• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÊN CHỦ ĐỀ: THÂN

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CHỦ ĐỀ .( Bước 1) CHỦ ĐỀ: THÂN được thực hiện trong 6 tiết. Gồm các bài 13,14,15,16,17,18 sách giáo khoa Sinh học 6.

+ Bài 13 - Tiết 11: Cấu tạo ngoài của Thân.

→Gồm các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

+ Bài 14 –Tiết 12: Thân dài ra do đâu

→Gồm các hoạt động: Hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

+ Bài 15 - Tiết 13: Cấu tạo trong của thân non

→Gồm các hoạt động: Hình thành kiến thức, luyện tập +Bài 16 - Tiết 14: Thân to ra do đâu

→Gồm các hoạt động: Hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

+Bài 17- Tiết 15: Vận chuyển các chất trong thân

→Gồm các hoạt động: Hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

+ Bài 18 - Tiết 16: Biến dạng của thân

→Gồm các hoạt động: Hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

II. XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI HỌC. ( Bước 2)

+ Bài 13: HS phân biệt được Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra. Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia làm ba loại: thân đứng, thân leo, thân bò.

+ Bài 14: HS hiểu được thân dài ra là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

(2)

+ Bài 15: HS hiểu được cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: vỏ và trụ giữa. Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ. Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng và ruột.

+ Bài 16: HS biết được thân cây gỗ to ra nhờ sự phân chia cac tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng hoặc sẫm có thể xác định được tuổi của cây. Cây gỗ lâu năm có rác và dòng.

+ Bài 17: HS hiểu được nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

+ Bài 18: HS nhận biết được một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác của cây như thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ, thân mọng nước dữ trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.

III. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Bước 3) 1.Kiến thức

- Nêu được vị trí chức năng; phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách( chồi lá, chồi hoa). Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân bò, thân leo.

- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ( ngọn và lóng ở một số loài)

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa - Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ ( sinh mạch làm thân to ra).

- Nêu được chức năng mạch : mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.

2. Kỹ năng

+ Rèn kĩ năng thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân.

+ Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của thân

+ Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

+ Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ

+ Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

+ Giáo dục nhân sinh quan duy vật biện chứng + Giáo dục lòng yêu thích môn học

4. Năng lực cần phát triển 4.1. Các năng lực chung:

(3)

- Năng lực tự học: HS phải xác định được mục tiêu học tập và nỗ lực thực hiện. Lập và thực hiện kế hoạch học tập.

- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

4.2. Các năng lực chuyên biệt:

- Quan sát hình thái cấu tạo của thân, các hình thức biến dạng của thân.

- Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân.

- Vận dụng kiến thức về chủ đề thân vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.

- Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích,… kiến thức của chủ để thân.

IV. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY ( Bước 4)

Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

THẤP VẬN DỤNG CAO 1. CẤU

TẠO NGOÀI

CỦA THÂN

-Nhận biết được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân:

thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Nhận biết được các loại thân: thân đứng, thân leo,

- Lấy được ví dụ minh họa về các dạng thân trong thực tế.

- Phân biệt được hai loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.

- Học sinh lấy được ví dụ minh họa về các dạng thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò tại địa phương.

(4)

thân bò.

2. THÂN DÀI RA DO ĐÂU?

- Qua thí nghiệm phát hiện ra: thân dài ra do phần ngọn.

- Hiểu vì sao thân dài ra được.

Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì?

Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong sản xuất .

3. CẤU TẠO TRONG

CỦA THÂN

NON

- Nhận biết được thân non nằm ở phần ngọn thân và ngọn cành, thân non thường có màu xanh lục.

- Hiểu được cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính:

vỏ và trụ giữa. Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ, trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng và ruột.

4. THÂN TO RA DO ĐÂU

Nhận biết được thân to ra do sự phân chia các tế bào.

Hiểu được thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào?

Phân biệt sự khác nhau giữa dác và ròng.

-Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Giải thích tại sao người ta chọn phần ròng để làm nhà, làm trụ cầu,...

5. VẬN CHUYỂN

CÁC CHẤT TRONG

THÂN

Nhận biết các chất được vận chuyển trong thân đó là:

nước và muối khoáng hoà tan, các chất hữu cơ.

- Khi làm thí nghiệm cần

- Hiểu được mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

-Mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

Giải thích được tại sao mép vỏ ở phía trên phần bị bóc vỏ lại phình to ra còn mép vỏ phía dưới thì không.

Vận dụng giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp như: chiết cành,....

(5)

chọn bông hoa có màu trắng.

. BIẾN DẠNG CỦA THÂN

- Nắm được các loại thân biến dạng điển hình

- Nêu chức năng của các thân biến dạng đối với cây.

- Nhận dạng được một số thân biến dạng điển hình.

- Xác định một số thân biến dạng gặp trong thực tế.

- Giải thích được một số hiện tượng: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.

V. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ YÊU CẦU ( Bước 5) 1. Câu hỏi theo mức độ nhận biết

Câu 1 Thân cây gồm những bộ phận nào?

Câu 2 Chồi nách của cây được phân chia làm 2 loại, đó là………… và

………..

Câu 3 Có mấy loại thân? Kể tên các loại thân đó?

Câu 4 Thân dài ra do bộ phận nào?

Câu 5 Thân non nằm ở vị trí nào của cây?

Câu 6 Thân to ra do đâu?

Câu 7 Để nhận biêt khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật, ta nên chọn những cành hoa có bông màu gì?

Câu 9 Ở thực vật nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ đâu?

Câu 10 Kể tên một số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây?

2. Câu hỏi theo mức độ thông hiểu

Câu 1 Cây nào dưới đây leo bằng thân quấn ? A. Gấc

(6)

B. Mồng tơi C. Cà chua D. Mướp đắng

Câu 2. Dựa vào vị trí của thân trên mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Hành hoa B. Dừa C. Phượng vĩ D. Rau má

Câu 3 Nhóm nào dưới đây gồm những cây thân gỗ ? A. Nhài, dâu tây, đậu đen, vừng.

B. Tre, mía, mao lương, xương rồng.

C. Chò, giáng hương, phi lao, xà cừ.

D. Ngô, chuối, dưa chuột, bằng lăng.

Câu 4 Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ? A. Mô rễ

B. Mô dẫn C. Mô che chở

D. Mô phân sinh ngọn

Câu 5 Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là A. bó mạch và ruột.

B. vỏ và trụ giữa.

C. vỏ và ruột.

D. biểu bì và thịt vỏ.

(7)

Câu 6. Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non của cây gỗ ? A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau

B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài

Câu 7. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ? A. 5 loại B. 2 loại

C. 3 loại D. 4 loại

Câu 8. Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ ?

A. Mạch gỗ B. Ruột

C. Lớp biểu bì D. Mạch rây

Câu 9. Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ?

A. Biểu bì và thịt vỏ

B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây D. Mạch rây và mạch gỗ

Câu 10. Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch coban thì sau một thời gian, màu sắc của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào ?

A. Cánh hoa chuyển sang màu tím B. Cánh hoa chuyển sang màu hồng

(8)

C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh

Câu 11. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ A. mạch gỗ. B. mạch rây.

C. tế bào kèm. D. đai Caspari.

Câu 12. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ? A. Vận chuyển nước

B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển muối khoáng

Câu 13 Cây nào dưới đây có thân rễ ? A. Tre B. Khoai tây

C. Cà chua D. Bưởi

Câu 14 Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?

A. Cỏ tranh B. Khoai tây C. Sen D. Nghệ

Câu 2. Cây nào dưới đây không có thân củ ? A. Cây chuối

B. Cây củ đậu C. Cây su hào D. Cây khoai tây

(9)

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1 Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?

Câu 2 Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì?

Câu 3 Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Câu 4 Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vở ở phía dưới không phình to ra?

Câu 5 Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành ? Giải thích?

A. Tỏi B. Lạc C. Sắn D. Chuối

→Giải thích: Củ do thân biến đổi thành là chuối, cây chuối mọc trên mặt đất chỉ là thân giả, gồm những bẹ lá tạo thành. Thân thật là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối.

Câu 6. Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất ? A. Tre

B. Khoai tây C. Gừng

D. Tất cả các phương án đưa ra.

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Cây nào dưới đây không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn?

A. Đậu ván B. Trầu không C. Đậu Hà Lan

(10)

D. Mướp hương

→Giải thích: Cây trầu không - không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn mà bằng rễ móc

Câu 2. Trong các cây dưới đây, có bao nhiêu cây không có thân cột ? 1. Xoài

2. Tuế 3. Bạch đàn 4. Khoai tây 5. Cau 6. Si

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

→Giải thích: Cây thân cột – thân cứng, cao, không cành: tuế, cau Câu 3 Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ? A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người

B. Giảm sự thất thoát nước của cây

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4 Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ? A. Chè B. Bạch đàn

C. Đậu xanh D. Cà phê

(11)

Câu 5 Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

Câu 6 Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống khô hạn?

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (5’)

B. Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận- báo cáo

Sản phẩm

- GV chuẩn bị tranh cắt thành 4 -6 mảnh tùy năng lực học sinh.

- GV chia nhóm học sinh 6 – 8 hs nhóm.

- GV yêu cầu HS thực hiện ghép các mảnh thành bức hình hoàn chỉnh và nêu được chủ đề trong bức tranh trong 1ph.

HS thực hiện nhóm, tương tác, giúp đỡ nhau.

GV: quan sát và hỗ trợ nhóm hs năng lực hợp tác kém.

HS hoạt động cá nhân, chủ động tư duy.

Đại diện nhóm nhanh nhất lên trình bày sản phẩm và đưa chủ đề bức tranh.

(12)

- GV đưa câu hỏi yêu cầu học sinh đưa ra những hiểu biết về bộ phận thân cây: vị trí của thân thường nằm như thế nào, có hình gì? Dự đoán xem chức năng của thân?

Đại diện 1,2 học sinh trình bày ý kiến.

GV dựa vào câu trả lời của HS dẫn dắt HS vào bài mới

B.Hoạt động hình thành kiến thức (30’)

HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

*Nội dung 1: Cấu tạo ngoài của thân

a. Mục tiêu: Xác định được thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa, chồi lá)

b. PP: Thực hành, HĐN, trực quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

* Thực hành, nhóm, trực quan Chiếu bp H13.1

? Thân mang những bộ phận nào Kiểm tra mẫu vật của các nhóm Y/c thảo luận nhóm trong thời gian 4 p trả lời các câu hỏi sau:

? 1. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa thân và cành?

? 2. Nêu vị trí của chồi ngọn trên thân và cành? Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

?3. Vị trí của chồi nách? Có mấy loại chồi nách?

Hs qs H13.1 Trả lời câu hỏi

Cá nhân lên chỉ từng bộ phận trên bp, trên mẫu vật thật

- thực hiện theo nhóm 4-6hs, qs trên mẫu vật thật và ghi vào bảng nhóm treo bảng 1 số nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày và chỉ trên mẫu vật

?1. + Giống nhau: đều có chồi (chồi ngọn và chồi nách) có lá + Khác nhau:

1) Cấu tạo ngoài của thân

- Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách

(13)

Gv gợi ý: ?1. Đặt thân và cành cạnh nhau để qs và ss.

GV chốt KT trên bp của các nhóm, hỏi có bao nhiêu nhóm làm đúng, những nhóm còn lại sai chỗ nào.

GV hỏi lại và ghi bảng chốt KT

? Vị trí và vai trò của chồi ngọn

? Vị trí của chồi nách

GV: chồi nách gồm 2 loại, qs H13.2 tìm sự giống và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá ?

+ Yêu cầu học sinh quan sát chồi lá (bí ngô) và chồi hoa (hoa hồng).

+ GV tách các vảy nhỏ cho HS quan sát.

? Những vảy nhỏ tách ra là những bộ phận nào của chồi lá và chồi hoa?

? Chồi lá và chồi hoa sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

GV gợi ý: vị trí của chồi ở đâu thì phát triển thành bộ phận đó.

Thân Cành

- Do chồi ngọn phát triển thành - mọc đứng

- Do chồi nách phát triển thành - Mọc xiên

?2. Chồi ngọn nằm ở đầu thân hoặc cành, pt thành thân chính

?3.Chồi nách ở dọc thân và cành, gồm 2 loại: chồi lá và chồi hoa

- Các nhóm khác NX, bs

- Giống nhau: có mầm lá bao bọc

Khác nhau:

Chồi lá Chồi hoa có mô phân

sinh ngọn

Có mầm hoa + Quan sát thao tác và mẫu của GV kêt hợp hình 13.2, ghi nhớ cấu tạo chồi lá và chồi hoa

+ Xác định được vảy nhỏ mà GV tách ra là mầm lá.

- Chồi ngọn nằm ở đầu thân hoặc cành, phát triển thành thân chính - Chồi nách nằm dọc thân và cành phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.

c. Sản phẩm

(14)

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách

- Chồi ngọn nằm ở đầu thân hoặc cành, phát triển thành thân chính

- Chồi nách nằm dọc thân và cành phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.

e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

* Nội dung 2 : Các loại thân

a. Mục tiêu: Biết cách phân biệt thân theo vị trí của thân trên mặt đất theo độ cứng mềm của thân

b. PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

* Đọc thông minh, trực quan, vấn đáp, nhóm nhỏ.

? Dựa vào mẫu vật cầm đi và thực tế, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm nào của thân để phân loại ?

Dựa trên ý kiến cá nhân chúng ta có nhiều cách để phân loại thân, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thống nhất dựa vào vị trí của thân trên mặt đất. Nghiên cứu sgk và cho cô biết:

? Dựa vào vị trí của thân trên mặt đất chia thân thành mấy loại?

? Đặc điểm của từng loại

Thảo luận hoàn thành bảng lấy ví dụ 10 loại cây

GV chốt KT

Thảo luận theo bàn.

- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

+ Vị trí của thân trên mặt đất

+ Độ cứng mềm của thân + Sự phân cành

+ Thân tự đứng hay phải leo bám...

+ HS tự rút ra kết luận

2) Các loại thân

Dựa vào VT của thân trên mặt đất chia 3 loại thân + Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ

+ Thân leo: leo bằng tua cuốn, leo bằng thân quấn + Thân bò c. Sản phẩm

(15)

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Dựa vào VT của thân trên mặt đất chia 3 loại thân + Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ

+ Thân leo: leo bằng tua cuốn, leo bằng thân quấn + Thân bò

e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

HOẠT ĐỘNG 2: THÂN DÀI RA DO ĐÂU

*Nội dung 1: Sự dài ra của thân

a.Mục tiêu: Qua thí nghiệm học sinh biết được thân dài ra do phần ngọn.

b.PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

* Nhóm, thực hành, trực quan, kiến thức thực tế

- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và ghi lên bảng.

- Cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời 3 câu hỏi SGK tr.46

- Đối với câu hỏi * giáo viên gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn

- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả, hs khác nhận xét, gv nhận xét - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

? Thân dài ra do đâu

- Yc hs nghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi:

? sự dài ra của thân ở các cây khác nhau có giống nhau không lấy ví dụ

? khi mất ngọn cây có dài ra được không

- Treo tranh hình 14.1 và giải thích thêm:

- Khi bấm ngọn, cây không cao

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Các nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh tự rút ra kết luận - Học sinh đọc thông tin SGK trả lời

1) Sự dài ra của thân

Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

(16)

được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển - Gv chuyển ý: Trong thực tế sản xuất ở một số cây người ta tiến hành bấm ngọn hoặc tỉa cành. ? tại sao lại có hiện tượng đó

c. Sản phẩm

- câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

* Nội dung 2: Giải thích những hiện tượng thực tế ( 14 phút)

a. Mục tiêu: giải thích được tại sao một số cây người ta lại bấm ngọn, còn một số cây người ta lại tỉa cành.

b. PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

* Nhóm, liên hệ thực tế

? Thảo luận theo 2 câu hỏi sgk 1- Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành?

2- Hiện tượng cắt ngang thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì?

+ Nhóm thảo luận 2 câu hỏi SGK tr.47 dựa trên giải thích của giáo viên ở mục I

+ Đại diện nhóm trả lời - bổ sung.

2. Giải thích những hiện tượng thực tế Bấm ngọn đối với những cây lấy hoa, quả, lá;

tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, lấy sợi c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Bấm ngọn đối với những cây lấy hoa, quả, lá; tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, lấy sợi

e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

(17)

HOẠT ĐỘNG 3 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

*Nội dung 1: Cấu tạo trong của thân non

a. Mục tiêu: Thấy được thân non gồm 2 phần vỏ và trụ giữa b. PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

*Trực quan, ghi nhớ thông minh.

- Yêu cầu quan sát hình 15.1 - Gv chiếu hình 15.1 Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh và trình bày cấu tạo trong của thân non.

- Gv Nhận xét và chốt kiến thức.

- Hs thực hiện cá nhân

- Một hs trình bày, hs khác nhận xét và bổ sung

- Ghi nhớ kiến thức.

1) Cấu tạo trong của thân non.

- Gồm hai phần chính: Vỏ và trụ giữa.

+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.

+ Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng( mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh

d. Kết luận

* Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: Vỏ và trụ giữa.

+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.

+ Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng( mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột.

e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân. Khen và đóng góp ý kiến….

(18)

HOẠT ĐỘNG 4– THÂN TO RA DO ĐÂU * Nội dung 1: Tầng phát sinh

a. Mục tiêu: Phân biệt được tầng sinh vỏ và sinh trụ b. PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

* Trực quan, nhóm - Treo tranh h16.1

? Dựa vào chú thích mô tả cấu tao trong của thân cây trưởng thành ? - H15.1 và 16.1

? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non ?

- Lưu ý ( vì ở H16.1 không có phần biểu bì- nếu học sinh cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích - GV: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ gọi chung là tầng phát sinh, chúng ta vào mục 1, Tầng phát sinh

? Hãy xác định vị trí 2 tầng phát sinh.

Gv ghi bảng

¿ Theo em nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra đc: Vỏ ¿ Trụ giữa ¿ Cả vỏ và trụ giữa

- Gv: để TL câu hỏi này hãy thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau trong thời gian 3p

? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?

?Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?

- Quan sát

- HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh

-Nêu điểm khác nhau giữa thân non và thân trưởng thành : Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- HS tìm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

1 hs lên bảng chỉ Hs khác nhắc lại

- Hs dự đoán

1)Tầng phát sinh

+ Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ

+ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

 Thân cây to ra do sự phân chia tb của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

(19)

? Thân cây to ra do đâu?

- Gv gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét nhấn mạnh lại và ghi bảng:

Thân cây to ra do sự phân chia tb của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

GV: Khi bóc vỏ cây, mạch nào bị bóc theo vỏ ?

GV: Thực tế có một số người đẽo vỏ cây, viết lên cây, vậy nó ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất gì trong cây

?

Tích hợp giáo dục đạo đức: Không bóc vỏ để cây sinh trưởng và phát triển tốt chính là hành động bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

- Đọc thông tin trao đổi nhóm thống nhất ý kiến : - HS của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh , nhóm khác nhận xét bổ sung

-Hs TL: Ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất hữu cơ

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Tầng phát sinh gồm:

+ Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ

+ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

 Thân cây to ra do sự phân chia tb của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

HOẠT ĐỘNG 5 - VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

*Nội dung 1: Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan

a. Mục tiêu: Biết nước và muối khoáng vận chuyển qua mạch gỗ và mạch rây b. PP: Vấn đáp, HĐN, trực quan

(20)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

* Nhóm, thực hành

- yêu cầu các nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà

- quan sát kết quả của các nhóm nhận xét

- GV cho cả lớp quan sát thí nghiệm

+ Trên cành mang hoa (huệ)

- Hướng dẫn học sinh cắt lát mỏng qua cành của nhóm và quan sát bằng kính hiển vi

- Hướng dẫn HS bóc vỏ cành - GV cho một vài HS quan sát mẫu trên kính hiển vi - Xác định chỗ nhuộm màu có thể trình bày hay vẽ lên bảng

? Mô tả cho cả lớp theo dõi

Đại diện nhóm :

- Trình bày các buớc tiến hành thí nghiệm cho cả lớp quan sát kế quả của nhóm mình

- Nhóm khác nhận xét bổ sung

- Quan sát ghi lại kết quả - Thực hiện theo nhóm: bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá

- Các nhóm thảo luận chỗ nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân

- Đại diện nhóm trình bày - bổ sung

1)Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

*Nội dung 2 : Vận chuyển chất hữu cơ

a.Mục tiêu: Biết được chât hữu cơ vận chuyển qua mạch rây b. PP: Vấn đáp, trực quan

* Vấn đáp, liên hệ thực tế.

- GV lưu ý khi bóc vỏ - bóc luôn cả mạch nào?

? Giải thích vì sao mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ

- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi yêu cầu

+ Vì các chất vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép

2) Vận chuyển chât hữu cơ

(21)

phía duới không phình to ra?

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào cây

? Mạch rây có chức năng gì ?

? Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống đuợc không? tại sao?

? Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như chanh, cam, bưởi, nhãn, vải, hồng xiêm

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

Thông qua nhận xét kết quả thực hành, giáo viên giáo dục ý thức hợp tác, đoàn kết trong quá trình thực hành, sự trung thực trong việc báo cáo kết quả thực hành, ý thức trách nhiệm việc giữ gìn, bảo vệ dụng cụ thực hành.

trên lâu ngày làm cho mép trên phình to

- Rút ra kết luận + Chiết cành

- Chất hữu cơ vận chuyển trong cây nhờ mạch rây

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Chất hữu cơ vận chuyển trong cây nhờ mạch rây e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

HOẠT ĐỘNG 6 – BIẾN DẠNG CỦA THÂN *Nội dung 1 : Quan sát các loại thân

a. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với cây

b. PP: Vấn đáp, trực quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nội dung

* Trực quan, thực hành, nhóm, tư duy logic.

GV yêu cầu quan sát các loại củ, chỉ ra đặc điểm chứng tỏ là

- Thực hiện theo nhóm - HS quan sát +tranh và

1)Quan sát các loại thân

*Giống nhau:

+Có chồi ngọn, chồi nách, lá - là thân

(22)

thân

- GV cho HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng

- yêu cầu tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này

- lưu ý bóc vỏ củ dong - tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ( hình vảy)- lá

- Yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi SGK tr 58

? Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?

? Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai?

? Cây xương rồng thường sống ở đâu?

? Kể tên một số cây mọng nước?

- Yêu cầu rút ra kết luận

gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm

- Tìm đặc điêm giống và khác nhau

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS đọc mục SGK trao đổi nhóm theo 4 câu hỏi SGK

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - nhóm khác nhận xét bổ sung - HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng

- Dùng que nhọn chọc vào thân-quan sát hiện tượng thảo luận

- HS đọc mục SGK tr 58 để sửa chữa kết quả

+Phình to chứa chất dự trữ

*Khác nhau:

+Củ dong ta, củ gừng:

hình dạng giống rễ , vị trí dưới mặt đất - Thân rễ + Củ su hào: hình dạng to tròn , vị trí trên mặt đất - Thân củ

+ Củ khoai tây: hình dạng to tròn , vị trí dưới mặt đất - Thân củ

Kết luận: Một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa kết quả

- Quan sát thân cây xương rồng

Thân biến dạng để chưa chất dự trữ , hay dự trữ nước cho cây

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh d. Kết luận

- Dựa vào đặc điểm của thân mà người ta phân biệt: Thân củ, thân rễ, thân mọng nước.

e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

* Nội dung 2 : Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng

a. Mục tiêu: Ghi lại những đặc điểm và chức năng của thân biến dạng gọi tên các loại thân biến dạng.

b.PP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.

* Thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu học tập.

- Gọi đại diện các nhóm trình

- HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày,

2)Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng

(23)

bày.

- GV treo bảng chuẩn kiến thức để HS theo dõi và sửa chữa.

nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Theo dõi và sửa chữa

Nội dung phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến

dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng Su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự chữ chất dinh

dưỡng

Thân củ Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt

đất

Dự chữ chất dinh dưỡng

Thân củ Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự chữ chất dinh

dưỡng

Thân rễ

Củ dong

ta( hoàng tinh)

Thân rễ nằm trong đất Dự chữ chất dinh dưỡng

Thân củ Xương rồng Thân mọng nước nằm

trên mặt đất

Dự trữ nước – quang hợp

Thân mọng nước

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh - Phiếu học tập

d. Kết luận

- Nội dung phiếu học tập e. Đánh giá hoạt động

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Khen và đóng góp ý kiến….

C. Hoạt động luyện tập: (5p) a. Mục tiêu hoạt động

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài

- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi.

b. Phương thức tổ chức HĐ

Ở hoạt động này GV cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi

(24)

- Hs trả lời các câu hỏi phần biết, hiểu còn lại.

c. Sản phẩm:

- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi d. Kết luân: ghi nhớ cuối bài trong sgk e. Đánh giá hoạt động:

- Thông qua quan sát, thu nhận, xem xét sản phẩm của cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

D. Hoạt động vận dụng – tìm tòi – mở rộng (5p) a. Mục tiêu hoạt động

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

b. Phương thức tổ chức hoạt động:

- Giải quyết các bài tập Vận dụng còn lại trong phần trên - Giải quyết các vấn đề thắc mắc do hs đưa ra.

c. Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo, sản phẩm hoặc bài trình bày powerpoint của HS;

Tranh vẽ của học sinh.

d. Kết luân: Gv chốt nội dung cả chủ đề đã học - Cấu tạo ngoài của thân

- Thân dài ra do đâu

- Cấu tạo trong của thân non - Thân to ra do đâu?

- Vận chuyển các chất trong thân - Biến dạng của lá.

e. Đánh giá hoạt động:

(25)

- Hs tự nhận xét chéo sự tích cực, hiệu quả hoạt động của các nhóm.

- Gv nhận xét. Khen và góp ý....

VII. RÚT KINH NGHIỆM

- Kế hoạch và tài liệu dạy học:………...

………...

- Tổ chức hoạt động:………

………

- Hoạt động học của học sinh………....

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với các đặc trưng của mạng các đối tượng thông minh, rất nhiều thách thức mới được đặt ra cần phải giải quyết, một số vấn đề tiêu biểu hiện đang được các nhà

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả thiết kế vector chuyển gen thực vật pBI121_GmDREB7 để biến nạp vào cây đậu tương nhằm tạo dòng chuyển

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

Trên cơ sở những định hướng kinh doanh của đơn vị đối với dịch vụ internet cáp quang trong những năm tiếp theo của VNPT Thừa Thiên Huế, cũng như dựa

Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng(18’) - Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng

Nghiên cứu của Trần Xuân Kiên (2006) [7] về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên,

Mục đích thực hiện của nghiên cứu này nhằm kiểm tra xem sự thay đổi của các địa điểm khác nhau ở ĐBSCL có tác động đến các thông số hình thái