• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh tế 10 Bài 6: Thuế | Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kinh tế 10 Bài 6: Thuế | Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải KTPL 10 Bài 6: Thuế

Mở đầu trang 33 KTPL 10: Em cùng các bạn tham gia trò chơi “Tiếp sức": Kể tên các loại thuế có ở Việt Nam.Trong cùng một thời gian, đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng.

Trả lời:

Một số loại thuế ở Việt Nam

- Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu

- Thuế xuất-nhập khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu

- Thuế từ dầu khí

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước

- Thuế nhà, đất

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí

- Thuế môn bài

(2)

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

1. Thuế và vai trò của thuế Câu hỏi trang 33 KTPL 10:

1/ Vì sao ông X phải nộp thuế?

2/ Ông X nộp thuế cho ai?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ông X phải nộp thuế vì thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Theo quy định luật Thuế thu nhập cá nhân, ông X phải nộp 2% số tiền bán nhà.

Yêu cầu số 2: Ông X phải nộp thuế cho nhà nước. Địa điểm nộp thuế:

- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật

- Tại Kho bạc Nhà nước

- Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế;

- Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;

Câu hỏi trang 35 KTPL 10: Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

Trả lời:

(3)

- Thuế là một phần của thu ngân sách nhà nước. Nếu không thu thuế; sẽ không thể chi trả cho các dịch vụ quốc phòng, các dịch vụ y tế; phúc lợi và xã hội, các trường học và trường đại học; cũng như hệ thống giao thông của đất nước. Ngoài các lĩnh vực chi tiêu khổng lồ này; tiền thuế được sử dụng để tài trợ cho các lĩnh vực quan trọng khác; như công nghiệp, thể thao, di sản và văn hóa.

- Thuế không chỉ là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ quan trọng đề Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

- Và thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

2. Một số loại thuế phổ biến

Câu hỏi trang 36 KTPL 10: Theo em, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp X còn phải nộp loại thuế nào khác? Chia sẻ hiểu biết của em về những loại thuế đó.

Trả lời:

Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp X còn phải nộp:

- Thuế thu nhập cá nhân: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập đễ nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi chi trả phần thu nhập này cho người lao động, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân đô vào ngân sách nhà nước.

- Thuế giá trị gia tăng. Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Dù doanh nghiệp phải nộp thuế này nhưng người cuối cùng chịu thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng vi thuế này đã tính trong giá bán ô tô..

(4)

- Thuế nhập khẩu: Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, loại xe ô tô mà doanh nghiệp X sản xuất vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế bảo vệ môi trường: Xe ô tô gây ô nhiễm do khi thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu nên doanh nghiệp X phải nộp thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp các loại thuế như: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,...

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế

Câu hỏi trang 37 KTPL 10:

1/ Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?

2/ Hãy nếu ví dụ về một số quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.

Trả lời:

-Yêu cầu số 1: Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Vì:

+ Các khoản thu từ thuế vào ngân sách là để phục vụ cho chinh lợi ích của công dân.

Ngân sách nhà nước chỉ có một phần được dùng cho quản lí hành chính, còn lại đều được Nhà nước sử dụng để phục vụ lợi ích cộng đồng. Công dân nộp thuế đề được hưởng lợi ích từ ngân sách nhà nước.

(5)

+ Việc Nhà nước dùng thuế làm công cụ quan trọng để điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng, đảm bảo cần bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội cũng chính là vì lợi ích công dân.

+ Để hưởng lợi từ ngân sách nhà nước, công dân phải đóng thuế.

Yêu cầu số 2: Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.

- Quyền của người nộp thuế (trích Điều 16 - luật Quản lí thuế năm 2019)

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiền thuế không được hoàn.

- Trách nhiệm của người nộp thuế (trích Điều 17 - luật Quản lí thuế năm 2019)

+ Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tinh chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 37 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Chủ thể chịu thuế là những cá nhân, tổ chức phải trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước.

b. Thuế thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng tích cực.

(6)

c. Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

d. Người tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.

e. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số hàng hoá đặc biệt, xa xỉ nhằm điều chỉnh cung cầu hàng hoá đó trên thị trường.

Trả lời:

a. Không đồng tình. Có thuế trực thu và thuế gián thu. Chủ thể chịu thuế có thể vừa phải đóng cả hai loại thuế này.

b. Không đồng tình. Thuế là công cụ điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng tích cực. Còn thuế thu nhập cá nhân chỉ là một loại thuế trực thu của đối tượng chịu thuế

c. Không đồng tình. Thuế là khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các nhân . Dù kinh doanh thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế.

d. Không đồng tình. Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu thông quan giá cả hàng hóa, dịch vụ. Mặc dù người tiêu dùng là người trả thuế giá trị gia tăng, nhưng chủ thể sản xuất kinh doanh là người trực tiếp nộp thuế cho nhà nước.

e. Đồng tình. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số hàng hoá đặc biệt, xa xỉ nhằm điều chỉnh cung cầu hàng hoá đó trên thị trường.

Luyện tập 2 trang 38 KTPL 10: Em hãy gọi tên loại thuế mà các chủ thể phải đóng và cho biết vai trò của thuế đó trong những trường hợp sau:

- Trường hợp a. Anh X được trao Giải thưởng Sao Đỏ vi là doanh nhân trẻ tiêu biểu trong năm, có nhiều đóng góp, đặc biệt là đồng thuế để tăng ngân sách nhà nước.

(7)

- Trường hợp b. Sau khi trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh, anh H vẫn phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp c. Nhiều quốc gia áp dụng biện pháp đánh thuế suất rất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ mang tính chất xa xĩ, không thực sự cần thiết như bia, rượu, thuốc lá, xĩ gà..; các dịch vụ như kinh doanh xổ số, casino, vũ trường,...

- Trường hợp d. Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật X phải nộp thuế cao khi nhập khẩu thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

Trả lời:

- Trường hợp a. Thuế thu nhập doanh nghiệp => vai trò: chiếm tỉ trọng lớn trong các loại thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, phân phối thu nhập, thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam

- Trường hợp b. Thuế thu nhập cá nhân => Vai trò: góp phần điều tiết thu nhập trong xã hội

- Trường hợp c. Thuế tiêu thụ đặc biệt =-> Vai trò: góp phần điều tiết sản xuất và tiêu dùng; tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước.

- Trường hợp d. Thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường => Vai trò: góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Luyện tập 3 trang 38 KTPL 10: Em có nhận xét gì về các việc làm sau?

- Tình huống a. Giám đốc N yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuế.

- Tình huống b. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ người khác đúng tên một số khoản thu nhập.

(8)

- Tình huống c. Công ty A đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho người lao động vì giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân.

Trả lời:

- Nhận xét: hành vi của các chủ thể trong những tình huống trên đều vi phạm pháp luật, biểu hiện của việc trốn thuế, lậu thuế

Luyện tập 4 trang 38 KTPL 10: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn sau đây:

- Tình huống a. H: Người nộp thuế phải bỏ tiền ra nộp, sao lại nói rằng, nộp thuế là quyền lợi của công dân? Nếu là quyền lợi, sao nhiều người trốn thuế?

- Tình huống b. M: Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Người có thu nhập cao hơn là do họ làm nhiều hơn. Vậy vì sao họ phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

- Tình huống c. N: Cá ở biển, không có ai phải nuôi, sao chủ tàu cá phải nộp thuế?

- Tình huống d. Q: Ca sĩ thu nhập từ năng khiếu của bản thân, hưởng lợi gì từ ngân sách nhà nước mà phải nộp thuế?

Trả lời:

- Tình huống a. Người nộp thuế phải bỏ tiền ra nộp nhưng nộp thuế vẫn là quyền lợi của công dân vì thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách để quản lí và xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn trốn thuế là vì họ chỉ lo vun vén cho lợi ích trước mắt của bản thân.

- Tình huống b. Thuế thu nhập cá nhân giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân; góp

(9)

phần điều tiết thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội; góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước,

- Tình huống c. Biển là tài nguyên của đất nước, nhân dân. Người khai thác cá từ biển thì phải nộp thuế. Mặt khác, người khai thác cá nộp thuế để Nhà nước có ngân sách quản lí đất nước, trong đó có biển.

-Tình huống d. Ca sĩ khi biểu diễn đã sử dụng công trình công cộng được xây dựng từ ngân sách nhà nước.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 38 KTPL 10: Hãy viết một bài tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

(*) Bài tham khảo

Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Một cá nhân khi có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế tự kê khai nộp thuế hoặc bị khấu trừ thuế tại nguồn trước khi nhận thu nhập. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, mỗi cá nhân cũng phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc bảo đảm hành thu thuế cho Ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.

Nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình. Thuế được coi là nguồn tài chính chủ yếu để cân đối cho hoạt động chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương được cân đối bởi các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, loại trừ những địa phương không đủ khả năng cân đối thu chi thường xuyên.

(10)

Điều này thể hiện sự lệ thuộc của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương vào các khoản thu về thuế.

Quyền của người nộp thuế thường gắn với nghĩa vụ thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lý thuế. Do trong quan hệ pháp luật thuế có hai chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lý thuế nên quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được.

Tính bắt buộc của thuế được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:

+ Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế…Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất.

+ Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.

Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.

Vận dụng 2 trang 38 KTPL 10: Em hãy tim hiểu và tự đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của những người thân trong gia đình em.

(11)

Trả lời:

Mọi người thân trong gia đình em đều đóng thuế đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực

3/ Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời

Ví dụ: việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không khởi kiện vụ án dân sự của các cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; quyền chứng minh mình vô

Yêu cầu số 1: Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp vì Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất

- Đường lối đối ngoại: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa

Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,

- Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước