• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chinh phục các câu hỏi hay và khó về sinh học cá thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chinh phục các câu hỏi hay và khó về sinh học cá thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

2 - phần Sinh học cá thể_Phần 2

Câu 1. Nếu gọi S= diện tích bề mặt, V= thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của ĐV hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là:

A. Sống nơi càng nóng, S càng lớn B. Sống nơi càng lạnh, V càng lớn C. Sống nơi lạnh, tỉ số S/V càng giảm D. Sống nơi nóng, tỉ số S/V càng giảm

Câu 2. Số lứa sâu hại cây trồng mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào:

A. Nhiệt độ của vùng đó B. Ánh sáng của vùng đó C. Nước và độ ẩm của vùng đó D. Mật độ cây trồng ở đó

Câu 3. Cây chịu khô hạn không có đặc điểm:

A. Rễ mọc rộng B. Rễ mọc sâu C. Lá tiêu giảm D. Khí khổng nhiều

Câu 4. Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó:

A. Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của những yếu tố môt trường B. Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể trước môi trường sinh thái C. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài

D. Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên Câu 5. Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên

A. Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.

B. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.

C. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.

D. Giới hạn phát triển của sinh vật.

Câu 6. Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng là A. thuộc một ổ sinh thái.

B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau C. thuộc hai quần xã khác nhau.

D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau

Câu 7. Tán cây là nơi ở của một số loài chim nhưng mỗi loài kiếm nguồn thức ăn riêng, do sự khác nhau về kích thước mỏ và cách khai thác nguồn thức ăn đó. Đây là ví dụ về

A. hiện tượng cạnh tranh B. ổ sinh thái.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 8. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

(2)

Câu 9. Nhiệt độ môi trường tăng ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng tuổi phát dục của động vật biến nhiệt?

A. tốc độ sinh trưởng giảm thời gian phát dục giảm.

B. tốc độ sinh trưởng giảm thời gian phát dục kéo dài.

C. tốc độ sinh trưởng tăng thời gian phát dục rút ngắn.

D. tốc độ sinh trưởng tăng thời gian phát dục kéo dài.

Câu 10. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sinh sản tốt nhất.

C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sống tốt nhất.

D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời.

Câu 11. Đặc điểm thích nghi để giảm mất nhiệt ở các động vật hằng nhiệt vùng ôn đới là A. kích thước cơ thể lớn, các bộ phận thò ra ngoài cơ thể nhỏ, có lớp mỡ dày.

B. sống tiềm sinh, kích thước cơ thể nhỏ và cơ thể có lớp mỡ dày.

C. kích thước cơ thể lớn, có lớp mỡ dày và ra mồ hôi.

D. kích thước cơ thể nhỏ, các bộ phận thò ra ngoài cơ thể lớn, có lớp mỡ dày.

Câu 12. Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt:

A. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm.

B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.

C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn.

D. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được.

Câu 14. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 15. Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có:

A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 16. Lớp động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ:

(3)

A. Bò sát B. Chim.

C. Cá xương.

D. Thú.

Câu 17. Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35 0C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35 0C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C và cao hơn 420C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ 20C đến 44 0C là giới hạn sống của cá chép.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn.

D. Từ 5,60C – 42 0C là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ.

Câu 18. Ổ sinh thái của một loài là A. nơi làm tổ và kiếm ăn của loài đó.

B. một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

C. nơi ở, nơi kiếm ăn, và cách thức kiếm ăn của loài đó.

D. một “không gian sống” mà ở đó sinh vật sinh sống: làm tổ, kiếm ăn, giao phối, sinh sản để sinh ra thế hệ mới nhằm duy trì nòi giống.

Câu 19. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sinh sản tốt nhất.

C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sống tốt nhất.

D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời.

Câu 20. Nhịp sinh học là

A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.

B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.

C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.

D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.

Câu 21. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

B. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.

C. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.

D. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.

Câu 22. Khi nói về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hóa vitamin ở động vật.

B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật.

C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật.

Câu 23. Trên một cây cổ thụ, nhiều loài chim sống, có loài làm tổ và sống trên tán lá trên cao, có loài làm tổ ở tầng lá thấp và có loài làm tổ và kiếm ăn trong hốc cây. Trong sinh thái học, hiện tượng trên được gọi bằng khái niệm nào?

A. Ổ sinh thái.

B. Giới hạn sinh thái.

C. Giới hạn chịu đựng.

(4)

D. Khoảng chống chịu.

Câu 24. Các loài chim ăn hạt có mỏ ngắn và rộng, chim hút mật mỏ của nó thường dài và mảnh, chim ăn thịt có mỏ quắp, khỏe. các ví dụ trên thể hiện

A. Ổ sinh riêng.

B. Ổ sinh thái chung.

C. Ổ sinh thái dinh dưỡng.

D. Ổ sinh thái sinh sản.

Câu 25. Kết luận nào sau đây không đúng về động vật đẵng nhiệt?

A. Các loài động vật thuộc lớp thú, chim là động vật đẵng nhiệt.

B. Động vật đẵng nhiệt có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

C. Động vật đẵng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước cơ thể bé hơn ở vùng nóng.

D. Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể của gấu vẫn được duy trì ổn định.

Câu 26. Trên một cây cổ thụ, nhiều loài chim sống, có loài làm tổ và sống trên tán lá trên cao, có loài làm tổ ở tầng lá thấp và có loài làm tổ và kiếm ăn trong hốc cây. Trong sinh thái học, hiện tượng trên được gọi bằng khái niệm nào?

A. Ổ sinh thái.

B. Giới hạn sinh thái.

C. Giới hạn chịu đựng.

D. Khoảng chống chịu.

Câu 27. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là A. 200C.

B. 250C.

C. 300C.

D. 350C.

Câu 28. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A. 20C- 420C.

B. 100C- 420C.

C. 50C- 400C.

D. 5,60C- 420C.

Câu 29. Tổng nhiệt hữu hiệu là

A. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển thuận lợi nhất ở sinh vật.

B. lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển ở thực vật.

C. hằng số nhiệt cần cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt.

D. lượng nhiệt cần thiết cho sinh trưởng của động vật.

Câu 30. Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, các hoạt động sống.

B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí.

C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí.

D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí.

Câu 31. Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

B. bị ức chế các hoạt động sinh lí.

C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 32. Lá cây ưa sáng có đặc điểm nào sau đây?

(5)

A. Lá màu xanh đậm, phiến dày, mô giậu phát triển.

B. Lá màu xanh đậm, phiến mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

C. Quang hợp đạt mức độ cao nhất khi cường độ ánh sáng yếu.

D. Không có khả năng quang hợp khi ánh sáng mạnh.

Câu 33. Đặc điểm của cây ưa ẩm và ưa bóng sống ở rừng ẩm là

A. phiến lá mỏng, hẹp bản, mầu xanh xẫm, lỗ khí có ở hai mặt lá và mô giậu phát triển.

B. phiến là dày, rộng bản, mầu xanh nhạt, mô giậu phát triển và lá xếp nghiêng so với mặt đất.

C. phiến lá mỏng, bản rộng, mầu xanh sẫm, mô giậu kém phát triển và lá nằm ngang so với mặt đất.

D. phiến lá dày, bản hẹp, mầu xanh nhạt, mô giậu kém phát triển và lá nằm nghiêng so với mặt đất.

Câu 34. Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ tác động lên quần thể là các nhân tố nào sau đây ? A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể và giữa quần thể này với quần thể khác.

B. Sự trao đổi cá thể giữa hai quần thể sống ở khu vực lân cận nhau.

C. Sự ảnh hưởng bởi sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

D. Sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm đến khả năng tăng trưởng của quần thể

Câu 35. Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50˚C đến +30˚C nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0˚C đến 20˚C.

Khoảng nhiệt độ từ 0˚C đến 20˚C được gọi là A. khoảng thuận lợi.

B. giới hạn sinh thái.

C. khoảng chống chịu.

D. khoảng ức chế.

Câu 36. Ví dụ nào sau đây nói về quy tắc Anlen?

A. Voi ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi ở vùng nhiệt đới.

B. Gấu ở vùng ôn đới có lớp mỡ dầy hơn so với gấu ở vùng nhiệt đới.

C. Thỏ ở vùng ôn đới có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới . D. Voi ở vùng ôn đới chịu lạnh giỏi hơn voi ở vùng nhiệt đới.

Câu 37. Nguyên nhân hình thành nhịp ngày đêm là do:

A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối của môi trường.

B. Sự chênh lệch độ dài giữa ngày và đêm.

C. Do cấu tạo cơ thể chỉ thích nghi với hoạt động ngày hoặc đêm.

D. Do gen quy định tính trạng hoạt động ngày hoặc đêm của loài.

Câu 38. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A. khoảng thuận lợi.

B. giới hạn sinh thái.

C. ổ sinh thái.

D. khoảng chống chịu.

Câu 39. Mức độ ảnh hưởng của cơ thể trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào:1.cường độ tác động. 2.liều lượng tác động. 3.cách tác động.

Phương án đúng:

A. 1, 2.

B. 1,3.

C. 2, 3.

D. 1, 2, 3.

Câu 40. Loài cây nào sau đây phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng có cường độ mạnh?

A. Cây ưa bóng.

(6)

B. Cây ưa sáng.

C. Cây chịu bóng.

D. Cây ưa ẩm.

Câu 41. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật, có các nội dung:

1.Biến đổi hình thái và sự phân bố.

2.Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.

3.Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng.

4.Ảnh hưởng đến hoạt động sống của sinh vật.

Số nội dung nói đúng là:

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 42. Cho các phát biểu sau:

1.Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ môi trường.

2.Chỉ có động vật mới nhảy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ.

3.Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.

4.Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố hẹp hơn động vật biến nhiệt.

5.Động vật hằng nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên nhiệt độ không ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của sinh vật

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 43. Cá chép Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 2oC và 44oC. Đối với loài cá chép, khoảng giá trị nhiệt độ từ 2oC đến 44oC được gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng thuận lợi.

C. ổ sinh thái.

D. giới hạn sinh thái.

Câu 44. Cho các phát biểu sau:

1. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

2. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó.

3. Trong các nhân tố sinh thái, các nhân tố vô sinh là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ.

4. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm là các nhân tố vô sinh.

5. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lại các nhân tố sinh thái, làm thay đổi môi trường sống.

6. Giới hạn sinh thái của sinh vật càng rộng thì sinh vật phân bố càng hẹp.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

(7)

Câu 45. Cho các phát biểu sau:

(1) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

(2) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

(4) Nhân tố hữu sinh là các chất hữu cơ của môi trường có tác động đến sinh vật.

(5) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 1.

Câu 46. Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

(2) Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

(3) Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.

(4) Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

(5) Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

Số phát biểu đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 47. Cho các nhận xét sau:

(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại thì chúng không cạnh tranh với nhau.

(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.

(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.

(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 48. Cho các phát biểu sau về giới hạn sinh thái:

(1) Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.

(2) Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.

(3) Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

(4) Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.

(5) Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát

(8)

triển.

Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 49. Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

(1) Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

(2) Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

(3) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

(4) Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.

(5) Các nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

(6) Trong nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn với đời sống của nhiều sinh vật.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

- Theo quy tắc về kích thước cơ thể (ĐV hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt đọ thấp thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với các động vật cùng loài hay có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp), vì:

+ ĐV hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp thì có kích thước cơ thể lớn → Tỉ lệ S/V nhỏ để giảm sự thoát nhiệt.

+ Kích thước lớn → Tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng → Dự trữ năng lượng sống qua mùa đông kéo dài.

+ Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt → Hạn chế sự toả nhiệt

- Theo quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi.. thường bé hơn tai, đuôi, chi của động vật ở vùng nóng), vì:

ĐV sống ở vùng lạnh có phần thò bé → tỉ lệ S/V nhỏ → Hạn chế sự toả nhiệt

→ Nghĩa là sống ở nơi lạnh thì tỉ số S/V càng giảm, Câu 2: A

+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới vòng đời của sinh vật biến nhiêt thông qua giá trị tổng nhiệt hữu hiệu. Tổng nhiệt hữu hiệu là một giá trị không đổi trong một giai đoạn hoặc vòng đời sâu hai.

Khi nhiệt độ thấp, vòng đời sâu dài hơn nên số lứa sâu it.

Khi nhiệt độ cao, vòng đời rút ngắn, số lứa sâu theo đó mà nhiều hơn

(9)

Câu 3: D

Cây chịu khô hạn có những đặc điểm để thích nghi với môi trường sống như:

- Chống mất nước : Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai; phiến lá hẹp, dài; bề mặt lá có phủ lớp sáp hoặc cutin; số tế bào lỗ khí ít để hạn chế thoát hơi nước.

- Dự trữ nước: Thân có nhiều tế bào chứa nước.

- Lấy nước: Rễ mọc sâu hoặc lan rộng để hút nước

- Trốn hạn: Ban ngày, lá cây đóng lỗ khí để hạn chế thoát hơi nước, hạt rụng xuống ngủ nghỉ, Câu 4: A

Thích nghi sinh thái (Thích nghi kiểu hình, thường biến): Đó là phản ánh cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi các yếu tố của môi trường. Đây là sự phát sinh thường biến trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi thụ động của cơ thể trước môi trường bằng sự biến đổi linh hoạt về kiểu hình. Những phản ứng hình thái sinh lý này nằm trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen quy định và chỉ có ý nghĩa thích nghi trước những biến đổi thường xảy ra trong môi trường quen thuộc.Ví dụ sự biến đổi màu sắc bảo vệ của một số sâu bọ theo nền môi trường. Sự biến đổi hình dạng lá trên cây rau mác, sự rụng lá theo mùa của cây bàng,...

Câu 5: B

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

Giới hạn sinh thái nói lên giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.

Ví dụ như giới hạn phản ứng của cá rô phi VN với nhiệt độ:

Giới hạn sinh thái từ 5.6 độ - 42 độ.

Câu 6: B

Ổ sinh thái của một loài là " không gian sinh thái" trong đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Ổ sinh thái khác nơi ở. Nơi ở chỉ không gian cư trú của sinh vật có thể chứa nhiều ổ sinh thái khác nhau.Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu cùng nơi ở nhưng khác ổ sinh thái với nhau.

Câu 7: B

Tán cây là nơi ở, nhưng mỗi loài chim kiếm nguồn thức ăn riêng → đây là sự phân ly ổ sinh thái.

Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống chung một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

Việc phân li ổ sinh thái tạo điều kiện cho các loài tận dụng những điều kiện sống của môi trường và hạn chế sự cạnh tranh giữa các loài.

Câu 8: A

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó khoảng sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng, các loài có giới hạn hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố hẹp → loại B, D.

(10)

Sinh vật có vùng phân bố hẹp với một số yếu tố thì có vùng phân bố hạn chế.

Câu 9: C Câu 10: A Câu 11: A

để giảm mất nhiệt thì tỉ lệ S/V nhỏ

=> kích thwóc cơ thể lớn, cac bộ phận thò ra nhỏ. Ngoài ra lướp mỡ dày giúp giữ nhiệt rất tốt Câu 12: C

Nhiệt độ tmt tăng thì nhiệt độ cơ thể tăng=> các quá trình chuyển hóa xảy ra mạnh hơn => sinh trưởng tăng =>

thời gian phát dục ngắn hơn Câu 13: B

Câu 14: C

Hệ sinh thái bao gồm quàn xã sinh vật và sinh cảnh.

SInh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của môi trường.

-Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh, trong đó:

+ Thành phần vô sinh: Là sinh cảnh

+ Thành phần hữu sinh: Bao gồm nhiều loài sinh vật của quần xã

→ Nói sinh vật không phải là yếu tố sinh thái là không chính xác Câu 15: C

- Theo quy tắc về kích thước cơ thể (ĐV hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với các động vật cùng loài hay có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp), vì:

+ ĐV hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp thì có kích thước cơ thể lớn → Tỉ lệ S/V nhỏ để giảm sự thoát nhiệt.

+ Kích thước lớn → Tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng → Dự trữ năng lượng sống qua mùa đông kéo dài.

+ Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt → Hạn chế sự toả nhiệt

- Theo quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi.. thường bé hơn tai, đuôi, chi của động vật ở vùng nóng), vì:

ĐV sống ở vùng lạnh có phần thò bé → tỉ lệ S/V nhỏ → Hạn chế sự toả nhiệt

→ Nghĩa là Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 16: C Câu 17: C

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

→ Giới hạn sinh thái càng rộng thì sinh vật có vùng phân bố càng rộng.

Từ các số liệu trên ta có:

- Cá chép có: Giới hạn sinh thái : Từ 2 - 44oC, khoảng thuận lợi là từ 25 - 35oC.

(11)

- Cá rô phi có: Giới hạn sinh thái : Từ 5,6 - 42oC, khoảng thuận lợi là từ 20 - 35oC

→ Các chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn sinh thái rộng hơn.

Câu 18: B

Cần lưu ý giữa khái niệm ổ sinh thái và nơi ở.

- Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

VD: Trên 1 cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

- Nơi ở: Chỉ nơi cư trú (ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó) Câu 19: A

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Ví dụ cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6oC đến 42oC. Từ giới hạn sinh thái trên cho thấy, nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 5,6oC hoặc cao hơn 42oC thì loài đó sẽ không thể tồn tại và phát triển bình thường được, hoặc là bị chết nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với giới hạn dưới (5,6 oC) và giới hạn trên (42oC)

Còn khoảng thuận lợi là:khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu 20: D Câu 21: D

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

→ Vì thế, những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng rộng.

Câu 22: C

Ánh sáng có vùng nhìn thấy và vùng không nhìn thấy.

- Vùng nhìn thấy": Là vùng có bước sóng ánh sáng nằm trong khoảng bước sóng từ 380 nm - 760 nm.

Vì cây xanh cần ánh sáng để quang hợp → Ánh sáng nhìn thấy tham gia quá trình quang hợp.

- Vùng không nhìn thấy: Có bước sóng ánh sáng không nằm trong khoảng bước sóng của vùng nhìn thấy (Lớn hơn 760 nm, hoặc nhỏ hơn 380 nm)

+ VD: Tia tử ngoại: Có bước sóng ánh sáng > bước sóng của ánh sáng nhìn thấy (> 760 nm): Có tác dụng nhiệt là chính → Sưởi ấm cho sinh vật

+ Tia hồng ngoại: Có bước sóng ánh sáng < bước sóng của ánh sáng nhìn thấy ( < 380 nm) có tác dụng ion hoá

→ Dễ gây phá huỷ tế bào, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

Câu 23: A

- Ổ sinh thái là 1 "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển

→ Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống

(12)

→ Hiện tượng trên là ổ sinh thái Câu 24: C

Câu 25: B Câu 26: A Câu 27: C Câu 28: D Câu 29: C Câu 30: A Câu 31: A Câu 32: D Câu 33: C Câu 34: D Câu 35: A Câu 36: C Câu 37: A Câu 38: D

Trong 1 giới hạn sinh thái có khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Ở khoảng chống chịu, sinh vật phải chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường vì vậy nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của sinh vật

Câu 39: D

Cơ thể sinh vật chịu tác động của nhân tố sinh thái. Ở khoảng cực thuận thì sinh vật phát triển tốt nhưng ở khoảng chống chịu thì tác động của nhân tố sinh thái sẽ gây hại cho cơ thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào cường độ tác động, liều lượng tác động, cách tác động

Câu 40: B Câu 41: B Câu 42: A Câu 43: D Câu 44: B Câu 45: B Câu 46: D Câu 47: C Câu 48: C Câu 49: B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể

D)những loài hẹp nhiệt và những loài rộng nhiệt. B)Là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.

Cho rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.. Câu 36: Sơ đồ phả hệ dưới đây

Chọn lọc tự nhiên  B. Đột biến  C. Giao phối không ngẫu nhiên  D.  Yếu tố ngẫu nhiên

t Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 3 giây kể từ khi vật bắt đầu tăng

B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.. Câu 19:

Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong Câu 30: Ở cà chua, gen A quy định quả do trội hòa toàn so với alen a

Một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triểnB. Một vùng địa lí mà