• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vị trí pháp lý và chức năng của Quốc hội - Hệ thống cơ quan nhà nước (Bộ máy nhà nước) gồm

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vị trí pháp lý và chức năng của Quốc hội - Hệ thống cơ quan nhà nước (Bộ máy nhà nước) gồm"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chức danh : Chuyên viên

Hệ thống cơ quan nhà nước (Bộ máy nhà nước). Vị trí pháp lý và chức năng của Quốc hội - Hệ thống cơ quan nhà nước (Bộ máy nhà nước) gồm :

 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

 Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Vị trí pháp lý và chức năng của Quốc hội ?

 Vị trí pháp lý : Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân (do nhân dân cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín). Quốc hội là Cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

 Chức năng :

 Lập hiến, lập pháp

 Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

 Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) - Khái niệm VBQPPL:

 Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được luật định,

 Có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,

 Được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Đặc điểm của VBQPPL:

 Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 Chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

 Được áp dụng nhiều lần, đối với nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 Việc thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực VBQPPL.

 Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành các loại VBQPPL được quy định cụ thể trong pháp luật.

 Việc thực hiện VBQPPL được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước. Khái niệm và cách soạn thảo Tờ trình - Khái niệm về văn bản QLNN:

 Là những quyết định quản lý thành văn do các cơ quan nhà nước ban hành.

 Theo đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục và quy chế theo luật định;

 Mang tính quyền lực nhà nước đơn phương; làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể.

- Khái niệm về Tờ trình:

 Là hình thức văn bản hành chính thông thường dùng để đề xuất với cấp trên phê duyệt một vấn đề mới như chủ trương, chính sách, chế độ , phương án công tác, đề án hoặc đề nghị ban hành một văn bản mới hay thay đổi, bổ sung, bãi bỏ một văn bản, quy định lỗi thời không còn phù hợp.

- Cách soạn thảo Tờ trình:

(2)

Yêu cầu:

 Phân tích được mặt tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ cho đề xuất mới.

 Dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới.

 Phân tích khó khăn do nhữngphản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới, đề ra những biện pháp khắc phục.

Cơ cấu của Tờ trình: Có 3 phần

 Phần mở đầu: Phân tích tình hình cho việc đề xuất cái mới.

 Phần nội dung: Tóm tắt nội dung các đề nghị mới, ý tưởng mới; phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới nếu được thực hiện; những khó khăn, thuận lợi khi được triển khai thực hiện, đồng thời phải nêu biện pháp khắc phục những khó khăn.

 Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới; nêu kiến nghị cấp trên xem xét, chấp thuận; lời chào.

Trình bày Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản? Khái niệm, đặc điểm và cách soạn thảo báo cáo?

- Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản: Phụ lục II Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

- Khái niện báo cáo: là hình thức văn bản hành chính thông thường dùng để thuật lại, kể lại một sự việc, một vấn đề cho cấp trên.

- Đặc điểm của báo cáo:

 Thuật lại. Tường thuật, kể lại.

 Rút kinh nghiệm

 Đánh giá sự việc

 Nêu điển hình hoặc những vấn đề, sự việc không tốt

 Đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề nêu ra.

- Cách soạn thảo:

 Yêu cầu của báo cáo: Chính xác; Trung thực; Khách quan; Đầy đủ.

 Cơ cấu : 3 phần : Mở đầu, nội dung và kết luận.

Vị trí pháp lý và chức năng của Hội đồng nhân dân

* Vị trí Pháp lý : HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

* Chức năng :

- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định gồm những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp Trung Ương và cấp địa phương có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.... 1.Thông tin,sự

Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng đường lối phát triển kinh

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,

- Các Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn

Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh

Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số

Câu hỏi trang 136 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi..

Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá