• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

NS: 09/11/2020 NG: 16/11/2020

Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 HĐTN

SINH HOẠT DƯỚI CỜ A. CHÀO CỜ (Do đội tổ chức)

B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TRI ÂN THẦY CÔ (20’)

I. MỤC TIÊU

- Sau bài học học sinh:

- Biết thể hiện thái độ yêu quý và biết ơn thầy, cô khi tham gia lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô qua việc tham gia các hoạt động tập thể.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của lớp, nhà trường.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1,

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Chào cờ: (15P)

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu 11:

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao

- HSthực hiện.

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

- HSlắng nghe

(2)

kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

(2. Gợi ý cách tiến hành:

Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng phát động phong trào “Rèn nền nếp” trong học tập và sinh hoạt đối với HS trong toàn trường.

Nội dung cơ bản tập trung vào:

- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học trên lớp.

- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động học ở nhà.

- Xây dựng nền nếp trong các hoạt động giáo dục khác.

- Hướng dẫn các lớp 1 triển khai rèn nền nếp trong học tập và sinh hoạt đối với HS lớp 1.)

B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TRI ÂN THẦY CÔ (20’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Giúp HS biết tham gia các hoạt động chia sẻ yêu thương.

- GV nêu tên một số HĐ cần tham gia chia sẻ yêu thương

+ Ngày 20-11: tri ân các thầy cô giáo, công tác chuẩn bị tổ chức hội diễn văn nghệ 20/11.

+ Trò chơi tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam.

+ GV chiếu slide cho hs ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.

+ Khơi dậy phong trào học tập chào

- HS lắng nghe

- Lớp trưởng báo cáo trước lớp công tác chuẩn bị cho ngày nhà giáo Việt Nam , yêu cầu các bạn luyện tập nghiêm túc.

- HS xem slide cho hs ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.

- HS tự nêu các phương hướng học tập trong tuần tới.

(3)

mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

+ Ngày 22-12: ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Hoạt động 2: Nói lời chúc mừng thầy cô.

+ Thực hành nói lời chúc mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

+ Giáo viên thường xuyên nhắc nhở HS, hướng dẫn HS nói lời yêu thương trong từng hoạt động chia sẻ yêu thương.

Tổng kết: 2’

Các con cần tham gia hoạt động chia sẻ yêu thương để thể hiện tình cảm với bạn bè, người thân và những người khác.

+ Thực hành nói lời chúc mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam theo nhóm đôi.

Lớp trưởng điều hành

TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.CHUẨN BỊ:

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Hỏi đáp, quan sát, thực hành, thảo luận.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi HS đọc các tình huống liên quan đến phép trừ đã chuẩn bị.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

- 1 HS nêu tình huống-> Lớp suy nghĩ nêu phép tính thích hợp ( 3 lần)

- HS nhận xét B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (5’) HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):

Quan sát bức tranh trong SGK.- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. chăng hạn:

+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?

Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.

(4)

+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.

- Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.

Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (13’)

1.GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức.

HS nói: Có 6 con chim - Lấy ra 6 chấm tròn.

Có 4 con bay đi - Lấy đi 4 chấm tròn.

Để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 - 4.

HS nói: 6 - 4 = 2.

2. Cho HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.

3.GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mầu câu khi nói: Có... Bay đi... (hoặc đã uống hết) Còn...

4.Củng cố kiến thức mới:

- GV nêu một sổ tình huống khác. HS đặt phép trừ tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quà vào thanh gài.

- HS đặt phép trừ tương ứng.

- Cho HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trà (làm theo nhóm bàn).

- HS thực hiện Lưu ý: Ngoài việc dùng các chấm tròn,

HS có thể dùng ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để hồ trợ các em tính ra kết quả. Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thê khuyến khích HS suy nghĩ, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết quả

C. HĐ thực hành, luyện tập ( 7’) Bài 1:

- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài ( HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm

- HS làm bài -> Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.

(5)

kết quả phép tính)

D. Hoạt động vận dụng (5’)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

- HS trình bày E. Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

TIẾNG VIỆT BÀI 11A: ÔN TẬP

at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, et, êt, it, ut, ưt, iêt, uôt, ươt

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các từ chứa vần at, ảt, ât, ot, ồt, ơt, et, êt, it, ut, ui, iêt, uôt, ươt.

- Tạo được tiếng từ các vần đả học; viết được một từ ngữ hoặc một câu nói về mặt trời.

- Nói được các HĐ trong 4 tranh ờ HĐ1: chúc Tết, giặt quần áo, đâu vật hát.

- Trả lời được câu hỏi về câu chuyện Mặt trời muốn kết bạn.

- HS có NL giao tiếp và hợp tác, NL tự chủ và tự học. Năng lực chuyên môn: NL ngôn ngữ đọc thành tiếng, đọc hiểu, nghe hiểu ý kiến đơn giản, liên hệ bản thân - Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thẻ chữ ghi âm/vần ôn/tiếng chứa vần/ từ; bảng nhóm. Đoạn video: phim quay HĐ của người như nội dung tranh ờ HĐ2c; phim quay một số cảnh mặt trời ờ HĐ3 (hoặc tranh ảnh minh hoạ nếu khồng có video).

- HS: Bảng con, phấn, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

I. Hoạt động khởi động: (7’)

* KT kiến thức cũ

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở tuần trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

* HĐ1: Nghe - nói

Nói về các hoạt động trong tranh.

- GV đưa tranh.

? Tranh vẽ cảnh gì?

- Y/c HS nói về HĐ của các nhân vật trong tranh.

+ Tranh vẽ cảnh gì?

- HS nêu, lớp nhận xét

- Quan sát tranh, nêu : chúc Tết, giặt quần áo, đấu vật, hát.

- Cặp/nhóm: HS hỏi - đáp về HĐ của các nhân vật trong tranh.

- Các nhóm trình bày. Ví dụ: Tranh 3:

+ Một cô đang giặt quần áo/

(6)

+ Tiếng nào chứa vần hôm nay ôn?- Tương tự HS hỏi - đáp trong nhóm để tìm được vần ôn tập khác.

II. Hoạt động khám phá.

HĐ 2: Đọc (28’) 2a. Đọc từ ngữ

- GV hỏi để HS nói hiểu biết của mình.

VD: Máy giặt dùng để làm gì? (GV có thể liên hệ với tranh 1 ở HĐ1 để nói thêm về máy giặt...).

2b. Tạo tiếng

+ HS đọc lại các vần trong bảng.

+ Đọc vần và tạo tiếng.

+ Thi tạo tiếng nhanh.

- Chốt kết quả nhóm thắng cuộc là nhóm tạo được nhiều tiếng và nhanh nhất.

- Y/c Đọc lại các tiếng (đồng thanh) 2c. Chọn từ cho ô trống trong câu.

- GV cho HS xem tranh.

? Các bạn làm gì ở từng bức tranh?

=> nhặt lá, quét nhà, rửa bát - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả - GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

- Đọc lại các câu.

Tiết 2 HĐ3. Nghe – nói (30’)

Kể chuyện Mặt trời muốn kết bạn.

- Lần 1: GV kể câu chuyện Mặt trời muốn kết bạn.

- Lần 2: GV kết hợp chỉ tranh theo lời kể.

- Y/c HS kể từng tranh dựa vào câu hỏi + Mặt trời buồn vì điều gì?

+ Tranh 2: Mặt trời nghe thấy, nhìn thấy gì ở dưới mặt đất?

+ Tranh 3: Mặt trời đã kết bạn với ai?

- Thi kể giữa các nhóm.

- Nhận xét

4. Củng cố- dặn dò :(5’)

+ Tiếng giặt chứa vần ăt.

- Nhận xét

- Cả lớp: Đọc từ ngữ mới/nêu tiếng chứa vần hôm nay ôn.

- Cá nhân: Chọn từ ngữ thích hợp với hình.

- Nhận xét, giải thích vì sao.

- Quan sát bảng

+ Nhóm thảo luận và tạo tiếng mới từ các vần trong bảng.

+ Cử đại diện tham gia thi tạo tiếng với các nhóm khác.

- Đọc lại các tiếng (đồng thanh) - HS theo dõi

- HS thảo luận trong nhóm: nêu các việc làm và điền từ vào chỗ trống để hoàn thành câu.

- Các nhóm nêu ý kiến, nhận xét.

- Lớp đồng thanh.

- Lắng nghe

- Theo dõi, kết hợp kể cùng GV

- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi dưới tranh.

- HS thảo luận nhóm, kể lại từng tranh.

- Các nhóm lần lượt kể - 2-3 nhóm thi kể

- Bình chọn nhóm kể tốt.

(7)

- Nhắc lại tên bài vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN TOÁN: ÔN PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6

I. MỤC TIÊU:

- HS thực hành củng cố cách tính trừ trong phạm vi 6.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Vở bài tập Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

- GV cho cả lớp hát 1 bài.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập:

Bài 1:(10’) Số

- GV nêu yêu cầu của bài. Gọi HS nhắc lại.

- GV biểu diễn chấm tròn minh họa, yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:(10’) Tính.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Gọi HS nêu lại.

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:(7’) Nối theo mẫu.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Gv cho HS làm bài cá nhân.

- GV chốt đáp án đúng

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- Lớp hát - Lắng nghe

- Lắng nghe, 1 HS nhắc lại yêu cầu.

- HS quan sát tranh, làm bài cá nhân.

- Hs trình bày.

Kết quả:

5 – 1= 4 4 – 4 = 0 6 – 2 = 4 6 – 5 = 1

- Lắng nghe.

- HS nêu lại - HS tự làm bài.

- HS đọc bài.

Kết quả:

1 – 1= 0 5 – 2= 3 4 – 1= 3 2 – 1=1 3 – 1= 2 3 – 2=1 - Lắng nghe

- HS làm bài-> Đổi vở kiểm tra.

- HS nhận xét.

(8)

3. Củng cố- Dặn dò(3’) - Gv củng cố kiến thức.

- Nhận xét giờ học.

NS: 09/11/2020 NG: 17/11/2020

Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT

BÀI 11B: am, ăm, âm

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các vần am, ăm, âm; các tiếng/ từ chứa vần am hoặc ăm, âm. Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong đoạn; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Tấm Cám.

-Viết đúng: am, ăm, âm, cam.

-Nói tên các sự vật, HĐ chứa vần am hoặc ăm, âm.

II. CHUẨN BỊ:

- GV:Thẻ chữ ghi âm/vần am, ăm, ám/tiếng chứa vần/từ; bảng nhóm. Đoạn video:

quay cảnh nuôi tẳm, kén tơ tằm vàng óng, tranh ảnh minh hoạ các HĐ. Mẫu chữ.

- HS: Bảng con, phấn, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động ( 6’)

* Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi HS kể lại đoạn 1 của câu chuyện “ Mặt trời muốn kết bạn”

- Mặt trời buồn vì điều gì ? - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

HĐ1: Nghe - nói

- GV treo bức tranh trong SHS yêu cầu HS quan sát.

+ Trong tranh vẽ cây gì?

+ Quả cam có mầu gì?

+ Có con gì trong tranh?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Trong phần hỏi đáp vừa rồi có chứa tiếng khoá ngày hôm học đó là từ “ quả cam” ,“ con tằm” và “ cây nấm” .

- Gọi HS đọc bài.

- Trong từ “ quả cam ” có tiếng nào các con đã học, tiếng nào chưa học?

- 2 HS kể đoạn 1: “ Mặt trời muốn kết bạn”

- HS trả lời: Mặt trời buồn vì phải ở một mình trên bầu trời suốt cả ngày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát theo yêu cầu GV.

+ HS: Vẽ cây cam, cây dâu, cây nấm dại.

+ HS: Quả cam có màu vàng.

+ HS: Có con tằm đang ăn lá dâu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: “ quả cam” ,“ con tằm” và “ cây nấm” .

- HS trả lời: Tiếng “quả” học rồi, tiếng

“ cam” chưa học.

(9)

- Gọi HS nhận xét.

- GV ghi tiếng khóa “cam” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

- Trong từ “ con tằm” có tiếng nào các con đã học, tiếng nào chưa học?

- Gọi HS nhận xét.

- GV ghi tiếng “ tằm” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

- Trong từ “ cây nấm” có tiếng nào các con đã học, tiếng nào chưa học?

- Gọi HS nhận xét.

- GV ghi tiếng “ nấm” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

=> Vậy trong tiếng “cam” và tiếng

“ tằm”, “ nấm” có chứa các vần mới ngày hôm nay chúng mình sẽ học đó là Bài 11B: am – ăm – âm .

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài: Bài 11B:

am – ăm – âm.

II. Tổ chức hoạt động khám phá.

2. HĐ 2: Đọc (28’) a) Đọc tiếng, từ ngữ:

* Vần “ am”

- Bạn nào giỏi cho cô biết cấu tạo của tiếng “ cam” ?

- Gọi HS nhận xét, nêu lại cấu tạo tiếng

“ cam”.

- GV đưa tiếng “cam” vào mô hình:

c am

- Vần “ am” có những âm nào?

- Cả lớp nghe cô đánh vần : a – m =>am - Đọc trơn : “am”

- GV đánh vần: c – am => cam

+ GV hình ảnh mẹ quả cam để giải nghĩa từ quả cam.

+ Đây là quả gì ?

- GV giải nghĩa từ quả cam.

- Trong từ “ cam” có vần nào hôm nay chúng ta học ?

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “cam” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS trả lời: Tiếng “con” học rồi, tiếng

“tằm” chưa học.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ tằm” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS trả lời: Tiếng “cây” học rồi, tiếng

“nấm” chưa học.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ nấm” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS lắng nghe.

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài

- Tiếng “ cam” có âm “c” vần “ am”

thanh ngang.

- HS nhận xét, 2 HS nêu cấu tạo tiếng

“ cam”.

- HS quan sát.

- 2 HS nêu: Vần “am” có âm “a” và âm “m”.

- HS: a - m => am. Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh.

- 5 HS, đồng thanh.

- HS đánh vần: c – am => cam . Cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

+ HS quan sát.

+ HS : quả cam ạ.

- HS lắng nghe.

- HS : vần “ am”.

(10)

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa học trên bảng

* Vần “ ăm”

- Từ vần “am” giữ nguyên âm “ m” thay âm “a” bằng âm “ ă” được vần mới nào?

- Gọi HS nhận xét.

- GV đưa vần “ăm” vào mô hình.

ăm - GV phát âm : ăm

- GV đánh vần: ă – m => ăm

- Muốn có tiếng “ tằm” phải làm gì?

`

t ăm

- GV đánh vần: t – ăm – tăm – huyền =>

tằm.

- GV đưa hình ảnh con tằm và giải nghĩa từ khóa “ con tằm”

- Gọi HS đọc lại từ “ con tằm”

- Trong từ “ con tằm” tiếng nào chứa vần hôm nay học?

- Gọi HS đọc lại bài.

- Lớp đọc đồng thanh

* Vần “ âm”

- Từ vần “ăm” giữ nguyên âm “ m” thay âm “ă” bằng âm “â” được vần mới nào?

- Gọi HS nhận xét.

- Vần “ âm” có âm gì đứng trước, âm gì đứng sau?

- Gọi HS nhận xét.

- GV phát âm: “âm”

- GV đưa vần “âm” vào mô hình.

âm - GV đọc mẫu : â – m => âm

- Muốn có tiếng “ nấm” ta làm thế nào?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV đưa tiếng “ nấm” vào mô hình.

/

n âm

- 3 HS đọc, đồng thanh.

- Từ vần “am” giữ nguyên âm “ m”

thay âm “a” bằng âm “ ă” được vần mới “ăm”.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS : ăm nối tiếp, tổ, đồng thanh.

- Gọi HS đánh vần : nối tiếp, tổ, đồng thanh.

- HS : Thêm âm “t” và thanh huyền vào .

- HS đánh vần : nối tiếp, nhóm 2, nhóm 4, đồng thanh.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 5 – 7 HS đọc.

- HS : tiếng “ tằm”.

- 5 HS đọc : ăm – tằm – con tằm.

- Lớp đọc đồng thanh.

- Từ vần “ăm” giữ nguyên âm “ m”

thay âm “ă” bằng âm “ â” được vần mới “âm”.

- HS nhận xét.

- Vần “ âm” có âm “â” đứng trước, âm

“ m” đứng sau.

- HS nhận xét.

-

HS: “âm” nối tiếp nhóm 2, nhóm 4, đồng thanh.

- HS đọc bài nối tiếp, đồng thanh.

- Muốn có tiếng “ nấm” ta thêm âm “ n” và thanh sắc vào.

- HS nhận xét.

(11)

- GV đánh vần: n – âm – nâm – sắc =>

nấm.

- HS đọc trơn tiếng “ nấm”

- Gọi HS đọc từ khóa “ cây nấm”

- GV treo tranh và giải nghĩa từ “ cây nấm”.

- Cô vừa dạy những vần mới gì?

- GV gọi HS đọc lại toàn bài.

- 3 vần này có điểm gì giống và khác nhau?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc toàn bài.

b) Tạo tiếng mới.

* GV cho HS giải lao

- Lớp trưởng lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi.

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 3 vần mới “ am”, “ ăm”, “ âm” cùng các từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng.

- Gọi HS đọc các từ ở phần b.

+ HS đọc thẻ chữ thứ nhất: can đảm + HS đọc thẻ chữ thứ 2 : chăm chỉ + HS đọc thẻ chữ thứ 3 : thì thầm + HS đọc thẻ chữ thứ 4 : râm ran

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ tiếp sức”. Luật chơi: 2 đội mỗi đội 4 bạn tìm và gạch chân những từ chứa vần hôm nay học, đội nào tìm nhanh và đúng là đội thắng cuộc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các từ.

- Các từ trên tiếng nào chứa vần hôm nay đã học?

- Ngoài những tiếng trong bài tìm thêm những tiếng ngoài bài có chưa vần hôm nay đã học.

- GV chốt chuyển sang tiết 2.

- HS đánh vần : n – âm – nâm – sắc =>

nấm.

- HS đọc trơn: “ nấm”

- HS đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh từ “ cây nấm”.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời : am – ăm – âm . - 3 HS đọc bài, tổ, đồng thanh.

- HS trả lời : Giống nhau đều có âm

“ m” ở đằng sau, còn vần “ am” có âm

“ a” vần “ ăm” có âm “ ă” vần “âm”

có âm “ â” ở đằng trước.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe, theo dõi.

- 1 HS đọc: can đảm, chăm chỉ, thì thầm, râm ran.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

- HS tham gia chơi.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 5 HS đọc: can đảm, chăm chỉ, thì thầm, râm ran. Đồng thanh.

- HS trả lời.

- HS: nam, ham, gam, băm, nhắm, lắm, nằm, nhấm, hầm…

(12)

TIẾT 2

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh III. Hoạt động luyện tập

2c. Đọc hiểu (8’)

* GV cho HS hát bài hát: " chim sơn ca"

- Gọi HS đọc bài.

* GV treo 2 bức tranh và cho biết tranh vẽ gì?

- GV nêu câu hỏi :

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ nhất.

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ 2.

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ 3.

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ 4.

- HS đọc đồng thanh cả 4 thẻ chữ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ ai nhanh ai đúng” GV phổ biến luật Chơi. 2 đội tham gia chơi.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Yêu cầu HS đọc lại các câu.

- Yêu cầu HS mở bài 2c SHS / 109 đọc bài.

+ Trong từ “gặm cỏ” tiếng nào chứa vần hôm nay học?

+ Trong từ“ số năm” tiếng nào chứa vần hôm nay học?

+ Trong từ“ thảm len” tiếng nào chứa vần hôm nay học?

+ Trong từ“ cái mâm” tiếng nào chứa vần hôm nay học?

- GV chốt.

- Yêu cầu HS cất SGK lấy bảng con.

3. Viết ( 12’)

a) GV treo chữ mẫu " am" viết thường + Quan sát vần “ am” viết thường và cho biết : vần “ am” viết thường gồm mấy con chữ ghép lại, đó là những con chữ gì ?

- Gọi HS nhận xét.

- Lắng nghe cô HD cách viết: Đầu tiên ta viết 1 con chữ “a” cao 2 ô li rộng 1,5 ô li. Từ điểm kết thúc của

- HS tham gia hát.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

- HS quan sát và trả lời.

+ 5 HS đọc : gặm cỏ + 5 HS đọc : số năm.

+ 5 HS đọc: thảm len + 5 HS đọc: cái mâm - HS lớp đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. 2 đội tham gia chơi.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- 2 HS đọc lại các câu.

- 3 HS đọc, đồng thanh.

+ HS: tiếng “ gặm” chứa vần “ ăm”

hôm nay học.

+ HS : Tiếng “ năm” chứa vần “ăm”, hôm nay học.

+ HS : Tiếng “ thảm” chứa vần

“am”, hôm nay học.

+ HS : Tiếng “ mâm” chứa vần

“âm”, hôm nay học.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ Vần “am” viết thường gồm 2 con chữ ghép lại : con chữ “a” và con chữ

“m”

- HS nhận xét.

- HS quan sát .

(13)

con chữ “a” lia bút viết một con chữ "

m" cao 2 ô li rộng 5 ô li.

- Yêu cầu HS viết vần " am" vào bảng con.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

b) GV treo mẫu vần " ăm" viết thường + Quan sát vần “ ăm” viết thường và cho biết : vần “ ăm” viết thường gồm mấy con chữ ghép lại, đó là những con chữ gì ?

- Gọi HS nhận xét.

- Lắng nghe cô HD cách viết: Đầu tiên ta viết 1 con chữ “ă” cao 2 ô li rộng 1,5 ô li. Từ điểm kết thúc của con chữ “ă”lia bút viết một con chữ

“ m” cao 2 ô li rộng 5 ô li.

- Yêu cầu HS viết vần " ăm" vào bảng con.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

c) GV treo mẫu vần " âm" viết thường + Quan sát vần “ âm” viết thường và cho biết : vần “ âm” viết thường gồm mấy con chữ ghép lại, đó là những con chữ gì ?

- Gọi HS nhận xét.

- Lắng nghe cô HD cách viết: Đầu tiên ta viết 1 con chữ “â” cao 2 ô li rộng 1,5 ô li. Từ điểm kết thúc của con chữ “â”lia bút viết một con chữ

“m”cao 2 ô li rộng 5 ô li.

- Yêu cầu HS viết vần “ âm”vào bảng con.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

e) GV treo chữ mẫu “cam” viết thường

- Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp . - Tiếng “ cam” gồm những con chữ nào ghép lại?

- Gọi HS nhận xét.

- Quan sát cô HD viết chữ ghi tiếng

“cam”. Đầu tiên ta viết một con chữ

“c” sau đó nhấc bút viết tiếp vần

- HS viết vần “am” vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi lắng nghe.

+ Vần “ăm” viết thường gồm 2 con chữ ghép lại : con chữ “a” và con chữ

“m”

- HS nhận xét.

- HS quan sát .

- HS viết vần “ăm” vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi lắng nghe.

+ Vần “âm” viết thường gồm 2 con chữ ghép lại : con chữ “â” và con chữ

“m”

- HS nhận xét.

- HS quan sát .

- HS viết vần “âm” vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi lắng nghe.

- 3 HS đọc : “cam”

- Tiếng “cam” gồm con chữ “c” , vần

“am” ghép lại.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

(14)

“am” ta được chữ ghi tiếng “cam”.

- Yêu cầu HS viết bảng tiếng “cam”.

- HS nhận xét.

- Gọi HS đọc lại các chữ vừa viết trên bảng.

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

*Đọc hiểu đoạn : Tấm Cám.

a) Quan sát tranh:

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và cho biết trong tranh vẽ gì?

- GV nhận xét, khen HS.

+ Em thấy Tấm là người như thế nào?

+ Cám là người như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương

=> Đây cũng chính là nội dung của bài đọc ngày hôm nay: Tấm Cám b) Luyện đọc trơn:

- GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng câu.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu theo nhóm bàn.

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm bàn.

- Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét và khen HS.

- Luyện đọc trong nhóm đôi thời gian 2 phút sau đó đại diện 2 nhóm lên thi đọc .

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

c) Đọc hiểu:

- Đọc câu hỏi ở trong bài?

- Gọi HS trả lời.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV mời đại diện 3 tổ lên thi đọc - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

5. Củng cố dặn dò: (5’)

- HS viết bảng chữ ghi tiếng “cam”.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc.

- HS quan sát tranh: Vẽ hai chị em Tấm và Cám. Tấm đang tắm gội dưới ao, còn Cám thì đổ hết tôm cá ở giỏ của Tấm sang giỏ của mình.

- HS lắng nghe.

+ HS: Tấm là người hiền lành và chăm chỉ.

+ Cám ham chơi chẳng chịu làm gì.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe và theo dõi trong SGK.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS đọc nối tiếp theo nhóm bàn.

- HS đọc đoạn theo nhóm bàn.

- HS đọc đoạn theo nhóm 4.

- HS luyện đọc nhóm đôi, đại diện 2 nhóm lên thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS đọc: Ngày ngày, Tấm làm gì?

- HS: Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ.

- HS lắng nghe.

- Đại diện 3 tổ lên thi đọc.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc bài.

(15)

- Nhắc lại cho cô ngày hôm nay chúng ta học gì?

- GV nhận xét tiết học, chơi trò chơi, kết thúc tiết học.

- Ngày hôm nay học bài 11B: am – ăm – âm

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS sẽ:

- Hệ thống hóa kiến thức đã học về trường, lớp

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường

- Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong trường học, lớp học.

- Nhận biết các tình huống xảy ra ở trường, lớp và cách ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể.

- Yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô giáo và các thành vên khác trong trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

+ Tranh ảnh về nội dung chủ đề

+ Một số bộ bìa về trường lớp và các hoạt động của GV, HS cùng các thành viên khác trong trường.

- HS: Tranh ảnh về hoạt động ở trường học, lớp học của mình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5’)

- GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong những bài học về chủ đề trường học.

- GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt vào tiết học mới.

2. Hoạt động vận dụng: (15’)

- HS quan sát 3 tình huống trong SGK - Yêu cầu HS thảo luận về nội dung theo câu hỏi gợi ý của GV:

+ Nhìn vào hình một bạn HS bị ngã trong khi những bạn khác chỉ đứng nhìn vẻ sợ hãi, nếu là em, em có hành động gì?

+ Nhìn vào hình bạn HS vứt rác bừa bãi, em có làm như bạn không?

+ Em sẽ nhắc nhở bạn như thế nào?

+Nhìn vào hình nhóm HS nghịch ngợm, lãng phí nước, em thấy các bạn làm như

- HS phát biểu cảm nghĩ của mình - HS lắng nghe

- HS quan sát tình huống - HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đề xuất cách xử lí.

(16)

thế có đúng không?

+Em sẽ nhắc nhở các bạn như thế nào?

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm, nhận xét về cách ứng xử trong từng tình huống,

- GV khuyến khích HS đưa ra cách ứng xử phù hợp khác đối với những tình huống trên.

Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với từng tình huống trong SGK nói riêng và ở trường học nói chung.

Tự đánh giá cuối chủ đề:

- Khai thác hình tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập mà HS đạt được sau khi học xong chủ để.

- GV hướng dẫn HS tự làm một sản phẩm học tập (một hộp đựng dụng cụ học tập) như gợi ý ở tranh hoặc sáng tạo theo cách khác tùy khả năng của HS

- GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong chủ đề ( sử dụng bài tự luận, trắc nghiệm khách quan)

3. Đánh giá (10’)

- HS thể hiện được cảm xúc về thầy cô, bạn bè, trường lớp của mình

- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: Qua hoạt động tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ bản thân và kể được những việc mình đã làm sau khi học các bài của chủ đề Trường học (giúp đỡ bạn bè, thầy cô; biết giữ vệ sinh để trường lớp sạch đẹp; biết chơi trò chơi an toàn), từ đó hình thành những năng lực và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản thân.

4. Hướng dẫn về nhà (5’)

Vẽ tranh về hoạt động em thích nhất ở trường và tô màu bức tranh ấy

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS thực hành làm sản phẩm

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá xem đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung

(17)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 10: ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Hiểu được ý nghĩa của việc học bài và làm bài đẩy đủ.

- Thực hiện được việc học bài và làm bài đẩy đủ.

- Nhắc nhở bạn bè học bài và làm bài đầy đủ.

II. CHUẨN BỊ:

* GV: Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát lien quan đến nội dung bài

* HS: SGK Đạo đức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (3’)

? Vì sao em cần đi học đúng giờ?

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Đến lớp học rất vui"

- GV tổ chức cho HS hát bài “Đến lớp học rất vui”.

- GV đặt câu hỏi: Cảm xúc của bạn nhỏ khi đến lớp như thế nào?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, em cần thực hiện đúng nội quy trường, lớp trong đó, có quy định học bài và làm bài đầy đủ.

2. Khám phá (5’)

* Khám phá sự cần thiết của việc học bài và làm bài đầy đủ

- GV treo/chiếu các tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS tự quan sát tranh trong SGK).

- HS có thể tả lại tranh hoặc đóng vai để diễn tả lại tình huống trong SGK.

- HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi:

+ Vì sao bạn Bi bị cô giáo nhắc nhở?

+ Các em có học theo bạn Bi không? Vì sao?

+ Tác hại của việc không học bài và làm bài đầy đủ là gì?

- HS trả lời - HS nhận xét

- HS hát - HS trả lời - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

(18)

+ Vì sao bạn Bo được khen?

+ Các em có muốn được như bạn Bo không?

+ Để được như bạn Bo, em cần phải làm gì?

- HS trong lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV hỏi: Học bài và làm bài đầy đủ đem lại lợi ích gì?

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời hay.

Kết luận: Học bài và làm bài đầy đủ giúp em học giỏi hơn. Bố mẹ sẽ vui lòng, thầy cô và bạn bè sẽ yêu quý em hơn.

3. Luyện tập (12’)

Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm

- GV treo tranh ở mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát tranh. GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.

- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.

- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận:

Việc nên làm là: Làm toán xong rồi sẽ đi chơi (tranh 1).

Việc không nên làm là: Nhờ bạn viết hộ (tranh 2).

Hoạt động 2:Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn thói quen học bài và làm bài của em.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- Y/c HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi những bạn đã có thói quen tốt và cách học tập khoa học, hiệu quả.

Kết luận: Để đạt kết quả cao trong học tập em cẩn có thói quen học bài và làm bài đầy đủ.

4. Vận dụng ( 10’)

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe

(19)

Hoạt động 1 : Xử lí tình huống

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống (mục Vận dụng, nội dung

“Em sẽ làm gì khi gặp tình huống sau?”).

Tình huống: Bạn nhỏ suy nghĩ trước bài toán khó.

+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.

+ Các cách xử lí tình huống khác nhau:

1/ Không làm nữa vì khó quá;

2/ Cố gắng tự làm bằng được;

3/ Nhờ bạn trong lớp, cô giáo giảng;...

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, từ đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất.

Kết luận: Em cần biết cách xử lí tình huống để đảm bảo luôn học bài và làm bài đầy đủ.

Hoạt động 2: Em cùng bạn nhắc nhau học bài và làm bài đây đủ

GV hướng dẫn HS đóng vai giúp nhau học bài và làm bài đầy đủ: HS có thể tưởng tượng để đóng vai theo các tình huống khác nhau.

Ví dụ:

A: B ơi, bài này khó quá, làm như thế nào?

B: À, bài này tớ làm rồi. Để tớ hướng dẫn cậu cách làm nhé!

Hoặc:

A nhìn vở của B và nhắc: Cậu viết còn thiếu.

Viết tiếp cho đủ rồi hãy đi chơi!

Kết luận: Các em cần nhắc nhau học bài và làm bài đầy đủ.

Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

Học bài và làm bài đầy đủ Em giỏi, bạn, thầy yêu.

- Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động .

- HS chia sẻ

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nêu - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nêu

TIẾNG VIỆT BÀI 11C

: om, ôm, ơm

(20)

I. MỤC TIÊU :

- Đọc đúng câc vần om,ôm,ơm, các tiếng chứa vần om,ôm ,ơm. Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong đoạn, trả lời được câu hỏi về ND đoạn Gà mẹ chăm con.

- Viết đúng: om, ôm, ơm, con tôm.

- Nói tên các sự vật, HĐ có tiếng chứa vần om ,ôm hoặc ơm.

- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ GV:Thẻ chữ ghi âm,vần om,ôm,ơm. Tiếng chứa vần, từ. bảng nhóm -Đoạn video quay cảnh làng quê

- Tranh ảnh minh họa + HS: VBT+ Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Tổ chức HĐ khởi động: (5’)

* KT kiến thức cũ

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở bài 11B.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

1.HĐ1 :Nghe – nói - GV đưa tranh

- Các em hãy quan sát tranh: hỏi – đáp với bạn bên cạnh “ Cảnh trong tranh ở đâu?Trong tranh có những sự vật nào?” Trong tg 2 phút.

- Gọi 1-2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gv nhận xét, ghi 3 từ khóa lên trên mô hình:

Khóm chuối, tôm he, cây rơm.

- Giới thiệu(ghi tên bài): om,ôm,ơm II. Tổ chức HĐ khám phá:

2.HĐ2 : Đọc

2.a. Đọc tiếng, từ (20’)

- GV đọc trơn tiếng: khóm - Tiếng khóm được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng khóm đã phân tích vào mô hình)

- Vần om gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu

- 3 HS thực hiện-> HS nhận xét

- Quan sát tranh

- HS hỏi đáp trong nhóm 2

- Các nhóm báo cáo kq thảo luận:Cảnh trong tranh là một khung cảnh nhỏ ở làng quê. Trong tranh có một ngôi nhà nhỏ, cạnh nhà có khóm chuối, trước nhà là đống rơm và bà đang bưng tôm đi phơi.

- HS lắng nghe, nối tiếp nhắc lại tên bài.

- HS đọc trơn tiếng: khóm ( nt, đt).

- HS nêu: âm kh vần om, dấu thanh sắc

- Âm o và âm m - Lắng nghe

(21)

- Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần

- GV đánh vần tiếng - Đọc trơn tiếng

- Giải nghĩa từ khóa: khóm chuối - GV chỉ HS đọc từ khóa

- Trong từ khóm chuối, tiếng nào chứa vần mới học?

- GV chỉ đọc cả phần bài

* Vần ôm:

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Từ vần om, cô giữ lại âm m, thay âm o bằng âm ô, cô được vần gì mới?

- Vần ôm gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần: ô- m - ôm - Đọc trơn vần

- Muốn có tiếng tôm cô làm như thế nào?

( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng khóa - Đọc trơn tiếng khóa

- Giải nghĩa từ khóa “tôm he”

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- Trong từ tôm he, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

* Vần ơm:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

- Từ vần ôm, cô giữ lại âm m, thay âm ô bằng âm ơ, cô được vần gì mới?

- Vần ơm gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

- Muốn có tiếng rơm cô làm như thế nào?

( GV đưa mô hình) - GV đánh vần tiếng rơm - Đọc trơn tiếng khóa

- Giải nghĩa từ khóa: cây rơm - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- Trong từ cây rơm, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- HS thực hiện: o – mờ - om - HS đọc cá nhân: om

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT:

khóm: khờ - om-khom-sắc-khóm - HS đọc trơn tiếng: khóm

- HS đọc: khóm chuối

- Trong từ khóm chuối, tiếng khóm chứa vần om mới học

- HS đọc: om, khóm, khóm chuối.

- Vần om - Vần ôm

- HS nêu: Âm ô đứng trước, âm m đứng sau.

- HS đánh vần nối tiếp - HS đọc: ôm

- HS nêu: thêm âm t trước vần ôm .

- HS đánh vần tiếng: t- ôm - tôm - Thực hiện: Tôm

- Theo dõi - HS CN,ĐT

- HS nêu: tiếng tôm có chứa vần mới hôm nay học.

- HS đọc: ôm, tôm, tôm he - Vần ôm

- Vần ơm

- HS nêu:Âm ơ đứng trước, âm m đứng sau.

- HS đánh vần nối tiếp: ơ-mờ-ơm - HS đọc: ơm

- HS nêu: thêm âm r trước vần ơm - HS đánh vần: r – ơm - rơm - Thực hiện: rơm

- Theo dõi

- HS đọc cá nhân, đồng thanh - Trong từ cây rơm, tiếng rơm có chứa vần ơm mới học.

- HS đọc: ơm, rơm, cây rơm - HS nêu: om,ôm ơm

(22)

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài.

* Thư giãn:

2.b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới (10’)

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 3 vần mới “ om”, “ ôm”, “ om” cùng các từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng .

- Gọi HS đọc các từ ở phần b.

+ HS đọc thẻ chữ thứ nhất: chòm sao + HS đọc thẻ chữ thứ 2 : chôm chôm + HS đọc thẻ chữ thứ 3 : nhóm lửa + HS đọc thẻ chữ thứ 4 : rau thơm

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ tiếp sức”. Luật chơi: 2 đội mỗi đội 4 bạn tìm và gạch chân những từ chứa vần hôm nay học, đội nào tìm nhanh và đúng là đội thắng cuộc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các từ.

- Các từ trên tiếng nào chứa vần hôm nay đã học?

- Ngoài những tiếng trong bài tìm thêm những tiếng ngoài bài có chưa vần hôm nay đã học.

- GV chốt chuyển sang tiết 2.

- HS nhận xét: giống nhau đều có âm m đứng sau, các vần om có o, ôm có ô, ơm có m.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2

- Lớp trưởng lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi.

- 1 HS đọc: chòm sao, chôm chôm, nhóm lửa, rau thơm + HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

- HS tham gia chơi.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 5 HS đọc: chòm sao, chôm chôm, nhóm lửa, rau thơm. Đồng thanh.

- HS trả lời.

- HS: còm, hòm, nhôm, nộm, cơm, thơm, mớm….

TIẾT 2

III. Hoạt động luyện tập 2.c. Đọc hiểu(8’)

- GV treo bảng phụ có nội dung phần c, gọi HS đọc từng tiếng trong bài.

- GV tổ chức chơi trò chơi “nối nhanh- ghép đúng”. GV nêu cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi

- GV gọi HS đọc lại các từ ngữ

- Trong các từ vừa tìm được, tiếng nào chứa vần hôm nay vừa học?

- GV đưa một số hình ảnh và hỏi HS hiểu biết về các từ vừa ghép được.

- HS nêu đọc.

- Theo dõi GV phổ biến luật chơi - HS tham gia chơi

- Lắng nghe

- HS đọc: : máy bơm, nồi cơm, chè cốm, gầy còm, thôn xóm, đom đóm.

- HS nêu

- HS quan sát, nêu hiểu biết của mình.

(23)

3. Viết (12’)

- GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì?

- Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần om.

- Ba chữ ghi vần om, ôm, ơm có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau?

- GV hướng dẫn viết

- Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng - Quan sát nhận xét mẫu chữ: tôm

- Hướng dẫn viết

- HS viết bảng con chữ tôm.

- GV nhận xét, sửa lỗi

*Thư giãn

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

- Cho HS quan sát tranh: Nói những điều em nhìn thấy trong tranh?

- Giới thiệu bài đọc hôm nay có tên “ Gà mẹ chăm con”

- Yêu cầu HS mở SGK tr 111 và chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc

- Hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ - Cho HS đọc nối tiếp câu

- GV chia đoạn (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn sót lại.

+ Đoạn 2: Đoạn còn lại.

- Yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2.

- HS thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gà mẹ muốn dạy con làm gì?

- Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần mới học?

5. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Hôm nay chúng ta học những vần gì mới?

- Bài học hôm nay các em đã học 3 vần mới, luyện tập và vận dụng các vần mới học vào bài đọc, bài viết rất tốt. Về nhà các em tiếp tục luyện đọc, viết các vần và chuẩn bị bài tiếp theo!

- HS đọc: om, ôm,ơm - HS thảo luận nhóm: 1p - HS nêu

- HS theo dõi - HS viết bảng - HS nhận xét - HS viết bảng - HS lắng nghe

- Trong tranh có hình ảnh 1 đàn gà: gà mẹ dẫn 6 chú gà con đi kiếm ăn.

- Nghe

- HS mở sách theo dõi

- HS đọc nối tiếp câu cá nhân

- HS luyện đọc đoạn nhóm 2 - Đại diện nhóm thi đọc đoạn.

- HS trả lời: Gà mẹ muốn dạy con bới giun.

- Tiếng sớm, rơm, khóm, sớm

- HS nêu: vần ôm,ôm,ơm

THỰC HÀNH KIẾN THỨC LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT

am, ăm, âm

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các; vần am, ăm, âm, các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

(24)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, ND các câu trong đoạn.

- TL được CH. Đọc hiểu văn bản " Tấm Cám"

- Viết đúng chữ ghi vần, chữ ghi tiếng được ôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, mẫu chữ.

2. HS: Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đưa từ y/c HS đọc: máy giặt, ca hát, lật đật.

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động. (5’)

- Treo hình và chữ phóng to lên bảng, nêu yêu cầu gắn đúng từ ngữ dưới hình.

- HD HS tham gia thi - Nhận xét, khen ngợi 2. Hướng dẫn ôn tập. (5’)

- Yêu cầu HS đọc từng chữ am, ăm, âm - Gv yêu cầu hs đọc từ ngữ: hạt, mặt, đất.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- G yêu cầu hs đọc bài Tấm cám và trả lời câu hỏi.

3. Viết chữ (20’)

- Cho HS quan sát chữ mẫu am, ăm, âm- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ): am, ăm, âm - Yêu cầu HS viết các chữ vào vở ô li - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm - HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- HS tham gia thi - Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, bàn, tổ, cả lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời câu hỏi - HS quan sát

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ) - HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

THỰC HÀNH KIẾN THỨC LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT

(25)

OM, ÔM, ƠM

I. MỤC TIÊU

- Củng cố kĩ năng đọc đúng vần om, ôm, ơm các tiếng, từ chứa các vần om, ôm, ơm, đọc và trả lời đúng các câu hỏi nội dung bài.

- Hoàn thành bài tập nối từ ngữ, câu văn với hình phù hợp.

- Luyện viết một số từ ngữ chứa các vần đã học từ các vần om, ôm, ơm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3’)

- Tổ chức cho HS hát.

2. Hoạt động luyện tập

a. Luyện đọc: âm, vần om, ôm, ơm (18’) - GV ghi bảng các vầnam, ăm, âm

Bài 1: Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần - GV giới thiệu vần om, ôm, ơm.

- Đọc từ ngữ có tiếng chứa vần.

- Tổ chức cho HS thi nối vần với chữ phù hợp.

- Nhận xét, khen . - Giải nghĩa từ ngữ.

Bài 2: Nối từ ngữ với hình.

- GV giới thiệu hình:

- Đọc từ ngữ viết tên các đồ vật tương ứng.

- Tổ chức cho HS thi nối hình với chữ phù hợp.

- Nhận xét, khen .

? trong tiếng sớm hôm có vần nào mới học.

- Cho hs tìm các tiếng có chứa vần mới học.

- Giải nghĩa từ ngữ, tác dụng của các đồ vật.

- GV nhận xét, tuyên dương b. Luyện viết(12’)

Bài 3: Đọc bài đố em, chọn đúng từ ngữ cho vào chỗ trống.

- YC học sinh đọc bài cá nhân, nhóm đôi, lớp.

- YC hs chọn từ ngữ phù hợp.

- Nhận xét.

Bài 4: Đọc và viết.

- GV nêu yêu cầu luyện viết - Đầu câu phải viết như thế nào?

? Cuối câu có dấu gì?

- Cả lớp hát và vận động.

- HS đọc thuộc cn, nhóm, lớp.

- Đọc và phân tích đề.

- Cá nhân, ĐT âm, vần

+ Tiếng có vần om: mỏm đá.

+ Tiếng có vần ôm: chôm chôm, chó đốm.

+ Tiếng có vần ơm: mâm cơm - Nhận xét, khen .

- HS nêu tên các hình.

- HS đọc các tiếng.

- Hs tự nối hình với từ phù hợp.

- 1HS nối bảng phụ - Nhận xét

- Học sinh đọc bài cá nhân, nhóm đôi, lớp.

- hs chọn từ ngữ, nêu miệng - Nhận xét.

- HS nêu nội dung viết: Tấm rất chăm chỉ.

(26)

- Nêu độ cao độ rộng các con chữ, nêu cách viết, khoảng cách giữa các tiếng.

- YC hs viết bài.

- Nhận xét, chấm, chữa một số bài.

3. Hoạt động vận dụng(2’)

- Yêu cầu HS tìm các tiếng có chứa âm am, ăm, âm,

- Gv nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học.

- Hs nêu.

- HS viết bài.

- Nghe cô giáo nhận xét, sửa sai.

NS: 09/11/2020 NG: 18/11/2020

Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT

BÀI 11D:

em, êm, im

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng vần om,ôm,ơm; các tiếng, từ ngữ chứa vần em,hoặc êm, im. Đọc hiểu từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về đoạn đọc: Chim sâu chăm chỉ.

- Viết đúng vần: em, êm, im, đêm

- Nói tên các loại quả, món ăn chứa vần em, hoặc êm, im

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh phóng to HĐ1; HĐ4 ; Thẻ chữ HĐ2b; tranh, thẻ chữ HĐ2c; Bảng con,..

- HS: Bảng con, phấn, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. HĐ khởi động: (5’)

* KT kiến thức cũ

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở bài 11C.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

* HĐ1 : Nghe – nói - GV đưa tranh

- Các em hãy quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV nhận xét, đọc lời thoại trong tranh

- Yêu cầu HS lên sắm vai lại lời như hai nhân vật trong tranh

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, ghi 3 từ khóa lên trên mô hình: xem, đêm, con chim

- Giới thiệu(ghi tên bài): em, êm, im II. Tổ chức HĐ khám phá:

- 3 HS thực hiện-> HS nhận xét

- Quan sát tranh

- HS trả lời: Tranh vẽ hai chú chim đang nói chuyện với nhau, khung cảnh vào buổi đêm.

- HS lắng nghe

- HS lên sắm vai hỏi – đáp theo nội dung tranh.

- HS theo dõi

- HS lắng nghe, nối tiếp nhắc lại tên bài.

(27)

2.HĐ2 :Đọc

2.a. Đọc tiếng, từ (20p) - GV đọc trơn tiếng: xem

- Tiếng xem được cấu tạo như thế nào?

( GV đưa cấu tạo tiếng xem đã phân tích vào mô hình)

- Vần em gồm có những âm nào?

- GV đánh vần mẫu: e – mờ - em - Yêu cầu đánh vần nối tiếp, ĐT - Đọc trơn vần

- GV đánh vần tiếng - Đọc trơn tiếng

- Giải nghĩa từ khóa: xem - GV chỉ HS đọc từ khóa - GV chỉ đọc cả phần bài

* Vần êm:

- Chúng ta vừa học vần gì mới?

- Từ vần en, cô giữ lại âm m, thay âm e bằng âm ê, cô được vần gì mới?

- Vần êm gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần: ê- m - êm - Đọc trơn vần

- Muốn có tiếng đêm cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng khóa - Đọc trơn tiếng khóa

- Giải nghĩa từ khóa “đêm”

- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc - Trong từ đêm chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

* Vần im:

- Chúng mình vừa học thêm vần gì tiếp theo?

- Từ vần êm, cô giữ lại âm m, thay âm ê bằng âm i, cô được vần gì mới?

- Vần im gồm có những âm nào?(GV đưa mô hình)

- GV đánh vần - Đọc trơn vần

- Muốn có tiếng chim cô làm như thế nào?( GV đưa mô hình)

- GV đánh vần tiếng chim - Đọc trơn tiếng khóa

- HS đọc trơn tiếng: xem ( nt, đt).

- HS nêu: âm đầu x vần em - Âm e và âm m

- Lắng nghe

- HS thực hiện: e – mờ - em - HS đọc cá nhân: em

- HS đánh vần nối tiếp, ĐT: xem: xờ - em-xem

- HS đọc trơn tiếng: xem - HS đọc: xem

- HS đọc: em, xem, xem - Vần em

- Vần êm

- HS nêu: Âm ê đứng trước, âm m đứng sau.

- HS đánh vần nối tiếp cá nhân, ĐT - HS đọc: êm

- HS nêu: thêm âm đ trước vần êm . - HS đánh vần tiếng: đ- êm - đêm - Thực hiện: đêm

- Theo dõi - HS CN,ĐT

- HS nêu: chứa vần mới êm hôm nay học.

- HS đọc: êm, đêm, đêm - Vần êm

- Vần im

- HS nêu: Âm i đứng trước, âm m đứng sau.

- HS đánh vần nối tiếp: i-mờ-im - HS đọc: im

- HS nêu: thêm âm ch trước vần im - HS đánh vần: ch – im - chim

(28)

- Giải nghĩa từ khóa: con chim - GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc

- Trong từ con chim, tiếng nào chứa vần mới học?

- Yêu cầu đọc phần bài

- Chúng ta vừa học những vần gì mới?

- Em hãy so sánh ba vần có điểm gì giống và khác nhau?

- Đọc lại toàn bài.

* Thư giãn:

2.b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới (10’)

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 3 vần mới “ em”, “ êm”, “ im” cùng các từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng .

- Gọi HS đọc các từ ở phần b.

+ HS đọc thẻ chữ thứ nhất: que kem + HS đọc thẻ chữ thứ 2 : bột nêm + HS đọc thẻ chữ thứ 3 : quả sim - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ tiếp sức”. Luật chơi: 2 đội mỗi đội 3 bạn tìm và gạch chân những từ chứa vần hôm nay học, đội nào tìm nhanh và đúng là đội thắng cuộc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các từ.

- Các từ trên tiếng nào chứa vần hôm nay đã học?

- Ngoài những tiếng trong bài tìm thêm những tiếng ngoài bài có chưa vần hôm nay đã học.

- GV chốt chuyển sang tiết 2.

- Thực hiện: chim - Theo dõi

- HS đọc cá nhân, đồng thanh

- Trong từ con chim, tiếng chim có chứa vần im mới học.

- HS đọc: im, chim, con chim - HS nêu: em,êm im

- HS nhận xét: giống nhau đều có âm m đứng sau, các vần em có e, êm có ê, im có i.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2

- Lớp trưởng lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi.

- 1 HS đọc: que kem, bột nêm, quả sim + HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

+ HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

- HS tham gia chơi.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 5 HS đọc: que kem, bột nêm, quả sim - HS trả lời.

- HS: nem, xem, đếm, mềm, lim, tim…

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh III. Tổ chức HĐ luyện tập:

2.c. Đọc hiểu (8’)

* GV treo 2 bức tranh và cho biết tranh vẽ gì?

- GV nêu yêu cầu :

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ nhất.

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ 2.

+ Đọc thẻ chữ dưới bức tranh thứ 3.

- HS đọc đồng thanh cả 3 thẻ chữ.

- HS quan sát và trả lời.

+ 5 HS đọc : gỗ lim + 5 HS đọc : tấm đệm + 5 HS đọc: rèm cửa - HS lớp đọc đồng thanh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

- Tell pupils that they are going to look at the pictures and questions and write the answersb. Check comprehension and

- Tell pupils that they are going to listen to four dialogues about what the children do ondifferent days of the week and number the pictures.. - Ask Ss to open the books on page 21

- Định vị cung phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nội dụng hình tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ và kể về những việc đã làm được

Qua hoạt động tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ bản thân và kể được những việc mình đã làm sau khi học các bài của chủ đề Trường học (giúp đỡ bạn bè, thầy cô; biết