồi tính 986 758 831 - - -

264 354 120 722 404 711 -2 HS nêu.cách thực hiện...

- HS khác đối chiếu; nhận xét.

- Lắng nghe.

Bài 3: 1 HS nêu Viết số thích hợp vào ô trống

Số bị trừ 257 257 869 867 486 Số trừ 136 136 659 661 264

Hiệu 121 121 210 206 222

- 1 HS...

- HS đối chiếu....

- Tìm số bị trừ, số trừ.

- Vài HS nêu lại cách tìm số bị trừ, số trừ.

Bài 4: 2 HS đọc...

- HS trả lời....

- 1 HS

Bài giải

Trường Hữu Nghị có số học sinh là:

865 - 32 = 833 ( học sinh ) Đáp số: 833 học sinh - 1 HS ...

(15)

- Y/c HS nhận xét- GV chốt.

Số tứ giác có trong hình vẽ là : D.4

* Cách đếm số hình tứ giác.

3. Vận dụng: 3’

- Y/c HS nêu nội dung kiến thức giờ luyện tập.

- NX giờ học.

- Dặn dò:

Bài 5: 1 HS đọc

- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.

- 2 HS.

- Lắng nghe.

- Làm bài trong vở bài tập.

--- Tự nhiên và Xã hội

MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời lặn. (Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh sách giáo khoa (phóng to).

- Học sinh: Sách giáo khoa. Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KHởi động: 4’

- Gv kết hợp với TBHT tổ chức T.C:

Bắn tên

-Nội dung chơi:

+ Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô?

+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt?

- GV tổng kết và đánh giá, tuyên dương 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Học sinh chủ động tha gia chơi.

- Học sinh nhận xét.

- Lắng nghe.

-...có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc.

(16)

2.2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( 15’) - Giáo viên treo tranh sách giáo khoa (phóng to)

- Hỏi:

+ Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào?

+ Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào?

+ Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

b. Hoạt động 2: Tìm phương hướng mặt trời (12’)

Bước 1: Hoạt động theo nhóm.

- Giáo viên treo tranh 3 sách giáo khoa (phóng to)

- Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.

Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.

- Giáo viên nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời: Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì:

Tay trái của ta chỉ phương Tây Trước mặt ta là phương Bắc Sau lưng ta là phương Nam

Bước 3: Chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời”

- Giáo viên cho học sinh ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 học sinh). Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi.

*GV kết luận: người ta quy ước, trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Người ta cũng quy ước:

phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt Trời lặn là phương Đông.

3. Vận dụng: 3’

- Qua bài học, bạn biết được điều gì?

- GV gọi một số nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời.

- Phương Trời mọc là phươngĐông, phương Mặt Trời lặn là phương Đông.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh quan sát.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Học sinh chú ý.

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.

- Phương hướng của mặt trời.

- 2 nhóm thực hiện.

(17)

- Cỏc nhúm khỏc quan sỏt và nhận xột.

- Giỏo viờn tuyờn dương cỏc nhúm làm đỳng.

- Giỏo viờn nhận xột tiết học.

- Dặn học sinh về xem lại bài học trờn lớp. Xem trước bài sau.

--- Đạo đức

TèM HIỂU NHÀ BIA YấN DƯỠNG

I.mục tiêu

- Hs tìm hiểu lịch sử địa phơng qua di tích lịch sử Giếng làng Yên Dỡng.Cho HS thấy đợc tội ác của thực dân Pháp trong chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục lòng yêu nớc, tự hào về quê hơng đất nớc.

II.CHUẨN BỊ.

- Tìm hiểu, su tầm tài liệu về giếng làng Yên Dỡng

III.các hoạt động dạy học

1 Kiểm tra(4)

? Kể tên những cây trồng vật nuôi mà em biết?

Nêu ích lợi của nó

? Nêu cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng ,vật nuôi

-Nhận xét đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1)

2. Hớng dẫntìm hiểu bài(27)

- Giới thiệu : Yên Dỡng là 1 làng quê đợc hình thành từ lâu đời, theo sử sách ghi lại trớc kia thuộc xã Ngọc Lâm làng có đồi, ruộng, đầm có thể nói thiên nhiên đã u đãi cho làng một một vị trí thiên thời địa lợi, nhâm hoà. Các dòng họ có có công khai sinh lập địa đợc lu truyền : Họ Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ , Bùi, Tô, Hà…

- Cũng giống bao làng quê cổ kính khác…có giếng làng, đài tởng niệm 127 ngời vô tội…

22/4/1943 năm kỉ sửu….

- Qua các thời kì sau cách mạng thành công, đặc biệt cuộc sống đổi mới, đợc sự lãnh đạo của Đảng

đến nay ngày 22/4 hàng năm là ngày giỗ trận của làng.

- Hớng dẫn thảo luận. Báo cáo

? Làng Yên Dỡng trớc kia có tên là xã nào

? Làng Yên Dỡng có những di tích gì

? Lí do giặc pháp giết hại

? Trong điều kiện đó có mấy ngời còn sống

? Ngày giỗ trận hàng năm của làng Yên Dỡng là ngày nào

Kết luận

-Giới thiệu cho Hs về tinh thần, tình cảm, lòng yêu nớc của dân tộc ta.

3. Củng cố - dặn dò(4)

?Con có suy nghĩ gì qua bài học này -Nhận xét đánh giá chung giờ học

- Về tìm hiểu thêm lịch sử địa phơng qua ông, bà,

- 2HS trả lời

- Nhận xét đánh giá

-HS nghe, theo dõi - HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét đánh giá bổ sung

-Xã Ngọc Lâm

- Giếng làng, đài tởng niệm 127 ngời…giết hại

-Làng cách mạng

- 3 ngời ( 1ngời đi Trung Quốc, 1 ngời đi Miền nam. 1 ngời là

ông Thờng

- Ngày 22/4 hàng năm - HS nghe

(18)

bè, mÑ.DÆn chuÈn bÞ bµi sau

--- Hoạt động ngoài giờ

BÀI HỌC TỪ HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc.

- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhảu đoảng dẫn đến hỏng việc. HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc

- Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 4’

- Bác quí trọng con người

- Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung quanh? 3 HS trả lời – Nhận xét

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Bài học từ hòn đá giữa đường 2. 2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Đọc hiểu ( 15’)

- GV đọc chậm đoạn truyện “Bài học từ hòn đá giữa đường” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr. 26) GV hỏi:

+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?

+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?

+ Để người lái xe bình tĩnh sửa xe, Bác đã làm gì?

+ Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người lái xe điều gì?

b. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (10’) + Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã dùng để khuyên người lái xe:

“ Tham đĩa bỏ mâm?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta nên có đức tính gì khi làm việc?

c. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (7’) + Bình tĩnh để làm một việc gì đó, kết quả sẽ

- HS lắng nghe - HS trả lời cá nhân - Các bạn bổ sung

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

+ HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày - HS trả lời

- Lắng nghe

(19)

ra sao?

+ Vội vã, nôn nóng làm một việc gì đó, kết quả sẽ như thế nào?

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh co thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Các em hãy kể ra những tình huống tương tự khác trên đường khi tham gia giao thông.

Hãy nêu cách giải quyết các tình huống đó.

3. Vận dụng: 3’

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh có thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

+ Nhận xét tiết học.

--- Phòng học trải nghiệm

Bài 8: RÔ BỐT THÁM HIỂM NHẬN DẠNG ĐỘ NGHIÊNG ( Tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tìm hiểu về robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng - Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot phát hiện vật thể.

2. Kĩ năng

- Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệu bộ leggo wedo 2.0, bộ đồ dung lego wedo 2.0 - Học sinh:

III. Tiến trình

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A. KTBC

- Nhắc lại nôi quy lớp học? - Nêu lại nội quy lớp học.

Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

(20)

- Nhắc lại nội dung tiết học trước?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

- Đưa video tình huống 2. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng -Gv đưa câu hỏi tìm hiểu

- Robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng là gì?

- *Là robot thám hiểm có thể cảm biến độ nghiêng theo ý lập trình của con người nhằm thực hiện một công việc nào đó thay thế con người.

- Robot thám hiểm nhận diện độ nghiêng tự hành thường được dùng ở đâu ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng

Đưa video về các loại robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng.

1). Robot thám hiểm nhận dạng độ nghiêng

2). Tàu ngầm thám hiểm nhận dạng độ

Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà

Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau - Nêu lại kiến thức bài trước đã

học.

- HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến:

Là robot có hành động và di chuyển theo ý lập trình của con người có thể cảm biến độ nghiêng

1). Robot thám hiểm phát hiện vật thể thường dùng để đi khám phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh con người không thể đặt chân đến được.

2)Tàu ngầm thiểm dưới lòng sâu đại dương để phát hiện những vật thể lạ.

3)Máy bay phát hiện vật thể.

- Theo dõi video mở rộng

(21)

nghiêng

(3). Máy bay thám hiểm nhận dạng độ nghiêng

-Kể tên một số robot tự hành? Robot đó được dùng để làm gì? ở đâu?

GV nhận xét.

C. Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhử học sinh - Dọn dẹp lớp học.

Thảo luận nhóm:

). Robot thám hiểm nhận dạng độ

nghiêng đi khám phá những vùng đất xa xôi, hẻo lánh con người không thể đặt chân đến được.

(2). Tàu ngầm thám hiểm nhận dạng độ nghiêng thám hiểm dưới lòng sâu đại dương.

(3). Máy bay thám hiểm nhận dạng độ nghiêng thám hiểm trên bầu trời .

--- Ngày soạn: 18/4/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.

- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và tính nhẩm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: BT1 (phép tính 1,3,4); BT2 (phép tính 1,2,3); BT3 (cột 1,2);

BT4 (cột 1,2).

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng vẽ hình bài tập 5 (có chia ô vuông).

- Học sinh: Sách giáo khoa. Bộ thực hành toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: 4’

- Y/c HS lên bảng, lớp làm nháp. - 2 HS lên bảng....

(22)

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2. 1 .Giới thiệu bài: 1’

- Giới thiệu trực tiếp vào bài.

2. 2. Hướng dẫn làm bài tập:32’

Bài 1: Y/c HS nêu yêu cầu.

- Y/c 1 HS làm bài trên bảng phụ , lớp làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Y/c HS nhận xét đúng, sai.

+ Y/c HS nêu cách thực hiện phép tính + Y/c dưới lớp so sánh đối chiếu kết quả

* Củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ các số trong phạm vi 100.

Bài 2: Y/c HS nêu yêu cầu.

- Y/c 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

+Y/c HS nêu cách tính miệng một số phép tính cụ thể.

+ Y/c dưới lớp đổi chéo vở KT- nhận xét.

* Củng cố kĩ năng trừ có nhớ các số trong phạm vi 100.

Bài 3 :Tính nhẩm

- Y/c 3 HS nối tiếp nêu kết quả của 3 cột tính.

- GVđánh giá.

- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm.

+ Nêu nhận xét về 2 phép tính cùng cột +(Tổng trừ đi số hạng thứ nhất được số hạng thứ hai)

* Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

Bài 4: Y/c HS nêu yêu cầu.

- Y/c 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện một số phép tính cụ thể.

+ Y/c dưới lớp so sánh đối chiếu.

*Củng cố kĩ năng đặt tính và tính phép tính không nhớ trong phạm vi 1000.

Bài 5: Y/c 1 HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức trò chơi: Theo hiệu lệnh của GV, HS vẽ hình vào phiếu BT - Tổ nào có nhiều HS vẽ nhanh và đúng là thắng cuộc.

- Hướng dẫn HS dựa vào các ô vuông của nền để vẽ.

*Lưu ý cách vẽ hình theo mẫu cho trước.

3. Vận dụng: 3’

- Tiết luyện tập hôm nay cần ghi nhớ những gì?

Đặt tính và tính:

834 - 331 168 + 630 664 - 232 756 + 23 - HS nhận xét, chữa bài.

- Đọc: Luyện tập chung Bài 1: 1 HS nêu ,Tính

35 48 57 83 25 + + + + +

28 15 26 7 37 63 63 83 90 62 - 1 HS nêu

- HS so sánh...

Bài 2: 1 HS nêu,Tính:

75 63 81 52 80

- - - - - 9 17 34 16 15

66 46 47 36 65

- 2 HS

- HS thực hiện

Bài 3: 1 HS nêu Y/c Tính nhẩm:

700 + 300 = 1000 800 + 200 =1000 1000 - 300 = 700 1000 - 200 = 800 - 1 HS 500 + 500 = 1000 - 1 HS 1000 - 500 = 500

(23)

Bài 4: 1 HS nêu; Đặt tính rồi tính 351 + 216 876 - 231 351 876 + -

216 231 567 645 - 2 HS...

- HS thực hiện.

- Bài 5: 1 HS đọc;Vẽ hình theo mẫu - Các tổ nhận nhiệm vụ.

- HS thực hành vẽ.

- HS khá nêu tóm tắt.

--- Chính tả - Nghe viết

CHÁU NHỚ BÁC HỒ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi.

- Làm được bài tập 2a, 3a.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả ch/tr.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng viết sẵn bài tập 2.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết bảng nháp các từ sau

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Giờ Chính tả này các em sẽ nghe cô

- HS viết bảng: viết các tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr

(24)

đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả.

2. 2. Hướng dẫn viết chính tả: 27’

a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết - GV đọc 6 dòng thơ đầu - Gọi 2 HS đọc lại

- Nội dung đoạn thơ nói gì ?

- Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ?

b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy dòng?

- Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì?

- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Tìm và luyện viết chữ khó vào bảng con?

- GV nhận xét d. Viết chính tả

- Đọc cho HS nghe một lần.

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài.

e. Soát lỗi

- Đọc cho HS soát lỗi;

g. Chấm bài

- Thu vở chấm bài.

2. 4. Hướng dẫn làm bài tập: 5’

Bài 2. Điền ch hoặc tr - Bài yêu cầu làm gì?

- HS tự làm vào VBT

- Gọi vài HS lên bảng làm. Nhận xét.

Bài 4. Thi đặt câu nhanh

- GV nêu cách thi: Đặt câu với từ chứa tiếng có ch hoặc tr

- Chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại

- Nghe.

- Thực hiện theo yêu cầu, cả lớp nghe và đọc thầm theo.

- Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ.

- Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn - Đoạn thơ có 6 dòng thơ

- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.

- Viết hoa những chữ đầu câu: Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm; tên riêng Bác Hồ để tỏ lòng tôn kính Bác Hồ.

- Viết và đọc các từ: bâng khuâng ; chòm râu , ngẩn ngơ , …

- Mở vở viết bài;

- Nghe đọc và soát lỗi.

- Điền ch hoặc tr

- Thực hiện theo yêu cầu

- Đáp án: chăm sóc; một trăm va chạm; trạm y tế - HS nhắc lại yêu cầu của đề - HS lắng nghe luật chơi

- VD: Trăng rằm thật tròn và sáng.

(25)

bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được một điểm.

- GV nhận xét , tuyên dương nhóm thắng cuộc

3. Vận dụng: 3’

- Hôm nay viết chính tả bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện viết thêm.

- Cháu nhớ Bác Hồ ---

Tập làm văn

NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyênh Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nghe trả lời câu hỏi.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* GDQPAN: Kể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ ghi câu hỏi bài tập 1. Tranh minh học truyện sách giáo khoa, một bó hoa để học sinh thực hành làm bài tập 1a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gọi HS lên bảng kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương

- Nhận xét, đánh giá HS 2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Bác Hồ muôn vàn kính yêu không những quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó.

- HS lên bảng

- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?

- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?

- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?

- Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?

- Nghe.

(26)

2. 2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’

Bài 1. Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 106

- GV kể chuyện lần 1

Chú ý: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.

- Gọi 2 HS đọc các câu hỏi trong SGK - GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh

- GV kể chuyện lần 4. Đặt câu hỏi + Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?

+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?

+ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?

+ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?

- Yêu cầu 2 HS hỏi đáp theo cặp - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét

Bài 2. Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1

- Gọi 1 HS đọc đề bài?

- Gọi 2 HS thực hành hỏi đáp.

- Yêu cầu HS tự viết vào vở - Gọi HS đọc bài. Nhận xét 3. Vận dụng: 3’

- Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình ?

- GV: Chúng ta phải luôn ghi nhớ công ơn của Bác, chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng mong mỏi của Bác.Bác và các chú bộ đội đã chịu rất nhiều gian khổ.

- HS đọc yêu cầu của đề bài

- HS quan sát tranh trong SGK trang 106

- HS lắng nghe

- HS đọc các câu hỏi trong SGK - HS lắng nghe

+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi công tác.

+ Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị xảy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.

+ Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.

+ Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người.

Bác quan tâm đến anh chiến sĩ. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.

- HS hỏi đáp theo cặp các câu hỏi - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện

- HS đọc đề bài: Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1

- HS 1 : Đọc câu hỏi HS 2. Trả lời câu hỏi - HS làm bài

- 2, 4 HS đọc bài

- HS nêu ý kiến của mình

(27)

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS nghe

--- Thực hành kiến thức (Toán)

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU :

- HD HS Ôn luyện kiến thức đã học.

- Củng cố kĩ năng tìm các thành phần chưa biết trong phép tính.

- Ôn luyện về viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.

- Giải bài toán có lời văn có kèm đơn vị đo độ dài mét.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: 4’

- Y/c HS làm bảng con các phép tính 35m + 24m = 46 km - 14km = 13mm + 62mm = 24 m : 4 = - Nhận xét sửa...

2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

2. 2. Thực hành: 32’

Bài 1: Tìm x

x + 15 = 40 ; 42+ x = 71 ; x – 18 = 27 67 - x = 48 ; 5 x x = 35 ; x : 4 = 8 - Y/c nêu cách thực hiện.

- Nhận xét, chốt cách tìm x

Bài 2: Viết các số 271, 928, 665, 397 (theo mẫu) 351 = 300 + 50 + 1

- Y/c HS làm bài vào vở - Y/c HS lên bảng làm

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau : Sợi dây dài : 64 m .

Cắt đi : 29 m.

Sợi dây còn lại : ...m ? - Y/ C HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết sợi dây còn lại bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?

- Gọi HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV Nhận xét, chốt.

3. Vận dụng: 3’

- Hôm nay lớp ta ôn nội dung nào?

- Nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết?

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS làm bảng con

Bài 1: 3 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài nhận xét.

- 1 HS - Lắng nghe...

Bài 2

- Theo dõi mẫu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm bài 271 = 200 + 70 + 1 928 = 900 + 20 + 8 665 = 600 + 60 + 5 397 = 300 + 90 + 7 - HS sửa bài nếu sai.

Bài 3

- 1-2 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

-1 HS lên bảng làm bài ,lớp làm vào vở - Nhận xét...

- 1 HS nêu - 1 HS nêu - Thực hiện

--- Thực hành kiến thức ( Luyện từ và câu)

(28)

TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác(BT1); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2).

- Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn(BT3).

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập, bút dạ và 4 tờ giấy to.

- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp có cụm từ “để làm gì?”

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ và luyện tập về đặt câu với từ cho trước, đặt câu theo nội dung tranh minh họa.

2. 2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’

Bài 1. Tìm những từ ngữ :

a. Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi

b. Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút dạ và 1 tờ giấy màu.

- Yêu cầu nhóm 1,2 làm yêu cầu a của bài; nhóm 4, 4 làm yêu cầu b . - Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS hỏi đáp: + Người ta trồng cây vải để làm gì?

+ Người ta trồng cây vải để lấy quả.

- Nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm.

- Đại diện các nhóm lên dán giấy lên bảng, sau đó đọc to các cụm từ tìm được.VD:

a. Yêu, thương, quý mến, yêu quý, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo...

(29)

- Nhận xét, chốt lại các từ đúng.

- Các từ các em vừa tìm được là các từ chỉ gì?

- Các từ các em vừa tìm được ở phần a là các từ ca ngợi ai?

- Các từ các em vừa tìm được ở phần b là các từ chỉ tình cảm của ai với Bác Hồ?

Bài 2. Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi

- Gọi HS đặt câu dựa vào các từ ở trên.

- Tuyên dương HS đặt câu hay.

- GV: Đầu câu ta phải viết hoa và cuối câu có dấu chấm

Bài 4. Mỗi tranh dưới đây kể về một hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS quan sát từng tranh suy nghĩ và ghi lại vào VBT hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh.

- Gọi HS trình bày bài làm của mình

- GV có thể ghi bảng các câu văn hay.

- Gọi HS nhận xét bổ sung.

- Các em có kính yêu và biết ơn Bác Hồ không?

- Để thể hiện lòng biết ơn Bác Hồ

b. kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn.

thương nhớ, nhớ thương...

- Là các từ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào.. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào.. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu

- Giáo dục : Các con phải biết chăm ngoan học giỏi nghe lời cô giáo để xứng đáng là con ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ

b)Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.. Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 a) Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi... b) Bố

Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm mới xứng đáng là cháu ngoan

Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm mới xứng đáng là cháu ngoan

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?. - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu