• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 28 Ôn tập văn Bản :

KHI CON TU HÚ Tố Hữu I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức :

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”.

Qua bài thơ và những vần thơ viết khi ông trong cảnh ngục tù, giúp các em nhận ra tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và lòng sục sôi nhiệt huyết của người chiến sĩ trẻ.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình ảnh đặc sắc và cảm nhận về bài thơ.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/ KT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về hai câu thơ sau:

“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm…”

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Hãy trình bày hiểu biết về tác giả Tố Hữu.

Giáo viên bổ sung thêm một số chi tiết đáng lưu ý về cuộc đời tác giả đặc biệt về cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của ông.

? Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

phong trào thơ mới.

I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.

a. Tác giả:

- Tố Hữu – tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành – quê Thừa Thiên.

- Sinh ra trong 1 gđ nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi đã làm thơ. Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm. (18 tuổi)

- Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư BCH TƯ Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- XB nhiều tập thơ, tiểu luận.

- Nhận nhiều giải thưởng về VHNT.

b. Tác phẩm:

- Bài thơ lục bát được sáng tác khi ông đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) 7. 1939, sau đó được in

(2)

? Đọc tên một số tác phẩm của tác giả TH?

Tâm tư trong tù…

Từ ấy

Sáng tháng năm Việt Bắc

Bác ơi!

Mẹ Tơm…

trong tập: Từ ấy.

- Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc.

II. Luyện tập:

1. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu.

DÀN Ý Mở bài:

- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

- Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám tuổi sau 4 tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do.

Thân bài:

a. Tình yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu).

- Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù.

- Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu c/s và nỗi khát khao tự do.

b. Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):

- Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm.

- Tiếng chim tu hú càng khiến cho người tù đau khổ, uất hận vì khao khát tự do mà đành chịu bất lực trong cảnh tù đày ngột ngạt.

Kết bài:

- Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết, làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.

- Tâm trạng của Tố Hữu bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.

2. Hãy suy nghĩ về tâm trạng của Tố Hữu trong 4 câu cuối của bài thơ và trong 4 câu thơ sau:

Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

Hai khổ thơ, tác giả có chung tâm trạng cô đơn, rạo rực, uất ức. Càng ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cháy bỏng tự do. Tự do được hưởng không khí rộn rã của cuộc sống, tự do được hít thở bầu trời cao rộng, tự do được hoạt động cách mạnh. Tự do được sống và thực hiện lý tưởng. Càng khao khát, càng sục sôi, càng ngột ngạt.

(3)

3. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “tiếng chim tu hú”.

- Hình ảnh chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là nét độc đáo nhưng cũng càng gợi rõ hơn tâm trạng bức bối, ngột ngạt, uất ức của tác giả.

- Tiếng chim tu hú khơi gợi lên toàn bộ không gian làng quê vào hè khiến ta thấy được trí tưởng tượng bay bổng, tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết và mãnh liệt của tác giả.

- Tiếng chim gọi bạn càng làm tăng lên nỗi cô đơn, càng thúc giục nhà thơ ham muốn tự do và khao khát được hoạt động cách mạng.

4. Củng cố:

? Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên làng quê vào hè trong 6 câu thơ đầu của bài thơ?

? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “đầy sân nắng đào” trong câu thơ “Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”?

Học sinh tự nêu cảm nhận.

5. Hướng dẫn:

- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.

- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….

- Đọc bài thơ “Tâm tư trong tù ” – Tố Hữu.

---

Tiết: 29 Ôn tập văn Bản :

TỨC CẢNH PẮC BÓ Hồ Chí Minh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức :

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh và văn bản “Tức cảnh Pắc Bó”. Thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng gian khổ và tình yêu thiên nhiên của Bác.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số từ ngữ và nét nghệ thuật đặc sắc của thể thơ tứ tuyệt.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiê, yêu văn học.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/ KT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

(4)

2.Kiểm tra bài cũ :

? Hãy nêu cảm nhận về âm thanh tu hú trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu:

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Hãy trình bày hiểu biết về hoàn cảnh của HCM sau khi về nước năm 1941?

Giáo viên bổ sung thêm một số chi tiết đáng lưu ý về cuộc đời tác giả đặc biệt về cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của ông.

? Đọc tên một số tác phẩm của tác giả khi sống và làm việc tại đây?

- Bác sáng tác bài thơ cùng với một bài thơ khác: “Pắc Bó hùng vĩ”.

? Em có nhận xét gì về cuộc sống của Bác nơi đây?

? Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.

a. Tác giả:

- Tháng 2 – 1941, Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người sống trong hang Pắc Bó gần biên giới Việt Trung trong điều kiện vô cùng gian khổ.

- Người thành lập mặt trận Việt Minh và dấy lên cao trào CM đưa tới thắng lợi của CMT8.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

- Đây là thời gian Bác hoạt động trong điều kiện thiếu thốn và gian khổ. Bác liên tục bị sốt rét nhưng Bác rất vui, cái vui của người đem ánh sáng CM giải phóng dân tộc.

c. Giá trị cơ bản của tác phẩm.

- Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt bình dị, giọng điệu hài hước, hóm hỉnh. Nghệ thuật đối hài hòa và tài năng sử dụng từ ngữ, thanh điệu.

- Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở hang Pắc Bó.

Đối với Bác, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

II. Luyện tập:

Bài tập1. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên.

Nguyễn Trãi cũng từng ngợi ca

“Thú lâm tuyền” trong bài “Côn Sơn ca”. Hãy cho biết “Thú lâm tuyền” ở NT và ở Bác có gì giống và khác nhau?

Bài tập 2: Em có cảm nhận gì về cuộc sống cách mạng của Bác nơi núi rừng Pắc Bó trong hai câu thơ đầu:

Gợi ý học sinh:

Nghệ thuật của câu thơ thứ nhất?

Diễn tả hình ảnh một con người ntn?

? Hình ảnh “cháo bẹ rau măng”

* Giống nhau: Giống nhau về tình yêu thiên nhiên, sống giản dị , ung dung tự tại và hòa hợp với thiên nhiên. Lấy cuộc sống đó làm niềm vui cuộc sống.

* Khác nhau: Nguyễn Trãi sống giữa TN là cách để lánh đời, lánh xa cuộc sống đen bạc.

HCM sống giữa TN nhưng vẫn đang sống hòa hợp với cuộc đời cách mạng. Người vẫn đang làm việc, cống hiến sức mình cho nhân dân, dân tộc.

+ Nghệ thuật đối: hình ảnh sáng, tối; suối, hang;

ra, vào. Hình ảnh con người xuất hiện giữa núi rừng Pắc Bó hùng vĩ, với thời gian tuần hoan ->

phong thái ung dung của một nhà hiền triết làm chủ thiên nhiên, làm chủ thời gian, vũ trụ. Một nếp sống chủ động, đường hoàng. Tuy ở nơi hang núi, nhưng khi kết thúc công việc, Bác lại có thể nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa.

(5)

trong câu thơ thứ hai có phải chỉ để diễn tả cuộc sống thiếu thốn không?

Vậy những từ ngữ “Vẫn sẵn sàng ” gợi lên được điều gì?

Bài tập 3: Em có cảm nhận như thế nào về Bác qua hai câu cuối.

? Hình ảnh nào thể hiện điều kiện làm việc?

? Từ “Chông chênh”, diễn tả điều gì?

? Em có cảm nhận gì về ba từ cuối của câu thơ?

? Từ “sang” giúp ta có thể nhận ra điều gì từ hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng?

Bài tập 4: Học sinh triển khai bài tập 2 thành một đoạn văn nghị luận với luận điểm sau: “Cuộc đời cách mạng tuy thiếu thốn nhưng với Bác vô cùng sang trọng.”

+Câu thơ không hề biểu lộ nỗi xót xa trước hoàn cảnh thiếu thốn. Nhịp thơ 2/2/3 đều đặn đặc biệt với ba từ cuối câu thơ đã diễn tả sự yên tâm, thoải mái và hài lòng về cuộc sống vật chất nghèo mà thanh đạm của mình. Đó là cuộc sống vật chất của những tao nhân mặc khách sống giữa thiên nhiên. Hơn thế, cụm từ ấy như để diễn tả một tâm thế vui vẻ, mãn nguyện với cảnh nghèo của mình.

+ Câu 3:

Hình ảnh “bàn đá” – sự thiếu thốn: với từ láy,

“chông chênh” – lột tả sự khó khăn vật vả . Thanh trắc thể hiện quyết tâm vượt qua khó khăn để làm việc, thực hiện sứ mệnh cao cả, thiêng liêng mà dân tộc giao phó.

+ câu 4: Từ “sang” – Không phải sang ở điều kiện vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện làm việc mà sự sang trọng trong tâm hồn của con người. Đó chình là tình yêu nước nồng nàn, ý chí nghị lực phi thường, tình yêu thiên nhiên tha thiết đã giúp người có tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

4. Củng cố:

? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác trong bài thơ

? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “bàn đá chông chênh” trong câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”?

Học sinh tự nêu cảm nhận.

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài. Tìm đọc bài thơ “Pắc Bó hùng vĩ”

- Đọc bài thơ “Ngắm trăng - Đi đường ” – Tố Hữu.

---

Tiết: 30 Ôn tập văn bản :

NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG Hồ Chí Minh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức :

- Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời gian bị bắt bớ, tù đầy ở Trung Quốc. Thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng gian khổ và tình yêu thiên nhiên của Bác.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số từ ngữ và nét nghệ thuật đặc sắc của thể thơ tứ tuyệt.

(6)

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan và tình yêu văn học.

II. CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/ KT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: .... / Vắng:

8B: : Sĩ số:.... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

? Hãy nêu cảm nhận về từ “sang” trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” – Nguyễn Ái Quốc.

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Hãy trình bày hiểu biết về hoàn cảnh của HCM khi Bác hoạt động bên Trung Quốc?

Giáo viên bổ sung thêm một số chi tiết đáng lưu ý về cuộc đời tác giả đặc biệt về cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của ông.

? Đọc tên một số tác phẩm của tác giả được trích trong tập NKTT?

Bài thơ: Tự khuyên mình; Bốn tháng rồi; Nghe tiếng giã gạo;

Cột cây số…”

? Em có nhận xét gì về cuộc sống của Bác trong hoàn cảnh tù đày?

? Giới thiệu đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.

a. Tác giả:

Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giải đi khắp các nhà giam thuộc tỉnh Quảng Tây.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

Cuộc sống tù đày cơ cực, gian khổ, luôn phải chịu cảnh gông cùm, xiềng xích. Bác bị rong khắp các nhà giam. Bác thấm thía cảnh tù đày cực khổ nơi đây.

c. Giá trị cơ bản của tác phẩm.

* Ngắm trăng:

- Là bài thứ 21 trong tập NKTT, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái.

- Bài thơ ghi lại 1 cảnh ngắm trăng, qua đó thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của người c/s c/m trong cảnh tù đày.

* Đi đường:

- Là bài số 30 trong tập thơ NKTT.

- Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường c/m

II. Luyện tập: * Giới thiệu: “Ngục trung nhật kí”

(7)

Bài tập 1: Giới thiệu về tập NKTT.

Bài tập 2:

Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm?

HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau

(Nhật kí trong tù):

- Gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ được HCM viết trong 1 h/c đặc biệt từ tháng 2/1942 đến 9/1943 khi Người bị chính quyền TGT bắt giam 1 cách vô cớ, đày đoạ khắp các nhà tù ở tỉnh Quảng Tây – TQ.

Quảng Tây giải khắp 13 huyện Mười tám nhà lao đã ở qua.

(Đến phòng chính trị chiến khu IV)

- Nhật kí trong tù phản ánh 1 dũng khí lớn, 1 tâm hồn lớn, 1 trí tuệ lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Nó cho thấy 1 ngòi bút vừa hồn nhiên giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép và chất tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại, bình dị kết hợp 1 cách hài hoà.

- Nhật kí trong tù có tác dụng BD lòng yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.

- Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ HTThông viết:

Ngục tối trong tim càng cháy lửa Xích xiềng không khoá nổi lời ca.

Trăm sông nghì núi chân không ngã, Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa…

…Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

*.Tìm hiểu đề

- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học

- Nội dung: +Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối.

+ Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND.

2. Dàn ý a. Mở bài

-Giới thiệu hoàn cảnh và tác phẩm NKTT. Ngắm trăng, Đi đường là hai bài thơ tiêu biểu của tập thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm.

b. Thân bài

(8)

* Ngắm trăng

- BH ngắm trăng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. (câu 1)

- Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp.

-> Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.

- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.

- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.

=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.

* Đi đường

- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như là bất tận.

- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường.

Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.

- Giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.

- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tình không còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.

- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.

c. Kết bài

- Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối.

Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

4. Củng cố:

? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác trong cả ba bài thơ được học.

? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “núi cao” trong câu thơ “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”?

Học sinh tự nêu cảm nhận.

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài. Tìm đọc tập thơ “Nhật kí trong tù”.

- Ôn tập về các kiểu câu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh