• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 9

Thời gian xây dựng kế hoạch: 29/10/2021 Thời gian thực hiện: 01/11/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

BÀI 29: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất a. Năng lực:

Phát triển các năng lực toán học, rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, … 2. Học sinh: SGK, vở bài tập toán, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu:Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính:

a) 27 + 15 b) 43 + 28 c) 12 + 39

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- GV gọi HS nhận xét

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

C. Hoạt động thực hành - luyện tập Bài 3 (tr.59)

Mục tiêu: HS quan sát và tìm được các

- 3 HS lên đặt tính rồi tính.

1-2 HS trả lời miệng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(2)

lỗi sai trong phép tính và sửa lại chính xác.

- GV cho HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra lỗi sai trong từng phép tính.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét và chốt kiến thức về phép cộng không nhớ và có nhớ.

Bài tập: Tính

29 + 17 = 36 + 18 = 57 + 35 = 48 + 24 =

Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện tính của phép tính cộng (có nhớ) số có 2 chữ số với số có 2 chữ số.

- GV cho HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

(?) Nêu cách thực hiện phép tính phép tính?

- GV nhận xét bài làm.

- GV nhấn mạnh và chốt lại cách thực hiện phép tính.

D. Hoạt động vận dụng:

Bài tập: Lớp 2A có 16 bạn trai và 19 bạn gái.

Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu bạn?

Mục tiêu : HS vận dụng phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 để giải toán có lời văn (bài toán thực tế trong cuộc sống).

- Gọi HS đọc đề bài.

(?) Đề bài cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp

- 2 HS đọc đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra lỗi sai.

- Các nhóm trả lời:

+ Phép tính 29 + 47 = 66 (sai kết quả vì cộng không nhớ ở hàng chục.

Kết quả đúng là 76)

+ Phép tính 37 + 54 = 81(sai kết quả vì cộng không nhớ ở hàng chục.

Kết quả đúng là 91)

+ Phép tính 42 + 36 = 88(sai kết quả vì đây là phép cộng không nhớ.

Kết quả đúng là 78) - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- HS suy nghĩ và thực hiện bài giải.

- HS nhận xét bài của bạn.

(3)

nhận xét.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- GV đánh giá HS làm bài.

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

(?) Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học.

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: mở rộng thêm về cách thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 4. YÊU QUÝ BẠN BÈ ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè.

Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra:

- Nêu những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè - Nhận xét, tuyên dương HS.

- 2 HS nêu 2. Bài mới

2.1. Khởi động.

YCHS hát bài ” Lớp chúng ta đoàn kết”

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:

- GV ghi lên bảng tên bài Yêu quý bạn bè

- HS cả lớp hát - HS nghe và viết vở 2.2. Thực hành

Hoạt động 1:

(4)

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh.

- Hãy quan sát 6 bức tranh trong trang 20, 21 (mục Luyện tập), để lựa chọn: em đồng tình với hành động trong bức tranh nào, không đồng tình với hành động trong bức tranh nào? Vì sao?

- GV đưa từng tranh lên để HS chia sẻ với cả lớp ý kiến của em bằng cách giơ thẻ (tán thành – không tán thành)

- GV chiếu 6 bức tranh lên nhận xét, kết luận.

- GV đưa 3 tình huống lên bảng) pháo tay…)

- HS chia sẻ với cả lớp ý kiến

của em bằng cách giơ thẻ

( tán thành – không tán thành)

Hoạt động 2: Xử lý tình huống YCHS thảo luận nhóm 4

- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

Tình huống 1: Cô giáo phát động phong trào quyên góp ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.

Tình huống 2: Một bạn lớp em có hoàn cảnh khó khăn, bố bạn vừa bị ốm nặng.

Tình huống 3: Các bạn lớp em chơi đuổi bắt ở sân nhà. Một bạn bị ngã rất đau..

- YC HS đọc 3 tình huống.

- YCHS các nhóm chia sẻ cách xử lý tình huống của nhóm mình.

- YCHSNX, bổ sung - GV kết luận, bổ sung.

- HS TL xử lí tình huống

- Các nhóm TBKQ thảo luận.

- HS nhận xét Hoạt động 3: Sắm vai xử lý tình huống

GV nêu nhiệm vụ: Thảo luận nhóm 6 sắm vai để xử lí tình huống:

YC các nhóm sắm vai tình huống 1, 2 lần lượt lên thể hiện

- GV nhận xét, đánh giá:

- GV chốt: Các em đã có những hành động, việc làm tốt đẹp đẻ thể hiện sự yêu quý, giúp đỡ bạn bè.

- Các nhóm lên sắm vai, xử lý tình 1, 2

- Nhận xét

2.3. Vận dụng:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè?

- Gọi 2 HS chia sẻ - GV nhận xét

- GV giao nhiệm vụ về nhà:

- HS chia sẻ

- HS đọc bảng mẫu

(5)

Làm việc nhóm: Tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn, lập kế hoạch giúp đỡ bạn theo mẫu

- GV chiếu bảng mẫu lên.

- GV chiếu bảng thông điêp

- HS đọc thông điêp

3. Củng cố dặn dò:

- Để thể hiện sự yêu quý bạn bè, chúng ta cần làm gì?

- Về nhà vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Chuẩn bị bài 5

HSTL

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 30/10/2021

Thời gian thực hiện: 02/11/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều :

Tự nhiên và xã hội :

Bài 6: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC I. MỤC TIÊU

-Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường, II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

- Khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

(6)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 2

1.Khởi động ( 5p )

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Giữ vệ sinh trường học

(tiết 2).

2.Hình thành kiến thức mới ( 25p ) Hoạt động 3: Đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường

a. Mục tiêu: Tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS: Kể những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường học.

Bước 2: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS: làm câu 3 trong Bài 6 vào Vở bài tập.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường bằng cách:

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

+ Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

- GV chốt lại nội dung toàn bài: Chúng ta nhớ giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

3.Củng cố - dặn dò ( 5p )

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

Những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường học: bỏ rác đúng nơi quy đinh, dọn vệ sinh ngay sau khi hoạt động; xếp gọn đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng.

HS làm bài.

-Lắng nghe

(7)

-Nhận xét tiết học.

-Dặn dò học sinh về nhà làm học bài xem trước bài mới.

-Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 31/10/2021

Thời gian thực hiện: 03/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tiếng việt:

BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU ( Tiết 5 + 6 ) I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt.

- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài “Gọi bạn”.

- Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng khi không thấy bạn trở về.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- GV cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- HS nghe.

- 2-3 HS chia sẻ.

(8)

+ Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết.

- HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc.

+ Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

thường xuyên, nắn nót, cặm cụi,…

- Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//,…

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 trong VBTTV/tr.41.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- 2-3 HS đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

+ C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.

+ C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến.

+ C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.

+ C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ … - HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

(9)

thiết.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ.

- HS đọc.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 9: CÓ BẠN THẬT VUI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được những việc làm thể hiện tình bạn.

- Biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn, lắng nghe và cổ vũ khi bạn nói.

- Giúp HS biết ứng xử hợp lí với bạn trong nhiều tình huống khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ tranh / thẻ rời dùng trong nội dung giáo dục về tình bạn. Tờ bìa hình bông hoa bằng nửa tờ A4 đủ cho mỗi HS một tờ.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(10)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

- GV cho HS Chơi trò Đứng theo hiệu lệnh

- GV tập trung HS ở một khoảng sân.

HS đứng thành từng cặp đôi. GV giải thích luật chơi và hướng dẫn HS cùng chơi.

+ Luật chơi: Các nhóm cùng lắng nghe tiếng hô của GV hoặc người quản trò. GV hô số chân như thế nào thì các nhóm (2 người ) phải co chân lên, sao cho tổng số chân của cả nhóm bằng với con số trong hiệu lệnh.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động : Sắm vai xử lí tình huống.

- YCHS thảo luận nhóm 4, sắm vai, xử lí các tình huống:

+ Bút bạn hỏng, em ngồi cạnh biết được, em sẽ nói gì?

+ Bút em hỏng, bạn cho mượn, em phải nói gì?

+ Thấy bạn mệt, em ngồi cạnh bạn, em sẽ nói gì, làm gì?

+ Em và bạn có chuyện hiểu nhầm nhau, em sẽ nặng lời với bạn hay im lặng? Em có cách ứng xử nào khác không?

- GV quan sát , hổ trợ

- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ về cảm xúc của mình:

+ Em đã từng gặp tình huống thật như vậy chưa?

+ Sau khi giúp bạn, bạn cảm ơn em, em cảm thấy thế nào?

- GV kết luận: Bạn bè cần quan tâm, chia sẻ với nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau và biết xin lỗi, cảm ơn nhau. Thẻ chữ:

QUAN TÂM, CHIA SẺ.

- HS lắng nghe và tham gia chơi.

- HS thảo luận nhóm 4.

- 2-3 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(11)

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- GV cho HS ngồi thành vòng tròn theo nhóm 5. Mỗi nhóm sẽ lắng nghe câu chuyện của một bạn kể.

- GV cùng HS thảo luận để mỗi nhóm tìm ra ai là người biết “lắng nghe tích cực”.

+ Ai biết nghe không ngắt lời?

+ Ai biết nhìn bạn chăm chú?

+ Ai biết gật đầu cổ vũ, động viên bạn?

+ Ai biết đặt câu hỏi cho bạn khi bạn kể xong?

+ Ai biết chia sẻ với bạn, góp ý hay đồng tình với bạn?

-GV kết luận : Để bạn hiểu mình và mình hiểu bạn, em hãy trở thành người biết “lắng nghe tích cực”.

-GV mời học sinh cùng thử làm hành động cổ vũ, động viên bạn – “Uhm!”,

“Hay tuyệt!”. “À!”…

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- GV phát cho mỗi HS một tờ bìa bông hoa và yêu cầu HS ghi tên người bạn thân nhất của mình lên bông hoa.

- Về nhà em hãy tìm gặp bạn thân của mình để trò chuyện, chia sẻ.

- HS thực hiện

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2/ Đâu là những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bạn bè, người thân mà em biết..

Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào những ô phù

*GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm

-Tham gia các hoạt động khác: giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, chăm sóc và bảo vệ công trình măng non, các hoạt động từ thiện. Thực

-Tham gia các hoạt động khác: giữ gìn sách vở, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, chăm sóc và bảo vệ công trình măng non, các hoạt động từ

Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng, Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau

Về nội dung chương trình, cả sinh viên và giảng viên đều có sự đánh giá khá tương đồng ở mức độ tốt và rất tốt với tỉ lệ trên 80%; Về phương pháp giảng dạy của GV