• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA DUTCHLADY TẠI CÔNG TY TNHH – ĐẦU TƯ - ĐA NGÀNH THÀNH LỢI HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA DUTCHLADY TẠI CÔNG TY TNHH – ĐẦU TƯ - ĐA NGÀNH THÀNH LỢI HUẾ"

Copied!
105
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA DUTCHLADY TẠI CÔNG TY TNHH – ĐẦU TƯ -ĐA NGÀNH

THÀNH LỢI HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Trương Thị Minh Ánh Ths. Võ Thị Mai Hà Lớp: K49B Kinh doanh thương mại

Niên Khóa: 2015-2019

Huế, tháng 05 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Lời Cảm Ơn

Trong thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “ Tình hình tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Th.S Võ Thị Mai Hà – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế đã giành nhiều thời gian tâm huyết truyền đạt, chỉ dạy tận tình những kiến thức bổích về những vấn đề liên quan đến đềtài cũng như gópý những thiếu sót trong quá trình thực hiện để tôi có được kiến thức, nền tảng cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo và toàn thểcông nhân viên tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế đã cho tôi cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệmtrong môi trường thuận lợi nhất. Đặc biệt, cám ơn anh Cúc Bảo Ngọc – kế toán trưởng của công ty đã trao đổi làm việc và trực tiếp hướng dẫn, cung cấp những thông tin quan trọng kịp thời vềtình hình của công ty làm cơ sở đểthực hiện đềtài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Do thời gian cũng như kinh nghiệm và hiểu biết của bản than còn hạn chếnên bài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người đểtôi có thể rút được kinh nghiệm đểsau nàyứng dụng vào thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2019

Sinh viên thực hiện: Trương ThịMinh Ánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể: ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu: ...3

4. Phương pháp nghiên cứu: ...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu:...3

4.2. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.2.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập sốliệu ...4

5. Cấu trúc của đềtài nghiên cứu: ...5

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀTIÊU THỤSẢN PHẨM...6

1.1.CƠ SỞLÝ LUẬN ...6

1.1.1. Khái niệm tiêu thụsản phẩm ...6

1.1.2. Đặc điểm của tiêu thụsản phẩm...7

1.1.3. Vị trí và vai trò của hoạt động tiêu thụ:...8

1.1.3.1. Vịtrí của hoạt động tiêu thụsản phẩm...8

1.1.3.2 Vai trò của tiêu thụsản phẩm: ...8

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụsản phẩm ...11

1.1.4 Nội dung của hoạt động tiêu thụsản phẩm ...11

1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường ...11

1.1.4.2. Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm ...13

1.1.4.3. Chuẩn bị hàng hóa đểxuất bán...13

1.1.4.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụsản phẩm ...15

1.1.4.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến, yểm trợcho công tác bán hàng...17

1.1.4.6. Tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chức hoạt động bán hàng ...18
(4)

1.1.4.7. Phân tích, đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm ...18

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm...18

1.1.5.1. Nhân tốkhách quan ...18

1.1.5.2. Nhân tốchủquan...21

1.1.6. Một sốchỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm. ...23

1.2Cơ sởthực tiễn ...24

1.2.1. Thực trạng vềngành sữaở Việt Nam...24

1.2.2 . Giới thiệu vềcông ty FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady Việt Nam)....25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ...29

SỮA DUTCH LADY TẠI XÍ NGHIỆP THÀNH LỢI HUẾ...29

2.1 Tổng quan vềcông ty ...29

2.1.1: Giới thiệu chung vềxí nghiệp Thành Lợi ...29

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụcủa công ty: ...30

2.1.4 Cơ cấu tổchức của công ty...31

2.1.5 Tình hình sửdụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018...35

2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 ...37

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế:...39

2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty: ...39

2.2.1.1. Nhân tốthuộc môi trường kinh doanh vĩ mô...39

2.2.1.2. Nhóm nhân tốthuộc môi trường vi mô ...43

2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi...45

2.2.2.1 Tình hình sản lượng tiêu thụsữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi ...45

2.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụsữa Dutch Lady theo thị trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế...48

2.2.2.3 Chính sách sản phẩm ...50

2.2.2.4 Chính sách giá và thanh toán:...51

2.2.2.5 Tình hình thực hiện kếhoạch tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế...51

2.2.2.6Tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản phẩm theo mùa vụ năm 2016-2018 ...53
(5)

2.3 Đánh giá kết quảhoạt động và hiệu quảtiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại xí

nghiệp Thành Lợi Huế giai đoạn 2016-2018: ...55

2.3.1 Kết quảhoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2016-2018 ...55

2.3.2 Đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm giai đoạn 2016-2018 ...56

2.4 Kết quảkhảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng vềchính sách tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady của công ty TNHH Thanh Lợi Huế...57

2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ...57

2.4.2 Đánh giá của các đại lí vềchính sách tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady của công ty TNHH Thành Lợi Huế...60

2.4.2.1 Đánh giá của khách hàng vềsản phẩm...60

2.4.2.2 Đánh giá của khách hàng vềchính sách giá sản phẩm của công ty ...62

2.4.2.3 Đánh giá của khách hàng vềchính sách hổtrợbán hàng của công ty: ...63

2.4.2.4 Ý kiến đánh giá của khách hàng vềchính sách xúc tiến sản phẩm của công ty: ...65

2.4.2.5 Ý kiến của khách hàng vềnghiệp vụbán hàng của của công ty: ...67

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢQUÁ TRÌNH TIÊU THỤSẢN PHẨM SỮA DUTCH LADY TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH LỢI HUẾ. ...71

3.1 Phân tích ma trận SWOT và định hướng phát triển: ...71

3.1.1. Phân tích ma trận SWOT:...71

3.1.2.Định hướng phát triển vềhoạt động tiêu thụsản phẩm của xí nghiệp Thành Lợi trong thời gian tới ...72

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảtiêu thụsản phẩm Dutch lady tại công ty TNHH Thành Lợi Huế. ...73

3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty: ...74

3.2.2. Vềchính sách sản phẩm , giá cảvà chính sách chiết giá: ...75

3.2.3 Xúc tiến hỗn hợp ...77

3.2.4 Mạng lưới phân phối. ...78

3.2.5. Tổchức, đào tạo, nâng cao trìnhđộ tay nghề cho người lao động, huấn luyện nâng cao trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

độnghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên bán hàng. ...79
(6)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...80

1. Kết luận...80

2.Kiến nghị...81

2.1. Đối với nhà nước ...81

2.2. Đối với chính quyền địa phương...81

2.3. Đối với công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế...81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...83

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DLV : Dutch Lady việt nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tình hình sửdụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018:...35

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của lao động tại xía nghiêp trong giai đoạn 2016- 2018 ...36

Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2016-2018 ...37

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 ...38

Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụcủa xí nghiệp trong giai đoạn từ2016-2018 ...45

Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụsữa theo Kênh phân phối ...47

Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụcủa xí nghiệp Thành Lợigiai đoạn 2016-2018 ...50

Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kếhoạch tiêu thụsản phẩm của xí nghiệp giai đoạn 2016-2018 ...51

Bảng 2.9: Sản lượng tiêu thụsữa Dutch lady theo các tháng trong năm từ 2016-2018 ...53

Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi giai đoạn 2016-2018 ...54

Bảng 2.11: Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong giai đoạn 2016- 2018: ...55

Bảng 2.12: Chỉtiêu phản ánh hiệu quảtiêu thụ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Mô hình tiêu thụsản phẩm...7

Sơ đồ1.2: Tiêu thụtrực tiếp...15

Sơ đồ1.3: Tiêu thụgián tiếp ...16

Sơ đồ 2.1: chưa có tên...31

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1: Tình hình tiêu thụsản phẩm Dutch Lady theo thị trường: ...49

Biểu đồ2.2: Biểu đồkếhoạch tiêu thụsản phảm giai đoạn 2016-2018 ...52

Biểu đồ2.3: Sản lượng tiêu thụsữa bình quân theo các tháng trong năm...53

Biểu đồ 2.4: Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu ...57

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo số năm kinh doanh...58

Biểu đồ2.6: Lí do khách hàng chọn Thành Lợi là nơi phân phối sữa ...59

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách hàng vềsản phẩm ...60

Biểu đồ2.8: Khảo sát của khách hàng vềchính sách giá sản phẩm của công ty...62

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của khách hàng vềchính sách hỗtrợbán hàng của công ty ...63

Biểu đồ 2.10: Đánh giá của khách hàng vềchính sách xúc tiến sản phẩm của công ty65 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của khách hàng vềnghiệp vụbán hàng của nhân viên ...67

Biểu đồ2.12: Mức độhài lòng của khách hàng vềchính sách hỗtrợtiêu thụcủa công ty ...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài

Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cho nền kinh tế thế giới nhiều cơ hội và thách thức. Là một nước đang phát triển, Việt Namđang phải đối mặt với những khó khăn trên con đường hội nhập kinh tếthếgiới. Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh là hướng đi đúng đắn của nước ta trong công cuộc phát triển kinh tế. Mặc dù được nhà nước tạo điều kiện nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và những quy luật khắt khe của nên kinh tếthị trường.

Đó là điều tất yếu xảy ra khi nền kinh tếthị trường ra đời. Thị trường luôn biến đông, nhu cầu của con người luôn thay đổi, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có hạn. Vì vậy nếu doanh nghiệp không khẳng định được mình chắc chắn sẽbị quy luật cạnh tranh đào thải. Trong cơ chếthị trường, mỗi doanh nghiệp trở thành một chủ thể kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội.

Doanh nghiệp phải tự vận động theo phương châm:” sản xuất và đưa ra thị trường những thứmà thị trường cần chứkhông phải những thứ mình có.” Do vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụsản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Việc quan trọng nhất là phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, sản phẩm sẽ bị tồn đọng không thu hồi được vốn, quá trình tái sản xuất không được thực hiện dẫn đến phá sản. Chính vì lẽ đó mà công tác tiêu thụsản phẩm được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty.

Theo đánhgiá của Bộ Công Thương, ngành sữa Việt Nam thời gian qua đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay, sau hơn 10 năm phát triển, công ty Dutch Lady Việt Nam (DLV) đã xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Con người không chỉdừng lạiởviệc tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bổsung, chứa nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình. Trongđó,các sản phẩm sữa là một trong những thức uống dinh dưỡng được quan tâm và tiêu dùng phổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

biến hiện nay. Với lý do đó, thị trường sữa nói chung
(11)

ngày càng trở nên hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao, với mức độ tăng trưởng tiêu thụ từ15-20 % / năm (Theo đánh giá của Euromonitor International, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu năm 2014). Bên cạnh sự góp mặt của các sản phẩm sữa được sản xuất, chếbiến từ các công ty trong nước như Vinamilk, công ty cổphần sữa Ba Vì… ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm từcác tập đoàn dinh dưỡng nước ngoài, các công ty đa quốc gia như Nestlé, DutchLady, Abbot, Mead Johnson...

Công ty TNHH Thành Lợi là công ty trong lĩnh vực phân phối sản phẩm sữa Dutch Lady, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành. Trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, thương hiệu sữa Dutch Lady được khách hàng biết đến là sản phẩm có chất lượng cao và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng trên cả nước

Được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh và cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Võ Thị Mai Hà cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thành Lợi nói riêng tôi đã chọn đề tài “ phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công Ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế” làm đề tài khóa luận của mình. Mục đích là muốn góp một phần nhỏbé của mình vào quá trình kinh doanh của công ty nói chung và khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty nói riêng để hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình tình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch lady tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và định hướng để góp phần là cho công ty tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển trong thời gian sắp tới.

2.2. Mc tiêu cth:

-Trên cơ sởdữliệu sơ cấp và thứcấp, phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm sữa Dutch lady qua đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụsản phẩm.

- Từ việc phân tích tình hình tiêu thụ, đưa ra các định hướng và giải pháp để phát triển trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cu:

Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm sữa Dutch lady từsốliệu về doanh thu và sản lượng tiêu thụcủa công ty.

3.2. Phm vi nghiên cu:

Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.

Phạm vi nghiên cứu: Xí nghiệp Thành Lợi Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1.Phương pháp thu thập dliu:

Nguồn dữliệu thứcấp:

Nhằm phục vụ cho qua trình thực tập và nghiên cứu thu được các dữ liệu thứ cấp từcác nguồn như :

+ Tài liệu khóa luận của anh chị khóa trước.

+ Các đềtài khoa học có liên quan.

+ Giáo trình tham khảo: giáo trình phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.

+ Các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí kinh tế.

+ Tham khảo thông tin từwebsite của công ty…

Nguồn dữliệu sơ cấp:

+ Được thu thập trên cơ sởtiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp và được thực hiện thông qua bảng hỏi. Các đối tượng được phỏng vấn là những khách hàng bán buôn và bán lẻ trên địa bàn phía Bắc TP Huế.

4.2. Phương phápnghiên cứu

4.2.1. Nghiên cứu định tính

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

quân để phân tích và đánh giá sựbiến động và mối quan hệgiữa các hiện tượng.

- Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về mối quan hệ tương quan giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong doanh nghiệp ở những thời kỳkhác nhau. Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu của các năm đểnhận xét vềhoạt động sản xuất và hiệu quảtiêu thụcủa doanh nghiệp.

=>Từ đó đưa ra ma trận Swot của công ty

4.2.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu -Về kích thước mẫu

Cơsở dữliệu của công ty tính đến thời điểm năm 2018 là 600 khách hàng trong đó có 150 khách hàng bán buôn và 450 khách hàng bán lẻ. Để đánh giá chính xác mẫu nghiên cứu tôi sẽ chọn phương pháp mẫu phân tầng. Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thểnghiên cứu, nghiên cứu sửdụng công thức sau:

= ×

Trong đó :phương sai : độlệch chuẩn n : kích thước mẫu e : sai sốmẫu cho phép

Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độtin cậy mà tôi lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z =1,96.

Vềsai sốmẫu cho phép, do dữliệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai sốcho phép mà nghiên cứu lựa chọn là e=0,07.

Về độ lệch chuẩn sau khi tiến hành điều tra thử với 30 bảng hỏi tiến hành xử lí SPSS tính ra độlệch chuẩn bằng 0,357. Thay vào công thức trên ta tính được n=100.

Sau đó cỡ mẫu n được điều chỉnh theo số cá thể trong tổng thể nghiên cứu theo

công thức sau :

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

=

( )

=

( )

=86

Kết quả tính toán ta được 86 mẫu.

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tốbằng ít nhất 4 đến 5 lần sốbiến quan sát đểkết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy với số lượng là 22 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 110 quan sát trong mẫu điều tra. Để đảm bảo tính khách quan tôi sẽ tiến hành điều tra 40 khách hàng bán buôn và 70 khách hàng bán lẻ trên địa bàn Huế.

+ Sốphiếu phát ra: 110 + Sốphiếu hợp lệ: 110 - Phân tích dữliệu sơ cấp

Dữliệu thu thập được xửlí bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 được tiến hành dựa trên quy trình dưới đây.

1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS

2. Tiến hành các bước xửlí và phân tích dữliệu 5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

- Chương 1:Tổng quan vềvấn đềtiêu thụsản phẩm

- Chương 2: Phân tích thực trạng và tình hình tiêu thụ sữa Dutch lady trong giaiđoạn 2016-2018 tại xí nghiệp Thành Lợi Huế

- Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụsản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm tiêu thụsản phẩm

Hiểu theo nghĩa rộng, tiêu thụsản phẩm là khâu lưu thông trong hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.

Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp ( Tr85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002).

Thíchứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào ? Cho ai ? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng, là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Tiêu thụ hàng hòa là khâu cuối cùng của chu kỳsản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình tiêu thụsản phẩm được thểhiện qua sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm

Dù hiểu theo cách nào thì vẫn phải xem xét đến bản chất của tiêu thụsản phẩm.

Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từdạng hiện vật sang hình thái giá trị ( H-T) sản phẩm chỉ được xem là sản phẩm đích thực khi được khách hàng sử dụng, tiêu thụsản phẩm, thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lại lợi nhuận.

1.1.2. Đặc điểm ca tiêu thsn phm

Đó là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua , đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Có sựchuyển đổi quyền sởhữu hàng hóa từdoanh nghiệp sang khách hàng.

Doanh nghiệp giao hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

ra trong quá trình kinh doanh.
(17)

Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quảkinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp.

1.1.3. Vtrí và vai trò ca hoạt động tiêu th: 1.1.3.1. Vịtrí của hoạt động tiêu thụsản phẩm

Hoạt động tiêu thụsản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về hàng hóa sản xuất, tiêu dùng ngàycàng nhanh, sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng, đồng bộ, kịp thời. Đó là nhờvào hoạt động tiêu thụsản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì phải xác định được vị trí của công tác tiêu thụ sản phẩm và chỉ có tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phát triển thông qua việc thu lại lợi nhuận từhoạt động này.

Điều này càng được chứng tỏ sau đại hội khóa VI của Đảng và nhà nước khi đã chủ trươngđổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần. Quyền tựchủ trong sản xuất kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụsản phẩm trong nền kinh tếthị trường phải xây dựng trên cơ sở mua bán. Hoạt động này diễn ra theo nguyên tắc bình đẵng, tự do, các doanh nghiệp tựhạch toán lãi, lỗvà chủ động trong kinh doanh. Do vậy hoạt động tiêu thụsản phẩm giữvai trò hết sức quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất nào.

Quản trị kinh doanh truyền thống coi tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm luôn phải đặt công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất nên thực chất một sốnội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ởvị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất.

1.1.3.2 Vai trò của tiêu thụsản phẩm:

Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì mới thu được vốn và thông qua đó thu được lợi nhuận. Từ đó mới tích lũy để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiến hành tái sản xuất mởrộng.
(18)

a. Đối với doanh nghiệp

Tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục . Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất được mởrộng.

Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mở rộng thị trường. Để có thểphát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp cần tiêu thụ ngày càng nhiều hơn khối lượng sản phẩm, không những ở thị trường hiện tại mà ở những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụtrên thị trường hiện tại, doanh nghiệp có điều kiện đưa sản phẩm vào thâm nhập thị trường mới, tiếp cận thị trường tiềm năng. Từ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụnhiều hơn, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tiêu thụsản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổchức quản lý sản xuất, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tổchức tốt hoạt động tiêu thụsản phẩm góp phần giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí, thời gian dự trữ hàng hóa, tăng vòng quay của vốn, rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ, kỉ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao.

Tiêu thụsản phẩm là điều kiện đểthực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tang lợi nhuận. Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tang lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tang lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tính của doanh nghiệp cũng như làm tăngthịphần của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụtức là nó đãđược người tiêu dùng chấp nhận đểthỏa mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thểhiện mức bán ra, sựthíchứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần của doanh nghiệp càng cao.
(19)

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏvốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu… Sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được số tiền tướng ứng với số vốn bỏra và phần lợi nhuận thuộc vềhoạt động tiêu thụ.

Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Thểhiện độtin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất.

Qua hoạt động tiêu thụsản phẩm, người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do dự đoán được nhu cầu của thị trường trong thời gian tới.

Tóm lại hoạt động tiêu thụsản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu tguj sản phẩm không những tạo ra giá trị sản phẩm mà còn tạo được uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sởvững chắc đểphát triển thị trường.

b. Đối với xã hội

Về phương diện xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tếlà một thểthống nhất với sựcân bằng, tương quan tỷlệnhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụtạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường tránh được sựmất cân đối, giữ ổn định trong xã hội.

Hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội đặc biệt tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm cho người lao động.

Đảm bảo tái sản xuất liên tục

Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hóa. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng. Tiêu thụsản phẩm là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phương hướng sản xuất kinh doanh cho chu kì sau. Trong nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sẽ không hình dung được trong xã hội toàn bộkhâu tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

bị ách tắc kéo theo đó toàn bộkhâu sản xuất bị đình trệ, xã hội bị
(20)

đình đốn, mất cân đối. Mặc khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác chon hu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng.

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thsn phm Mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quảcủa hoạt động kinh doanh.

∑Lợi nhuận =∑ Doanh thu-∑ Chi phí

Việc tiêu thụ tốt sẽ đem lại nhiều lợi nhuận và ngược lại nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm sẽdẫn đến lợi nhuận thấp và có nguy cơ lỗvốn.

Mục tiêu vịthế

Đó là biểu hiện vềsố lượng hàng bán mà doanh nghiệp bán ra trên thị trương so với toàn bộthị trường. Tiêu thụsản phẩm mạnh làm tăngvị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.4 Ni dung ca hoạt động tiêu thsn phm 1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh, đó là việc tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm trảlời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì?, Sản xuất như thếnào?, Sản phẩm bán cho ai? Tức là thị trường đang cần loại sản phẩm gì? Đặc điểm kỷthuật của nó ra sao? Dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? Ai là người sẽ tiêu thụ những sản phẩm đó. Từ đó lựa chọn sản phẩm để doanh nghiệp tiến hành sản xuất.

Mục đíchcủa việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu, xác định khả năng bán một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định để trên cơ sở đó doanh nghiệp tổ chức các hoạt động của mình nhằm đáp ứng những gì mà thị trường đòi hỏi. Từ đó đưa ra cácquyết định hợp lí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Nội dung của nghiên cứu thị trường được thểhiện qua:

Nghiên cứu khái quát thị trường: là nghiên cứu quy mô, cơ cấu và xu hướng vận động của thị trường. Đó là việc nghiên cứu tổng cung, tổng cầu, giá cảthị trường và chính sách của chính phủvềloại hàng hóa đó.

Nghiên cứu chi tiết thị trường: Thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán hàng hóa đó ma doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hóa và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Đồng thời trảlời được các câu hỏi: Ai là người mua hàng? Mua ở đâu? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của mặt hàng đó như thế nào?

Mua hàng dùng đểlàm gì?Đối thủcạnh tranh?

Nghiên cứu vềcung hàng hóa: Tức là nghiên cứu về dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa bán ra trên thị trường nhất định và nó được tính theo hai chỉ tiêu là hiện vật và giá trị. Nghiên cứu thị trường về hàng hóa để xác định khả năng cung cấp cho thị trường , tỷ lệ của doanh nghiệp trên thị trường, tính chất thời vụ của sản xuất cũng như tiêu dùng sản phẩm hàng hóa.

Nghiên cứu về cầu hàng hóa: Nhằm xác định nhu cầu thực của thị trường về hàng hóa, xu hướng biến động nhu cầu trong từng giai đoạn, thời kì, từng khu vực thị trường đểtừ đó thấy được đâu là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp và đặc điểm của nhu cầu đó ra sao.

Đểnghiên cứu thị trường, người ta thường dùng các phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin thông qua các tài liệu như sách báo, tạp chí quảng cáo và các loại tài liệu liên qua đến sản phẩm, mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Cần nghiên cứu khả năng cung ứng, khả năng tồn kho, giá cả hàng hóa và khả năng biến động của thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được hướng phát triển sản xuất và lựa chọn những thị trường có triển vọng.

Đây là phương pháp nghiên cứu đơn giản, chí phí nghiên cứu thấp giúp doanh nghiệp có thể khái quát được thị trường. Tuy nhiên với phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu thập thông tin một cách chính xác và tin cậy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

* Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Đây là phương pháp nghiên cứu trực tiếp cử nhân viên đến tận nơi đểnghiên cứu. Người này sẽnghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các nguồn thông tin và sốliệuở các đơn vị tiêu dùng lớn bằng cách : điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra tiến hành, hay gửi phiếu điều tra, thông qua hội nghị khách hàng…Hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các cửa hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đay là phương pháp tón nhiều thời gian và chí phí nghiên cứu tương đối lớn.

1.1.4.2. Lập kếhoạch tiêu thụsản phẩm

Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và việc đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định lựa chọn mặt hàng nào để kinh doanh phù hợp. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quảhoạt động tiêu thụ. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, có nghĩa là phải tổ chức sản xuất những sản phẩm hàng hóa mà thị trường đòi hỏi

Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kếhoạc tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm, về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ… là căn cứ đểxây dựng các kếhoạch hậu cần vật tư, sản xuất, kỷthuật, tài chính.

1.1.4.3. Chuẩn bị hàng hóa đểxuất bán

Thực hiện một sốhoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng, tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm. Các nghiệp vụvềchuẩn bị hàng hóa, tiếp nhận, phân loại, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho, phân loại và ghép đồng bộvới nhu cầu tiêu dùng.

* Tiếp nhận bảo quản thành phẩm

Hàng hóa sau khi ra khỏi dây chuyền sản xuất gọi là thành phẩm và được đưa tới kho. Nó sẽ được bảo quản tại đây cho tới khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

Qua việc tiếp nhận hàng hóa vào kho, chúng ta sẽkiểm tra được chất lượng sản phẩm, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng đểkịp thời sửa chữa. Đểtiếp nhận thành phẩm vào kho được tốt thì phải chuẩn bị: kho chứa hàng, các phương tiện bốc dỡ

Trường Đại học Kinh tế Huế

vận
(23)

chuyển, các thiết bịdụng cụ đểkiểm tra kiểm nghiệm và nguồn nhân lực tiếp nhận.

Chuẩn bị trước các hóa đơn, chứng từcần thiết, liên quan theo thủtục.

Khi tiến hảnh tiếp nhận phải tuân theo các nguyên tắc: nhận hàng đúng số lượng, chất lượng ghi trong hóa đơn, chứng từ. Phát hiện kịp thời những thiếu hụt, mất mát, hư hỏng để xác định nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết. Ghi chép chính xác vào sổkho những hàng hóa đã nhận. Với trường hợp qua kiểm tra, kiểm nghiệm, quan sát thấy hànghóa không đúng theo tiêu chuẩn và có sai lệch cần lập ngay biên bản ghi lại chi tiết.

* Bảo quản thành phẩm

Hàng hóa đã được nhận vào kho là mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng được giao toàn bộ cho bộ phận kho đảm nhận. Tuy nhiên nó không thể tách rời quá trình tiêu thụsản phẩm. Nhiệm vụ của kho ngoài việc bảo quản hàng hóa tốt còn phải sắp xếp khoa học và kinh tế đểgiảm bớt chi phí lưu thông. Quy trình bảo quản hợp lí là sựthống nhất giữa các tổchức cán bộhợp lí và và các kỷthuật bảo quản bao gồm:

Lựa chọn kho và phân bốhàng hóa trong kho Định vị, định lượng hàng hóa trong kho Kê lót và chất xếp hàng hóa

Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho Chống côn trùng gặm nhấm

* Hoàn thiện sản phẩm

Để đảm bảo và phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa một các tối đa, có hiệu quảcao, doanh nghiệp phải:

Phân loại, chọn lọc và đóng gói: xuất phát từyêu cầu cụthểcủa khách hangftrong quá trình thực hiện bán hàng cần phải phân loại chọn lọc các hàng hóa theo đúng yêu cầu.

Tổ chức đóng gói hàng hóa thành những lô hàng thích hợp cho vận chuyển, bảo quản, giao nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Tổ chức lắp ráp, làm đồng bộ sản phẩm: lắp ráp và đồng bộ sản phẩm là hình thức làm tang giá trị sử dụng của sản phẩm trước khi xuất bán. Yêu cầu của khách hàng là thuận tiện trong sử dụng, giảm các khâu trung gian không cần thiết. Khi lắp ráp có thểkhắc phục luôn những sơ xuất nhỏ đểsản phẩm càng hoàn thiện hơn.

Sơ chếhàng hóa: Trong một số trường hợp, khách hàng yêu cầu sơ chế hàng hóa trước khi bán cho họ. Đặc biệt các hàng hóa là tư liệu sản xuất. Sơ chế là một hình thức tạo điều kiện cho quá sửdụng sau được thuận lợi hơn.

1.1.4.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụsản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các phương thức tiêu thụ khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất của sản phẩm, mối quan hệ với doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng có hai loại phương thức tiêu thụ như sau:

Phương thức tiêu thụtrực tiếp: là phương thức doanh nghiệp sản xuất sẽbán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua cửa hàng bán và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp lập ra.

Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp

+ Ưu điểm: Doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và thị trường. Điều đó giúp doanh nghiệp biết rõ nhu cầu của thị trường, kiểm soát và thống kê được giá cả, hiểu rõ được tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi kịp thời nhu cầu vềsản phẩm.

+ Nhược điểm: Chi phí cho công tác tiêu thụ khá lớn. Khả năng phân phối của doanh nghiệp không được rộng và không được nhiều. Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độchậm, tốc độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

luân chuyển vốn chậm.
(25)

Phương thức tiêu thụgián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gianbao gồm: người bán buôn, bán lẻ, đại lý. Phương thức này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, lượng hàng hóa sản xuất ra vượt nhu cầu tiêu dùng của một vùng, một địa phương.

Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp

+ Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể tiêu thụ được hàng hóa trong thời gian ngắn nhất với khối lượng lớn, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt. Doanh nghiệp có thể tập trung vốn sản xuất, tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất.

+ Nhược điểm: Doanh nghiệp không thu được lợi ích tối đa do bán buôn và trả tiền hoa hồng cho các đại lý. Mặt khác do phải qua nhiều khâu trung gian nên doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từkhách hàng chậm và khó kiểm soát.

Tóm lại, các phương thức tiêu thụsản phẩm sẽ đảm bảo cho hàng hóa vận động một cách hợp lý, giảm chí phí lưu thông, nắm bắt các cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp tùy vào đặc điểm kinh doanh của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

đểlựa chọn phương thức tiêu thụphù hợp.
(26)

1.1.4.5. Tổchức các hoạt động xúc tiến, yểm trợcho công tác bán hàng

Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ , thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng như quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội chợtriễn lãm…

* Quảng cáo

Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền cho các phần tử trung gian và cho người tiêu dùng cuối cùng biết về sản phẩm của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Quảng cáo làm cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn, làm chon hu cầu được gợi mở và được biểu hiện nhanh hơn. Tuy nhiên qua quảng cáo cần đảm bảo tính trung thực

Chức năng của quảng cáo là gây sự chú ý, diễn biến tâm lí đầu tiên. Để tạo được sự chú ý thì quảng cáo cần phải đảm bảo:

- Với lượng thời gian đưa tin ngắn nhất nhưng lại truyền được lượng thông tin lớn nhất. Lượng thông tin càng cao thì sựchú ý của người nhận tin càng càng cao.

- Sốlần lặp lại vừa phải, không gây nhàm chán cho người tiếp nhận thông tin.

*Chào hàng

Là hình thức dịch vụ mà trong đó các doanh nghiệp thương mại tổ chức ra các điểm giới thiệu và bán trực tiếp hàng hóa cho khách hàng.

*Khuyến mại

Là hình thức doanh nghiệp dành cho khách hàng những lợi ích nhất định bằng cách:

đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng kèm hàng hóa cho khách hàng.

Đểkhuyến khích cho khách hàng mua nhiều sản phẩm, doanh nghiệp sẽcó mức giá thấp dần theo mức tang khối lượng sản phẩm tiêu thụ được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

*Hội nghịkhách hàng:

Trong hội nghị phải đảm bảo có mặt các khách hàng lớn, các khách hàng quan trọng. Nội dung của cuộc hội nghị phải gợi ý để khách hàng nói về ưu nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong quá trình mua bán, thanh toán. Đồng thời đưa ra các dựán, các chính sách của công ty trong thời gian tới có liên quan đến vấn đề tiêu thụsản phẩm

Tùy thuộc vào đặc điểm cuảcông ty và sản phẩm để có thểlựa chọn một trong các hình thức trên đểhổtrợcho hoạt động tiêu thụsản phẩm được tốt hơn.

1.1.4.6. Tổchức hoạtđộng bán hàng

Nội dung của tổchức hoạt động bán hàng là chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, thu tiền khách hàng và chọn các hình thức thu tiền như: trảtiền ngay, mua bán chịu, trả góp…

1.1.4.7. Phântích, đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụsản phẩm.

Đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụcó thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụsản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cảcác mặt hàng tiêu thụ.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thsn phm 1.1.5.1. Nhân tốkhách quan

Môi trường bên ngoài tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động tiêu thụnói riêng

a. Nhân tốchính trị pháp luật

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh
(28)

hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sựvận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động cạnh tranh , quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Chính phủ để điều tiết thị trường. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng... có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

Không chỉ thế, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chính sách nhà nước và các nước trên thế giới về sản phẩm khoa học kĩ thuật , văn hóa... thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc , quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thếgiới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường

Sự thay đổi và biến động của các yếu tốchính trị và pháp luật có thểtạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục , nhanh chóng không thểdự báo trước.

b. Nhân tốkinh tế.

Ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghệp, bao gồm các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các yếu tốcó liên quan sửdụng nguồn lực. Các yếu tốcó thểvà phải được tính đến là : Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi xuất tiền vay và tiền gửi ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái, mức độthất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tín dụng...

Nhân tố kinh tế là máy đo”máy đo nhiệt độ của nền kinh tế” . Sự thay đổi các yếu tố nói trên đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau. Khi đó, những biến động như vậy cũng làm cho hoạt động tiêu thụsản phẩm , hàng hóa của doanh nghiệp có sự thay đổi nhất định.

c. Nhân tốkhoa học–công nghệ.

Khoa học- công nghệlà nhân tố mang đầy kịch tính, cóảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhân của doanh nghiêp. Trong thời đại khoa học công nghệmới phát triển như vũ bão, mỗi công nghệmới phát sinh sẽhủy diệt những công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Việc chếtạo ra các sản phẩm mới , chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm có

Trường Đại học Kinh tế Huế

ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt sự phát triển của
(29)

công nghệthông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng thuận lợi trong giao dịch cũng như thiết lập và mởrộng quan hệ làm ăn với khu vực thị trường.

d. Nhân tố văn hóa- xã hội.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất đến nhu cầu hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hóa có tính bền vững cao , được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và được củng cố bằng những quy chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứbặc tôn ti trật tựtrong xã hội , tổchức tôn giáo , nghềnghiệp, địa phương, gia đình và cảhệthống kinh doanh sane xuất dịch vụ.

Các yếu tố văn hóa và xã hội cóảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kếhoạch tiến độtiêu thụsản phẩm). Những thay đổi trong văn hóa- xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lí, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tốtác động cùng chiều đến tiêu thụsản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tăng lên người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

e.Nhân tố cơ sởhạn tầng và điều kiện tựnhiên.

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải( đường, nhà ga, bến đỗ..), hệ thông thông tin( bưu điện, điện thoại, viễn thông..) hệ thống bến cảng , nhà kho, cửa hàng cungứng xăng dầu, điệnnước, khách sạn , nhà hàng... các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Từkhi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại , phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiêp. Ví dụ thời tiết xấu sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ . Thêm vào đó còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu cho khách hàng, dẫn đến không tiêu thụ được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.1.5.2. Nhân tốchủquan.

a. Những nhân tốthuộc vềdoanh nghiệp

*Chất lượng sản phẩm .

Chất lượng sản phẩm quyết định trả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao vì khách hàng là thượng đế, có quyền lựa chọn trong hàng tram sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất . Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng hóa chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao”

chỉcó chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp”

*Gía cảsản phẩm .

Gía cảlà biểu hiện bằng tiền mà bán dựtính có thểnhận được từ người mua. Việc dự tính giá cảchỉ được coi là hợp lí và đúng đắn khi đã xuất phát từgiá cảthị trường, đặc biệt là giá cảbình quân của một hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kì kinh doanh.

Nếu giá cả được xác định một cách hợp lí và đúng đắn thì nóđem lại doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn. Đặc biệt là giá cảthực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụsản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tếquan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cảcao hay thấp cóảnh hưởng quyết định tơi khối lượng sản phẩm tiêu thụvà lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.

*Phương thức thanh toán.

Khách hàng có thể thanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức : tiền mặt, séc, ngoại tệ…Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cảdoanh nghiệp và khách hàng. Vấn đềlà phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi doanh nghiệp có phương thức thanh toán tiện lợi , nhanh chóng. Doanh nghiệp caand đơn giản hóa thủtục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụsản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

*Hệthống phân phối sản phẩm.

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lí, cung cấp cho người bán lẻ.

Tất cảcác phẩn tửnằm trong guồng máy tiêu thụsản phẩm sẽtạo sẽnên một hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn , các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh.

Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệthống phân phối sản phẩm hợp lí sẽ đem lại hiệu quảcao trong công tác tiêu thụsản phẩm, ngược lại sẽgây hậu quảxấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽgây tổn thất cho doanh nghiêp.

*Uy tín của doanh nghiệp.

Qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽtạo lập dần vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng vềsản phẩm của doanh nghiệp.

Uy tín của doang nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được long tin của khách hàng sẽgóp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

b. Những nhân tốthuộc vềthị trường- khách hàng của doanh nghiêp.

*Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo M.C Cathy: Thị trường được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau đểthỏa mãn nhu cầu đó.

Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ gia đình và các nhóm người hiện có và tiềmẩn mua sắm hàng hóa dịch vụthỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị

Trường Đại học Kinh tế Huế

trí cân bằng. Thị trường sản phẩm
(32)

hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụsản phẩm.

Trên thị trường cung cầu hàng hóa có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cảcác sản phẩm bị biến đổiảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc cungứng vừa đủ đểthỏa mãn nhu cầu về một loại hàng hóa trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.

*Thịhiếu của khách hàng.

Là nhân tốmà các nhà sản xuất quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán mà cảkhi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phuong án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụsản phẩm nhanh và có lãi xuất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng , nếu sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được thịhiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là yếu tốquyết định mạnh mẽ

Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm những phần thị trường mới nhằm thúc đẩy tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp

1.1.6. Một sốchỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm.

Khi xem sét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải xem các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thểhiểu tiêu chuẩn hiệu quảlà giới hạn là mốc xác định các ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quânđạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có sốliệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉtiêu này mới có thể đạt được các chỉtiêu vềkinh tế.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:

Tỷsuất doanh thu / Chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

ra thì thuđược bao nhiêu đồng doanh thu.
(33)

Tỷsuất lợi nhuận / Doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Tổng doanh thu)*100%

Chỉtiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷsuất lợi nhuận / Chi phí = (Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí)*100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng vềngành sữaở Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại.

Bên cạnh đó, ngành có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trởthành một mắc xích quan trọng của nền kinh tếViệt Nam.

Ngành sữa Việt Nam đang từng bước phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộtừsản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh đểchủ động hội nhập với khu vực và thếgiới.

Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu nên dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộnền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức hai con số. Trong những năm tới, việc dân sốtang, thu nhập người dân tang kéo theo chi tiêu nhiều hơn và sự quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam vềcác sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳvọng sẽ còn tiếp tục duy trìđà tăng trưởng này.

Nắm bắt được điều này, nhiều nhà kinh tếcó tầm nhìn chiến lược đã quyết định tham gia thị trường sữa. Số lượng các hãng sữa ngày càng tăng, hiện nay trên thếgiới đã có hàng tram hãng sữa lớn nhỏ khác nhau mà nổi tiếng nhất phải kể đến những cường quốc về chăn nuôi bò sữa như Hà Lan với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan đã rất quen thuộc với người tiêu dùng hay New Zealand với sãn phẩm sữa Dumex, Hoa Lỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

với
(34)

sản phẩm Abbott…và Vinamilk của Việt Nam. Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì thị trường sữa của thếgiới nói chung và của Việt Nam nói riêng chưa bao giờ sôi động như hiện nay.

Thực tế cho thấy, sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm quan trọng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của con người. Và ngành sữa đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước với mức tăng trưởng nhanh chóng, trung bình từ 15 đến 17% trên năm.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chếbiến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được bộ công thương phê duyệt ngày 28-6-2010:

Năm 2015 Việt Nam sản xuất 1,9 tỷ lít sữa tươi, mức tiêu thụ đạt trung bình 21 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120-130 triệu USD và đến năm 2025 sản xuất 3,4 tỷlít, mức tiêu thụ 34 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.

Hiện nay, mức tiêu thụsữaở Việt Nam năm 2018 đạt 27 lít/người và dự kiến năm 2019 đạt 28 lít/người.

1.2.2 . Gii thiu vcông ty FrieslandCampina Vit Nam (Dutch Lady Vit Nam) FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina –tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thếgiới với sốvốn đầu tư ban đầu là 30 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sữa với thương hiệu khá nối tiếng Dutch Lady ( Cô Gái Hà Lan) đã khá quen thuộc đối với người tiêu dùng V

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một

Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trƣờng tốt để khai thác và ngƣợc lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu

Tồn tại đầu tiên của công ty cũng như các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt,

- Yếu tố mức giá rẽ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có 50 khách hàng tương ứng tỷ lệ 38,5% trong tổng số khách hàng được điều tra đánh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực

Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn,