• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 21

Thời gian xây dựng kế hoạch: 21/01/2022 Thời gian thực hiện: 24/01/2022.

Lớp: 1A, 1C Buổi sáng:

Đạo đức:

BÀI 19: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ I. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà.

-Biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà.

-Tự giác làm những việc nhà vừa sức.

*GDĐP: Tự giác làm việc nhà: Nêu, thực hiện được, nhắc nhở bạn bè thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh nhà ở.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Vũ Tiến Thành

-Biết những việc đó là việc nhà và làm theo được 1 số việc đơn giản.

II.Chuẩn bị

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu),... gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Vũ Tiến Thành.

1. Khởi động: (5p)

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài

"Bé quét nhà"

-GV cho cả lớp hát theo video bài hát

“Bé quét nhà”.

-GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ?

*Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

2. Khám phá: ( 25p)

a.Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó.

-GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh - HS trả lời

-Lắng nghe

-Lắng nghe

(2)

tuổi (hoặc hướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó mời đại diện hai đến ba HS kể tên những việc em làm được theo tranh và thực tế ở nhà em, HS khác lắng nghe và bổ sung, đồng thời GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà?

*GDĐP:

+ Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm được. Em có cảm xúc gì sau khi làm xong việc đó?

+ Theo em, vì sao phải tự giác làm việc nhà?

Kết luận: Ở nhà, dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa; chăm sóc cây, hoa; thu dọn rác; tự gấp, cất quần áo; chăm sóc các con vật nuôi;...

Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân.

3. Luyện tập

Hoạt động 1 :Xác định bạn tự giác, chưa tự giác làm việc nhà

-GV yếu cầu HS quan sát 5 tranh ở phẩn Luyện tập trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao?

-Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Các bạn nhỏ ở các tranh từ 1, 2,4 và 5 đã tự giác làm việc nhà rất đáng khen.

Bạn nhỏ trong tranh số 3 chưa tự giác làm việc nhà (nhờ bà dọn phòng hộ).

Kết luận: Để giữ cho nhà cửa luôn

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

- HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe

(3)

sạch sẽ, gọn gàng,... các em cần tự giác giúp bố mẹ một số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: nhặt rau, gấp và cất quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quỵ định,... Nếu làm tốt, các em vừa thể hiện được tình yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm, bổn phận của mình với gia đình.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm. Cảm xúc của em khi đó như thế nào?

-GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác làm việc nhà.

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho ban

-GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm, mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo.Tuy nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi: Con vẫn chưa cất quẩn áo à? Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-GV gợi ý cho HS:

1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé!

2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé!

-GV mời HS trả lời và yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

Ngoài ra, GV có thể mở rộng bài học và yêu câu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác làm việc nhà.

-HS quan sát -HS trả lời

-HS chọn -HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe

(4)

Kết luận: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không.

Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà

- GV có thể hướng dẫn HS cùng tự giác thực hiện giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày.

-GV lưu ý HS: Các em không cần vội phải biết làm ngay tất cả mọi việc mà có thể tập gấp, cất quần áo vào tủ trước rối dần dần tập thêm việc giặt, phơi,... và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giác giặt quần áo.

Kết luận: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt, em cần thực hiện

mỗi ngày.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………..………

………

--- Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên và xã hội:

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu

Sau bài học HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.

- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.

* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:

(5)

Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi.

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối - Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Vũ Tiến Thành

-Biết quan sát, lắng nghe, nêu được 1, 2 loại cây xanh.

II. Đồ dùng thiết bị dạy học:

1. GV: Hình ảnh trang 90, 91( SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật.

Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.

2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Vũ Tiến Thành.

1. Ổn định tổ chức

-Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

- Kiểm tra bài cũ

+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?

- Giới thiệu bài

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

-Lắng nghe

HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật

a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật

- Tên của một số cây và các con vật.

- Các bộ phận của một số cây và các con vật - Lợi ích của một số cây và các con vật.

- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.

- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

(6)

c. Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện + Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm - GV chia lớp thành 4- 6 nhóm.

Nhóm lẻ làm tổng kết phần Thực vật và nhóm chẵn làm tổng kết phần Động vật.

- Hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ gợi ý trang 90, 91(SGK) và hoàn thành những chỗ có dấu ? - Khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày sơ đồ theo cách riêng của nhóm mình.

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

-Tuyên dương các nhóm có sản phẩm trình bày tốt, sáng tạo nhất.

- Kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với những HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong hoạt động nhóm.

- GV chọn kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết trước lớp.

- Nếu còn thời gan , GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ”.

Bước 4: Củng cố

- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết Thực vật và động vật vào vở theo ý của mình.

- Một số HS trả lời

- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ

- Các nhóm hoàn thành bài trên khổ giấy A2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs theo dõi.

- HS làm bài vào vở.

-Hoạt động cùng các bạn.

-Lắng nghe HĐ 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc

các con vật a. Mục tiêu:

- Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật.

(7)

- Hình thành năng lực tự tìm tòi và nghiên cứu

b. Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

- GV phân nhóm, yêu cầu mối HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.

- Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật ở địa phương.

- Gọi một số nhóm lên trình bày( nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp lại cho GV vào buổi sau.

- Chia nhóm và làm việc theo yêu cầu.

- Một số nhóm lên trình bày nếu còn thời gian.

HĐ 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3( VBT) - Yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT.

-Thực hiện yêu cầu

Hoạt động 4: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?

*Mục tiêu:

- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ cây - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây

* Cách tiến hành:

- Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá Phiếu 1:

STT Những việc em đã làm Em tự đánh

giá 1 Em cùng bố mẹ trồng cây ở nhà

2 Hằng ngày em chăm sóc và tưới cây 3 Em cùng bố mẹ xới đất, nhổ cỏ cho cây.

4 Cắt tỉa cây trong chậu vườn

5 Em không ngắt hoa bẻ cành nơi công cộng

6 Em không giẫm lên cỏ, cây xanh nơi công cộng.

-Gv phát cho mỗi em một phiếu để tự đánh giá.

-Hs viết hoặc vẽ những việc đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh của

(8)

mình bằng cách:

+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt + Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.

+ Vẽ mặt mếu nếu em tự đánh giá mình chưa làm tốt.

Hoạt động 5: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?

*Mục tiêu:

- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ một số con vật.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật

*Cách tiến hành:

Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá:

STT Những việc em đã làm Em tự đánh giá 1 Em không đánh đập vật nuôi

2 Hằng ngày em cho vật nuôi của em ăn và chăm sóc chúng

3 Em cùng bố mẹ cho vật nuôi đi tiêm phòng.

4 Em cùng bố mẹ che ấm cho vật nuôi vào mùa đông và tắm mát cho chúng vào mù

hè.

5 Em cùng gia đình và khuyên mọi người thả động vật hoang dã về nơi sống của chúng, không ăn thịt chúng.

- Mỗi học sinh được phát một phiếu đánh giá

-Hs viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để chăm sóc và bảo vệ các con vật bằng cách.

+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt + Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.

+ Vẽ mặt mếu nếu em tự

- Thực hiện

(9)

đánh giá mình chưa làm tốt.

Hoạt động 6: Tự đánh giá: Em đã làm gì để giữ gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật.

*Mục tiêu:

- Bước đầu biết tự đánh giá việc giữu gìn an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật

- Có ý thức tự bảo vệ bản thân và người xung quanh.

*Cách tiến hành

- Mỗi Hs được phát 1 phiếu đánh gía.

Phiếu 3: Tự đánh giá việc em đã làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với cây và các con vật.

STT Những việc em đã làm Em tự đánh giá 1 Em không đánh đập kéo đuôi vật

nuôi

2 Em không đùa nghịch trước các con vật to lớn như Trâu , Bò,….

3 Em không chọc tổ ong, k ến….

4 Em không ngắt hoa bẻ cành cây.

5 Em không tự ăn lá, quả chín mọc bên đường hay trong rừng….

GV phát mỗi Hs được phát 1 phiếu đánh gía.

-HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để thực hiện việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây và con vật bằng cách:

+ Vẽ mặt cười nếu em tự đánh giá là mình làm tốt + Vẽ mặt thường nếu em tự đánh giá là mình làm khá tốt.

+ Vẽ mặt mếu nếu em tự đánh giá mình chưa làm tốt.

-Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

---

(10)

Thời gian thực hiện: 27, 28/01/2022.

Lớp: 1A,1B,1C

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 14: CƠ THỂ EM (T1) I.Mục tiêu

Sau khi học bài này, học sinh đạt được:

*Về nhận thức khoa học:

- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể - Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể

- Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó

*Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh - Phân biệt được con trai và con gái

- Tự đánh giá được việc giữ vệ sinh cơ thể

*Về vận dụng kiến thưc, kĩ năng đã học

- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được - Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày

-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cơ thể của mình.

- Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu được việc làm để giữ vệ sinh cơ thể

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

-Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể; phân biệt được con trai và con gái

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể

- Năng lực vận dụng: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể.

* Yêu cầu riêng cho HSKT: Vũ Tiến Thành -Biết được một số bộ phận trên cơ thể.

II.Đồ dùng - thiết bị dạy học.

1.GV: Các hình trong SGK, video clip bài hát “Ô sao bé không lắc”, hình vẽ cơ thể con trai và con gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái)

2.HS: Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1 III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hs Vũ Tiến Thành 1.Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ

+ Gọi HS nêu tên một số loài thực vật và động vật mà em biết -Lắng nghe

(11)

-Giới thiệu bài: Cho HS nghe, hát và múa theo bài hát “Ồ sao bé không lắc” và dẫn dắt vào bài học

*HĐ 1: Quan sát hình vẽ và nố tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

a. Mục tiêu

- Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau - Phân biệt được con trai và con gái

- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể

b.Phương pháp: Hoạt động theo cặp,quan sát, thuyết trình, vấn đáp.

c. Các bước thực hiện Bước 1: Làm việc theo cặp

-Học sinh quan sát các hình trong SGK trang 95, một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó đổi lại cho nhau - GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên một số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-Yêu cầu HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác

- GV rèn và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng - GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi:

+ Cơ thể con trai và con gái khác nhau ở bộ phận nào?

-GV giúp đỡ HS nhận biết và phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa cơ thể con trai và con gái

-Quan sát tranh và làm việc theo cặp theo yêu cầu của GV

-Nêu tên các bộ phận của cơ thể con người. Ví dụ: ở đầu có tóc, tai, mắt, mũi, miệng, má...; tiếp đến là cổ, vai, gáy, ngực, bụn, lưng, mông; tay bao gồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay; chân bao gồm đùi, đầu gối, bàn chân, ngón chân.

-Thực hiện theo yêu cầu

-Làm việc dưới sự giúp đỡ của GV

-Quan sát

-Hầu hết các bộ phận của cơ thể con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của cơ thể mỗi người giúp phân biệt

-Lắng nghe

-Lắng nghe

(12)

-GV cho HS đọc lời con ong trong SGK trang 95

-Yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.

con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.

- 2 HS đọc

-Một vài HS lên chỉ

*HĐ 2: Trò chơi “Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái”

a. Mục tiêu

- Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái

b.Phương pháp: Trò chơi, thuyết trình.

c. Các bước thực hiện - GV nêu tên trò chơi

-Nêu luật chơi, cách chơi: Tổ chức chia HS thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, hai HS làm trọng tài ghi điểm cho hai đội.

Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói tên một bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái

Cách cho điểm: Mỗi tên một bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

- Cho HS chơi

- Nhận xét, tuyên dương

-Tiến hành chơi trò chơi

-Nhận xét nhóm bạn -Lắng nghe

*Hoạt động nối tiếp

- Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận để phân biệt con trai và con gái

- Nhận xét giờ học

- Về nhà các em ôn lại bài học và

- Biết được tên của các bộ phận bên ngoài cơ thể, bộ phận riêng tư của cơ thể - Con trai có dương vật và bìu, con gái có âm hộ -Lắng nghe

-Lắng nghe và thực hiện

-Lắng nghe

(13)

chuẩn bị trước cho bài học sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

--- Ngày thực hiện: 27/01/2022

Lớp: 1C

Hoạt động trải nghiệm:

CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN

BÀI 15: SẮP XẾP NHÀ CỬA GỌN GÀNG ĐỂ ĐÓN TẾT 1.Mục tiêu

-Hs có khả năng:

-Nhận biết được hững việc nên làm và không nên làm để nhà cửa luôn gạn gàng.

-Xác định và thực hiện được những việc nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng, phù hợp với lứa tuổi và khả năng phù hợp với bản thân.

- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

II.Chuẩn bị:

- Tranh ảnh nhà cửa sắp xếp gọn gàng và nhà cửa bừa bộn.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (5p)

- GV tổ chức cho HS hát.

2. Hình thành kiến thức mới.

*Hoạt động 1: Nhận xét việc sắp xếp nhà cửa để đồ đạc gạn gàng.

-Yêu cầu hs thảo luận nhóm

-GV tổ chức HS làm viêc nhóm, thực hiện nhiệm

vụ:

-Nêu nhận xét về cách sắp xếp nhà cửa trong 2 căn phòng ở 2 tranh trong

HĐ 1. Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?

-HS chia sẻ, lắng nghe

-Mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thực hiện

nhiệm vụ của nhóm mình.

-Hs hát

-Thảo luận nhóm

-HS lắng nghe

(14)

-Nhận xét, khái quát: Ai trong chúng ta cũng thích nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Sắp xếp nhà cửa gọn gàng sẽ giúp cho ngôi nhà

thoáng, mát, đẹp và đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Không những thế, em và mọi người trong gia đình không bị mất thời gian để tìm đồ đạc, sách vở, quần áo,… mỗi khi cần dùng.

-Liên hệ: Yêu cầu HS liên hệ theo 2 câu hỏi gợi ý:

+Kể lại việc em đã làm được để giữ cho nhà cửa

gọn gàng.

+Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng?

-Chỉ định một số HS chia sẻ trước lớp.

Kết luận: Nhiều em trong lớp tuy nhỏ nhưng đã làm được những việc để nhà cửa gọn gàng,ngăn nắp. Đây là những việc làm tốt, cô mong các em phát huy và thực hiện thường xuyên.

*Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng

-GV HD HS quan sát tranh/SGK, thảo luận nhóm để nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.

-GV ghi bảng thành 2 cột:

1/ Những việc nên làm

2/ Những việc không nên làm

-Mời đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận.

GV ghi tóm tắt lên bảng

-GV nhận xét, bổ sung, kết luận Những việc nên làm

-Để đúng chỗ, ngay ngắn các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, bàn chải, giày,dép, mũ, cặp sách

-Gấp quần, áo, chăn, màn gọn gàng.

-Sắp xếp ngay ngắn từng loại: sách, vở, truyện, đồ dùng học tập đúng nơi quy

-HS lắng nghe -Gọi HS nhắc lại -Các bạn khác lắng nghe, nhận xét về những chia sẻ của bạn.

-HS lắng nghe

-HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi

-Đại diện trình bày, HS nhận xét

-HS lắng nghe

Những việc không nên làm

Đồ dùng các nhân để bừa bãi, không đúng nơi quy định

Quần áo, chăn màn để khắp nơi, không chịu gấp Để sách, vở, đồ dùng học tập bừa bãi, lộn xộn Không cất, dọn đồ chơi sau khi chơi xong - HS nhắc lại -HS lắng nghe

(15)

định.

-Tự giác cất, xếp đồ chơi gọn gàng vào đúng vị trí sau khi chơi xong.

-GV nhận xét, chốt lại những việc HS có thể tự

làm được để sắp xếp nhà cửa gọn gàng -HD HS về nhà tham gia cùng gia đình sắp xếp

nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng để đón mùa xuân mới.

2’ Củng cố - dặn dò: ( 3p) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)

………

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy đọc và sắp xếp vào vở bài tập các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc sau đây phù hợp với tuổi vật nuôi non( đánh số thứ tự theo mức độ cần

Giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước..?. TỈA,

Việc tiêu nước phải kịp thời, nhanh chống bằng các biện pháp thích hợp. Tác hại của việc thừa nước đối với cây

Kết nối năng lực trang 18 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách trong phòng trừ sâu,

Luyện tập 3 trang 51 Công nghệ lớp 7: So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

- Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp..

Em có tán thành các việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tình huống dưới đây không..