• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 08/05/2020

Ngày giảng : 2B, 2A sáng thứ 2 ngày 11/05/2020 Bài 23: Vẽ tranh

TIẾT 23: ĐỀ TÀI VỀ MẸ HOẶC CÔ GIÁO (Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung đề tài mẹ và cô giáo.

- Kĩ năng: HS tập vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc Cô giáo (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp, màu sắc phù hợp.

- Thái độ: HS thêm yêu quý mẹ và cô.

* GDBVMT: HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

2. Mục tiêu riêng:

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B.

- Quan sát tranh và nhắc lại một số câu trả lời.

- Tập vẽ tranh có hình ảnh về mẹ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - VTV, SGV.

- Sưu tầm một số tranh ảnh về mẹ và cô giáo - Hình minh hoạ cách vẽ

- Tranh vẽ của các bạn HS lớp trước.

2. Học sinh: - VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 23: Vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Thắng 2B 1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung

đề tài (7p)

- GV cho HS quan sát tranh cô và mẹ.

? Hai bức tranh trên vẽ về nội dung gì?

- HS quan sát tranh.

- Tranh 1: Cô giáo giảng bài - Tranh 2: Mẹ bế em.

- Quan sát

- Nhắc lại câu trả lời.

(2)

? Hình ảnh chính trong hai tranh là ai?

? Hình ảnh mẹ và cô giáo được vẽ như thế nào?

? Ngoài hình ảnh của mẹ và cô giáo, còn có hình ảnh nào khác?

? Màu sắc trong tranh được vẽ như thế nào?

? Em hãy nói cảm nhận về từng bức tranh?

- GVKL: Mẹ và cô là những người thân, gần gũi với chúng ta, các em hãy nhớ lại hình ảnh Mẹ và Cô để vẽ lại thành bức tranh.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

? Muốn vẽ được tranh mẹ và cô, em sẽ làm như thế nào?

- GV nhận xét và vẽ lên bảng từng bước cho HS quan sát.

+ Vẽ phác mảng chính, phụ cho cân đối với tờ giấy.

+ Vẽ hình ảnh chính trước.

+ Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.

+ Vẽ màu theo ý thích sao cho nổi bật hình ảnh chính.

- GV cho HS tham khảo một số tranh vẽ mẹ và cô.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh Mẹ hoặc Cô giáo theo ý thích.

- GV giúp HS tìm ra cách thể hiện:

+ Vẽ Mẹ hoặc Cô giáo đang làm gì?

cần ai là hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?

+ Hướng dẫn các em sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh sao cho cân đối với khổ giấy.

- GV quan sát hướng dẫn HS hoàn thành bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá ( (4p)

- GV thu một số bài trưng bày lên bảng để nhận xét:

? Cách chọn nội dung đề tài?

- Tranh 2: Cô giáo, mẹ.

- Hình ảnh chính được vẽ to ở giữa tranh.

- Học sinh, bàn, sách, em bé, lọ hoa.

- Tươi sáng, có đậm, có nhạt.

- 3 HS nói.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV 2, trang 59.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 5 HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Em Thắng 2B quan sát

- Tập vẽ tranh có hình ảnh mẹ.

- Quan sát.

(3)

? Cách sắp xếp hình ảnh chính phụ?

? Vẽ màu đẵ nổi bật nội dung đề tài chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp. Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi học

sinh tích cực phát biểu,có bài vẽ tốt.

* GDBVMT:

? Em hãy giới thiệu và kể về mẹ hoặc cô giáo của mình (tên, những công việc mà mẹ hoặc cô giáo thường làm?

Đặc điểm khuôn mặt, màu da, tóc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc) ?

? Nêu thái độ, tình cảm của con đối với cô giáo hoặc mẹ?

* Dặn dò:

- Quan sát các con vật quen thuộc.

- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ, tẩy giờ sau học bài 24: vẽ con vật.

- HS lắng nghe.

- 3HS giới thiệu.

- Yêu quý, kính trọng của cô và mẹ.

- HS lắng nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau.

- Nghe nhận xét.

- Em Thắng 2B nghe cô dặn dò.

Khối 1

Ngày soạn : Ngày 08/05/2020

Ngày giảng : 1B, 1A sáng thứ 2 ngày 11/05/2020

BÀI 30: XEM THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Kĩ năng: HS tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Có cảm nhận ban đầu về nội dung vàvẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt

- Thái độ: HS nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 1A.

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Một số tranh thiếu nhi vẽ về đề tài sinh hoạt có chủ đề khác nhau.

(4)

- Tranh trong Vở Tập vẽ 1.

2. Học sinh:

- Vở tập, bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.

- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

- Cho lớp hát một bài hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GVnhận xét và tuyên dương.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1p)

- GV Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 30 : Xem tranh của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Dũng 1A 1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh (6p)

- GV cho HS quan sát một số tranh đề tài cho HS quan sát và nhận xét.

? Các bức tranh trên vẽ nôi dung gì?

? Em hãy nêu một số nội dung sinh hoạt khác?

- GVKL: Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt là tranh vẽ về các cảnh sinh hoạt của con người là chính.

+ Cảnh sinh hoạt gia đình(bữa cơm, học bài, xem ti vi)

+ Cảnh sinh hoạt ở phố phường,làng xóm(dọn vệ sinh,làm đường)

+ Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội(đấu vậy ,đua thuyền ,chọi gà chọi trâu) + Cảnh ra chơi (kéo co,nhảy dây chơi

bi…)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh (22p)

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Các bạn nhỏ vui chơi, vẽ cảnh sinh hoạt bữa cơm trong gia đình.

- Vệ sinh làng xóm, sân trường, học tập, chơi nhả dây, kéo co.

- HS chú ý lắng nghe.

- Em Dũng 1A quan sát

- Em Dũng 1A nhắc lại câu trả lời.

- Em Dũng 1A nghe.

(5)

- GV chia lớp làm 5 nhóm và phát phiếu thảo luận

? Tranh vẽ về nội dung gì?

? Có những hình ảnh nào trong tranh ?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Hình ảnh nào ở gần, hình ảnh nào ở xa ?

? Bức tranh có những màu gì ?

? Em thích hình ảnh nào ? Màu sắc nào ?

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu các nhóm lên chỉ và mô tả tranh của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV chỉ vào tranh mô tả lại hình ảnh, màu sắc trong các bức tranh.

? Theo em thế nào là tranh đề tài sinh hoạt ?

- GVKL: Tranh vẽ đề tài sinh hoạt là tranh vẽ về những cảnh sinh hoạt của người như: Vui chơi, chăn bò, đi sang đường an toàn, dọn vệ sinh đường làng, đấu vật,...Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh các em cần quan sát để đưa ra nhận xét của mình về tranh đó.

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá

- HS thảo luận 7 phút.

+ Nhóm 1: Tranh Vui chơi

+ Nhóm 2: Tranh Chăn bò + Nhóm 3: Tranh chúng em chơi nhảy dây

+ Nhóm 4: Tranh Đi sang đường an toàn

+ Nhóm 5: Tranh Múa hát cùng chú bộ đội hải quân.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Vẽ về những cảnh sinh hoạt của người.

- HS nghe

- HS chú ý lắng nghe.

- Thảo luận cùng bạn trong nhóm.

- Nghe.

(6)

(4p)

- GV nhận xét chung tiết học, động viên khuyến khích HS có ý kiến nhận xét tranh.

Dặn dò:

- Về nhà tập quan sát tranh và nhận xét tranh.

- Chuẩn bị bút chì, tẩy, màu vẽ, VTV giờ sau học bài bài 31: Vẽ cảnh thiên nhiên.

- HS chú ý nghe dặn dò. - Em Dũng 1A lắng nghe

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 9/5/2020

Ngày giảng: 3A,3B: thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 23: Vẽ theo mẫu

Tiêt 23: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết quan sát, nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.

- Kĩ năng: HS vẽ được cái bình đựng.

- Thái độ: HS thêm yêu quý và có ý thức giữ gì đồ vật.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- VTV, SGV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- VTV 3, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV giới thiệu mẫu hoặc tranh ảnh cái bình đựng nước.

? Bình đựng nước dùng để làm gì? Có cần thiết đối với gia đình không?

- Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi gia đình.

? Kiểu dáng và cách trang trí các bình đựng nước trên có giống nhau không?

- Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí.

(7)

- GVKL:Bình đựng nước có nhiều dáng và cách trang trí khác nhau. Cách vẽ cái bình đựng nước như thế nào, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 23: Vẽ cái bình đựng nước.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (7p)

- GV bày mẫu lên bàn giáo viên cho HS quan sát.

? Bình gồm những bộ phận nào?

? Kiểu dáng của các bình như thế nào?

? Bình đựng nước được làm bằng chất liệu gì?

? Màu sắc của bình đựn nước như thế nào?

- GV kết luận : Có rất nhiều loại bình khác nhau, mỗi loại bình có một màu sắc và vẻ đẹp riêng. Muốn vẽ được những chiếc bình đó thật đẹp các em cần nắm chắc đặc điểm của từng loại bình.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ cái bình đựng nước (7p)

- GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp để nhớ lại cách vẽ.

- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.

- GV nhận xét và vẽ các bước lên bảng cho HS quan sát.

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm)

+ Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.

+ Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm, phác hình bằng nét thẳng

+ Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ + Vẽ đậm nhạt.

- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm

- HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi.

- Miệng, thân, đáy, nắp, tay cầm.

- Kiểu cao, kiểu thấp, kiểu miệng rộng hơn đáy, kiểu miệng và đáy gần bằng nhau, mỗi loại bình có kiểu tay cầm khác nhau.

- Nhựa, thủy tinh, gốm sứ…

- Một màu, nhiều màu, bình trong suốt hoặc bình vẽ họa tiết trang trí.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi cặp.

- HS trình bày.

- HS nhận xét

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

(8)

trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu vẽ mẫu GV để trên bàn.

- GV quan sát và nhắc nhở HS.

+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỉ lệ bộ phận.

+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.

+ Tìm họa tiết để trang trí.

+ Vẽ màu.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:

? Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không)?

? Hình trang trí và màu sắc (có hài hòa không) ?

? Bài vẽ nào đẹp? Vì sao?

? Nhà em có bình đựng nước không? Em đã làm gì để giữ gìn chiếc bình đó?

- GV: Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp, có cách trang trí riêng không giống các bài khác.

Dặn dò.

- Sưu tầm tranh vẽ các loại.

- Quan sát cảnh thiên nhiên và con vật và chuẩn bị bút chì, màu vẽ, VTV để giờ sau học bài: Đề tài tự do.

- HS thực hành vào VTV3.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Giữ gìn cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cô dặn dò.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 9/5/2020

Ngày giảng: 4A thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 25:

VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài Trường em (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: HS thêm yêu mến trường lớp.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- SGK, SGV.

- SGK, SGV, một số tranh ảnh về trường học.

(9)

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài nhà trường.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- SGK, sưu tầm tranh ảnh về trường học.

- Giấy vẽ hoặc vởThực hành, bỳt chỡ, tẩy, màu,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

? Nêu đặc điểm của chữ nét đều?

- Chữ nét đều là kiểu chữ mà các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo, tròn đề có độ dày bằng nhau các dấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ các nét thẳng đứng bao giờ còng vuông góc với dòng kẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

? Hàng ngày đến trường em thường làm những việc gì?

- Học bài trên lớp, ôn bài đầu giờ, múa hát tập thể,...

GV: Vậy các em có muốn thể hiện những việc làm đấy vào thành một bức tranh không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 25: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động1: Tìm và chọn nội dung đề tài (7p) - GV cho HS quan sát một số tranh về trường học.

? Mỗi bức tranh vẽ về nội dung gì?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc của từng bức tranh?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

? Phong cảnh trường em có những gì ?

? Sân trường em giờ ra chơi có những hoạt động gì?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Biểu diễn văn nghệ ở trường em, vệ sinh lớp học, chúng em đến trường, cô giáo lớp em.

- Có đậm, nhạt, màu sắc tươi vui,...

- 3 HS nhận xét.

- Khu hiệu bộ, khu phòng học của HS, thư viện xanh, vườn hoa,...

- Múa hát tập thể, tập võ, đá bóng, nhảy dây,...

- Học nhóm, vệ sinh lớp học, lớp học, vui chơi sân

trường,...

(10)

? Em sẽ chọn nội dung, hình ảnh gì để vẽ tranh về trường của mình ? Vẽ cảnh nào, có những hình ảnh gì?

- GVKL: Ngôi trường là nơi rất gần gũi và quen thuộc đối với các em và có nhiều nội dung để vẽ đề tài này. Lầm thế nào để vẽ được những bức tranh về trường học rõ nội dung, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh (7p)

- GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ tranh đề tài Trường em.

? Em hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài Trường em?

- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Bước 1: Vẽ mảng chính, mảng phụ.

+ Bước 2: Vẽ hình ảnh.

+ Bước 3: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.

+ Bước 4: Vẽ màu: có đậm, có nhạt.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài Trường em vào VTV4, trang 67.

- GV nhắc học sinh nhớ lại trình tự các bước vẽ.

Nhắc học sinh trình bày bố cục vào khổ giấy sao cho phù hợp.

- Gợi ý cụ thể đối với những em còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.

4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS trưng bày một số bài trên bảng để nhận xét:

+ Bố cục cân đối chưa ?

+ Hình vẽ rõ nội dung đề tài chưa? Có hình ảnh chính, phụ chưa?

+ Màu sắc phù hợp với nội dung tranh không ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- 3 HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát - 3 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV4 trang 67.

- HS nhận xét bài theo tiêu trí GV đưa ra.

- Hs nhận xét bài the cảm

(11)

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò

- Sưu tầm tranh của thiếu nhi, để giờ sau học bài xem tranh của thiếu nhi.

nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 9/5/2020

Ngày giảng: 5B sáng thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020 5A chiều thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 22: Vẽ trang trí

Tiết 22: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- Kĩ năng: HS tập kẻ chữ A, B theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Kẻ đúng các chữ A, B theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ.

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài trên( nếu có).

- SGK, Vở tập vẽ 5.

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 22: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (7p)

- GV cho HS quan sát dòng chữ nét đều và - HS quan sát, lắng nghe

(12)

dòng chữ nét thanh, nét đậm.

THĂNG LONG THĂNG LONG

? Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.

? Em hãy nhận xét các nét chữ trong một con chữ, một dòng chữ?

? Độ rộng các con chữ trong có to bằng nhau không?

? Em hãy nhận xét về màu sắc của dòng chữ và màu nền?

? Thế nào là chữ in hoa nét thanh, nét đâm?

- GVKL: Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong cùng một con chữ có nét thanh và nét đậm( nét to và nét nhỏ)

+ Nét thanh nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Nét thanh nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình chữ cân đối, hài hòa.

+ Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm có thể có chân hoặc không có chân.

2. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm (7p)

- GV cho HS quan sát hình hướng dẫn cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm?

- Hết thời gian thảo luận GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV kẻ mẫu lên bảng cho HS quan sát.

- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ: Những nét đưa lên, nét ngang là nét thanh, nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.

- GV kẻ vài chữ làm mẫu lên bảng, vừa kẻ vừa phân tích để HS nắm vững bài.

+ Bước 1: Xác định vị trí, tỉ lệ chiều cao, chiều dài của dòng chữ.

- H1: Chữ nét đều, H2: Kiểu chữ nét thanh, nét đậm.

- Trong một con chữ có nét to, nét nhỏ. Trong một dòng chữ các nét to bằng nhau, các nét nhỏ cũng bằng nhau.

- Có chữ to: M,Q,G; chữ vừa: A, E, T,...chữ nhỏ: I.

- Dòng chữ vẽ một màu, màu nền khác màu chữ. -Màu chữ tối thì nền sáng và ngược lại.

- Là các chữ có nét to (nét đậm), nét nhỏ (nét thanh).

- Lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi 2’

- Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV kẻ chữ.

(13)

+ Bước 2: Phân chia khoảng cách giữa các con chữ và các chữ

+ Bước 3: Xác định tỉ lệ nét thanh, nét đậm, phác và kẻ chi tiết các con chữ.

+ Bước 4: Vẽ màu dòng chữ và màu nền.

D¹y tèt häc tèt

D¹y tèt häc tèt

- GV cho HS tham khảo bài.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập kẻ các chữ A,B (điều chỉnh).

- Khi HS làm bài GV gợi ý, hướng dẫn, bổ sung cho các em cách tìm vị trí các nét chữ, và cách vẽ đoạn chuyển tiếp giữa nét cong và nét thẳng.

- Vẽ màu ở viền nét chữ trước, ở giữa sau.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét:

? Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh nét đậm đúng vị trí)?

? Cách vẽ màu (gọn trong nét chữ)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV: Khen ngợi những HS vẽ bài tốt, động viên, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành bài.

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Chuẩn bị bút chì, màu vẽ, tẩy để giờ sau

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

(14)

học bài vẽ tranh: Đề tài tự chọn Khối 2

Ngày soạn: Ngày 09/5/2020

Ngày giảng: 2B chiều thứ 3 ngày 12/5/2020 Âm nhạc

Tiết 23: HỌC HÁT BÀI: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG Nhạc: Pháp

Lời: Hoàng Anh I. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và lời ca.

- Kỹ năng: Biết đây là một bài hát nhạc nước Pháp lời Việt.

- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm cho bài hát.

- Biết ngân dài hai phách ở nốt trắng và ngân dài 4 phách ở nốt tròn.

- Thái độ: Cảm nhận về giai điệu tiết tấu vui tươi,rộn ràng nhi nhảnh của chú chim nhỏ dễ thương.

2. Mục tiêu riêng:

- HS Thắng 2B.

- Biết tên bài hát là Chú chim nhỏ dễ thương, hát được một số câu hát.

- Biết gõ đệm theo tiết tấu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Loa, máy tính, máy chiếu, nhạc cụ gõ…

2. Học sinh: - Vở tập hát.

III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

? Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại tên bài cũ cả lớp đứng tại chỗ hát kết hợp nhún nhảy theo nhịp.

.- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

3. Bài mới.: 33p

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Thắng 2B 1. Hoạtđộng 1: Dạy bài hát Chú

chim nhỏ dễ thương.

- Giới thiệu bài hát Bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

- Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV.

- Hỏi HS biết nhịp điệu bài hát (nhanh hay chậm; vui- buồn) ? - Hướng dẫn HS tập đọc lời bài hát

-HS chúý lắng nghe.

- HS nghe.

-Trả lời; Bài hát vui, tốcđộ nhanh..

- HS đọc lời ca theo

- Chú ý lắng nghe.

-Theo dõi.

- Theo dõi.

(15)

(bài hát chia làm 4 câu hát).

- GV đọc mẫu có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn.

-Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi (sau mỗi câu hát).

- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát (GV giữ nhịp bằng tay).

- GV sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu ),nhận xét.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõđệm theo phách hoặc tiết tấu lời ca.

- GV hướng dẫn HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõđệm theo phách. GV làm mẫu:

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ ...

x x x x ...

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca (gõ vào tất cả các tiếng theo đúng tiết tấu bài hát).

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ … x x x x x x x x … 3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:

(4p)

- ? Nhắc lại tên bài hát,tên tác giả bài hát.

- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

-Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học,động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa tập.

hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS tập hát từng câu chúý chỗ lấy hơi.

+ Hátđồng thanh + Hát theo dãy, nhóm.

+ Hát cá nhân.

- HS nghe nhận xét.

- HS hát kết hợp gõđệm theo phách.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca..

- Bài : Chú chim nhỏ dễ

thương. Nhạc : Pháp - Cả lớpđứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay hoặc gõđệm theo phách.

-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện.

- Nghe và đọc theo.

- Học hát từng câu.

- Hát đồng thanh.

- Hát theo dãy nhóm.

- Nghe nhận xét.

- Quan sát và lắng nghe.

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Theo dõi.

-Theo dõi.

- Đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay theo phách.

- Nghe và ghi nhớ.

(16)

T

ự nhiên và xã hội

ÔN TẬP: XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sinh sống.

- Kĩ năng: So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thơn và thành thị.

- Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B.

- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sinh sống.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, VBT, SGV.

- Hình vẽ trong SGK(ƯDCNTT).

2. Học sinh: - VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Thắng 2B 1. Bài cũ: 5’

? Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?

? Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?

- GV nhận xét.

2. Bài mới: 32’

a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài “ Ôn tập: xã hội”

b) Các hoạt động:

1. Hoạt động 1: Nói về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh

- Yêu cầu: Bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc nghiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã được học, các nhóm hãy thảo luận để nói về các nội dung đã được học.

- Cá nhân HS phát biểu ý kiến. Bạn nhận xét.

- Vài em nhắc lại tên bài

- Các nhóm HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.

- Các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung kiến thức nếu cần thiết và giúp bạn minh họa bằng tranh

- Em Thắng 2B: Theo dõi bạn trả lời.

- Em Thắng 2B: nhắc tên bài.

- Em Thắng 2B: Thảo luận cùng bạn.

(17)

- Nhóm 1 - Nói về gia đình.

- Nhóm 2 - Nói về nhà trường.

- Nhóm 3 - Nói về cuộc sống xung quanh

- GV nhận xét .

2. Hoạt động 2: Hãy kể tên:

? Hai ngành nghề ở vùng nông thôn:

? Hai ngành nghề ở thành phố:

? Ngành nghề ở địa phương bạn:

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhận xét đánh giờ học.

- Nhắc nhở HS vận dụng bài học vào cuộc sống.

ảnh.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến

- Lớp nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp.

- Học sinh lắng nghe

- Em Thắng 2B: lắng nghe

- Em Thắng 2B: kể

- Em Thắng 2B: lắng nghe dặn dò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

Bức tranh vẽ cô giáo đang dẫn các em học sinh tham quan trường học?. Hoạt động 1: Tham quan

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.. - So sánh kết quả giữa những ống

Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV