• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
96
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀTÀI:

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK

CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ

LÊ THỊ NHƯ THẢO

Khóa hc: 2014-2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀTÀI:

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK

CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ NHƯ THẢO Lớp: K48B- QTNL Niên khóa: 2014–2018

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. BÙI VĂN CHIÊM

Huế, tháng04 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi đến các thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh TếHuếlời bày tỏlòng biết ơn chân thành. Với sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của thầy cô cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong suốt 4 năm học qua với những kiến thức bổ ích, chuyên sâu điều đó đã giúp em có một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể tự tin với những công việc của em sau này. Đến nay em đã có thểhoàn thành bài khoá luận, với tên đề tài: “Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”.

Để thc hin thành công khóa lun tt nghiệp này trước hết em xin gi li cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng vi sự giúp đỡ nhit tình ca các anh ch trong ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế cũng như đã tạo điều kin cho em trong sut quá trình nghiên cứu, điều tra, phng vn và thu thp sliệu đểhoàn thành khóa lun tt nghip. Chúc anh ch sc khe và làm vic tht tt, luôn thành công trong công vic và cuc sng.

Đặc bit, em xin cảm ơn Thầy giáo ThS. Bùi Văn Chiêm, Thầy đã tn tình giúp đỡ và giải đáp thắc mc ca em trong quá trình thc tp. Bên cnh nhng kiến thức liên quan đến ni dung nghiên cu, em còn hc hỏi được tThy thái độvà tinh thn làm vic nghiêm túc.

Mặc dù đã có nhiu c gắng hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi nhng sai sót và hn chếkhi thc hin Luận văn này. Kính mong Qúy Thầy Cô đóng góp ý kiến đểbài Khóa lun này ngày càng hoàn thiện hơn.

Mt ln na em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên

Lê Thị Như Thảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lí do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu: ...3

4.1Phương pháp thu thập sốliệu ...3

4.1.1 Nguồn dữliệu thứcấp ...3

4.1.2. Nguồn dữliệu sơ cấp...3

4.2 Phương pháp điều tra...3

4.3 Phương pháp xửlý, phân tích dữliệu...3

4.4 Quy trình nghiên cứu...5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...6

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại...6

1.1.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại...6

1.1.2. Vai trò của các ngân hàng thương mại...6

1.2 Lý thuyết vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...7

1.2.1 Các khía cạnh vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...7

1.2.1.1 Lịch sửphát triển của khái niệm vềCSR ...7

1.2.1.2 Khái niệm vềCSR ...9

1.2.2. Lợi ích của việc thực hiện CSR ...11

1.3 Thành phần cuảCSR ...12

1.4 Mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây...16

1.5 Mô hình nghiên cứu đềxuất và giảthuyết nghiên cứu ...18

1.6 Xây dựng các thang đo...20

1.6.1 Thang đo nhận thức vềCSR...20

1.6.2 Thang đo vềsựhài lòng trong công việc ...22

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.7 Cơ sởthực tiễn...22

1.7.1 Sựphát triển của CSR tại Việt Nam...22

1.7.2 Vấn đềthực hiện CSR tại các ngân hàng Việt Nam...24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM ...27

XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK ...27

CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ...27

2.1 Tổng quan về cơ sở nghiên cứu...27

2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...27

2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế...28

2.2 Hoạt động chính của ngân hàng ...28

2.3 Sơ đồchức và chức năng, nhiệm vụcác phòng ban...29

2.3.1 Sơ đồtổchức ...29

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụcác phòng ban...29

2.3.3 Tình hình hoạt động và kết quảkinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2015-2017... 30

2.3.3.1 Tình hình laođộng tại ngân hàng VietinBank_Nam Thừa Thiên Huế...30

2.3.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2017...33

2.3.3.3 Tình hình kết quảkinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh nam Thừa Thiên Huế: ...34

2.4 Các hoạt động thực hiện CSR của Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế...35

2.4.1 Thực hiện vềtrách nhiệm kinh tế...35

2.4.2 Thực hiên vềtrách nhiệm pháp lý ...37

2.4.3 Thực hiện vềtrách nhiệm đạo đức ...39

2.4.4. Thực hiện vềtrách nhiệm thiện nguyện ...40

2.5 Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Ngân hàng TMCP Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế...42

2.5.1 Mô tả đặc điểm tổng thểnghiên cứu ...42

2.5.2 Kiểm định độtin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha...43

2.5.3 Phân tích nhân tốkhám phá EFA ...46

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.5.3.1 Phân tích khám phá nhân tốvới các biến độc lập ...47

2.5.3.2. Phân tích khám phá nhân tốvới các biến phụthuộc (sựhài lòng)...48

2.5.3.3 Đặt tên và giải thích nhân tố...48

2.5.4 Mô hình nghiên cứu chính thức...50

2.5.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy ...50

2.5.6 Đánh giá của nhân viên vềthực hiện CSR ...56

2.5.7 Sựkhác biệt trong đánh giá của nhân viên theo giới tính, độtuổi, thâm niên công tác, thu nhập...60

2.5.7.1 Theo giới tính ...60

2.5.7.2. Theo độtuổi...60

2.5.7.3 Theo thu nhập hiện tại ...61

2.5.7.4. Theo thâm niên công tác...62

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ...63

3.1 Định hướng ...63

3.1.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng tại Thừa Thiên Huế...63

3.2 Giải pháp thực hiện CSR tại ngân hàng ...64

3.2.1 Nâng cao trách nhiệm pháp lý của ngân hàng...64

3.2.2 Nâng cao trách nhiệm đạo đức của ngân hàng ...65

3.2.3 Nâng cao trách nhiệm kinh tếcủa ngân hàng...66

3.2.4 Nâng cao trách nhiệm thiện nguyện của ngân hàng ...67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...68

1. Kết luận ...68

2. Kiến nghị...69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...70

PHỤLỤC ...72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT

Từviết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

CN Chi nhánh

CSR Corporate social responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

DN Doanh nghiệp

EFA Explore Factor Analysis Phân tích nhân tốkhám phá

NH Ngân hàng

TMCP Thương mại cổphần

TNXHDN Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

VN Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp mô hình CSR của các nhà nghiên cứu...16

Bảng 1.2: Mã hóa các biến thang đo nhận vềCSR của công ty...21

Bảng 1.3: Mã hóa các biến của thang đo hài lòng trong công việc...22

Bảng 2.1: Tình hình sửdụng lao động tại Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 ...30

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2015-2017...33

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VietinBank_Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015- 2017...34

Bảng 2.4: Kinh phí thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong giai đoạn 2016-2017....40

Bảng 2.5: Đặc điểm tổng thểnghiên cứu ...42

Bảng 2.6 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố thực hiện CSR của công ty. ...45

Bảng 2.7: Kết quảkiểm định thang đo về sựhài lòng ...46

Bảng 2.8: Ma trận tương quan giữa các biến ...51

Bảng 2.9: Kết quả phân tích tương quan giữa Sựhài lòng với các biến độc lập ...52

thực hiện CSR ...52

Bảng 2.10: Kiểm định F về độphù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể...52

Bảng 2.11: Kết quảphân tích hồi quy đa biến ...53

Bảng 2.12: Đánh giá của nhân viên vềthực hiện trách nhiệm xã hội ...58

Bảng 2.13 : Sựkhác biệt trong đánh giá giữa nhóm giảng viên phân theo độtuổi ...61

Bảng 2.14: Sựkhác biệt trong đánh giá giữa nhóm giảng viên ...61

Sựkhác biệt trong đánh giá giữa nhóm nhân viên phân theo thu nhập hiện tại...61

Bảng 2.15: Sựkhác biệt trong đánh giá giữa nhóm giảng viên ...62

phân theo thâm niên công tác ...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Quy trình nghiên cứu...5 Hình 2: Mô hình kim tựtháp CSR của Carroll ...12 Hình 3: Mô hình nghiên cứu vềviệc thực hiện CSR ...19

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đềtài

Trong xu thếhội nhập kinh tếvà cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tếViệt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu. Vấn đề trách nhiệm xã hội nổi lên như một yêu cầu cấp thiết. Đối với các doanh nghiệp việc xây dựng trách nhiệm xã hội có giá trị rất lớn không chỉ đơn thuần là tạo ra hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp mà còn tạo lòng tin, sự tôn trọng cho cả khách hàng và người lao động.

Thực tế đã chứng minh rằng đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụtài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng, trách nhiệm xã hội như là một chiến lược dài hạn cần phải thực hiện vì nó đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì trách nhiệm xã hội là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổchức nào trong nền kinh tế. Nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì sẽ tạo ra được sự công bằng cho các cổ đông, khách hàng sẽ tin tưởng sản phẩm và quan trọng tạo ra sự hài lòng của các nhân viên trong doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 8/07/1988. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những đóng góp quan trong cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước, bên cạnh đó tạo được niềm tin, uy tín tuyệt đối trong long mỗi khách hàng của họ. Để làm được điều đó, Vietinbank đã có những chiến lược hợp lý và đúng đắn, thực hiện tốt CSR đểtạo được sựhài lòngđối với không chỉriêng khách hàng, xã hội mà cả đối với đội ngũ nhân viên trong tổchức.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải quan tâm đến CSR để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có tạo ra sựhài lòng, biết cách giữ chân người lao động vì nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sựthành công của doanh nghiệp. Khi đặt những vấn đềnày chung với nhau trong một mối tương quan thì CSR có thể ảnh hưởng đến sựhài lòng của nhân viênởmột mức độ nào đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng về CSR tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Vietinbank tôi quyết định chọn đề tài

“Đánh giá việc thc hin trách nhim xã hi doanh nghip (CSR) ti ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Tha Thiên Huế”làm đềtài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Hệthống hóa những vấn đềlý luận và thực tiễn liên quan đến CSR.

+ Phân tích, đánh giá việc thực hiên CSR mà Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện qua các sốliệu thứcấp và sốliệu sơ cấp từkhảo sát cán bộnhân viên ngân hàng.

+ Đo lườngảnh hưởng mối quan hệgiữa nhận thức vềCSR của nhân viên và sự hài lòng trong công việc.

+ Đềxuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện CSR cũng như tăng sự hài lòng của nhân viên với Vietinbank chi nhánh Nam -Thừa Thiên Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đềtài là các vấn đề liên quan đến việc thực hiện CSR tại Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

3.2 Phm vi nghiên cu

 Phạm vi không gian

Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàngCông Thương chi nhánh Nam Thừa Thiên Huếtrú tại Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Phạm vi thời gian

Dữliệu thứcấp: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, các dữ liệu thứcấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2015 –2017 và các báo cáo có liên quan, tạp chí, Internet và các nghiên cứu khoa học liên quan đến đềtài.

Dữ liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi trong vòng 2 tháng từ 25/1/2018đến 25/3/2018.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1Phương pháp thu thập sliu 4.1.1 Nguồn dữliệu thứcấp

Trong giai đoạn này, tiến hành nghiên cứu thông qua dữliệu có sẵn nhằm phân tích, đánh giá các nghiên cứu trước đó cũng như các tài liệu thứ cấp có liên quan để hình thànhđịnh hướng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sởlý luận cho đềtài nghiên cứu.

Tài liệu thứcấp được thu thập thông qua các nguồn:

- Tham khảo các thông tin trên Internet. Ngoài ra thu thập dữliệu, thông tin, tư liệu từtài liệu khóa luận các sinh viên khóa trước.

- Các thông tin và các dữ liệu liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng Tổ chức- Hành chính và phòng kế toán của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế như: sốliệu vềtình hình kinh doanh của công ty, sốliệu vềnguồn nhân lực, các tài liệu liên quan đến việc thực hiện CSR của Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế.

4.1.2. Nguồn dữliệu sơ cấp

Trong đề tài này, thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc quan sát, tham khảo các ý kiến của cán bộlãnh đạo và nhân viên của ngân hàng, tiến hành phỏng vấn 110 nhân viên trong ngân hàng thông qua phiếu khảo sát.

4.2Phương pháp điều tra

Nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộnhân viên tại Vietinbank Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, để đảm bảo tính đại diện vì ngân hàng có quy mô nguồn lao động khá nhỏ.

4.3Phương pháp xửlý, phân tích dliu

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần mềm SPSS 22.0.

Phân tích độtin cậy

Độtin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệsố Cronbach’s Anpha.

Cronbach’s Anpha > 0,8: Thang đo tốt.

0,8 > Cronbach’s Anpha > 0,7: Thang đo sửdụng được.

0,7 > Cronbach’s Anpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lường khái niệm mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Phân tích nhân tốkhám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn những vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu theo Hair và các tác giả(1998).

Kiểm định tương quan

Kiểm định tương quan giữa các nhân tố độc lập và các nhân tốphụthuộc đểxác định mối quan hệgiữa biến độc lập với biến phụthuộc, phục vụcho việc phân tích hồi quy đa biến. Biến độc lập nào không có mối quan hệ với biến phụ thuộc thì không được đưa vào mô hình hồi quy.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy tuyến tính bội được sửdụng đểxem xét mứcđộ tác động của nhân tố độc lập đến nhân tốphụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đềtài này, biến phụ thuộc là sựhài lòng của nhân viên, còn biến độc lập là các nhận thức về việc thực hiện CSR bao gồm: nhận thức về trách nhiệm kinh tế, nhận thức về trách nhiệm pháp lý, nhận thức về trách nhiệm đạo đức, nhận thức về trách nhiệm từthiện.

Để xác định xem trong việc thực hiện CSR thì yếu tố nào là quan trọng nhất tác động tới hiệu quả đến sự hài lòng của nhân viên trong công ty, mức độ tác động của từng nhóm yếu tố, và các nhóm yếu tố nào không tác động, từ đó loại các nhóm yếu tố đó.

Đánh giá sựhài lòng trong công việc của nhân viên bằng giá trịtrung bình

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả để mô tả công ty được áp dụng cho nhân viên trong ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế ta sử dụng frequencies để thống kê mô tả, sử dụng bảng tần số để mô tả thực trạng về việc thực hiện CSR tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.4 Quy trình nghiên cứu

Hình 1: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đềnghiên cứu

Xác định nội dung nghiên cứu và nguồn thông tin cần thu thập

Thông tin thứcấp Thông tin sơ cấp

Thu thập dữliệu Xác định phương pháp thu thập dữliệu và mô hình nghiên cứu

Xửlý và phân tích Xác định mẫu, chọn mẫu và phân tích mẫu

Thu thập dữliệu

Xửlý và phân tích

Tổng hợp kết quả

Đánh giá và đềxuất giải pháp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Lý thuyết về ngân hàng thương mại

TạiMỹ, NHTM được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941), NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhậntiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.

Tại Việt Nam, NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

1.1.2. Vai trò của các ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:

NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng.

NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế pháttriển.

- Ngân hàng thương mại là cầu nối doanh nghiệp với thị trường

Những hoạt động mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân hàng để xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

- Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Cùng với các cơ quan ban ngànhkhác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế.

Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được nhà nước sử dụng.

- Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế:

NHTM với các hoạt động của mìnhđãđóng góp vai trò vô cùng quan trọng như các nghiệp vụ thánh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

1.2 Lý thuyết vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1Các khía cnh vtrách nhim xã hi ca doanh nghip 1.2.1.1 Lịch sửphát triển của khái niệm vềCSR

Đối với một doanh nghiệp nào đó, ngay từkhi bắt đầu khởi nghiệp thì mục đích cốt lõi là lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhưng để doanh nghiệp được phát triển bền vững, có uy tín và tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế thì doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc xây dựng hìnhảnh, xây dựng thương hiệu. Một trong những giải pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu là việc thực hiện tốt CSR. Do đó, đi đôi với quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thực hiện CSR.

Khái niệm CSR đã có một lịch sử lâu dài và luôn thay đổi, đi nhiều qua các thời kỳ. Cùng với sựphát triển của kinh tếxã hội, định nghĩavềCSR cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Theo Carroll (1999), sự tiến hóa của CSR được phân loại thành các bốn giai đoạn sau đây: khái niệm, bùng nổ, phát triển, và mởrộng.

 Khái niệm: đây là giai đoạn hình thành khái niệm CSR của doanh nghiệp.

 Bùng nổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Giai đoạn thứhai cho thấy một sự tăng trưởng đáng chú ý trong việc hình thành nhận thức của CSR. Sự tăng trưởng của CSR dẫn đến một sự thay đổi xã hội tích cực:

giá trị đạo đức và xã hội được ưu tiên hơn các giá trịkinh tế. Davis (1960) định nghĩa CSR là quyết định kinh doanh, phản ánh các mục tiêu dài hạn của một tổ chức và khách hàng tiềm năng có trách nhiệm với xã hội hơn là lợi ích kinh tế. Theo ông CSR là có liên quan với những kết quả đạo đức (Davis 1967). Quan điểm này mởrộng công việctrước đây và giới thiệu một sựkết hợp đáng kểcủa doanh nghiệp và xã hội. Ngoài ra, Frederick (1960) cho rằng " CSR trong phân tích cuối cùng hàm ý rằng việc bố trí các nguồn lực con người, kinh tế của xã hội được sử dụng cho các mục đích xã hội rông lớn không chỉ đơn giản cho các lợi ích nhỏ hẹp của cá nhân và các công ty” [1]

(Frederick theo Carroll 1999, p. 271). Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng CSR đãđược nâng lên một mức độ cao hơn.

 Phát triển

Trong giai đoạn này, tập trung của CSR nghiên cứu là ít hơn về định nghĩa nhưng nhiều hơn về tính bền vững xã hội. Giai đoạn này bắt đầu với một quan điểm thú vị trong năm 1980. Jones (1980) nói rõ rằng CSR là tựnguyện. Ông cũng lập luận rằng việc thực hiện CSR không phải là một kết quả, và là một quá trình.

Carroll (1991) xem xét lại bốn phần trước định nghĩa vềCSR của ông. Ông sau đó mô tảcác danh mục theo thứtự như một kim tựtháp. Bằng cách làm như vậy, CSR đã được giả định về các mức độ khác nhau của nó. Ngoài việc phát triển các kim tự tháp, Carroll tiếp tục đề nghị một sự phù hợp tự nhiên giữa các cổ đông CSR. Về cơ bản, lý thuyết cổ đông (Freeman 1984) cá nhân hoá CSR bởi nhóm cổ đông quy định cụ thể, những người cần được xem xét trong các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cách để thay đổi quan điểm CSR từcấp độ tổ chức cấp độ cá nhân. Phát triển nổi bật của CSR là cuộc tranh luận toàn cầu về phát triển bền vững xuất hiện trong thập kỷ này. Định nghĩa ban đầu về phát triển bền vững này thường được trích dẫn trong các quan điểm về CSR: “Phát triển có nghĩa là chỉ tập trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài nguyên cho những thế hệ trong tương lai. Còn phát triển bền vững là không chỉ đóng góp vào sựphát triển kinh tếxã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu cầu của những người nghèo và thừa nhận giới hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

về nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới”.(Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới, năm 1987).

 Mở rộng

CSR đã trở thành một khái niệm quan trọng trong học viện và thế giới kinh doanh. Vào đầu của thế kỷ 21, CSR đãđược tranh luận trong nền kinh tếtoàn cầu với một tập trung vào các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, một cái nhìn tích hợp của CSR trong kinh doanh là cần thiết đểbao gồm kinh tế, môi trường, phúc lợi xã hội và công chúng. Trường hợp phá sản của Enron, Windsor (2001) cho rằng hoạt động tài chính không bao giờ cô lập với CSR trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu.

McWilliams và Siegel (2001) cũng tin rằng CSR có thể đem lại lợi ích hiệu suất hoạt động tài chính và nhiều bên liên quan đồng thời họ quan niệm CSR là một nguồn tài nguyên chiến lược hơn là một mối đe dọa đến lợi nhuận.

1.2.1.2 Khái niệm vềCSR

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR duới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trìnhđộ phát trển của mình.

- H.R. Browen làngười đầu tiênđưa ra khái niệm về CSR vàonăm1953 trong cuốn sách “CSR của các doanh nhân” của ông. Nhưng chủ yếu trong giai đoạn này CSR chỉbao gồm hai khía cạnhđó là luật pháp và kinh tế.

- Keith Davis (1973, trang 97) đưa ra một khái niệm khá rộng “CSR là sựquan tâm và phảnứng của doanh nghiệp với các vấn đề vuợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.

- Theo Matten và Moon (2004, trang 137): “CSR là một khái niệm bao trùm gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi truờng.

- Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.”

Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World Business Council for Sustanble Development) cũng đã đưa ra một định nghĩa về CSR. Định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nghĩa này được sửdụng khá phổbiến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng.Đó là: “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tếbền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm,.. theo cách có lợi cho các doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”

Ðó là một khái niệm động và luôn được thửthách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Như vậy, bản chất của CSR là quan điểm vềvai trò của doanh nghiệp trong mối tương quan với vai trò của nhà nuớc khiến khái niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuộc không những phạm vi không gian mà còn thời gian nơi cuộc tranh luận vềCSR diễn ra.

Như vậy, có thể nói cho dù định nghĩa CSR theo cách nào đi chăng nữa thì về cơ bản, nội hàm khái niệm CSR đều có những điểm chung là việc đảm bảo lợi ích riêng của từng doanh nghiệp trong khuôn khổpháp luật hiện hành luôn phải song hành với lợi ích phát triển chung của toàn xã hội.

CSRđược coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộcđể doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Tuy nhiên, khái niệm CSR còn mới với nhiều doanh nghiệp tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế, khókhăn.

Vậy theo CSR, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là:

 Giữgìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty.

 Bảo vệquyền lợi cho người lao động.

 Chống tham nhũng.

 Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

 Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnhđạo.

 Vì lợi ích cộng đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.2.2. Lợi ích của việc thực hiện CSR

Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷlệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận và mở rộng những thị trường tiềm năng. Nhận thức tốt hơn về CRS và đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội.

CSR giúp gia tăng danh tiếng công ty, tạo sựgắn bó, yêu thích công việc trong nhân viên, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lí; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết và an toàn cho sửdụng.

-Làm tăng hìnhảnh và uy tín của doanh nghiệp

Việc thực hiện CSR không những khiến người lao động, người tiêu dùng và cả cộng đồng đều biết đến doanh nghiệp với sự đánh

giá cao vềhìnhảnh cũng như đánh giá cao về thương hiệu của doanh nghiệp.

- Giảm chi phí và tăng năng suất

Doanh nghiệp có thểgiảm chi phí bằng cách đó là có những chính sách lương thưởng hợp lý, môi tường làm việc sạch sẽ an toàn, các cơ hội được đào tạo và có các chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động đểgiảm bớt tình trạng bỏ, nghỉ việc. Giảm bớt những chi phí đầu vào và có các kế hoạch tăng lương thưởng cùng với chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên trong công ty để khuyến khích họ làm việc tốt hơn, góp phần tăng năng suất cho công ty. Giảm bớt chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

-Tăng doanh thu

Việc thực hiện CSR sẽgóp phần làm tăng doanh thu. Chính vì vậy mà việc đầu tư phát triển địa phương có thểtạo ra một nguồn lao động có năng lực hơn,nguồn cung ứng rẻ hơn, đáng tin cậy hơn và nhờ đó làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Rất nhiều công ty sau khi có chứng chỉvềCSR thì doanh thu của công ty đó tăng lên đáng kể.

-Thu hút được nhiều nhân tài.

Lao động giỏi là yếu tốgiúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Ởcác nước đang phát triển thì lao động được đào tạo với chất lượng cao thì lại không nhiều.

Điều này khiến cho việc thu hút được nhiều nhân tài trở nên khó khăn hơn hết. Chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

vì vậy, những chính sách đãi ngộ lao động một cách hợp lý, bảo hiểm y tế, trả lương đầy đủ cho nhân viên, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho họ, điều kiện làm việc tốt, không quá nhiều áp lực, có nhiều cơ hội đào tạo đồng thời có những chính sách khen thưởng hấp dẫn. Điều này sẽ giúp thu hút được nhiều laođộng có năng lực tốt.

- Sựtrung thành của nhân viên và khách hàng

Việc thực hiện tốt CSR sẽ tạo nên sự thành cho nhân viên và khách hàng hơn.

Vì họ luôn cảm nhận được những điều gì tốt nhất đối với họ sẽ được đáp ứng. Với chính sách lương, thưởng hợp lý cùng với môi trường làm việc tốt, chính sách đãi ngộ hấp dẫn sẽ giúp cho việc nhân viên có động lực làm việc tốt hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự thành công của doanh nghiệp.

1.3 Thành phần cuảCSR

Mô hình kim tựtháp CSR (Caroll, 1991)

CSR đã trởnên phổbiến. Nhưng vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau vềkhái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Trong số đó, mô hình “kim tự tháp” của A.

Carroll (1979, 1991) có tính toàn diện và được sửdụng rộng rãi nhất.

Hình 2: Mô hình kim tựtháp CSR của Carroll (i)Trách nhiệm kinh tế

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội phát triển chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhânở nơi làm việc.

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp những hàng hóa và dịch vụ chất lượng, đảm bảo về giá cả, thông tin, phân phối, bán hàng và cạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết trong CSR bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội.

Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệmcòn lại đều phải dựa trên ý thức và trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.

(ii) Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội, đạo đức và văn bản pháp luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Trách nhiệm pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

_Điều tiết cạnhtranh.

_ Bảo vệ người tiêu dùng.

_ Bảo vệmôitrường.

_ An toàn bìnhđẳng

_ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

(iii) Trách nhiệm đạođức

Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản pháp luật. Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau đểphản ánh những thay đổi trong quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới. Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúng –sai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ, chúng chưa thể được cụ thể hóa vào luật.

Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật.

Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đạo đức bằng việc tránh gây thiệt hại, tổn thương cho xã hội, tôn trọng quyền con người, chỉ làm những điều đúng và công bằng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của CSR.

(iv) Trách nhiệm thiện nguyện

Trách nhiệm thiện nguyện là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng, đóng góp các dự án cộng đồng…Điểm khác biệt giữa trách nhiệm thiện nguyện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu họ không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991, 1999) có tính toàn diện, là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứuứng dụng và học giảchấp nhận. Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy tắc và chuẩn mực quốc tế được thiết lập bởi mạng lưới hiệp ước toàn cầu (GCVN) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) mà trong đó các thành phần trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và thiện nguyện luôn được nhấn mạnh. Do đó, nghiên cứu này dựa trên phương pháp luận của mô hình kim tự tháp Carroll (1991, 1999) và được đặt trong bối cảnh ngân hàng thương mại cổkim tự tháp” CSR của Carrooll năm 1991.

Mô hình của Dahlsrud (2006) Kinh tế

Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các trách nhiệm về kinh tếrồi sau đó mới tiếp tục với các cấp độ khác cao hơn về CSR. Lợi nhuận về tài chính là bước đệm để họcó thểthực hiện các mục tiêu về môi trường và xã hội.

Các bên hữu quan

Bên cạnh việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế, các chiến lược CSR của doanh nghiệp cần phảiquan tâm đến các nhóm hữu quan.

Phạm vi xã hội

Các học giả kinh tế cho rằng thách thức của doanh nghiệp trong tương lai không phải là sự thay đổi công nghệ mà chính là sự giải quyết các vấn đề xã hội của doanh nghiệp. Chính vì vậy yếu tố về phạm vi xã hội đóng một vai trò quan trọng trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Môi trường

Môi trường sống của cộng đồng địa phương đang ngày càng bị đe dọa bởi các nhà máy thải các chất thải độc hại làm ô nhiễm nguồn không khí gây hại đến sức khỏe của những người dân sinh sống gần đó. Chính vì vậy,ở mức tối thiểu công ty cần phải cam kết rằng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra phải là những sản phẩm an toàn và đền bù cho sựphá hoại môi trường sống của cộng đồng địa phương.

Từthiện

Công ty đã thực hiện được phạm vi về môi trường thì xem như nó đã đáp ứng được CSR vì nó đã chấp hành các quy tắc và luật lệ của CSR không phải được đảm nhận một cách tự nguyện. Tuy nhiên đóng góp cho từ thiện (mang tính tựnguyện) nó sẽmang lại danh tiếng cho công ty.

Mô hình CSR của Polonsky và Speed (2001)

Tài trợ: tài trợ có thể được coi như là đầu tư có chiến lược, qua tiền mặt hoặc thiết bị hay con người, nhằm khai thác các tiềm năng thương mại với việc tài sản sẽ được quay trở lại (theo Lachowetz et al, 2002; Gwinner and Bennett, 2008).

Từthiện: Từthiện liên quan đến việc công ty tự nguyện đóng góp tiền bạc hay cách thức khác cho các vấn đềxã hội đáng quan tâm mà không có sự đòi hỏi lợi nhuận mang lại vì họmong muốn được là công nhân tốt (Shaw và Post, 1993).

Nghiên cứu chọn mô hình Caroll (1979, 1991). Mô hình có tính khả thi cao và phù hợp với ngành ngân hàng nên có thểlàm khuôn khổcho chính sách CSR.

Khoảng cách giữa các tầng kim tựtháp là luôn có sự tác động và chồng chất lẫn nhau. Việc tuân thủnhững quy định của pháp lý sẽ đưa đến những chi phí kinh tếcho doanh nghiệp tạo lòng tin nhiều hơn đối với khách hàng cũng như đối với những đối tác. Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng không chỉ thỏa mãn nhu cầu về lý thuyết “đại diện” trong quản trị công ty mà còn giải quyết các vấn đề được hoài nghi về tính trung thực trong CSR của doanh nghiệp. Quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng, tạo áo lức lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Bảng 1.1: Tổng hợp mô hình CSR của các nhà nghiên cứu

Caroll Dash (2006) Polonsky, Speed (2001)

Kinh tế Kinh tế

Pháp luật Môi trường xã hội Tài trợ

Đạo đức Các bên hữu quan

Từthiện Từthiện Từthiện

1.4 Mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây cũng được liên kết hoạt động xã hội của Công ty với sự hấp dẫn của công việc. Trọng tâm của những nghiên cứu này là phảnứng của các nhân viên tiềm năng với CSR. Theo Turban và Green (1997) có mối liên kết giữa CSR với hấp dẫn của tổchức và với người tìm việc. Mối quan tâm chủ đạo của nghiên cứu là: các chương trình CSR có thể có tác động đến đánh giá về tổ chức của người tìm việc. Các phát hiện này cho thấy một mối quan hệtích cực giữa CSR và hấp dẫn của tổ chức. Cụ thể, các nhân viên tiềm năng có thể nhận ra CSR xem hình ảnh công ty và danh tiếng. Các tổ chức tham gia vào CSR có thể xem nó như một lợi thế cạnh tranh đểthu hút những người tìm việc với số lượng và chất lượng tốt hơn.

Căn cứ vào nghiên cứu của Turban và Greenings (1997), Backhaus, Stone và Heiner (2002) mởrộng nghiên cứu bằng cách kiểm tra nhận thức của người tìm việc về CSR và nhữngảnh hưởng của kích thước CSR đến sức hấp dẫn của tổchức. Các tác giả trong nghiên cứu khám phá các mối quan hệmột cách chi tiết hơn. Họ đi xa hơn đểxem xét các thuộc tính khác nhau của người tìm việc, chẳng hạn như giới tính của người tìm việc, chủng tộc, và kiến thức của họvềCSR. Kết quảphù hợp với phát hiện của Turban và Greenings (1997): có một mối quan hệ tích cực giữa CSR và hấp dẫn của tổ chức.

Các nghiên cứu tiếp theo Coldwell, Billsberry, van Meurs & Marsh năm 2008 cũng cung cấp bằng chứng mạnh mẽcho các hiệuứng tích cực của CSR đến sựhấp dẫn của tổ chức. Kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ tăng sức hấp dẫn của tổchức cho những người tìm việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Theo Lin và Wei (2006) đã thửnghiệmảnh hưởng của đạo đức tổchức đến thái độlàm việc và hành vi trong bối cảnh các vụsáp nhập và mua lại. Họ đóng góp nghiên cứu (1) kiểm tra các mối quan hệcủa các yếu tố đạo đức, cam kết tổchức và hiệu suất công việc, và (2) bằng cách kiểm tra vai trò trung gian của cam kết tổ chức giữa đạo đức tổ chức và hiệu suất công việc. Kết quả cho thấy rằng đạo đức tổ chức trong vụ sáp nhập và mua có liên quan đáng kểvới thái độ làm việc và hiệu suất. Trong khi đó, cam kết tổchức của nhân viên từcông ty mua lại làm trung gian cho mối quan hệgiữa nhận thức đạo đức tổchức và hiệu suất công việc.

Ngoài ra, hiệu quả của CSR về thái độ làm việc và hành vi đã được điều tra mức độ cá nhân, cụthểlà nhân viên nhận thức hấp dẫn. Peterson (2004) xem xét hiệu quả của CSR cam kết tổ chức từnhận thức của nhân viên. Ông đã áp dụng lý thuyết bản sắc xã hội để giải thích mối quan hệgiữa hai cấu trúc. Nhân viên có xu hướng để xác định và cư xử như làmột phần của nhóm xã hội nhất định. Nếu tổchức của họcó một danh tiếng tốt, người lao động sẽmuốn cam kết với tổchức này và sẽdẫn đến thái độ tích cực của họ đối với tổ chức của họ, chẳng hạn như sự hài lòng của công việc.

Tác giảcũng xem xét các yếu tốkhác trong các mối quan hệ:

1) Niềm tin CSR của người lao động.

2) Bốn biện pháp CSR.

3) Sự khác biệt giới tính. Các báo cáo thực nghiệm cho thấy rằng người lao động nhận thức của CSR không cóảnh hưởng về thái độlàm việc của họ.

Các tài liệu cảlý thuyết và thực nghiệm trong phạm vi nghiên cứu vềCSR cho thấy rằng sự quan tâm đến CSR ngày càng tăng, đặc biệt là mức độhấp dẫn nhân viên.

Một vài thực nghiệm đãđược thực hiện trên một khuôn khổtoàn diện. Đó là, không có mô hìnhđề xuất đểxem xét tác động nhận thức CSR của nhân viên đang làm việc đến thái độlàm việc cụ thể sựhài lòng trong công việc. Do đó, cần có một mô hình tổng hợp về tác động của CSR đến thái độ của nhân viên. Hơn nữa, thái độ làm việc của nhân viên có thểbị ảnh hưởng bởi bối cảnh quốc gia. Các nghiên cứu trước đây đã chủ yếu tập trung vào Mỹ và các nước phương Tây khác, nghiên cứu này đóng góp một phần bằng cách điều tra tác động của nhận thức CSR của nhân viên về thái độlàm việc của người lao động tại Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR đến sự hài lòng của nhân viên trong công ty

Hài lòng trong công việc là một khái niệm chưa được thống nhất của các nhà nghiên cứu xuất phát từgóc nhìn khác nhau, các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Seal và Knight (1988) khái niệm sự hài lòng từmột quan điểm tâm lý: sự thỏa mãn trong công việc có nghĩa là phản ứng cảm xúc hoặc đánh giá tổng thể của nhân viên đến công việc của mình.

Kusku (2003, trang 103) cho rằng sựhài lòng trong công việc phản ánh nhu cầu và mong muốn cá nhân được đáp ứng và mức độ cảm nhận của các nhân viên vềcông việc của họ. Định nghĩa này xuất phát từthuyết nhu cầu của Maslow (1943) cho rằng người lao động hài lòng khiđáp ứng các nhu cầu từthấp đến cao.

Wright and Kim (2004, trang 123) cũng cho rằng sựhài lòng trong công việc là sự phù hợp giữa những gì nhân viên mong muốn từ công việc và những gì họ cảm nhận được từcông việc.

Một sốnhà nghiên cứu khác cũng cho rằng sựhài lòng trong công việc là trạng thái cảm xúc tích cực của người lao động với công việc thểhiện qua hành vi, niềm tin của họ(Vroom, 1964; Locke, 1976; Quinn and Staines, 1979; Weiss et al, 1967).

Từnhững định nghĩa trên ta có thể rút ra được một khái niệm cơ bản nhất vềsự hài lòng trong công việc. Hài lòng trong công việc là việc mà cá nhân một nhân viên cảm nhận được công việc của mình và diễn tả được mức độ hài lòng của cá nhân đối với công việc của mình. Đó là tổng hợp thái độ với công việc trên cơ sở đánh giá các khía cạnh khác nhau của công việc.

1.5 Mô hình nghiên cứu đềxuất và giảthuyết nghiên cứu

Tham khảo ý kiến

Nghiên cứu lựa chọn mô hình Caroll (1979, 1991). Mô hình có tính khảthi cao và phù hợp với đặc điểm ngành ngân hàng nên có thể làm khuôn khổ cho chính sách CSR.

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với người lao động để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ vềviệc thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

CSR của công ty. Phương pháp được thực hiện thông qua việc tiến hành tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn như Thầy giáo Th.SBùi Văn Chiêm, các anh chị làm việc trong phòng Tổchức- Hành chính.

Qua nghiên cứu các tài liệu, các mô hình lý thuyết, tham khảo ý kiến của Thầy và dựa vào tình hình thực tiễn, tiến hành lựa chọn mô hình đo lường gồm 5 thành phần như sau:

Nhận thức vềtrách nhiệm kinh tế

Nhận thức vềtrách nhiệm pháp lý

Nhận thức vềtrách nhiệm đạo đức

Nhận thức vềtrách nhiệm từthiện

Sựhài lòng trong công việc

Hình 3: Mô hình nghiên cứu vềviệc thực hiện CSR Các giảthuyết được đặt ra như sau:

H1: Nhận thức trách nhiệm kinh tếcóảnh hưởng tích cực đến sựhài lòng trong công việc của nhân viên với công ty.

H2: Nhận thức trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến sựhài lòng trong công việc của nhân viên với công ty.

H3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên với công ty.

Nhận thức vềtrách nhiệm kinh tế Nhận thức vềtrách

nhiệm pháp lý

Nhận thức vềtrách nhiệm đạo đức Nhận thức vềtrách nhiệm thiện nguyện

Sựhài lòng trong công việc của nhân

viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

H4: Nhận thức trách nhiệm thiện nguyện cóảnh hưởng tích cực đến sựhài lòng trong công việc của nhân viên với công ty.

Thiết kếbảng hỏi

Phần I: Các thông tin cá nhân của nhân viên nhằm phân loại những đối tượng phỏng vấn như giới tính, độtuổi, thời gian làm việc tại công ty, thu nhập hiện tại.

Phần II: Bảng hỏi được thực hiện trên thang đo đã được lựa chọn về việc thực hiện CSR. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh sao cho phù hợp. Thang đo Likert được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với phát biểu (1:

Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý).

1.6 Xây dựng các thang đo

1.6.1 Thang đo nhận thc vCSR

Mô hình nghiên cứu của Caroll (1979, 1991) là mô hình được sửdụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu sẽ tập trung khảo sát toàn bộ nhân viên tại ngân hàng, sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm. Thang đo được chia làm bốn yếu tố thể hiện nhận thức vềCSR của công ty qua việc đánh giá của nhân viên.

- Nhận thức về trách nhiệm kinh tế gồm 4 biến, thể hiện các hoạt động liên quan đến kinh tếcủa công ty.

- Nhận thức về trách nhiệm pháp lý: gồm 4 biến, thể hiện việc thực hiện các vấn đề pháp lý của công ty, tuân thủ các quy luật trong kinh doanh, trong quản lý nguồn nhân lực.

- Nhận thức về trách nhiệm đạo đức: gồm 3 biến, thể hiện đạo đức trong kinh doanh của công ty.

- Nhận thức về thiện nguyện: gồm 3 biến, thể hiện việc thực hiện những hoạt động từthiện, đóng góp với cộng đồng xã hội và môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Bảng 1.2: Mã hóa các biến thang đo nhận vềCSR của công ty

Biến

hiệu

Nhận thức vềtrách nhiệm kinh tế KT

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụphù hợp với nhu cầu thị trường. KT1 Ngân hàng có những cốgắng trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động. KT2 Nổlực trong việcnâng cao năng suất làm việc của nhân viên. KT3 Thiết lập một chiến lược dài hạn cho việc tăng trưởng. KT4

Nhận thức vềtrách nhiệm pháp lý PL

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên về các quy định, các chính sách liên quan đến nghiệp vụNH.

PL1

NH tuân thủ cơ chế tuyển dụng, tuyển mộ người lao động. PL2 Thực hiện nguyên tắc công bằng trong việc khen thưởng và thăng tiến của nhân viên.

PL3

Sản phẩm dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật. PL4

Nhận thức vềtrách nhiệm đạo đức DD

Huấn luyện nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp, đạo đức trong kinh doanh.

DD1

Cung cấp thông tin trung thực, minh bạch cho khách hàng, người tiêu dùng và đối tác.

DD2

Nhân viên được đảm bảo quyền riêng tư tại nơi làm việc, có trách nhiệm báo cáo các hành vi sai trái.

DD3

Nhận thức vềtrách nhiệm từthiện TT

Trích một nguồn kinh phí của mình cho các hoạt động thiện nguyện. TT1 Ý thức mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

TT2

Nỗ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần kinh doanh vì lợi nhuận.

TT3

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

1.6.2 Thang đo vềsựhài lòng trong công việc

Sựhài lòng trong công việc là việc mà người lao động cảm thấy hài lòng, yêu thích công việc mà mình làm hiện tại vì nó xứngđáng với những gì mà họbỏ ra để có được đối với công việc của họ. Sựhài lòng trong công việc được đo bằng 2 biến quan sát.

Bảng 1.3: Mã hóa các biến của thang đo hài lòng trong công việc

Biến

hiệu Anh chịhài lòng với các công việc cũng như các chính sách mà công ty đưa ra HL1 Anh chị sẽgắn bó với ngân hàng lâu dài và không có định rời bỏtổchức HL2

Các mục được đo bằng thang đo Likert với năm điểm khác nhau, từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.

1.7Cơ sởthực tiễn

1.7.1 Sphát trin ca CSR ti Vit Nam

Đối với xã hội và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khác thì bài toán vềCSR luôn là một bài toán khó giải đáp lại được đặt ra và cần được thảo luận một cách nghiêm túc về cả mặt lý luận chính sách và thực tiễn bởi vì nhiều doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởngđólà những cuộcđầutưkhông sinh ra lợi nhuận.

Một công ty cần phải làm những gì để có thể đuợc xã hội đánhgiá là một công ty tốt và phát triển bền vững. Trách nhiệm củacơquan quản lý nhà nuớcởmức nào và luật nên quyđịnh trách nhiệm của doanh nghiệp đến mứcđộ nào thì phù hợp. Và phải chăng nguời tiêu dùng ở các nuớcđang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực, dễbịtổnthương, hoặc họcũngkhông ý thứcđượcđầyđủvà sửdụng hết các quyền và phươngtiện của mìnhđể bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ. Tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng các nền kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với những vấn đề mà các DN gặp phải ngày hôm nay, do dó những cuộc tranh luận và giải pháp của cácđơnvị đórất đáng đểtham khảo.

Kểtừkhi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility- CSR) lầnđầu tiên vàonăm1953, chủ đềnàyđã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai truờng phái quản trị “đại diện”“đa bên”trong quản trị công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

ty; trên bình diện lớn hơn, đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tựdo (bảo thủ, cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội (dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiệnđại, và mối quan hệba bên: doanh nghiệp- xã hội- nhà nuớc.

CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắcứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau.

Do đó, các nội dung CSR được các công tynước ngoài thực hiện có bài bản và đạt được hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết của Unilever, chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh và chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của Vinacapital, chương trình đào tạo tin học Topic 64 của Microsoft,..Nhận thức cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng có những phát triển nhanh chóng và tích trong thời gian gần đây, một phần cũng xuất phát từnhững bức xúc của dư luận qua những vụ việc gây ô nhiễm môi trường, nhiệm độc thực phẩm và gian lận thương mại nặng nề. Tại Việt Nam thì CSR được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Các chương trình và dự án liên quan tới CSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR tùy thuộc vào mục tiêu của dựán, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có.

Khái niệm CSR vẫn còn rất mới với nhiều doanh nghiệpở Việt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn cũng như những chiến lược khi triển khai chương trình CSR, năng lực quản lý còn rất nhiều những hạn chế. Chính vì việc không nhận thấy tầm quan trọng của CSR nên nhiều doanh nghiệp đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội như việc làm gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như với người lao động. Thực tiễn cho thấy việc không hiểu rõ cũng như không xem CSR là một phần quan trọng của các doanh nghiệp như việc quản lý còn lõng lẽo, văn bản pháp luật không sát với thực tế (số tiền phạt không hợp lý vẫn còn thấp) dẫn đến tình trạng chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh như vụviệc công ty Vedan hủy hoại môi trường sông ThịVải, vụviệc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

mua sữa tươi với giá thấp của Công ty sữa Việt Nam, vụ sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng của công ty Tân Hiệp Phát, Vị đắng khoai tây của công ty Pepsico Việt Nam và mớiđây nhất là vụviệc thu hồi sữa bịdị ứng của công ty Frieslandcampina.

1.7.2 Vấn đềthực hiện CSR tại các ngân hàng Việt Nam

Trách nhiệm kinh tế:

Ngành ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng và chiếm vị thế mấu chốt trong nền kinh tế của một đất nước. Đóngvai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị của đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tếvĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và thực hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dựán và giám sát thực hiện một cách chặt chẽsau khi cho vay, các tổchức tín dụng luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, luôn tuân thủ các cam kết quốc tế và các quy định vềbảo vệ môi trường.

Các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng của Việt Nam gần như giống nhau, quá truyền thống và không tạo được sự khác biệt để thu hút khách hàng sự khác biệt giữa các đơn vị chưa được thể hiện rõ nét. Để đạt được sự thành công thì mỗi ngân hàng luôn phải tìm cho mình một sự khác biệt, một hướng đi để tạo nên một thương hiệu riêng, thể hiện qua các hoạt động CSR hướng đến khách hàng, người lao động, và cộng đồng.

Để tăng trưởng lợi nhuận đồng nghĩa với việc phải gia tăng thị phần trong thị trường đầybiến động, khách hàng ngày càng khó tính và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệtthì việcphát triểncác sảnphẩmmới, dịchvụmới, đadạngvà đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật sẽ giúp cho các ngân hàng đứng vững và phát triển mộtcách bền vững.

Trách nhiệmpháp lý

Các ngân hàng luôn ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tuân thủ theo các quyđịnh, luậtlệmà Nhànước ban hành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Tuy nhiên bên cạnhnhững mặttích cựcmà các ngân hàngđã xây dựngtrong thời gian qua, còn có nhữnglỗhỏngmang tính tiêu cực mang tên“vôtrách nhiệm”. Việccác ngân hàngđổlỗicho cá nhân cán b

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có thể do thời gian nghiên cứu hơi ngắn cùng với trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nên để có thể giúp Ngân hàng đưa ra các giải pháp tối

Về nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: chưa có một đề tài nghiên cứu trước nào thực hiện

Hiện nay, ngành Ngân hàng đang xúc tiến một số nghiên cứu có tính định hướng lớn như: Nghiên cứu quản lý hoạt động huy động và cho vay ngang hàng dựa trên

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank

Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc báo cáo tình hình

- KDL cần nâng cao nhận thức về TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hợp tác với doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động thực hiện trách

Phương diện đạo đức liên quan đến các hoạt động được công ty thực hiện với tư cách là một thành viên của xã hội, không bao gồm các hoạt động bị ràng buộc