• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 8 – THỰC HÀNH

XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT

I. Mục tiêu bài học.

Học xong bài này, HS cần phải:

1. Về kiến thức.

- Trình bày được các bước trong quy trình xác định độ chua của đất.

2. Về kĩ năng.

- Xác định được độ pH của đất bằng thiết bị thông thường(máy đo pH, thang chỉ thị màu chuẩn).

- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, phương pháp làm việc khoa học.

3. Về thái độ.

- Có ý thức tổ chức, kĩ luật, giữ gìm vệ sinh trong quá trình thực hành.

II. Chuẩn bị cho bài thực hành.

1. Về nội dung.

- Nghiên cứu kĩ quy trình thực hành trong SGK.

2. Về dụng cụ, vật liệu. Như hướng dẫn trong SGK.

3. Làm thử.

- GV cần tiến hành làm thử trước khi hướng dẫn cho HS thực hành.

III. Hướng dẫn thực hành 1. Đặt vấn đề.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp thì việc xác định, đánh giá được chính xác độ chua của đất có ý nghĩa cực kì quan trọng. Vậy làm cách nào để ta có thể xác định độ chua của đất? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy trình xác định độ chua của đất thông qua bài học số 8.

2. Hoạt động dạy học.

A. Mục đích, yêu cầu.

- Xác định được độ pH của đất bằng thiết bị thông thường.

- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh trong qúa trình thực hành.

B. Chuẩn bị.

- Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ: 2 – 3 mẫu/nhóm.

- Máy đo pH: 1 máy/nhóm.

- Dung dịch KCl 1N: 200ml/nhóm.

- Đồng hồ bấm giây: 1 cái/ nhóm.

- Nước cất: 200ml/nhóm.

- Bình tam giác loại 100ml: 4 – 6 cái/nhóm.

- ống đong dung tích 50ml: 2 cái/nhóm.

- Cân kĩ thuật loại 100mg – 30g: 2 cái/lớp.

C. Quy trình thực hành.

- Bước 1: Mỗi mẫu đất, cân 2 mẫu nhỏ, mỗi mẫu nhỏ 20g, mỗi mẫu nhỏ được đổ vào 1 bình tam giác dung tích 100ml.

- Bước 2: Dùng ống đong, đong 50ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình tam giác thứ nhất và 50ml nước cất đổ vào bình tam giác thứ hai.

- Bước 3: Dùng tay lắc đều cả hai bình tam giác trong 15 phút.

- Bước 4: Xác định độ pH của dung dịch đất trong hai bình tam giác bằng máy đo pH.

D. Thu hoạch.

1. Kết quả thực hành.

(2)

Mẫu đất Trị số pH Số thứ tự Địa điểm lấy pHH2O pHKCl

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

2. Tự đánh giá kết quả thực hành.

Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh

giá Tốt Đạt Không đạt

Thực hiện quy trình

Tại sao cùng một loại mẫu đất (đất ruộng, đất vườn...), khi đo pH có thể cho kết quả khác nhau?

Có thể do các mẫu đất đó được lấy vào thời điểm trước hoặc sau bón phân, tưới nước, hoặc lấy ở độ nông, sâu khác nhau...cũng có thể do quy trình thực hành của nhóm chưa tốt.

BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN

THÔNG THƯỜNG

I. Mục đích , yêu cầu 1/ Kiến thức:

Sau khi học xong bài HS phải:

- Phân biệt được 1 số loại phân bón thông thường

- Trình bày được đặc điểm, tính chất và cách sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng 2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp về cách sử dụng 3/ Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị của học sinh:

Nghiên cứu SGK. Sưu tầm 1tài liệu có liên quan tới nội dung bài III. Nội dung bài học:

1. Đặt vấn đề:

Phân bón có vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp vì nó góp phần tăng năng suất cây trồng. Thế nhưng ta phải sử dụng phân bón như thế nào để vừa có được năng suất cây trồng cao, vừa đảm bảo sức khoẻ con người và không gây ô nhiễm môi trường? Giải đáp cho câu hỏi này cũng là nội dung bài học.

2. Nội dung bài học:

I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp:

Căn cứ vào nguồn gốc , có 3 loại 1. Phân hoá học:

- ĐN: là loại phân bón được SX theo quy trình công nghiệp, có sử dụng 1 số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

- Phân loại:

+ Phân đơn nguyên tố: chứa 1 ntố dd VD: Phân Kali, phân lân....

+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều ntố dinh dưỡng VD: phân hỗn hợp N,P,K....

2. Phân hữu cơ:

(3)

- ĐN: Bao gồm tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt

- Ví dụ: phân xanh, phân chuồng...

3. Phân vi sinh vật:

- ĐN: Là loại phân bón có chứa các loài VSV cố định đạm, chuyển hoá lân hoặc VSV phân giải chất hữu cơ

- VD: Phân

II/ Đặc điểm, tính chất , kĩ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng :

Loại phân đặc điểm, tính chất kĩ thuật sử dụng

Phân hoá học

- Ưu :

+Chứa ít ntố dd nhưng tỉ lệ chất dd cao + Dễ hoà tan ( trừ Ph lân) nên cây dễ hấp thụ và có hiệu quả nhanh

- Nhược: bón nhiều và bón liên tục trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị chua

- Phân đạm, ka li: bón thúc là chính, nếu bón lót phải bón với lượng nhỏ

- Phân lân: bón lót để có thời gian cho phân hoà tan

- Sau nhiều năm bón đạm, kali cần bón vôi cải tạo đất

- Hiện nay có SX phân hỗn hợp N, P, K:

bón 1 lần cung cấp cả 3 ntố N, P, K cho cây, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc

Phân hữu cơ

- Ưu :

+ Chứa nhiều ntố dd

+ Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất - Nhược

+ Có thành phần và tỉ lệ các chất dd không ổn định

+ Hiệu quả chậm:chất dd trong phân cây chưa sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được

- Bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng phải ủ cho phân hoai mục

Phân vi sinh

- Ưu : Không ô nhiễm môi trường, không làm hại đất

- Nhược:

+ Thời hạn sử dụng ngắn( do khả năng sống và thời gian tồn tại của VSV phụ thuộc vào ngoại cảnh)

+Mỗi loại phân chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định

- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng

- Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV có ích cho đất

BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

I. Mục đích , yêu cầu:

1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài , HS phải:

- Nêu được nguyên lí của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân vi sinh vật.

- Nêu được đặc điểm, biện pháp sử dụng một số loại phân vi sinh vật thường dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng nhận xét, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp về cách sử dụng 3/ Thái độ:

Có ý thức bảo vệ môi trường

(4)

- Hình thành ý thức lao động có khoa học trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

II. Chuẩn bị của học sinh:

Nghiên cứu SGK. Sưu tầm tài liệu có liên quan tới nội dung bài III. Nội dung bài học:

* Khái niệm về công nghệ vi sinh.

CNVS là công nghệ nghiên cứu, khai thác các hoạt động sống của VSV để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế – xã hội của loài người.

I/ Nguyên lí sản xuất phân vi sinh:

- Quy trình :

+ Phân lập các chủng vi sinh vật đặc hiệu từ môi trường (VSV cố định đạm, VSV chuyển hoá lân...) + Nhân giống VSV

+ Phối trộn chủng VSV đặc hiệu với 1 loại chất nền ( thường dùng than bùn)

- Thành tựu: SX được các loại phân VSV cố định đạm, chuyển hoá lân, phân giải chất hữu cơ trong đất II/ Một số loại phân vi sinh thường dùng:

Loại phân Định nghĩa Thành phần kĩ Thuật sử dụng

Phân VSV cố định đạm

- Là loại phân có chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh với 1 số cây trồng ( câu họ đậu, lúa...)

- VD: Nitragin, azogin

Than bùn, VSV cố định đạm, chất khoáng, nguyên tố vi lượng

- Tẩm vào hạt giống trước khi gieo

- Bón trực tiếp vào đất

Phân VSV chuyển hoá lân

- Là loại phân có chứa VSV chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ

Hoặc chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan - VD: photphobacterin, ph.lân hữu cơ vi sinh

Than bùn, VSV chuyển hoá lân, bột photphorit hoặc âptit, các nguyên tố khoáng và vi lượng

Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất

Phân VSV phân giải chất

hữu cơ

- Là loại phân có chứa VSV phân giải các chất hữu cơ

Chất hữu cơ ( xác ĐV, TV), VSV phân giải chất hữu cơ

Bón trực tiếp vào đất

BÀI 14. THỰC HÀNH

TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH

I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trồng được cây trong dung dịch 2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức nhóm 3. Thái độ

- Tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật

- ý thức giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành II. Dụng cụ chuẩn bị thực hành

- Bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0.5 - 5 lít

(5)

- Dung dịch dinh dưỡng - Cây thí nghiệm

- Máy đo pH

- Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml - ống hút dung tích 10ml

- Dung dịch H2SO4 0.2% và NaOH 0.2%

- Một số cây thí nghiệm III. phương pháp dạy học

- Vấn đáp gợi mở - Trực quan tìm tòi

- Biểu diễn thí nghiệm tìm tòi IV. Nội dung bài thực hành

I. Mục đích, yêu cầu.

- Nắm được quy trình trồng cây trong dung dịch.

- Trồng được cây trong dung dịch.

- Theo dõi được sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình thực hành.

II. Chuẩn bị.

1. Dụng cụ.

+ Bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa nắp to, có dung tích từ một lít trở lên (1cái/nhóm thực hành).

+ Giấy đen hoặc vải đen: 1 tờ/nhóm (đủ để bịt kín bình).

+ Máy đo pH: 1 cái/nhóm.

+ Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml: 1 cái/nhóm.

+ ống dung tích 10ml: 1 ống/nhóm.

2. Hoá chất.

+ Dung dịch dinh dưỡng: (Knôp, SôngGianh): 1 lít/nhóm.

+ Dung dịch H2SO4 0,2%: 50ml/nhóm.

+ Dung dịch NaOH 0,2%: 50ml/nhóm.

3. Cây thí nghiệm.

- Yêu cầu: nguyên vẹn, rễ phát triển tốt, lá và chồi xanh tươi, ưa nước.

- Số lượng: 4 – 5 cây/nhóm.

III. Quy trình thực hành.

- Bước 1: Lấy dung dịch dinh dưỡng đổ vào bình trồng cây (khoảng 4/5 bình).

- Bước 2: Điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng trong bình trồng cây bằng máy đo pH sao cho thích hợp với giống cây trồng.

- Bước 3: Chọn cây để trồng: cây khẻo, có rễ thẳng.

- Bước 4: Trồng cây trong dung dịch.

- Bước 5: Theo dõi sự sinh trưởng của cây (3 – 4 tuần).

IV. Thu hoạch.

1. Kết quả thực hành.

(Theo mẫu bảng theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây) 2. Đánh giá kết quả thực hành.

( Theo mẫu bảng trong SGK)

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Công nghiệp trọng điểm là : ngành chiếm tỉ trọnglớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp,có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh tới các

TS. Nguyễn Ngọc Long, ThS.Vũ Phi Hùng và tập thể phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin

Bài sau: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.. Xin chân thành cám ơn quí thầy cô và các em

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

Ảnh hưởng của phân bón lá đến hàm lượng diệp lục và carotenoit trong lá cây lan Mokara Quang hợp và trao đổi nitơ là các hoạt động sinh lý chính ở thực

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Bài báo áp dụng quy trình chiết đơn để xác định các dạng liên kết chính của các kim loại nặng Fe, Co, Mn, Ni trong trầm tích bề mặt lưu vực sông Cầu trên địa bàn

Trong phương pháp này, vị trí của phương tiện có thể xác định ứng với từng điểm ảnh thu được dựa vào thông số lắp đặt của camera.. Phương pháp này có thể tận dụng